Cuithbrig

New Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI

CHƯƠNG 1: ESTE - LIPIT
Bài 1: ESTE
A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng
Kiến thức
Biết được :
 Khái niệm, đặc điểm cấu tạo phân tử, danh pháp (gốc - chức) của este.
 Tính chất hoá học : Phản ứng thuỷ phân (xúc tác axit) và phản ứng với dung dịch kiềm (phản ứng xà phòng hoá).
 Phương pháp điều chế bằng phản ứng este hoá.
 ứng dụng của một số este tiêu biểu.
Hiểu được : Este không tan trong nước và có nhiệt độ sôi thấp hơn axit đồng phân.
Kĩ năng
 Viết được công thức cấu tạo của este có tối đa 4 nguyên tử cacbon.
 Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của este no, đơn chức.
 Phân biệt được este với các chất khác như ancol, axit,... bằng phương pháp hoá học.
 Tính khối lượng các chất trong phản ứng xà phòng hoá.
B. Trọng tâm
 Đặc điểm cấu tạo phân tử và cách gọi tên theo danh pháp (gốc – chức)
 Phản ứng thủy phân este trong axit và kiềm.
C. Hướng dẫn thực hiện
 Khái niệm este theo cách hiểu dẫn xuất của axit cacboxylic (gốc R-CO của axit cacboxylic kết hợp với gốc O-R’)
phù hợp với một số phản ứng tạo este:
CH3COCl + C2H5OH CH3COOC2H5 + HCl
(CH3CO)2O + C2H5OH CH3COOC2H5 + CH3COOH v.v...
 Biết cách gọi tên este theo danh pháp gốc – chức:
tên gốc hiđrocacbon R’ + tên chức (anion gốc axit) R-COO
 Áp dụng viết công thức cấu tạo và gọi tên một số este cụ thể (cấu tạo tên gọi)
 Tính chất hóa học cơ bản của este là phản ứng thủy phân:
+ nếu môi trường axit: phản ứng thuận nghịch và sản phẩm là axit + ancol
+ nếu môi trường kiềm: phản ứng một chiều và sản phẩm là muối + ancol (xà phòng hóa)
 Luyện tập: + Viết công thức cấu tạo các đồng phân este và gọi tên;
+ Xác định cấu tạo este dựa vào phản ứng thủy phân (trong axit hay kiềm).
Bài 2: LIPIT
A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng
Kiến thức
Biết được :
 Khái niệm và phân loại lipit.
 Khái niệm chất béo, tính chất vật lí, tính chất hoá học (tính chất chung của este và phản ứng hiđro hoá chất béo lỏng), ứng dụng của chất béo.
 Cách chuyển hoá chất béo lỏng thành chất béo rắn, phản ứng oxi hoá chất béo bởi oxi không khí.
Kĩ năng
 Viết được các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của chất béo.
 Phân biệt được dầu ăn và mỡ bôi trơn về thành phần hoá học.
 Biết cách sử dụng, bảo quản được một số chất béo an toàn, hiệu quả.
 Tính khối lượng chất béo trong phản ứng.
B. Trọng tâm
 Khái niệm và cấu tạo chất béo
 Tính chất hóa học cơ bản của chất béo là phản ứng thủy phân (tương tự este)
C. Hướng dẫn thực hiện
 Hiểu rõ khái niệm Lipit và thành phần cấu tạo của nó là các este phức tạp bao gồm chất béo, sáp, steroit, photpholipit...(khác với SGK cũ: Lipit còn gọi là chất béo...)
 Đặc điểm cấu tạo của chất béo: (trieste của glixerol với axit béo hay còn gọi là triglixerit); gốc axit béo (axit đơn chức có số C chẵn, mạch không phân nhánh) + gốc hiđrocacbon của glixerol
 Cách viết phương trình biểu diễn phản ứng thủy phân chất béo tương tự este chỉ khác về hệ số của nước (kiềm) phản ứng và axit (muối) tạo ra luôn = 3
 Nêu phản ứng cộng H2 vào chất béo lỏng chuyển thành chất béo rắn để phân biệt dầu thực vật và mỡ động vật.
 Luyện tập: + Viết công thức cấu tạo một số chất béo và đồng phân có gốc axit khác nhau; gọi tên;
+ Viết phương trình hóa học cho phản ứng thủy phân chất béo (trong axit hay kiềm) áp dụng chỉ số axit và chỉ số xà phòng hóa của chất béo.

