lehongtrinh2001
New Member
Download miễn phí Đề tài Chính sách Tam nông ở Trung Quốc
- Lý luận quan điểm thi hành và chính sách “Tam nông” của ĐCS Trung Quốc sau khi đi vào thế kỷ mới:
Hội nghị toàn thể lần thứ 3 khoá 17 của TW ĐCS Trung Quốc (2008): “đi sâu quán triệt thực hiện phát triển quan điểm khoa học, coi việc xây dựng nông thôn mới XHCN là nhiệm vụ chiến lược, đem con đường hiện đại hoá nông nghiệp đặc sắc của Trung Quốc thành phương hướng cơ bản, đem cơ cấu mới - nhất thể hoá của việc hình thành kinh tế xã hội nông thôn thành thị là yêu cầu cơ bản. Duy trì công nghiệp nuôi dưỡng nông nghiệp, thành thị ủng hộ nông thôn, theo phương châm cho nhiều lấy ít, cơ chế và thể chế sáng tạo mới, tăng cường cơ sở nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, bảo đảm quyền lợi và lợi ích của nông dân, thúc đẩy nông thôn hài hoà, huy động đầy đủ tính tích cực của đông đảo nông dân, tính chủ động, tính sáng tạo, đẩy kinh tế xã hội nông thôn phát triển vừa nhanh vừa tốt”
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2013-11-10-de_tai_chinh_sach_tam_nong_o_trung_quoc.Q5cBp0bmWx.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-44927/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
phủ đã chi 42 tỉ USD để xây dựng các vùng "nông thôn xã hội chủ nghĩa" và cải thiện tình cảnh cùng kiệt khổ của 745 triệu nông dân ở các miền quê. Kể từ tháng 1/2007, Chính phủ Trung Quốc bắt đầu tiến hành một loạt biện pháp nhằm triển khai công cuộc xây dựng nông thôn XHCN mới. Trong đó nông dân là chủ đề then chốt của "Tam nông". Chỉ riêng đối với chính sách này ngân sách Trung ương dành hỗ trợ các dự án “Tam nông ” không ngừng tăng, năm nay đạt 3917 tỷ NDT (tương đương 861.7 nghìn tỷ đồng). Cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn (NNNT) không ngừng cải thiện, các hạng mục xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa đã đạt được những bước đột phá quan trọng.Theo thống kê, từ tháng 1/2007, Trung Quốc đã bắt đầu tiến hành một loạt biện pháp nhằm triển khai công cuộc xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa nhằm nhanh chóng cải thiện môi trường sản xuất và sinh hoạt ở nông thôn, cũng như thay đổi cách sản xuất nông nghiệp lạc hậu truyền thống bằng cách sản xuất hiện đại và hiệu quả cao. Chính phủ Trung Quốc đã và đang khuyến khích nông dân và chính quyền địa phương đầu tư vào nông nghiệp. Đồng thời có các chính sách ưu đãi cho đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp, cải tiến hiệu quả vốn nước ngoài trong nông nghiệp, tăng cường tái sử dụng tài nguyên, quy định việc khai thác các nguồn tài nguyên chưa tái chế, giảm thiểu thất thoát trong sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh chương trình giảm nghèo. Ngoài ra, còn tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng ở nông thôn, đầu tư các khoản cho vay tín dụng vào sản xuất nông nghiệp . Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào cho rằng: “để triển khai chính sách phát triển nông thôn phải nắm chắc sản xuất nông nghiệp bởi vấn đề lương thực liên quan tới quốc kế dân sinh, liên quan tới phát triển kinh tế, cũng như ổn định xã hội”. Do đó, các cấp, các ngành cần thực hiện tốt những chủ trương, chính sách của Trung ương nhằm khuyến khích người nông dân phát triển sản xuất lương thực. Bên cạnh đó cũng cần phổ biến những giống lúa mới, cây trồng tốt, canh tác tiên tiến tới từng người dân. Tiếp đến là ban hành các biện pháp kiểm soát giá cả đầu vào, đặc biệt là phân bón, buộc chính quyền địa phương phải chịu trách nhiệm về việc thỏa mãn yêu cầu đầu vào của nông nghiệp và duy trì giá đầu vào ổn định. Sau đó là đưa khoa học công nghệ vào nông nghiệp, xây dựng và phát triển mạnh các học viện nghiên cứu về nông nghiệp. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào khẳng định, không thể buông lỏng việc đẩy mạnh phát triển nông thôn, phải kiên định con đường hiện đại hoá nông nghiệp mang đặc sắc Trung Quốc.
