huahaonam2008

New Member

Download Chủ nghĩa đế quốc giai đọan tột cùng của của chủ nghĩa tư bản miễn phí





Cùng với quá trình hình thành liên minh độc quyền trong từng quốc gia là sự hình thành các liên minh độc quyền quốc tế do sự phát triển đồng thời của thị trường TBCN ở cả phạm vi quốc gia và quốc tế. Liên minh độc quyền quốc tế là “sự thoả thuận quốc tế, hình thành Cac-ten quốc tế” ( Trang 114)
Cac-ten quốc tế phản ánh mức độ mới của tập trung tư bản và tập trung sản xuất với quy mô quốc tế . Điển hình là ngành công nghiệp điện, ngành tiêu biểu cho kỹ thuật tiên tiến nhất của CNTB cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, ngành này do hai công ty điện khí của Đức và Mỹ khống chế toàn thế giới. Ở Đức khởi đầu năm 1900 ngành điện có 8 tập đoàn gồm 27 công ty điện, mỗi tập đoàn có 2 đến 11 ngân hàng làm hậu thuẫn, đến 1907 tất cả các tập đoàn đó hợp nhất lại thành tổng công ty điện khí Đức (AEG ). Ở Mỹ quá trình diễn ra tương tự , tất cả các công ty được tập trung lại hình thành tổng công ty điện khí Mỹ ( GEC) . Hai công ty lớn cạnh tranh, chiếm hữu ngành điện thế giới. Lê-nin dẫn lời một tác giả tư sản lúc bấy giờ mô tả “ Trên trái đất này không có một công ty điện nào khác lại hoàn toàn độc lập với hai công ty ấy” ( B 115, 117) Với quy mô to lớn việc cạnh tranh giữa hai công ty chỉ có thể đi đến kết quả là sự thỏa hiệp phân chia quyền “ cai quản” ngành điện thế giới. Năm 1907 hai công ty đã ký kết hiệp định phân chia ngành điện thế giới, tổng công ty điện khí Đức được các nước Đức, Ao, Đan Mạch, Nga, Hà Lan, Thụy Sĩ, Thổ Nhĩ Kỳ Tổng công ty điện khí Mỹ được Mỹ và Canada và cạnh tranh chấm dứt. Sự phân chia thế giới như vậy được gọi chung là sự phân chia thế giới về kinh tế , nó diễn ra ở tất cả các ngành công nghiệp và không loại trừ những thay đổi và dẫn đến đấu tranh phân chia lại. Chẳng hạn trong ngành dầu hỏa giữa một bên là Tơ – rốt dầu lửa của Mỹ của Roc-co-phen-lo và một bên là Tơ – rốt dầu lửa Nga của Rot- Sin –do và No- benV. Cuộc đấu tranh phân chia thế giới về khai thác và phân phối dầu lửa lôi kéo không chỉ những ngành có liên quan , nhu ngân hàng , điện học mà cả bộ máy của nhà nước, nó cho thấy quy mô cạnh tranh và đối đầu , không còn thuần túy là tư bản độc quyền mà đã trở thành cạnh tranh giữa các cường quốc tư bản độc quyền. Những cuộc đấu tranh như thế thường kết thúc bằng hiệp định phân chia, phản ánh tương quan lực lượng của các tổ chức độc quyền và khi tương quan đó thay đổi, hiệp định liên minh độc quyền quốc tế bị phá vỡ, lại tiếp tục cuộc đấu tranh phân chia mới. Trong cuộc đấu tranh này một trong những nước tư bản độc quyền hàng đầu bấy giờ là Đức đã tham gia gần 100 Cac –ten quốc tế “ Thời đại CNTB hiện đại chỉ cho ta rằng, giữa các liên minh của bọn tư bản, những quan hệ nhất định đã được xác lập trên cơ sở phân chia thế giới về kinh tế ( Trang 127 – 128 )
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ng rút ra những nhận xét :
Sự hình thành và phát triển của các tổ chức độc quyền và sự thống trị của nó đối với nền kinh tế là đặc điểm hàng đầu của CNTB đế quốc .
Các tổ chức độc quyền thay thế cạnh tranh tự do nhưng không thủ tiêu cạnh tranh tự do mà đẩy cạnh tranh tự do đến một hình thái mới , ít ồn ào hơn nhưng gay gắt và khốc liệt hơn - cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền
Cạnh tranh biến thành độc quyền , kết quả là việc xã hội hóa sản xuất tiến một bước lớn , trong đó cả quá trình phát minh ra các tiến bộ kỹ thuật cũng được xã hội hoá , nhờ đó xã hội có khả năng kiểm soát các tiến bộ kỹ thuật , các nguồn nguyên liệu , thị trường tiêu thu . Xét về mặt này tập trung sản xuất là một sự tiến bộ của sản xuất xã hội .
