Download miễn phí Chuyên đề Mở rộng cho vay đối với làng nghề Ninh Hiệp tại chi nhánh Ngân hàng Công Thương Yên Viên
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 4
NỘI DUNG 6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 6
1.1. Tổng quan về NHTM 6
1.1.1. Khái niệm NHTM 6
1.1.2. Các hoạt động của NHTM 6
1.1.2.1. Huy động vốn 6
1.1.2.2. Sử dụng vốn 7
1.1.2.3. Hoạt động trung gian 8
1.2. Hoạt động cho vay của NHTM 8
1.2.1. Khái niệm cho vay 8
1.2.2. Nguyên tắc cho vay 9
1.2.2.1. Khách hàng vay vốn phải sử dụng vốn vay đúng mục đích 9
1.2.2.2. Khách hàng phải cam kết hoàn trả cả vốn và lãi đúng thời hạn 9
1.2.3. Qui trình cho vay 9
1.2.4. Các loại hình cho vay 10
1.2.4.1. Căn cứ vào thời hạn cho vay 10
1.2.4.2. Căn cứ vào hình thức đảm bảo 10
1.2.4.3. Căn cứ vào cách thức cho vay 11
1.2.4.4. Căn cứ vào cách cho vay 12
1.2.4.5. Các hình thức phân loại khác 14
1.3. Mở rộng hoạt động cho vay của NHTM 14
1.3.1. Sự cần thiết mở rộng cho vay 14
1.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh mở rộng cho vay của NHTM 15
1.3.2.1. Các chỉ tiêu của ngân hàng 15
1.3.2.2. Các chỉ tiêu của khách hàng 20
1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng cho vay của NHTM 21
1.3.3.1. Các nhân tố từ phía ngân hàng 21
1.3.3.2. Các nhân tố từ phía khách hàng 25
1.3.3.3. Các nhân tố khác 26
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG MỞ RỘNG CHO BAY ĐỐI VỚI LÀNG NGHỀ NINH HIỆP TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG YÊN VIÊN 29
2.1. Khái quát về Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Yên Viên 29
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 29
2.1.2. Cơ cấu tổ chức 30
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây 30
2.2. Thực trạng mở rộng cho vay đối với làng nghề Ninh Hiệp tại Ngân hàng Công Thương Yên Viên 32
2.2.1. Giới thiệu chung về làng nghề Ninh Hiệp 32
2.2.2. Tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Ninh Hiệp 34
2.2.2.1. Về thị trường 36
2.2.2.2. Về tổ chức sản xuất 38
2.2.2.3. Về lao động và giải quyết việc làm 39
2.2.2.4. Về trang bị máy móc thiết bị 40
2.2.3. Nhu cầu vốn của làng nghề Ninh Hiệp 40
2.2.4. Kết quả mở rộng cho vay đối với làng nghề Ninh Hiệp của Ngân hàng Công Thương Yên Viên 44
2.2.3.1. Qui trình , điều kiện cho vay của Ngân hàng Công Thương Yên Viên 44
2.2.2.2. Kết quả mở rộng cho vay đối với làng nghề Ninh Hiệp 46
2.2.3. Đánh giá hoạt động mở rộng cho vay đối với làng nghề Ninh Hiệp của Ngân hàng Công Thương Yên Viên 51
2.2.3.1. Những kết quả đạt được 51
2.2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 51
2.2.3.2.1. Hạn chế 51
2.2.3.2.2. Nguyên nhân 52
CHƯƠNG 3: GIAI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI LÀNG NGHỀ NINH HIỆP TẠI CHỊ NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG YÊN VIÊN TRONG THỜI GIAN TỚI 55
3.1. Mục tiêu mở rộng cho vay đối với làng nghề Ninh Hiệp của Ngân hàng Công Thương Yên Viên 55
3.2. Giải pháp mở rộng cho vay đối với làng nghề Ninh Hiệp tại Ngân hàng Công Thương Yên Viên 55
3.2.1. Cải tiến qui trình, điều kiện, thủ tục cho vay 55
3.2.1.1. Cải tiến qui trình cho vay 55
3.2.1.2. Cải tiến các điều kiện vay vốn 56
3.2.1.3. Cải tiến thủ tục cho vay 58
3.2.2. Áp dụng lãi suất cho vay linh hoạt và phù hợp 59
3.2.3. Đa dạng hóa các hình thức cho vay 60
3.2.3.1. Cho vay theo hạn mức 60
3.2.3.2. Cho vay gián tiếp qua các tổ chức trung gian 61
3.2.3.3. Cho vay đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay 61
3.2.3.4. Cho vay bằng nguồn vốn ủy thác 62
3.2.4. Mở rộng thông tin, tuyên truyền nhằm tiếp cận làng nghề 63
3.2.5. Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ ngân hàng 64
3.2.6. Tăng cường và nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ 66
3.3. Kiến nghị 67
3.3.1. Kiến nghị đối với các cấp chính quyền 67
3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Công Thương Việt Nam 68
KẾT LUẬN 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO 70
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2013-11-15-chuyen_de_mo_rong_cho_vay_doi_voi_lang_nghe_ninh_h.EQEsLY8seg.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-45450/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
o dịch nhỏ bé, có thể nói Ngân hàng Công Thương Yên Viên đã và đang từng bước phát triển mạnh, khẳng định vị trí quan trọng trên địa bàn, góp phần vào sự phát triển lớn mạnh của toàn bộ hệ thống Ngân hàng Công Thương Việt Nam.2.1.2. Cơ cấu tổ chức
Căn cứ vào Quyết định số 325/QĐ-HĐQT, ngày 28/03/2003 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Công Thương Việt Nam, Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Yên Viên trở thành chi nhánh cấp I trực thuộc Ngân hàng Công Thương TW và thành lập 7 phòng nghiệp vụ sau:
Phòng khách hàng cá nhân: Có 5 Quỹ Tiết kiệm trực thuộc: Quỹ TK 45, 57, 59, 78, 85.
