boutique_84

New Member
Download Đề tài Một số giải pháp cho thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2006-2010

Download Đề tài Một số giải pháp cho thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2006-2010 miễn phí





MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
 
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ CHÍNH SÁCH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI 3
 
1. Khái niệm vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và đặc điểm của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 3
1.1 Khái niệm FDI 3
1.2 Đặc điểm của FDI 4
2. Chính sách thu hút FDI 5
2.1 Khái niệm chính sách thu hút FDI 5
2.2 Mục tiêu của chính sách thu hút FDI 6
2.3 Quan điểm về chính sách thu hút FDI 6
2.4 Nội dung chính sách thu hút FDI 7
3. FDI và chính sách thu hút FDI của Việt Nam 8
3.1 Đặc điểm của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam 8
3.1.1 Về quy mô dự án 8
3.1.2 Về hình thức sở hữu 9
3.1.3 Về cơ cấu đầu tư theo ngành 9
3.1.4 Về địa bàn đầu tư 11
3.1.5 Theo đối tác đầu tư 12
3.2 Tác động của FDI tới kinh tế-xã hội Việt Nam 12
3.2.1 Về lĩnh vực kinh tế 12
3.2.1.1 Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tác động đến kinh tế 12
3.2.1.2 Đánh giá chính sách hiện tại 13
3.2.2 Về lĩnh vực xã hội 15
3.2.2.1 Vốn FDI tác động đến xã hội 15
3.2.2.2 Đánh giá chính sách hiện tại 17
3.2.3 Về lĩnh vực môi
trường 18
 
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VỀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ CHÍNH SÁCH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI CỦA HÀ NỘI 20
 
1. Giới thiệu khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của thành phố Hà Nội 20
1.1 Điều kiện địa lý tự nhiên 20
1.1.1 Vị trí địa lý 20
1.1.2 Đặc điểm địa hình 21
1.1.3 Khí hậu 22
1.2 Tài nguyên thiên nhiên 23
1.2.1 Tài nguyên đất 23
1.2.2 Tài nguyên rừng 23
1.2.3 Tài nguyên khoáng sản 24
1.3 Tiềm năng kinh tế 25
1.3.1 Những lĩnh vực kinh tế lợi thế 25
1.3.2 Tiềm năng du lịch 25
2. Thực trạng thu hút vốn đầu tư nước ngoài của thành phố Hà Nội trong những năm gần đây 26
2.1 Tình hình chung 26
2.2 Năm 2004 – 2007 26
2.3 Năm 2008 29
2.4 Đánh giá chung 30
2.4.1 Yếu tố tích cực 30
2.42 Các vấn đề còn hạn chế 31
3. Các chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài của thành phố trong khung khổ chung của đất nước. 32
4. Tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tới nền kinh tế thành phố Hà Nội 37
4.1 FDI đối với việc làm và cải thiện nguồn nhân lực của thành phố 37
4.2 FDI đối với công nghiệp 39
CH Ư ƠNG 3
GIẢI PHÁP CHO CHÍNH SÁCH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI CỦA HÀ NỘI 41
1. Quan điểm về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 41
1.1 Huy động cao nhất các nguồn lực để phát triển với tốc độ tăng trưởng nhanh 43
1.2 Phát triển thành phố Hà Nội đảm bảo vị trí vai trò của tỉnh đối với đồng bằng Sông Hồng 45
1.3 Phát triển kinh tế gắn với phát triển xã hội 46
1.4 Phát triển kinh tế phải kết hợp chặt chẽ với khai thác tài nguyên thiên nhiên hợp lý 46
1.5 Phát triển kinh tế kết hợp với bảo vệ an ninh - quốc phòng 47
1.6 Phát triển các tiểu vùng 47
1.6.1 Vùng công nghiệp - dịch vụ thành phố Hà Nội và phụ cận 47
1.6.2 Vùng sản xuất nông nghiệp 49
2. Một số giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thành phố Hà Nội. 50
2.1 Nâng cao hiệu quả khu vực kinh tế có nhiều vốn FDI 50
2.2 Phát triển nguồn nhân lực 51
2.3 Phát triển khoa học - công nghệ và bảo vệ môi trường 52
2.4 Tổ chức thực hiện quy hoạch 52
2.5 Tăng hiệu quả phân bổ vốn FDI 53
2.6 Một số chính sách cụ thể 54
3. Kiến nghị thu hút vốn đầu tư 57
3.1 éề xuất ¬hoàn thiện công tác quy hoạch 57
3.2 Nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước đối với ĐTNN 58
3.3 Trong lĩnh vực quản lý môi trường tại các KCN nơi tập trung ĐTNN.58
3.4 Cải cách hành chính và kiến nghị với trung ương 60
 
