linha9_k21
New Member
Download miễn phí Đề tài Chương trình mô phỏng máy tính bỏ túi
Do thông tin trong các hộp văn bản Visual Basic luôn được lưu trữ dưới dạng văn bản, nên trong Visual Basic, các chuỗi tỏ ra quan trọng hơn nhiều so với trong Basic bình thường. Một chuỗi chẳng qua là một nhóm kí tự được bao trong các dấu nháy kép. Khi có người nhập thông tin vào hộp văn bản, Visual Basic luôn lưu trữ chúng dưới dạng một chuỗi. Do đó, cho dù ta có một hộp văn bản chủ ý để lưu giữ một khối lượng, thì nội dung đó vẫn được xem là một chuỗi.
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-03-23-de_tai_chuong_trinh_mo_phong_may_tinh_bo_tui.kI2rHMDO57.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-64389/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
ù các tham số qui định dạng hiển thị chung. Ta có thể hiển thị các hộp đối thoại có sẵn thông qua :Phát biểu MsgBox hay hàm MsgBos ( )
Hàm InputBox
Phát biểu MsgBox hay hàm MsgBox ( ) :
Ta sử dụng MsgBox hay hàm MsgBox ( ) để hiển thị thông báo và nhận lại trả lời của người dùng.
Phát biểu MsgBox hay hàm MsgBox ( ) có ba đối :
Thông báo cần hiển thị : chuỗi kí tự
Dạng hộp đối thoại : số nguyên (integer)
Tiêu đề hộp đối thoại : chuỗi kí tự
MsgBox (Message, Dialog Type, Tittle).
Khi sử dụng hàm MsgBox ( ) thì ta phải có giá trị trở về
1.2. Hàm InputBox ( ) :
Hàm inputBox ( ) dùng nhận thông tin từ người dùng. Hàm InputBox ( ) gồm một dòng thông báo (Message), hộp soạn thảo và hai nút OK, Cancel. Người dùng đưa thông tin nhập vào hộp soạn thảo và bấm OK.
Tham số thứ nhất của InputBox ( ) là dòng thông báo, tham số thứ hai là tiêu đề hộp đối thoại InputBox ( ) trả về chuỗi kí tự nằm trong hộp soạn thảo.
Hàm InputBox còn có thêm ba thông số khác. Đối thứ ba xác định chuỗi ban đầu trong hộp soạn thảo ngay khi hộp đối thoại xuất hiện. Hai đối số cuối xác định tọa độ của hộp đối thoại.
a. Hộp đối thoại của người dùng :
Đây là loại hộp đối thoại do người lập trình định nghĩa để tương thích yêu cầu nhập thông tin của người sử dụng
Dùng cách Show với đối số 1 (do hộp thoại dạng Modal) để hiển thị hộp thoại người dùng
b. Hộp đối thoại dùng chung :
Ta có thể thực hiện (run time) bằng cách thay đổi một số thuộc tính của nó
IV. CÁC HÀM VỀ CHUỖI
Do thông tin trong các hộp văn bản Visual Basic luôn được lưu trữ dưới dạng văn bản, nên trong Visual Basic, các chuỗi tỏ ra quan trọng hơn nhiều so với trong Basic bình thường. Một chuỗi chẳng qua là một nhóm kí tự được bao trong các dấu nháy kép. Khi có người nhập thông tin vào hộp văn bản, Visual Basic luôn lưu trữ chúng dưới dạng một chuỗi. Do đó, cho dù ta có một hộp văn bản chủ ý để lưu giữ một khối lượng, thì nội dung đó vẫn được xem là một chuỗi.
Phân tích chuỗi bằng hàm Mid, Left và Right :
Để tiến hành phân tích một chuỗi hiện có, ta phải đặt một hàm trong thân vòng lặp cho phép kéo từng mẫu tự riêng lẻ hay các chùm lớn hơn ra khỏi một chuỗi.
For I = 1 To Len (The String)
‘ mã hàm làm việc với các kí tự riêng lẻ
Next I
Hàm Mid :
Trong các hàm trên, quan trọng nhất, ta có hàm Mid, trả về một chuỗi lưu trữ trong một variant, và hàm Mid$, hàm trả về chuỗi thực tế. Có thể dùng hoán đổi hai phiên bản này.
Cú pháp của hàm Mid là :
Mid (String, start [,length])
Khoản nhập đầu tiên lưu giữ chuỗi (hay biểu thức chuỗi) mà ta muốn cắt bỏ. Tiếp theo là vị trí khởi đầu của các kí tự mà ta muốn ra khỏi chuỗi. Ví trí chót tùy chọn sẽ chỉ định số lượng kí tự mà ta muốn kéo ra. Hai tùy chọn chót này có thể là những số nguyên hay các số nguyên dài hay một biểu thức mà Visual Basic có thể làm tròn để nằm trong miền này.
Mid là một hàm có ba (hay thỉnh thoảng là hai) tham số, hay đối số. Cả hai thuật ngữ này đều vay mượn từ toán học. Trong một hàm, từng đối số được tách biệt với nhau bằng dấu phẩy. Hàm Mid thường dùng ba mẩu tin : một chuỗi tại ví trí đầu tiên và các số nguyên hay các số nguyên dài tại hai vị trí còn lại.