Với sự thống trị của độc quyền sản xuất trở lên có tổ chức xã hội rộng lớn hơn nhưng sở hữu lại tập trung vào một số ít tư bản độc quyền . Sự thống trị của độc quyền đối với xã hội “đã trở thành nặng nề , rõ rệt, không thể chịu nổi , hơn trước gấp trăm lần” (Trang 39)
II - Ngân hàng và vai trò mới của nó
Giống như trong công nghiệp , quá trình tích tụ và tập trung tư bản trong ngân hàng cũng dẫn tới sự ra đời của độc quyền ngân hàng . Sự ra đời và phát triển của độc quyền ngân hàng , làm thay đổi vai trò của ngân hàng trong sản xuất xã hội , là một trong những đặc điểm cơ bản của CNTB độc quyền “ Việc biến đông đảo những kẻ trung gian khiêm tốn thành một nhóm nhỏ những kẻ độc quyền là một trong những quá trình cơ bản của sự chuyển biến CNTB thành chủ nghĩa đế quốc ” (Trang 49 )
Quá trình hình thành độc quyền Ngân hàng được thực hiện thông qua “chế độ tham dự” diễn ra ở khắp các nước Tư bản những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Bằng chế độ tham gia độc quyền trong ngân hàng hình thành với tên gọi Công-xoóc-xi-om (Consortium) “Các xí nghiệp lớn nhất là các ngân hàng , không những chỉ trực tiếp nuốt những xí nghiệp nhỏ , chúng còn làm cho những xí nghiệp nhỏ này “gắn liền” vào chúng , phục tùng chúng , sáp nhập vào tập đoàn chúng , nếu dùng thuật ngữ chuyên môn thì tức la vào các “Công-xoóc-xi-om” của chúng , bằng cách “tham dự” vào tư bản của những ngân hàng nhỏ ấy bằng lối mua hay trao đổi cổ phần , bằng hệ thống quan hệ vay mượn , … Trong đặc điểm này Le-nine phản ánh một tổ chức độc quyền mới . Công-xoóc-xi-om được ông mô tả là sự liên kết của các xí nghiệp lớn có liên quan về kinh tế , kỹ thuật , thậm chí bao gồm cả các Xanh-đi-ca và Tơ-rớt hình thành nên những tập đoàn độc quyền lớn trong cả lĩnh vực công nghiệp và ngân hàng . Chẳng hạn như : “tập đoàn” ngân hàng Đức là một trong những tập đoàn lớn nhất , nếu không phải là tập đoàn lớn hơn cả trong hết thảy các tập đoàn ngân hàng lớn … tổng cộng tham gia vào tập đoàn ngân hàng Đức , trực tiếp hay gián tiếp , toàn bộ hay từng phần , có 87 ngân hàng (Trang 51 và 53) ; còn ở Mỹ có 2 ngân hàng lớn nhất chi phối là ngân hàng của tập đoàn Rốc -cơ- phen-lơ và Moóc-gan.
Với sự hình thành và phát triển của độc quyền ngân hàng , giờ đây mọi giao dịch của các ngành công nghiệp đã quy về một mối , trong sự kiểm soát , khống chế của ngân hàng độc quyền , tạo ra sự phụ thuộc qua lại ngày càng lớn giữa ngân hàng với công nghiệp , hình thành quan hệ mới , sự thâm nhập vào nhau giữa độc quyền công nghiệp với độc quyền ngân hàng . Quá trình này diễn ra dưới sức mạnh của các tập đoàn ngân hàng, thông qua việc thanh toán , kiểm soát mọi hoạt động của khách hàng, giờ đây là những độc quyền công nghiệp. Dẫn đến sự lệ thuộc ngày càng tăng của công nghiệp vào ngân hàng , và sự liên hiệp tất yếu diễn ra “sự hợp nhất giữa những ngân hàng này với những doang nghiệp kia bằng cách mua cổ phần , bằng cách đưa các giám đốc ngân hàng vào các hội đồng giám sát ( hay các ban quản trị) của các doang nghiệp công thương nghiệp và ngược lại” ( trang 67). Sự liên hiệp giữa tư bản độc quyền ngân hàng với tư bản độc quyền công nghiệp dẫn đến hình thành tư bản tài chính kiểm soát cả công nghiệp và ngân hàng, kiểm soát đại bộ phận kinh tế xã hội
Với quyền lực kiểm soát và không chế hoạt động kinh tế, các thế lực tư bản tài chính nhờ đó khống chế lĩnh vực xã hội và chính trị thông qua sự liên hiệp về con người với chính phủ; cử người tham gia vào chính phủ. Thực chất là sự củng cố quyền lực của tư bản độc quyền, bằng việc thâm nhập vào bộ máy nhà nước, nắm quyền lực nhà nước phục vụ cho tư bản độc quyền mà đứng đầu là các tập đoàn tư bản tài chính.