KẾT LUẬN 61
DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO
 
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

tiết giá lạnh, khô hanh. Ranh giới phân chia bốn mùa chỉ có tính chất tương đối, vì Hà Nội có năm rét sớm, có năm rét muộn, có năm nóng kéo dài, nhiệt độ lên tới 40°C, có năm nhiệt độ xuống thấp dưới 5°C.
1.2 Tài nguyên thiên nhiên
1.2.1 Tài nguyên đất
Tổng diện tích  đất tự nhiên của Hà Nội là 92.097 ha, trong đó diện tích đất ngoại thành chiếm 90,86%, nội thành chiếm 9,14%. Trong đó đất nông nghiệp chiếm tới 47,4%, đất lâm nghiệp chiếm 8,6%, đất  chuyên dùng chiếm 22,3%, đất nhà ở chiếm 12,7%, đất chưa sử dụng chiếm 9%.
Hệ thống đất của Hà Nội gồm các nhóm: đất phù sa thuộc hệ thống sông Hồng vừa có quy mô diện tích lớn (91,4% diện tích nhóm) phân bố tập trung, vừa ít chua và hầu hết các chỉ tiêu lý hoá học đều cao hơn đất phù sa của các sông khác. Đất phù sa sông Hồng rất màu mỡ, màu nâu tươi, thành phần cơ giới trung bình, cấu tượng tốt, phản ứng từ trung tính đến kiềm tính yếu, thích hợp với nhiều loại cây trồng nhiệt đới. Đất phù sa được bồi đắp bởi các sông khác có màu nâu đậm, thành phần cơ giới nhẹ hơn đất phù sa sông Hồng; nhóm đất xám bạc màu (diện tích 17.663 ha, bằng 19,23% diện tích đất tự nhiên) tuy cùng kiệt sét, cùng kiệt dinh dưỡng song phân bố hầu hết ở địa bàn cao, thoát nước là điều kiện thuận lợi để gieo trồng cây trồng cạn; nhóm đất đỏ vàng (đất dốc) chiếm 8.386,3 ha. Tuy phân bố hầu hết ở địa hình dốc dưới 15°, độ phì đạt mức trung bình, song hầu hết tầng mỏng, chỉ thích hợp trồng cây hoa màu ngắn ngày, diện tích thích hợp với cây lâu năm chỉ có 780 ha ở tầng dày hơn 50 cm.
1.2.2 Tài nguyên rừng
Hà Nội có 6.740 ha đất rừng, chiếm 7,3% diện tích tự nhiên toàn thành phố, phân bố chủ yếu ở huyện Sóc Sơn và một phần không đáng kể ở huyện Đông Anh, Gia Lâm. Hà Nội không có rừng tự nhiên. Khu vực phụ cận quanh Hà Nội cách từ 50 - 100 km có những khu rừng nổi tiếng như Vườn quốc gia Cúc Phương, Vườn quốc gia Ba Vì, rừng Tam Đảo.
Diện  tích rừng trồng của Hà Nội đạt 6.720 ha, chiếm 99,7% đất rừng toàn thành phố, trong đó huyện Sóc Sơn 6.656 ha, chiếm 99%. Rừng chủ yếu là bạch đàn, keo…Ngoài ra, còn có một số loại cây như sơn, gió, quế, cánh kiến, thông là những loại làm nguyên liệu cho công nghiệp và dược liệu. Tổng trữ lượng rừng nói chung khoảng 106.000 m³ gỗ bạch đàn và 286.000 tấn củi.
Rừng của Hà Nội là tài nguyên quan trọng để cân bằng môi trường sinh thái, chống thoái hoá đất đồi. Ngoài ra, rừng còn tạo ra cảnh quan thiên nhiên phục vụ cho các hoạt động du lịch, xây dựng các khu nghỉ dưỡng cuối tuần của nhân dân và du khách.
1.2.3 Tài nguyên khoáng sản 
Khoáng sản của Hà Nội và vùng phụ cận rất phong phú và đa dạng. Trên diện tích 35.000 km² của Hà Nội và vùng phụ cận có hơn 800 mỏ và điểm quặng của gần 40 loại khoáng sản khác nhau đã được phát hiện và đánh giá, khai thác ở các mức độ khác nhau. Khoáng sản cháy rắn có than đá, than nâu, than bùn: đã phát hiện 51 mỏ quặng và điểm quặng, trong đó có 2 mỏ trung bình, 18 mỏ nhỏ, tổng trữ lượng  khoảng hơn 200 triệu tấn, chủ yếu là than đá (gần 190 triệu tấn), phân bố theo 2 hướng: Tây Hà Nội và Đông Hà Nội. Khoáng sản kim loại đen có trữ lượng 393,7 triệu tấn chủ yếu phân bố ở phía Bắc – Tây Bắc Hà Nội; măng gan và titan trữ lượng không đáng kể. Khoáng sản kim loại màu: có khoảng 42 mỏ và điểm quặng đồng, chì, kẽm, trữ lượng thấp; khoáng sản kim loại quý chủ yếu là vàng: xác định tại Hà Nội và vùng