Phòng khách hàng doanh nghiệp
Phòng kho quỹ
Phòng tài chính- kế toán: Có hai tổ trực thuộc là Tổ điện toán và Tổ dịch vụ thẻ.
Phòng tổ chức hành chính
Phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ
Phòng tài trợ thương mại
Hiện nay chi nhánh đã thành lập thêm Phòng giao dịch Ninh Hiệp đặt tại xã Ninh Hiệp.
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây
Trong những năm vừa qua, nhất là trong giai đoạn 2003-2005, sau khi trở thành chi nhánh cấp I trực thuộc Ngân hàng Công Thương TW, Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Yên Viên đã đạt được những kết quả kinh doanh khả quan.
Nguồn vốn huy động tăng trưởng đều đặn qua các năm: Năm 2004 đạt 387 tỷ đồng tăng 129 tỷ đồng (tăng 50%) so với năm 2003. Năm 2005 đạt 580 tỷ đồng tăng 193 tỷ đồng (tăng 49,87%) so với năm 2004. Nếu so sánh với khi còn là Phòng giao dịch Yên Viên, tổng huy động vốn khi đó đạt khoảng 25 tỷ đồng. Trong cơ cấu huy động thì tiền gửi dân cư chiếm tỷ lệ rất lớn: năm 2003 chiếm 88,37%, năm 2004 chiếm 89,66%, năm 2005 chiếm 88,79%. Nếu phân chia nguồn vốn huy động theo loại tiền cho thấy vốn VND vẫn luôn chiếm tỷ trọng lớn, thường trên 80%, tuy có thay đổi qua các năm nhưng thay đổi không lớn. Năm 2005 vốn ngoại tệ đã có dấu hiệu tăng lên, chiếm tỷ trọng 22%.
Hoạt động cho vay: cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất cao, trung bình 70-80%, còn lại là cho vay trung, dài hạn. Năm 2003 cho vay đạt 480 tỷ đồng, năm 2004 đạt 600 tỷ đồng tăng 25% so với 2003, năm 2005 đạt 513 tỷ đồng giảm 14,5% so với 2004. Nhu cầu vay trung, dài hạn bằng ngoại tệ lớn hơn nhu cầu vay ngắn hạn bằng ngoại tệ.
Hoạt động dịch vụ năm 2005 tăng hơn so với các năm trước đó: năm 2005 thu hoạt động dịch vụ đạt 1,7 tỷ đồng so với năm 2004 là 1,2 tỷ đồng và năm 2005 là 0,8 tỷ đồng. Các dịch vụ ngân hàng đã ngày càng được cải thiện, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng một cách nhanh chóng, thuận tiện. Với phương châm chung của toàn hệ thống Ngân hàng Công Thương: “Nhanh chóng- Chính xác- An toàn- Hiệu quả”
Thực hiện mở mới L/C hàng nhập với trị giá trung bình mỗi năm khoảng 1 triệu USD, xử lý các bộ chứng từ hàng nhập, chứng từ nhờ thu hàng nhập, thông báo L/C hàng xuất... Thực hiện các khoản thanh toán quốc tế có khối lượng lớn cho một số công ty như Công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu bao bì Hà Nội, Công ty xuất nhập khẩu công trình Hà Nội, Tổng công ty ô tô Việt Nam...