Đặc điểm trên đây cho thấy ngân hàng trong thời kì độc quyền đã trở thành những cơ quan thực sự có “tính chất vạn năng” trong đời sống kinh tế, xã hội của các nước tư bản làm thay đổi đời sống xã hội được Lê-nin đánh giá “thế kỉ XX đánh dấu một bước ngoặt từ CNTB cũ sang CNTB mới, từ sự thống trị của tư bản nói chung sang sự thống trị của tư bản tài chính” ( Trang 77)
III - Tư bản tài chính và bọn đầu sỏ tài chính
Phần này tác giả mô tả quyền lực của tư bản độc quyền, thông qua sự lộng hành, sự thống trị của tư bản tài chính mà đứng đầu là bọn đầu sỏ tài chính, đối với xã hội.
Cơ chế quyền lực của tư bản tài chính là chế độ tham gia vào công ty mẹ thông qua số cổ phiếu khống chế , khi đã kiểm soát công ty mẹ, cơ chế này cho phép tư bản tài chính chi phối công ty con và công ty cháu; với lượng tư bản một triệu, tư bản tài chính có thể chi phối hàng chục triệu của xã hội. Từ quyền lực kinh tế tư bản tài chính tiến hành các hoạt động tước đoạt của cải xã hội, khống chỉ bằng quyền lực hợp pháp mà cả bằng những hoạt động gian lận, phi pháp, không chỉ trong thời kì phồn vinh mà ngay trong suy thoái, khủng hoảng. Trước hết phải nói đến gian lận trong hoạt động kế toán ở các tập đoàn độc quyền, các bảng cân đối tài sản thường là: “giống những bản thoát tích thời trung cổ, trong đó trước hết người ta phải cạo lớp chữ rõ đi đã, rồi mới có thể tìm thấy những chữ nói lên nội dung thật sự của tài liệu” ( Trang 84 Lê-nin giải thích thoái tích là bảng giấy da trên đó người ta đã xoá lớp chữ gốc, để viết đè lên một lớp chữ mới). Sau đó là tước đoạt tài sản xã hội nhanh chóng, bằng việc mua rẻ các xí nghiệp trong thời kì suy thoái, khủng hoảng, những xí nghiệp vượt qua thời kì tiêu điều để bắt đầu phục hồi, cải tổ lại rơi vào chế độ tham gia cho sự cải tổ và phục hồi đó, hay sáng lập công ty mới, tư bản tiếp tục được thâu tóm ngày càng lớn vào tay các tập đoàn độc quyền. Đứng đầu các tập đoàn độc quyền ấy là các trùm tài phiệt.
Hơn thế nữa là việc giới tư bản tài chính, mua chuộc lũng đoạn nhà nước, trong việc nắm độc quyền khai thác cơ sở hạ tầng , điều phối quy hoạch, đầu cơ nâng giá đất đai, thu những khoản lợi khổng lồ. Tuy nhiên hoạt động mang lại lợi nhuận lớn hơn hết là độc quyền phát hành chứng khoán công nghiệp, làm trung gian phát...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D những đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa đế quốc và ý nghĩa của nó đối với việc nghiên cứu chủ nghĩa tư bản hiện nay Môn đại cương 0
D Những đặc điểm kinh tế của chủ nghĩa đế quốc và địa vị lịch sử của nó trong chủ nghĩa đế quốc giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản Môn đại cương 0
I Âm mưu và thủ đoạn của diễn biến hòa bình của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động trên mặt trận văn hoá tư tưởng ở Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 2
L Chống diễn biến hòa của chủ nghĩa đế quốc trên mặt trận văn hóa tư tưởng ở Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 0
T Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam Môn đại cương 0
D Ảnh hưởng của chủ nghĩa hậu hiện đại trong 3 tiểu thuyết của Hồ Anh Thái Văn học 0
D Ảnh hưởng của chủ nghĩa hậu hiện đại trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái Văn học 0
D Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Môn đại cương 0
D Vai trò các đảng chính trị nói chung, đảng cầm quyền nói riêng đối với nhà nước trong chủ nghĩa tư bản Môn đại cương 0
D Quan điểm của chủ nghĩa Mác Lê Nin nhà nước và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Môn đại cương 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top