Link tải miễn phí Luận văn: Chuyển đổi sang nền kinh tế xanh ở một số nước EU và gợi mở cho Việt Nam : Luận văn ThS. Kinh tế: 60 31 07
Nhà xuất bản: ĐHKT
Ngày: 2012
Chủ đề: Kinh tế quốc tế
Kinh tế xanh
Liên minh Châu Âu
Việt Nam
Miêu tả: 94 tr. + CD-ROM + tóm tắt
Luận văn ThS. Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế -- Trường Đại học Kinh tế. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Trình bày những lý luận chung về nền kinh tế xanh, khái quát chung về xu hướng chuyển đổi sang nền kinh tế xanh ở EU bao gồm: bối cảnh ban đầu của xu thế chuyển đổi, thực trạng chuyển đổi sang nền kinh tế xanh ở một số nước EU, lộ trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, các yếu tố tác động đến việc chuyển đổi sang nền kinh tế xanh. Nghiên cứu trường hợp: chuyển đổi sang kinh tế xanh ở Đức. Từ những kết quả nghiên cứu về chuyển đổi sang kinh tế xanh ở EU, đưa ra một số gợi mở chuyển đổi kinh tế theo hướng xanh của Việt Nam
MỞ ĐẦU......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CHUYỂN ĐỔI SANG NỀN KINH
TẾ XANH ....................................................................................................... 10
1.1. Cơ sở lý luận của chuyển đổi sang nền kinh tế xanh. ......................... 10
1.1.1. Khái quát về kinh tế học “xanh” và nền kinh tế "xanh...................... 10
1.1.2. Sự hình thành của lý thuyết kinh tế xanh .......................................... 10
1.1.3. Những nội dung cơ bản của kinh tế học xanh hiện nay..................... 15
1.1.4. Tính tất yếu của việc lựa chọn chuyển đổi sang nền kinh tế xanh .... 16
1.2. Mô hình phổ biến và khung khổ lý thuyết về nền kinh tế xanh........ 19
1.2.1. Những quan điểm về mô hình nền kinh tế xanh................................ 19
1.2.2. Những quan điểm về tăng trưởng xanh............................................. 22
1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá mức độ xanh của nền kinh tế .......................... 23
1.3. Lộ trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh......................................... 24
1.4. Các yếu tố tác động đến việc chuyển đổi sang nền kinh tế xanh........ 27
1.4.1. Các yếu tố thúc đẩy xu hướng chuyển dịch sang nền kinh tế xanh.... 27
1.4.2. Các yếu tố cản trở việc chuyển đổi sang nền kinh tế xanh ................ 29
CHƯƠNG 2: CHUYỂN ĐỔI SANG NỀN KINH TẾ XANH Ở MỘT SỐ
NƯỚC EU........................................................................................................ 32
2.1. Khái quát chung về xu hướng chuyển đổi sang nền kinh tế xanh ở
EU ................................................................................................................ 32
2.1.1. Bối cảnh ban đầu của xu thế chuyển đổi........................................... 32
2.1.2. Các đặc điểm nổi bật của xu hướng chuyển sang nền kinh tế xanh ở
EU.............................................................................................................. 34
2.2. Thực trạng chuyển đổi sang nền kinh tế xanh ở một số nước EU ..... 44
2.2.1. Lộ trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh ....................................... 44
2.2.2. Thực trạng chuyển đổi sang nền kinh tế xanh ở một số nước EU...... 45
2.3. Nghiên cứu trường hợp: Chuyển đổi sang kinh tế xanh ở Đức ......... 54
2.3.1. Bối cảnh ban đầu của quá trình chuyển đổi....................................... 54
2.3.2. Thực trạng quá trình chuyển đổi và chính sách................................. 55
2.3.3. Đánh giá quá trình chuyển đổi sang kinh tế xanh của Đức................ 62
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GỢI MỞ CHUYỂN ĐỔI KINH TẾ THEO HƯỚNG
XANH CỦA VIỆT NAM................................................................................. 66
3.1. Việt Nam trước xu thế chuyển đổi sang nền kinh tế xanh của thế
giới................................................................................................................ 66
3.1.1. Sự cần thiết phải chuyển đổi sang nền kinh tế xanh của Việt Nam ... 66
3.1.2. Những cơ hội và thách thức đối với việc chuyển đổi sang nền kinh
tế xanh của Việt Nam................................................................................. 70
3.2. Quan điểm và một số kiến nghị về giải pháp chuyển đổi sang nền
kinh tế xanh rút ra từ kinh nghiệm của EU............................................... 73
3.2.1. Một số quan điểm............................................................................. 73
3.2.2. Một số kiến nghị về giải pháp chính sách ......................................... 77
KẾT LUẬN..................................................................................................... 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 89
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết và ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu.
