Barnhardo

New Member

Download miễn phí Tiểu luận Chứng minh rằng quy phạm xung đột là loại quy phạm được sử dụng rất phổ biến để điều chỉnh các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài trong TPQT Việt Nam





Để xác định năng lực chủ thể trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, tư pháp quốc tế, chủ yếu xây dựng các quy phạm xung đột để lựa chọn áp dụng từ Điều 761 đến Điều 765, BLDS 2005.
Điều 761 quy định về năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là người nước ngoài sẽ được xác đinh theo pháp luật của nước mà người đó mang quốc tịch.
Điều 762 quy định năng lực hành vi dân sự của cá nhân là người nước ngoài. Cũng như đối với năng lực pháp luật, năng lực hành vi của cá nhân người nước ngoài được pháp luật Việt Nam xác định bằng việc áp dụng nguyên tắc Luật quốc tịch. Liên quan đến vấn đề năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài, bộ luật dân sự 2005 đồng thời đưa ra quy định về việc xác định người nước ngoài không có, bị mất hay bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; bi mất tích hay chết. Điều 763 BLDS đưa ra các quy tắc xác định người nước ngoài không có, bị mất hay bị hạn chế năng lực hành vi dan sự.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Đề bài: Chứng minh rằng quy phạm xung đột là loại quy phạm được sử dụng rất phổ biến để điều chỉnh các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài trong TPQT Việt Nam
A. MỞ ĐẦU
Tư pháp quốc tế là một “ngành luật điều chỉnh các quan hệ có yếu tố nước ngoài về tư pháp như dân sự, hôn nhân gia đình, lao động hay có khách thể là vật tồn tại ở nước ngoài”. Nghiên cứu Tư pháp quốc tế là nghiên cứu các quy phạm pháp quy điều chỉnh những vấn đề liên quan đến quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Trong các loại quy phạm thì quy phạm xung đột là loại quy phạm được sử dụng rất phổ biến để điều chỉnh các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài trong TPQT Việt Nam.
B. NỘI DUNG
I.Các vấn đề chung về quy phạm xung đột
1. Khái niệm quy phạm xung đột
Quy phạm xung đột (QPXĐ) là quy phạm ấn định luật pháp nước nào sẽ cần áp dụng để giải quyết quan hệ pháp luật dân sự có yếu tố nước ngoài trong một tình huống thực tế.
2. Đặc điểm quy phạm xung đột:
- Thứ nhất, đây là quy phạm có tính chất điều chỉnh “gián tiếp” mang tính thứ cấp, vì nếu chỉ dựa vào các quy phạm này thì cơ quan có thẩm quyền chưa thể giải quyết thực chất vấn đề pháp lý phát sinh.
- Thứ hai, tính khách quan, trung lập của quy phạm xung đột thể hiện rõ khi phân tích nội dung các quy phạm xung đột, vì các quy phạm này dựa trên các nguyên tắc chung để lựa chọn pháp luật, như nguyên tắc “luật quốc tịch” của các bên, hay “luật nước nơi có tài sản” …
- Thứ ba, quy phạm xung đột có tính chất phức tạp, vừa khó áp dụng đồng thời lại dễ dẫn đến khả năng quy phạm này được áp dụng một cách máy móc.
3. Cơ cấu và phân loại QPXĐ:
- Cơ cấu của QPXĐ gồm hai thành phần: Phạm vi & Hệ thuộc ( hai bộ phận này không thể tách rời nhau trong 1 QPXĐ, không thể thiếu 1 bộ phận nào)
+ Phạm vi là phần quy định QPXĐ này được áp dụng cho loại quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài nào.
+ Hệ thuộc: là phần quy định chỉ ra luật pháp nước nào được áp dụng để giải quyết quan hệ pháp luật đã ghi ở phần phạm vi. Là luật pháp của một nước cụ thể ( VN, Pháp,Hoa kỳ, Anh…) thể hiện là luật quốc tịch của đương sự, luật cư trú của đương sự, luật quốc tịch của pháp nhân…
- Phân loại: dựa vào kỹ thuật xây dựng,có 2 loại:
+ QPXĐ một bên: là quy phạm chỉ ra loại quan hệ dân sự này chỉ áp dụng luật pháp của một nước cụ thể.
+ QPXĐ hai bên: là những quy phạm đề ra nguyên tắc chung để cơ quan tư pháp có thẩm quyền lựa chọn luật của một nước nào đó sẽ được áp dụng để đ/chỉnh đối với quan hệ tương ứng.
Ngoài ra, có thể phân loại theo nhóm các quan hệ đ/chỉnh hay phân loại theo QPXĐ trong nước và QPXĐ thống nhất ( trong các điều ước quốc tế)…
4. Các hệ thuộc luật cơ bản: Hiện nay trong TPQT có một số kiểu hệ thuộc cơ bản sau đây:
- Luật nhân thân ( Lex personalis): có 2 biến dạng gồm:
Luật quốc tịch hay còn gọi là luật bản quốc được hiểu là luật quốc gia mà đương sự là công dân.
Luật cư trú được hiểu là luật của quốc gia mà ở đó đương sự có nơi cu trú ổn định(cư trú ổn định là nơi thường trú)
- Luật quốc tịch của pháp nhân ( Lex societatis) được hiểu là luật quốc gia mà pháp nhân mang quốc tịch.
- Luật nơi có vật ( Lex rei sitae) được hiểu là vật(tài sản) hiện đang tồn tại ở nước nào thì Luật của nước đó được áp dụng đối với tài sản đó.
- Luật do các bên ký kết hợp đồng: theo nguyên tắc này thì các bên tham gia hợp đồng được tự do thỏa thuận lựa chọn hệ thống pháp luật mà họ đánh giá là hợp lý để giải quyết quan hệ hợp đồng.
