rock_crystal

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG 3
I-/ NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH. 3
1-/ Phát hiện các đối thủ cạnh tranh của công ty. 3
1.1. Quan điểm ngành về cạnh tranh. 4
1.2. Quan điểm thị trường về cạnh tranh: 5
2-/ Phát hiện chiến lược của đối thủ cạnh tranh. 6
3-/ Xác định mục tiêu của đối thủ cạnh tranh. 8
4-/ Đánh giá mặc mạnh và mặt yếu của đối thủ cạnh tranh. 9
5-/ Đánh giá cách phản ứng của đối thủ cạnh tranh. 10
6-/ Thiết kế hệ thống thông tin tình báo cạnh tranh. 11
7-/ Lựa chọn đối thủ cạnh tranh để tấn công và né tránh. 12
8-/ Cân đối các quan điểm định hướng theo khách hàng
và theo đối thủ cạnh tranh. 13
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CẠNH TRANH NHÃN HIỆU BIAVIDA 15
I-/ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY BIA NGHỆ AN. 15
1-/ Quá trình hình thành và phát triển của công ty. 15
2-/ Một số đặc điểm sản xuất kinh doanh chủ yếu của công ty bia Nghệ An. 16
2.1. Vị trí địa lý: 16
2.2. Đặc điểm về sản phẩm, thị hiếu và thu nhập của người tiêu dùng. 16
2.3. Đặc điểm về nguyên vật liệu. 18
2.4. Đặc điểm về quy trình công nghệ. 18
2.5. Đặc điểm về lao động. 18
2.6. Về tổ chức quản lý. 18
2.7. Đặc điểm về vốn sản xuất. 18
3-/ Kết quả sản xuất kinh doanh đạt được và mục tiêu phát triển
của công ty bia Nghệ An những năm 2000. 18
3.1. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm qua (94-97). 18
II-/ THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ BIA TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
VÀ MỘT SỐ ĐỐI THỦ CẠNH TRANH CHÍNH CỦA NABECO. 20
1-/ Nhu cầu về bia ở nước ta nói chung và ở Nghệ An nói riêng đang tăng lên
cả về quy mô lẫn cơ cấu do nhiều nguyên nhân. 20
2-/ Tình hình cung cấp bia trên thị trường của các đối thủ. 21
3-/ Phân tích đối thủ cạnh tranh. 22
3.1. Công ty bia Sài Gòn: với nhãn hiệu Sài Gòn, 333. 22
3.2. Nhà máy bia Đông Nam Á: với nhãn hiệu Halida 23
4-/ Công ty bia Nghệ An lựa chọn đối thủ để tấn công và né tránh. 23
5-/ Sự cân đối trong chiến lược của công ty bia Nghệ An 24
III-/ CHIẾN LƯỢC MARKETING - MIX CHO CẠNH TRANH NHÃN HIỆU
BIA VIDA. 24
1-/ Chính sách sản phẩm (Product) 25
2-/ Chính sách giá cả (Price). 27
3-/ Chính sách phân phối (Place). 29
4-/ Chính sách khuyếch trương và giao tiếp (Prouotion) (xúc tiến hỗn hợp). 31
KẾT LUẬN 33
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 34
Trong những năm gần đây nền kinh tế của nước ta có những chuyển biến tích cực, từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Trong điều kiện thị trường mới vấn đề quan điểm Marketing trong sản xuất kinh doanh đã làm các nhà quản trị rất quan tâm Marketing trở thành chìa khoá điểm cốt lõi trong thành công của công ty.
Marketing giúp các công ty, các doanh nghiệp phản ứng linh hoạt hơn trong kinh doanh. Mỗi quyết định trong chiến lược Marketing sẽ quyết định vấn đề sống còn tồn tại thành công của mình. Thị trường càng nhiều người cung ứng kinh doanh càng trở nên khó khăn. Vì vậy vấn đề cạnh tranh giữa các công ty các doanh nghiệp, các doanh nghiệp, các tập đoàn,... đang trở thành vấn đề quyết liệt. Trên mức độ cạnh tranh ngành đã gay gắt thì trên mức độ cạnh tranh nhãn hiệu giữa các công ty còn gay gắt quyết liệt hơn nhiều.
Trên thị trường bia Việt Nam hiện nay xuất hiện rất nhiều loại nhãn hiệu khác nhau như: Carlsberg, Halida, Heineken, Tiger,... Do vậy mà vấn đề cạnh tranh nhãn hiệu trên thị trường bia là hết sức bức xúc .
Trong cuộc chạy đua này nhãn hiệu bia Nghệ An của NABECO có dành được thắng lợi không? Họ phải làm gì với đối thủ cạnh tranh của mình? Đây đúng là vấn đề mà em xin chọn làm đề tài nghiên cứu của mình:
“CHIẾN LƯỢC MARKETING -MIX CHO CẠNH TRANH NHÃN HIỆU
CỦA CÔNG TY BIA NGHỆ AN”
Trong quá trình nghiên cứu em chỉ xin dừng lại ở mức độ cạnh tranh nhãn hiệu của công ty bia Nghệ An với các đối thủ cạnh tranh của mình. Và giái pháp chiến lược Marketing - Mix cho sự cạnh tranh này của NABECO.
Trong đề tài nghiên cứu này, mặc dù em đã rất cố gắng thu thập dữ liệu, nhưng phần lớn lại là dữ liệu thứ cấp và không tránh khỏi việc mất tính cập nhật. Do vậy em rất mong được sự quan tâm và đánh giá của các thầy (cô) trong Bộ môn Marketing.
Do trình độ nhận thức còn nhiều hạn chế, thời gian nghiên cứu chưa dài do đó không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong sự đóng góp của các thầy (cô) và các bạn.
Em xin chân thành Thank thầy giáo NGUYỄN VIẾT THÁI đã giảng dạy và tận tình giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.