Trong thời gian qua, các quốc gia trên thế giới phải đối mặt với một tình
hình chung đó là các thách thức do hậu quả của các cuộc khủng hoảng kinh tế,
xã hội xảy ra liên tiếp tại nhiều quốc gia. Cuộc khủng hoảng tài chính và suy
thoái kinh tế toàn cầu đã làm bộc lộ những mâu thuẫn, rủi ro khó lường của các
mô hình kinh tế hiện tại và đặt ra yêu cầu chuyển đổi mô hình tăng trưởng và tái
cấu trúc kinh tế để tạo lập lại nền tảng cho sự phát triển bền vững. Tình trạng
càng trở nên trầm trọng hơn trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng có nhiều
diễn biến phức tạp, dân số thế giới ngày càng tăng cao kéo theo nhu cầu về nước,
đất, nơi cư trú, năng lượng... cũng tăng nhanh chưa từng có. Cùng với đó, quá
trình phát triển kinh tế chưa chú ý đến môi trường, tài nguyên ngày càng cạn
kiệt, giá trị vốn tư bản tự nhiên chưa được định giá đúng và đủ, lãng phí tài
nguyên trong sản xuất và tiêu dùng đang là những thách thức lớn đối với các
quốc gia. Những thách thức này mang một ý nghĩa quan trọng, đặt ra nhu cầu
tìm kiếm những công cụ mới và chuyển đổi mô hình tăng trưởng hiện có để giải
quyết hiệu quả các vấn đề mà thế giới đang phải đối mặt.
Tuy nhiên, có một thực tế rằng, nếu như việc chuyển đổi mô hình tăng
trưởng và tái cấu trúc kinh tế chỉ bó hẹp trong cách phát triển truyền
thống, vốn đặt sức ép quá lớn lên các nguồn lực tự nhiên, thì nó đang trở nên
không còn phù hợp. Tăng trưởng kinh tế chủ yếu chú trọng vào mặt “hiệu quả –
lợi nhuận” đơn thuần của các hoạt động sản xuất, kinh doanh, mà ít tính đến các
chi phí phải đầu tư để ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm và bảo vệ môi trường đang
tạo ra sự tàn phá nhiều hơn là của cải thực. Bằng chứng là, nó đang gây ra những
chu kỳ suy thoái kinh tế, khủng hoảng sinh thái trầm trọng và biến đổi khí hậu
toàn cầu. Mô hình phát triển kinh tế hiện tại dường như không còn phù hợp nữa
đối với mục tiêu phát triển bền vững.
Vì vậy, một phương diện chuyển đổi quan trọng không thể không nhắc
đến là xu hướng phát triển “xanh” trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang trở
thành một thách thức lớn đối với sự tồn vong của nhân loại. Trong gần hai thập
kỷ qua, kể từ khi Chương trình nghị sự 21 (Agenda 21) được thông qua tại Hội
nghị thượng đỉnh trái đất (Hội nghị của Liên hợp quốc về môi trường và phát
triển) ở Rio de Janerio năm 1992, phát triển xanh nhằm chống biến đổi khí hậu
và bảo vệ môi trường đã trở thành một trong những mục tiêu phát triển hàng đầu
của tất cả các nước, từ các nước phát triển cho đến các nước đang phát triển.