- Luật nơi thực hiện hành vi ( Lex loci actus): gồm có rất nhiều loại:
Luật noi kí kết hợp đồng được hiểu là quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia kí kết hợp đồng được xác định theo luật nơi kí kết hợp đồng.
Luật nơi thực hiện nghĩa vụ: Nơi thực hiện nghĩa vụ là nơi đáp ứng đầy đủ các vấn đề về văn bản giao nhận, thời gian giao nhận, khi nào có thể và cần thiết tiến hành giao nhận, hình thức và nội dung của biên lai giao nhận và thanh toán…
Luật nơi thực hiện hành động: để giải quyết xung đột về hình thức hợp đồng, một số nước còn áp dụng hệ thuộc như: hình thức của hợp đồng được quyết định bởi nơi thực hiện nó.
- Luật nước người bán ( Lex venditoris): Thực tiễn trong quan hệ mua bán hàng hóa quốc tế, nếu bên mua và bên bán không có thỏa thuận nào khác thì luật nước người bán thường được áp dụng để giải quyết quan hệ hợp đồng của mua bán đó.
- Luật nơi vi phạm pháp luật ( Lex loci delicti commissi) được hiểu là trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm pháp luật được giải quyết theo pháp luật nơi vi phạm pháp luật.
- Luật tiền tệ ( Lex monetae): được hiểu là khi kí kết hợp đồng các bên thỏa thuận thanh toán bằng một đơn vị tiền tệ nhất định, do đó các vấn đề liên quan được giải quyết theo pháp luật nước ban hành và lưu thông đồng tiền đó.
- Luật tòa án ( Lex fori ): được hiểu là tòa án thầm quyền khi giải quyết vụ việc chỉ áp dụng luật nước mình.
5. Hiệu lực áp dụng quy phạm xung đột
Các quy phạm xung đột chủ yếu nằm trong hệ thống các văn bản pháp luật trong nước hay một số điều ước quốc tế nên chúng có hiệu lực chung theo các văn bản pháp lý chứa đựng chúng. Tuy nhiên, hiệu lực thực sự của quy phạm xung đột chỉ được thể hiện khi áp dụng trong các trường hợp và hoàn cảnh cụ thể đã được ấn định trước.
Hiện nay, khi áp dụng các quy phạm xung đột, hiệu lực của các quy phạm này có thể bị triệt tiêu, mất hiệu lực, hay bị hạn chế trong ba trường hợp sau: bảo lưu trật tư công, dẫn chiếu ngược và dẫn chiếu đến pháp luật của nước thứ ba và trường hợp lẩn tránh pháp luật.
II. Quy phạm xung đột là loại quy phạm được sử dụng rất phổ biến để điều chỉnh các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài trong TPQT VN.
1. Tại sao quy phạm xung đột là loại quy phạm được sử dụng rất phổ biến để điều chỉnh các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài trong TPQT VN ?
- Do quy phạm xung đột là quy phạm đặc thù trong tư pháp quốc tế Việt Nam nói riêng và TPQT nói chung. Trong thời kì mà quan hệ quốc tế luôn luôn mở rộng thì việc xung đột pháp luật là không thể tránh khỏi. Và để giải quyết xung đột này, quy phạm xung đột sẽ được áp dụng. Bởi bản chất của quy phạm xung đột là lựa chọn pháp luật của nước nào đó sẽ cần áp dụng để giải quyết trong những trường hợp cụ thể.
- Do nó thể hiện tính khách quan, và trung lập trong việc chọn luật áp dụng đối với quan hệ pháp lý phát sinh. Nên quy phạm xung đột thường được lựa chọn để điều chỉnh quan hệ xã hội phát sinh
- Tính mục đích của quy phạm pháp luật xung đột, chính là nhằm tìm ra những nguyên tắc để xác định pháp luật áp dụng nhằm giải quyết các quan hệ tranh chấp trong tư pháp quốc tế với một giải pháp giống nhau, cho dù có sự lựa chọn hệ thống pháp luật khác nhau. Do đó, khi nói đến giá trị điều chỉn...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
V Chứng minh rằng Các Mác với sự phát hiện vĩ đại về tính hai mặt của sản xuất ra hàng hoá đã thực hiện một cuộc cách mạng trong khoa kinh tế chính trị học Luận văn Kinh tế 0
A Chứng minh rằng nói dối có hại cho bản thân. (Ngữ văn 7, tập hai, tr.65) Văn học thiếu nhi 0
L Hãy chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta Văn học 2
S Tập làm văn số 5: Chứng minh rằng đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có Văn học 0
R Chứng minh rằng Bác Hồ luôn yêu thương thiếu nhi Văn học 0
T Hãy chứng minh rằng từ xưa đến nay nhân dân ta luôn sống theo đạo lý "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" Văn học 1
T chứng minh rằng ASEAN là một liên kết khu vực "mở" Văn hóa, Xã hội 0
Z Bằng thực tiễn hãy chứng minh rằng: trang trại có vai trò to lớn trong phát triển nông nghiệp nông thôn Tài liệu chưa phân loại 0
T Chứng minh rằng quá trình xây dựng, hoàn thiện các quy định về cách xác định & qui chế pháp lý của thềm lục địa trong luật biển quốc tế thể hiện rõ sự bình đẳng giữa các quốc gia trong khai thác và sử dụng biển Tài liệu chưa phân loại 1
C Phân tích về ba giai đoạn phát triển của cntb chứng minh rằng hiệp tác giản đơn là một bước tiến về tổ chức và sản xuất, công trường thủ công tạo điều kiện cho sự ra đời của đại công nghiệp cơ khí, đại công nghiệp cơ khí là cơ sở vật chất đảm bả Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top