lân cận có 20 mỏ và điểm quặng vàng; trong đó có 4 mỏ được đánh giá sơ bộ có trữ lượng dưới 1 tấn (Trại Cau, Hòn Khê, Na Lương, Chợ Bến). Khoáng sản vật liệu xây dựng: Hà Nội và khu vực xung quanh có 2/3 diện tích là đồi núi, phần lớn là đá vôi và các loại mác ma khoảng 1/3 diện tích còn lại là vùng đồng bằng lấp đầy các loại sét, cát, cuội, sỏi; đá vôi có trữ lượng khoảng 4 tỉ tấn; đá hoa có trữ lượng 80 triệu tấn; có khoảng 85 mỏ sét các loại trữ lượng khoảng 1 tỉ tấn, trong đó sét gạch ngói là chủ yếu, số còn lại là sét chịu lửa, sét gốm sứ. Các mỏ sét này đều được lộ ra trên mặt đất và hầu hết đang được khai thác. Các loại đá vụn: cuội, sỏi, cát, đá ong…đều có trữ lượng đáng kể, chất lượng tốt, đá được sử dụng rộng rãi trong xây dựng và sản xuất công nghiệp.
1.3 Tiềm năng kinh tế
1.3.1 Những lĩnh vực kinh tế lợi thế
Hà Nội nằm trên châu thổ sông Hồng và là trung tâm của miền Bắc Việt Nam – là nơi hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi về kinh tế, văn hoá, thương mại, giao dịch quốc tế và du lịch.
Hệ thống mạng lưới giao thông đồng bộ, bao gồm đường bộ, đường sông, đường sắt, và đường hàng không, đã khiến Hà Nội trở thành một địa điểm thuận lợi để phát triển các ngành công nghiệp. Các tập đoàn lớn như Canon, Yamaha, Motor và hàng trăm các nhà sản xuất hàng đầu thế giới đã thành lập nhà máy tại đây.
1.3.2 Tiềm năng du lịch
Các yếu tố địa hình, địa chất, thời tiết, khí hậu của Hà Nội thuận lợi cho phát triển  thực vật, cây cối bốn mùa xanh tốt, có điều kiện xây dựng một “thành phố xanh, sạch, đẹp”, tạo sức hút lớn đối với khách du lịch cả trong nước và quốc tế. Hệ thống sông, hồ của Hà Nội với sông Hồng, sông Đuống và nhiều hồ lớn phân bố ở cả nội và ngoại thành tạo cho thủ đô có sức hấp dẫn lớn về du lịch. Một số hồ có tiềm năng độc đáo như: Hồ Tây, Đầm Vân Trì, Hồ Linh Đàm…
Qua gần một nghìn năm phát triển, Hà Nội luôn là trung tâm văn hoá lớn có sức hấp dẫn của cả nước. Hệ thống tài sản văn hoá đặc sắc như: Chùa Một Cột, Văn Miếu Quốc Tử Giám, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh… Các lễ hội ở Hà Nội phong phú, đa dạng, đặc sắc và đậm đà bẳn sắc dân tộc, với 259 lễ hội dân gian, tiêu biểu như lễ hội Cổ Loa, Hội Gióng, Hội Đền Hai Bà Trưng, Hội Đống Đa…
Dân cư và phong tục tập quán mang đậm nét người Tràng An với truyền thống thanh lịch, mến khách và những nét độc đáo trong văn hoá ẩm thực. Xen lẫn những kiến trúc hiện đại, Hà Nội vẫn giữ được thành cổ, nhiều khu phố cổ, làng cổ với những nét kiến trúc đặc sắc và đa dạng của một thủ đô ngàn năm văn hiến.
Hà Nội còn nổi tiếng từ xưa với những nghề và làng nghề thủ công tinh xảo như: nghề làm tranh dân gian Hàng Trống, nghề gốm sứ Bát Tràng, đúc đồng Ngũ Xá, trạm khảm Vân Hà…
2. Thực trạng thu hút vốn đầu tư nước ngoài của thành phố Hà Nội trong những năm gần đây
2.1 Tình hình chung
Tính đến nay, thành phố Hà Nội đã có 771 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký là 9,65 tỷ USD. Trong đó, vốn thực hiện đạt 4,6 tỷ USD, chiếm 47,9% tổng vốn đăng ký. Ngành dịch vụ thu hút đầu tư FDI nhiều nhất, chiếm 70,3% cơ cấu vốn, với kim ngạch xuất khẩu hàng năm đạt 1,5 tỷ USD, các doanh nghiệp FDI đã tạo ra 78.000 việc làm, đóng góp 10% thu ngân sách cho thành phố, chiếm 16% GDP của thành phố.
2.2 Năm 2004 - 2007
Với 106 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được cấp phép mới và bổ sung vốn, đạt tổng vốn đăng ký trên 290 triệu USD,...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top