Đến nay, thực tế cho thấy tăng trưởng xanh đã được xác định là trọng tâm trong
chính sách phát triển quốc gia của nhiều nước trên thế giới trong nỗ lực đạt được
sự phát triển bền vững. Trong đó, đáng chú ý nhiều quốc gia như Hàn Quốc,
Nhật Bản ở châu Á, Đức, Anh, Pháp, Hà Lan... ở châu Âu đã đi tiên phong trong
việc thúc đẩy tăng trưởng xanh với nhiều nội dung quan trọng thể hiện sự cam
kết mạnh mẽ hướng tới nền kinh tế xanh.
Bối cảnh hậu khủng hoảng hiện nay cho thấy yêu cầu cần có những thay
đổi mạnh mẽ hơn nữa để hướng tới một nền kinh tế xanh của nhân loại. Những
thay đổi này không chỉ đơn thuần về mặt nhận thức mà còn phải cả thực tiễn
hành động: từ chuyển đổi mô hình công nghiệp hóa, hạn chế khai thác tài
nguyên thiên nhiên, phát triển các ngành công nghệ cao, thay đổi cách sử
dụng năng lượng, xây dựng các thể chế mới cho nền kinh tế cho đến thay đổi
thói quen tiêu dùng và cả những thành phố, tòa nhà nơi người ta sinh sống và
làm việc v.v...
Đối với Việt Nam, bối cảnh hậu khủng hoảng đang đặt ra vấn đề nhìn
nhận lại tư duy phát triển và đẩy mạnh cải cách, vượt qua những cản trở nội tại
đối với sự phát triển của nền kinh tế. Khi đánh giá bối cảnh quốc tế cho sự phát
triển của đất nước, Chiến lược phát triển Kinh tế-Xã hội giai đoạn 2011-2020
nhận định “Quá trình tái cấu trúc các nền kinh tế…sẽ diễn ra mạnh mẽ, gắn với
những bước tiến mới về khoa học, công nghệ và sử dụng tiết kiệm năng lượng,
tài nguyên.” Chiến lược cũng khẳng định “phát triển bền vững là yêu cầu xuyên
suốt” và “phát triển kinh tế-xã hội phải luôn coi trọng bảo vệ và cải thiện môi
trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu”. Vì thế, việc nghiên cứu quá
trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc kinh tế theo hướng xanh
hóa trên thế giới, đặc biệt là ở một số quốc gia EU như là Đức, Pháp, Hà Lan...
sẽ góp phần cụ thể hóa, cập nhật và làm sáng tỏ hơn những nhận định và chủ
trương chính sách trên trong thời gian tới.
Tuy nhiên, việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tái cấu trúc nền kinh tế,
nhất là đi vào những lĩnh vực và xu hướng tiên phong ngay cả đối với thế giới
như phát triển xanh tất yếu đặt ra những đòi hỏi và những thách thức không nhỏ
đối với Việt Nam. Phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay vẫn còn theo mô hình
truyền thống, dựa nhiều vào khai thác tài nguyên, xuất khẩu nguyên liệu thô và
sơ chế. Vì vậy, việc nghiên cứu kinh nghiệm của các nước đi trước như EU sẽ
cung cấp cơ sở lý luận cần thiết và thực tiễn cụ thể để trả lời các câu hỏi:
1) Tại sao chuyển đổi sang nền kinh tế xanh là xu hướng tất yếu đối với sự
phát triển của các nước, từ những nước phát triển cho đến những nước đang
phát triển, trong bối cảnh hiện nay?
2) Những đặc điểm nổi bật của xu hướng tăng trưởng xanh ở EU và hàm ý
cho việc chuyển đổi sang nền kinh tế xanh của Việt Nam là gì?
3) Việt Nam cần làm gì để có những bước đi phù hợp, đúng đắn trong lộ
trình phát triển xanh và bền vững?
Trên cơ sở đó, tác giả đã chọn chủ đề: Chuyển đổi sang nền kinh tế xanh
ở một số nước EU và gợi mở cho Việt Nam, làm đề tài luận văn nghiên cứu.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài.