Các dịch vụ chuyển tiền, thanh toán trong nước được mở rộng tới mọi địa phương trên cả nước và tới bất kỳ ngân hàng nào trong cũng như ngoài hệ thống với thời gian được rút ngắn rất nhiều. Hoạt động thẻ rút tiền tự động ATM bắt đầu được triển khai trong năm 2005, lắp đặt và sử dụng máy ATM ngay tại trụ sở của Chi nhánh, số lượng thẻ được mở đang ngày càng tăng
Chênh lệch thu- chi năm 2005 của Chi nhánh đạt 10 tỷ đồng. Sau khi tách khỏi Ngân hàng Công Thương Chương Dương trở thành Chi nhánh cấp I vào đầu năm 2003, Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Yên Viên còn nhiều khó khăn trong triển khai hoạt động kinh doanh. Lợi nhuận sau thuế không cao, nhưng năm sau luôn cao hơn năm trước: năm 2003 là 2,3 tỷ đồng, năm 2004 là 5,4 tỷ đồng, năm 2005 là 8,2 tỷ đồng. Điều đó chứng tỏ hoạt động kinh doanh của Chi nhánh ngày càng đem lại hiệu quả cao hơn.Tuy lợi nhuận không cao nhưng chi nhánh Yên Viên luôn quan tâm đến việc trích lập dự phòng rủi ro nhằm đảm bảo chất lượng và an toàn tín dụng. Chính vì vậy hoạt động kinh doanh của Chi nhánh được đảm bảo an toàn và chất lượng tín dụng được nâng cao.
2.2. Thực trạng mở rộng cho vay đối với làng nghề Ninh Hiệp tại Ngân hàng Công Thương Yên Viên
2.2.1. Giới thiệu chung về làng nghề Ninh Hiệp
Ninh Hiệp là một xã thuộc huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội, cách Hà Nội 18 km về phía Bắc sông Đuống. Ninh Hiệp xưa gọi là làng Phù Ninh hay làng Nành, so với các địa phương vùng nông thôn có những điểm khác biệt. Ngay từ khi mới hình thành Ninh Hiệp đã không chia ra các thôn mà chỉ có đơn vị xóm, ở liền nhau, được gọi theo các số tự nhiên 1,2,...,9. Nằm trong cái nôi văn hóa Việt cổ, nơi hội tụ những tinh hoa của hai dòng văn hóa: văn hóa Kinh Bắc với yếu tố nghề và văn hóa Thăng Long với truyền thống kinh doanh thương trường. Suốt hàng nghìn năm lịch sử người dân Ninh Hiệp đã biết khai thác những nguồn lực tự nhiên và xã hội để phát triển các nghề thủ công phục vụ con người. Ninh Hiệp nổi tiếng khắp cả nước là một vùng “đất trăm nghề”, là một làng đa nghề, có sự kết hợp của nghề truyền thống và nghề mới.
Xưa kia Ninh Hiệp thông với sông Đuống, giao thông thuận tiện, phía Tây đất màu mỡ thích hợp cho việc trồng dâu, nuôi tằm nên ở đây sớm có nghề dệt lụa, kéo theo là nghề nhuộm. Vào thời Lý Nhân Tông, kỹ nghệ dệt thủ công ở khu vực phía Bắc sông Đuống rất phát triển, chợ Nành đã trở thành trung tâm trao đổi các sản phẩm tơ tằm, dệt nhuộm của các tỉnh châu thổ sông Hồng. Cũng vào thời Lý có bà Lý nương đã truyền cho dân làng cách trồng và chế biến các loại cây thành thuốc chữa bệnh. Ngay từ thế kỷ 17-18 làng Phù Ninh đã là một môn phái trong y học cổ truyền Việt Nam. Nghề thuốc phát triển cả y và dược, đặc biệt ngành dược buôn bán rất phát đạt. Cuối thế kỷ 19 người làng Nành còn học được nghề da, sau đó những người biết nghề này đã sang kinh thành Thăng Long xưa mở hiệu đóng yên ngựa, giày da, guốc dép, lập nên phố Hà Trung hiện nay vẫn còn đang làm và buôn bán hàng da và giả da khá nhộn nhịp. Với truyền thống làng nghề lâu đời như vậy các nghề ở Ninh Hiệp cứ ngày càng được phát triển, mở rộng hơn. Khi Nhà nước thực hiện chính sách “mở cửa”, khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân thì người dân Ninh Hiệp đã nhanh chóng trở nên giàu có nhờ buôn bán với bên ngoài. Hiện nay các nghề chính ở Ninh Hiệp là: buôn bán vải, may gia công, bán quần áo may sẵn, chế biến dược liệu, buôn bán thuốc Nam, thuốc Bắc, chế biến hạt sen, long nhãn, tinh dầu, chè Thanh nhiệt...
Ngay từ năm 1995 chính quyền xã Ninh Hiệp đã xây dựng “Đề án chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát triển làng nghề truyền thống xã Ninh Hiệp theo hướng công nghiệp hóa và đô thị hóa đến năm 2000 và các năm tiếp theo”. Đến tháng 9/2004 thành phố Hà Nội đã ra quyết định 150/2004/QĐ-UB phê duyệt quy hoạch chi tiết Cụm công nghiệp Ninh Hiệp. Sau đó công tác giải phóng mặt bằng với diện tích khoảng 60 ha, xây dựng các công trình bên ngoài hàng rào... đang được thực hiện. Hoạt động buôn bán vải...