Những thành tựu của Trung Quốc trong lĩnh vực "Tam nông" vừa được Liên hợp quốc đánh giá cao - công tác xoá đói, giảm cùng kiệt của Trung Quốc đã góp phần cho việc thực hiện mục tiêu Thiên niên kỷ mà Liên hợp quốc đã đề ra. Liên hợp quốc cho rằng, nếu không có sự đóng góp tích cực của Trung Quốc thì thế giới sẽ không thể thực hiện được mục tiêu xoá đói, giảm cùng kiệt bởi đây là vấn đề quan trọng nhất trong mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ. Cũng trong chuyến công tác tại Hà Nam, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào đã tới thăm một trường chuyên dạy các em câm điếc ở thành phố Trịnh Châu. Ông còn dự một tiết lên lớp của những học sinh đặc biệt này để tìm hiểu thực tế công việc của các thầy cô, cũng như các cháu học sinh. Tình hình học tập cũng như đời sống của các cháu học sinh vùng nông thôn ở Hà Nam được ông Hồ Cẩm Đào đặc biệt quan tâm trong chuyến công tác lần này. Giới chuyên môn cho rằng, trong quá trình thực hiện chính sách phát triển nông thôn, việc áp dụng chính sách miễn toàn bộ học phí cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 9 trên phạm vi cả nước từ năm học 2008 cũng được coi là một trong những biện pháp giúp người nông dân thoát nghèo, đổi mới cuộc sống. Với chính sách này, học sinh từ lớp 1 đến lớp 9 được miễn tất cả các khoản đóng góp, chi phí như học phí, nội trú, điện, nước, đồng phục... Số học sinh là con em gia đình lao động nhập cư có thu nhập thấp được cấp sách giáo khoa miễn phí, học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn khi ở nội trú được hưởng chính sách trợ cấp sinh hoạt phí hàng tháng. Ngoài ra chính sách được sinh viên Trung Quốc xuất thân từ nông thôn quan tâm nhất hiện nay là giúp những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn chi trả khoản vay khi còn theo học đại học nếu họ nhận công tác tại những vùng sâu, vùng xa và kém phát triển. Đây được coi là chính sách vừa khuyến khích, động viên, giúp đỡ những sinh viên nghèo, vừa tạo công ăn việc làm cho số sinh viên ra trường. Những chính sách này không chỉ tạo điều kiện cho tang cường công tác đào tạo mà còn có tác dụng xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế nông thôn.
Theo chủ trương của chính sách, không chỉ tập trung vào xóa đói giảm cùng kiệt ở nông thôn mà còn cần chú ý vào nhiều vấn đề khác trong kinh tế nông thôn và nông dân nông thôn như : cơ chế việc làm, điều tiết lao động nông nhàn, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, phát triển đô thị nông thôn, cải cách chế độ hộ tịch, phát triển văn hóa giáo dục ở nông thôn, không ngừng nâng cao trình độ cho nông dân. Ngoài ra, còn đẩy nhanh đổi mới nông thôn, rút ngắn khoảng cách về giáo dục, y tế và an sinh xã hội giữa nông thôn và thành thị. Có chính sách phù hợp nhằm thu hút trí thức trẻ về nông thôn, đồng thời chuyển dịch cơ cấu lao động một cách hài hòa.
Sức khỏe của người nông dân cũng được chú trọng thông qua chương trình “hợp tác khám chữa bệnh”. Mô hình này chủ yếu áp dụng cho những người nông dân ở nông thôn, điều kiện cuộc sống khó khăn và cũng đã đem lại hiệu quả rõ rệt ngay trong những ngày đầu thực hiện chính sách. Tính đến cuối tháng 6 /2007, toàn quốc có 720 triệu nông dân tham gia mô hình nông thôn hợp tác khám chữa bệnh, tình trạng nông dân “khám bệnh khó khăn, thuốc chữa bệnh đắt” dần được giải quyết.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào từng nhấn mạnh, việc điều tiết vĩ mô, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân - "Tam nông" có một ý nghĩa vô cùng trọng đại đối với công cuộc cải cách mở cửa, hướng ra thế giới của Trung Quốc. Với diện tích rộng 9,6 triệu km2, chiếm gần 25% diện tích châu Á và gần 1/14 diện tích thế giới, cùng hơn 1,3 tỷ dân, do đó sự thành bại của vấn đề "Tam nông", quốc gia có tỷ lệ nông dân lớn nhất thế giới (gần 800 triệu người) luôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của Chính phủ.
Một số chính sách đã được triển khai và mang lại kết quả đáng kể:
- Xoá bỏ thuế nông nghiệp, chấm dứt lịch sử người nông dân làm ruộng mà phải nộp thuế. Sản lượng lương thực tăng liên tục trong 4 năm liền, đến năm 2007 đạt trên 500 triệu tấn. Với việc xoá bỏ thuế nông nghiệp, gồm cả thuế chăn nuôi, thuế đặc sản, mỗi năm đã giảm nhẹ gánh nặng đóng góp cho nông dân 133,5 tỷ nhân dân tệ (NDT).
- Toàn diện thực hiện giáo dục nghĩa vụ (9 năm) miễn phí: Không phải ...