* Tình hình nghiên cứu trong nước của đề tài:
Trong quá trình mở cửa, cải cách và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước,
những đặc điểm, tiến trình và động thái của nền kinh tế thế giới luôn được các
học giả Việt Nam quan tâm sâu sắc.
Những năm trước đây, một số học giả đã cố gắng đưa ra các phân tích dài
hạn về những xu thế điều chỉnh và cải cách của nền kinh tế thế giới. Tiêu biểu có
thể kể đến nghiên cứu của Lê Văn Sang và Lê Bộ Lĩnh (2005) về cục diện kinh
tế thế giới hai thập niên đầu thế kỷ XXI; của Đinh Quý Độ (chủ biên, 2005) về
sự thay đổi của trật tự kinh tế thế giới trong thế kỷ 21; của Nguyễn Duy Quý
(2002), Nguyễn Đức Bình, Lê Hữu Nghĩa và Trần Hữu Tiến (2003) đánh giá sự
phát triển của thế giới trong những năm năm cuối thế kỷ XX và đoán sự phát
triển này trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI. Nhìn chung, đây là những nghiên
cứu tổng hợp, có các đánh giá khá dài hạn. Tuy nhiên, các nghiên cứu này hầu
như không quan tâm đến khía cạnh xanh hóa nền kinh tế thế giới và cũng được
thực hiện trước khi cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái toàn cầu năm 2008
xảy ra nên những đánh giá cần được xem xét lại trong bối cảnh mới.
Các nghiên cứu trong mấy năm gần đây đều lấy cuộc khủng hoảng tài
chính và suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2008 làm xuất phát điểm và nêu ra vấn
đề tái cấu trúc nền kinh tế thế giới. Các nghiên cứu này đã khiến cho thuật ngữ
“tái cấu trúc kinh tế” hoặc“ tái cơ cấu kinh tế” trở thành phổ biến.
Trong số các bài viết này có thể kể đến những nghiên cứu khá tổng hợp
của Nguyễn Sơn (2009) và sách dịch của Nguyễn Văn Nhã (2009) đề cập tới
những vấn đề của nền kinh tế thế giới bộc lộ dưới tác động của cuộc khủng
hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, các giải pháp chính sách và việc triển khai
thực hiện các giải pháp này. Bên cạnh đó còn có các bài viết của Nguyễn Minh
Phong (2009) đánh giá về các xu hướng chính của kinh tế thế giới sau khủng
hoảng, trong đó đề cập tới sự thay đổi về mô hình phát triển của nhiều nước trên
thế giới;
Tuy nhiên, cho đến nay chưa có nhiều nghiên cứu trong nước nói về vấn
đề chuyển dịch sang nền kinh tế “xanh” mặc dù đây chính là một trong những
tâm điểm của tái cấu trúc nền kinh tế thế giới thời kỳ hậu khủng hoảng đang
được cộng đồng quốc tế quan tâm và là lợi ích phát triển lâu dài của Việt Nam.
Hầu hết nghiên cứu trong nước gần đây mới chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu vấn đề
phát triển bền vững trước nguy cơ ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu toàn
cầu.
Hiện nay, các nghiên cứu trong nước cũng đang thảo luận nhiều về vấn đề
tái cấu trúc kinh tế Việt Nam. Đặc biệt chủ đề tái cấu trúc kinh tế Việt Nam đã
nhận được mối quan tâm đặc biệt từ nhiều cơ sở nghiên cứu khoa học có uy tín.
Thí dụ, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu
tư (2010) đã tiến hành Đề án nghiên cứu: “Đổi mới và đẩy nhanh chuyển dịch cơ
cấu kinh tế đến năm 2020 theo hướng nâng cao năng suất, hiệu quả và năng lực
cạnh tranh của nền kinh tế”.