Bài 3: KHÁI NIỆM VỀ XÀ PHÒNG VÀ CHẤT GIẶT RỬA TỔNG HỢP
A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng
Kiến thức
Biết được :
 Khái niệm, thành phần chính của xà phòng và của chất giặt rửa tổng hợp.
 Phương pháp sản xuất xà phòng ; Phương pháp chủ yếu sản xuất chất giặt rửa tổng hợp.
 Nguyên nhân tạo nên đặc tính giặt rửa của xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp.
Kĩ năng
 Sử dụng hợp lí, an toàn xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp trong đời sống.
 Tính khối lượng xà phòng sản xuất được theo hiệu suất phản ứng.
B. Trọng tâm
 Thành phần chính của xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp
 Tác dụng tẩy rửa của xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp
C. Hướng dẫn thực hiện
 Phân biệt:
+ Thành phần chính của xà phòng: muối Na+ (hay K+) của các axit béo
Ví dụ: C17H35COONa; C17H33COONa; C15H31COONa; (tạo ra từ chất béo)
+ Thành phần chính của chất giặt rửa tổng hợp: muối Na+ (hay K+) của axit đođecyl benzensunfonic. CH3[CH2]10CH2C6H4SONa+ ; (tạo ra từ các sản phẩm dầu mỏ)
 Tác dụng tẩy rửa: làm giảm sức căng mặt ngoài của chất bẩn  chất bẩn phân chia thành nhiều phần nhỏ và phân tán vào nước rồi bị rửa trôi đi.
 Ưu, nhược điểm:
+ Xà phòng bị mất tác dụng khi gặp nước cứng, do tạo các kết tủa giữa Ca2+, Mg2+ với C17H35COO...; nhưng xà phòng dễ bị phân hủy bởi vi sinh vật trong tự nhiên.
+ Chất tẩy rửa tổng hợp không tạo kết tủa với các ion Ca2+, Mg2+ nhưng khó bị phân hủy bởi vi sinh vật trong tự nhiên nên làm ô nhiễm môi trường.
 Luyện tập:
+ Viết phương trình hóa học điều chế xà phòng từ chất béo và điều chế chất giặt rửa tổng hợp theo sơ đồ:
hiđrocacbon (dầu mỏ)  axit hữu cơ  axit ...sunfonic  chất giặt rửa.
+ Tính khối lượng xà phòng thu được (theo hiệu suất phản ứng)

CHƯƠNG 2: CACBOHIĐRAT
Bài 5: GLUCOZƠ
A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng
Kiến thức
CHƯƠNG 8: PHÂN BIỆT MỘT SỐ CHẤT VÔ CƠ
Bài 40: NHẬN BIẾT MỘT SỐ ION TRONG DUNG DỊCH
A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng
Kiến thức
Biết được :
 Các phản ứng đặc trưng được dùng để phân biệt một số cation và anion trong dung dịch.
 Cách tiến hành nhận biết các ion riêng biệt trong dung dịch.
Kĩ năng
Giải lí thuyết một số bài tập thực nghiệm phân biệt một số ion cho trước trong một số lọ không dán nhãn.
B. Trọng tâm
 Các phản ứng đặc trưng được dùng để phân biệt một số cation và anion trong dung dịch.
C. Hướng dẫn thực hiện
 Thuốc thử với một số cation
Cation
Dung dịch thuốc thử
Hiện tượng
Na+
Thử màu ngọn lửa
 ngọn lửa màu vàng tươi
NH
Dung dịch kiềm + quỳ tím ướt
 có khí NH3  làm xanh quỳ tím ướt
Ca2+
Dung dịch CO và CO2
 kết tủa CaCO3 và tan khi được sục CO2
Ba2+
 H2SO4 loãng
 kết tủa trắng BaSO4 không tan trong axit dư
Fe2+
 Dung dịch kiềm OH (hay NH3)
 kết tủa trắng hơi xanh hóa nâu đỏ trong KK
Fe3+
 Dung dịch kiềm OH
 kết tủa nâu đỏ Fe(OH)3
Al3+
 Dung dịch kiềm OH
 kết tủa Al(OH)3 trắng tan trong thuốc thử dư
Cu2+
Màu + Dung dịch NH3 (dư)
 màu xanh lam + kết tủa xanh lam tan trong NH3 thành ion phức [Cu(NH3)4]2+ màu xanh đậm


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Chuẩn kiến thức về biến đổi câu tiếng anh - lê văn sự PDF Ebook 0
D Giáo án hóa học 11 - CHUẨN KIẾN THỨC KỸ NĂNG Luận văn Sư phạm 0
D Giáo án lịch sử 6 trọn bộ chuẩn kiến thức kỹ năng mới 2016 2017 lịch sử 6 văn thành nam Luận văn Sư phạm 0
C Đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức bộ môn Sinh học 10 của học sinh trường THPT Thủ Đức năm học 2010-2011. ThS. Đo lường và đánh giá trong giáo dục Luận văn Sư phạm 0
L quản lý hoạt động dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng ở trường THPT Dân tộc Nội trú tỉnh Lạng Sơn Luận văn Sư phạm 0
L quản lý hoạt động dạy học tại trường trung học cơ sở Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội theo chuẩn kiến thức, kỹ năng Luận văn Sư phạm 0
C Quản lý hoạt động dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng ở trường tiểu học Luận văn Sư phạm 0
A Các biện pháp hướng dẫn học sinh lĩnh hội kiến thức trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954 lớp 12 THPT ( chương trình chuẩn) Luận văn Sư phạm 2
E Sơ đồ hóa kiến thức với sự hỗ trợ của phần mềm trong dạy học lịch sử thế giới cận đại lớp 10 THPT (Chương trình chuẩn) Luận văn Sư phạm 0
D Thiết kế và sử dụng bộ câu hỏi định hướng bài học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng chương đại cương kim loại hóa học lớp 12 THPT Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top