Chương I : Cơ sở lý luận chung
I-/ NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH.
Trong sản xuất kinh doanh hiểu được khách hàng thôi chưa đủ. Nắm và hiểu được đầy đủ về đối thủ cạnh tranh là cả một vấn đề khó khăn cho các công ty, các doanh nghiệp. Đây là vấn đề quan trọng góp phần quyết định cho sự thành công của các công ty doanh nghiệp. Hiện nay những vấn đề về cạnh tranh là những vấn đề đang được dần hoàn thiện về lý luận nó sẽ góp phần cho sự nhận thức của các doanh nghiệp và các công ty. Để hiểu và nắm vững được những vấn đề về cạnh tranh ta cần thấu hiểu và đề cập đến những vấn đề cụ thể sau:
1-/ Phát hiện các đối thủ cạnh tranh của công ty.
- Thông thường người ta lầm tưởng rằng việc phát hiện ra đối thủ cạnh tranh của mình là một việc đơn giản. Coca-Cola biết rằng đối thủ cạnh tranh chủ yếu của mình là Pepsi - Cola. Song biết rằng đối thủ của mình là Matsushita. Thế nhưng nhóm các đối thủ cạnh tranh thực tế và tiềm ẩn của công ty rộng lớn hơn nhiều. Các công ty cần tránh mắc “bệnh cận thị về đối thủ cạnh tranh”. Các công ty có nhiều khả năng bị những đối thủ cạnh tranh của mình ngấm ngầm “chôn vùi” hơn là các đối thủ cạnh tranh hiện tại. Sau đây chúng ta có thể phân biệt thành bốn mức độ cạnh tranh căn cứ vào mức độ thay thế sản phẩm.
- Cạnh tranh nhãn hiệu: công ty có thể xem những công ty khác có bán sản phẩm và dịch vụ tương tự cho cùng một số khách hàng với giá tương tự là các đối thủ cạnh tranh của mình. Chẳng hạn như Buick có thể xem đối thủ cạnh tranh chủ yếu của mình là: Ford, Toyota, Honda, Renault và những hãng sản xuất ô tô loại giá vừa phải. Nhưng họ không thấy mình đang cạnh tranh với Mercedes hay với Yago.
- Cạnh tranh ngành: công ty có thể xem một cách rộng hơn tất cả những công ty sản xuất cùng một loại hay một lớp sản phẩm đều là đối thủ cạnh tranh của mình. Trong trường hợp này Buick sẽ thấy mình đang cạnh tranh với tất cả các hãng sản xuất ô tô khác.
- Cạnh tranh công dụng: công ty còn có thể xem một cách rộng hơn nữa là tất cả những công ty sản xuất ra những sản phẩm thực hiện cùng một dịch vụ là đối thủ cạnh tranh của mình. Trong trường hợp này Buick thấy mình đang cạnh tranh không đủ với những hãng sản xuất ô tô khác, mà cả với các nhà sản xuất xe gắn máy, xe đạp và xe tải.
- Cạnh tranh chung: công ty có thể xét theo nghĩa rộng hơn nữa là tất cả những công ty đang kiếm tiền của cùng một người tiêu dùng đều là đối thủ cạnh tranh của mình. Trong trường hợp này, Buick sẽ thấy mình đang cạnh tranh với những công ty đang bán những hàng tiêu dùng lâu bền chủ yếu, chuyến đi nghỉ ở nước ngoài, và nhà ở mới.
- Cụ thể hơn ta có thể phát hiện đối thủ cạnh tranh của một công ty theo quan điểm ngành và quan điểm thị trường.
1.1. Quan điểm ngành về cạnh tranh.
Ngành được định nghĩa là một nhóm những công ty chào bán một sản phẩm hay một lớp sản phẩm có thể hoàn toàn thay thế nhau được. Ta vẫn thường nói ngành công nghiệp ô tô, ngành dầu mỏ, ngành dược phẩm,... các nhà kinh tế định nghĩa những sản phẩm hoàn thành thay thế nhau là những sản phẩm có cầu co giãn lẫn nhau lớn. Nếu giá của một sản phẩm tăng lên và làm cho nhu cầu đối với sản phẩm khác cũng tăng lên, thì hai sản phẩm đó là hoàn toàn thay thế nhau được. Nếu giá xe ô tô Nhật tăng thì người ta chuyển sang xe Mỹ, hai loại xe này hoàn toàn thay thế nhau.
Các nhà kinh tế còn đưa ra một khung chuẩn như Hình 1 để tìm hiểu động thái của ngành. Về cơ bản, việc phân tích bắt đầu từ việc tìm hiểu những điều kiện cơ bản tạo nên cơ sở hco cầu và cung. Những điều kiện này lại ảnh hưởng đến cơ cấu ngành. Cơ cấu ngành đến lượt nó lại ảnh hưởng đến sự chỉ đạo ngành trong những lĩnh vực như phát triển sản phẩm, định giá và chiến lược quảng cáo. Sau đó sự chỉ đạo của ngành sẽ quyết định kết quả của ngành, như hiệu suất của ngành, tiến bộ về công nghệ, khả năng sinh lời và đảm bảo việc làm.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

bun501

New Member
Re: Chiến lược Marketing -Mix cho cạnh tranh nhãn hiệu của công ty bia Nghệ An

Em muốn download tài liệu trên, mod gửi cho em link download với ạ, em cám ơn.
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top