Mid còn một chức năng hữu ích khác. Ta có thể dùng nó như một điều lệnh để tiến hành các thay đổi bên trong một chuỗi.
Hàm Left và Right :
Hàm Mid có hai hàm bà con (Left và Right) đôi lúc cũng rất hữu ích ; cũng như mọi hàm chuỗi khác, chúng cũng có hai phiên bản: một bình thường và một có kèm dấu $
Như tên gọi gợi ý, Left (Left$ ) tạo một bản sao các kí tự tính từ đầu một từ và Right (Right$ ) chọn từ cuối trở lên. Right thường được dùng hơn. Nó tránh được phép trừ bên trong hàm Mid và có thể làm việc nhanh hơn. Left cũng làm việc tương tự nhưng chỉ giúp ta đỡ mất công đưa một 1 vào vị trí thứ hai trong hàm Mid.
Hàm InStr :
Cũng như hàm Mid, hàm InStr cũng làm việc với ba (và đôi lúc là hai) mẩu tin ; nghĩa là, nó là một hàm có ba (thỉnh thoảng là hai ) đối số.
Giả sử, ta muốn tìm tất cả mọi chữ số đứng trước dấu chấm thập phân trong một con số. Tất nhiên, có thể dùng hàm Mid để rà qua biên bản chuỗi của con số đó, theo từng kí tự một, cho đến khi tìm thấy dấu chấm thập phân. Tuy nhiên, làm như vậy sẽ nhọc công và chạy chậm hơn nhiều so với hàm InStr.
Hàm InStr báo cho biết chuỗi có thuộc thành phần của một chuỗi khác hay không (chuyên ngữ gọi là “ chuỗi con của” ). Nếu có, InStr sẽ báo cho biết vị trí bắt đầu chuỗi con.
Hàm InStr cũng cho phép chỉ định bắt đầu tìm kiếm tại một kí tự nhất định.
Ví dụ : InStr ([nơi bắt đầu,]) chuỗi tìm kiếm, chuỗi tìm thấy) định nơi bắt đầu tìm kiếm. Nếu để trống mục này, cuộc tìm kiếm sẽ bắt đầu từ vị trí thứ nhất.
Do hàm InStr trả về giá trị zêrô (nghĩa là False ) khi Visual Basic không tìm thấy một kí tự, hay một giá trị phi zêrô (True) khi tìm thấy, nên thông thường ta phải tự mình viết các vòng lặp If _ Then hay Do dùng hàm InStr để tiến hành kiểm tra.
Nếu dùng giá trị mà hàm InStr đạt được trước đó, ta có thể tìm kiếm các lần xuất hiện lặp lại của một chuỗi.
Hàm Val :
Visual Basic có một hàm tên Val. Đây là một dạng hàm chuyển đổi tất thảy, vì thế trong Visual Basic người ta vẫn thường dùng Val để chuyển đổi một chuỗi số thành một con số. Mặt khác, Val lại tỏ ra dễ dãi với các chuỗi nhập liệu hơn. Val đơn giản đọc qua chuỗi cho đến khi gặp một kí tự phi số (hay một dấu chấm thứ hai). Con số mà ta có được từ nó sẽ được xác định bởi nơi nó ngưng tìm.
Hàm Str (Str$ ) :
Visual Basic cho phép chuyển ngược một con số thành một chuỗi. Có nhiều cách để thực hiện, song hàm Str vẫn là cách đơn giản nhất. Hàm Str trả về một variant lưu giữ một chuỗi còn hàm Str$ lại trả về một chuỗi thuần túy. Các hàm Str và Str$ chuyển đổi các con số thành chuỗi, song không xóa sạch chúng hoàn toàn.
Hàm Format :
Để trau chuốt việc hiển thị, hàm Str được thay bằng hàm Format. Khác với hàm Str, hàm Format không chừa chỗ cho một dấu + mặc định. Hàm Format rất linh hoạt. Trong số nhiều chức năng của nó, hàm này cho phép ta cắt cụt các chữ số dư và hiển thị một con số (lớn) có các dấu phẩy hay một dấu đồng đô la $ dẫn đầu.
Visual Basic giúp ta dễ dàng đối phó với các tình huống định dạng phổ biến nhất, bằng cách bổ sung cái gọi là các dạng thức hữu danh vào hàm Format.
Hàm Trim :
Hàm này được sử dụng để loại bỏ các khoảng trắng ở hai đầu một chuỗi. Ngoài ra, còn có hàm Ltrim vàRTrim dùng để cắt bỏ các khoảng trắng ở bên trái, bên phải chuỗi.
V. MẢNG VÀ TRUY CẬP TUẦN TỰ
5.1 MẢNG : (ARRAY )
Trước khi dùng mảng, ta cần khai báo mảng. Bao gồm : tên mảng, số phần tử. Tương tự như khai báo biến, nếu mảng được khai báo trong phần khai báo chung của Form, mảng được dùng chung cho mọi thủ tục trong Form. Nếu mảng được khai báo trong tập tin module với các từ khóa Gobal, mảng được dùng chung cho mọi thủ tục có mặt trong Project.
Có khi phải lưu giữ một mảng trong một variant. Nếu lưu giữ một mảng trong một variant, ta dùng chỉ mục ...
Tags: máy tính bỏ túi visual