Trong báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2011 “Nền kinh tế trước ngã
ba đường”, Nguyễn Đức Thành và nhóm tác giả (2011) chỉ rõ kinh tế đang
chứng kiến những bất ổn vĩ mô tiềm tàng, như lạm phát tăng cao, thâm hụt
ngân sách lớn, nợ công tiếp tục tích lũy, thâm hụt thương mại chưa được cải
thiện, cải cách doanh nghiệp nhà nước còn nhiều vấn đề, v.v… Điều đó cho
thấy Việt Nam cần đưa ra những quyết định quan trọng, quyết tâm tiếp tục cải
cách kinh tế-xã hội, thay đổi mô hình tăng trưởng, và tái cấu trúc nền kinh tế,
v.v…để tạo ra những động lực mới cho sự tăng trưởng kinh tế và phát triển xã
hội một cách vững chắc.
Tuy nhiên, trong các nghiên cứu về tái cấu trúc kinh tế Việt Nam hiện nay
được nêu ra vẫn thiếu vắng chủ đề nghiên cứu về phản ứng của Việt Nam trước
xu thế chuyển đổi sang nền kinh tế xanh của thế giới. Mặc dù phát triển bền
vững và bảo vệ môi trường đã trở thành một trong những nội dung trọng tâm
của các Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội trong giai đoạn 2001-2010 và
2011-2020, các nghiên cứu hiện nay vẫn chưa trả lời tốt câu hỏi: Việt Nam nên
tiếp cận với nền kinh tế xanh như thế nào? Có thể nói, trong xu thế chuyển đổi
sang nền kinh tế xanh của thế giới, Việt Nam đã tụt lại đằng sau thế giới một
bước khá xa, không chỉ về lý luận mà cả về thực tiễn.
* Tài liệu nghiên cứu ngoài nước.
Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu vừa qua đã đặt
ra yêu cầu cấp bách đối với nền kinh tế thế giới là tái cấu trúc và thay đổi mô
hình tăng trưởng để phát triển bền vững. Điều này đã được phản ánh trong nhiều
công trình nghiên cứu, tiêu biểu trong số đó có thể kể đến cuốn sách “Triển vọng
chiến lược và vĩ mô toàn cầu: Tái cấu trúc, không phục hồi” của Michel Léonard
(2010).
Nền kinh tế xanh và quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh đã được
nhiều nghiên cứu trên thế giới thảo luận trong gần hai thập kỷ qua, kể từ khi có
Chương trình nghị sự 21 (Bosetti và cộng sự, 2009; Burniaux và cộng sự 2008;
2009; Steenblik và Kim, 2009; UNEP, 2008). Chủ đề này đã nhận được sự quan
tâm đặc biệt hơn nữa do yêu cầu tái cấu trúc nền kinh tế thế giới trong bối cảnh
hậu khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu (OECD, 2011).
Nhìn chung, trong bối cảnh tái cấu trúc kinh tế thế giới thời kỳ hậu khủng
hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu và yêu cầu chống biến đổi khí hậu
đang trở nên cấp bách, các nghiên cứu trên thế giới hiện đang dành mối quan tâm
đặc biệt đến xu hướng phát triển xanh, trong đó nhấn mạnh kinh nghiệm của các
nước đi trước và khả năng áp dụng của các nước đi sau. Đây cũng là một trong
những ưu tiên trọng điểm của cộng đồng các nhà tài trợ cho Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
- Mục đích nghiên cứu của đề tài: “ Chuyển đổi sang nền kinh tế xanh ở một
số nước EU và gợi mở cho Việt Nam” nhằm tìm hiểu xu thế chuyển đổi sang nền
kinh tế xanh ở một số nước EU, kinh nghiệm của Đức và từ đó rút ra một số gợi
mở về chính sách cho Việt Nam.
- Nhiệm vụ nghiên cứu.
i) Tìm hiểu cơ sở lý luận trong chuyển đổi sang nền kinh tế “xanh”.
ii) Tìm hiểu những đặc điểm của xu hướng chuyển đổi sang nền kinh tế
“xanh” ở EU trong thời kỳ hậu khủng hoảng.
iii)Rút ra một số gợi mở cho Việt Nam
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là : Chuyển đổi sang nền kinh tế xanh ở một
số nước EU và đi sâu vào nghiên cứu trường hợp của Đức.
- Nghiên cứu sẽ sử dụng khung lý thuyết sau:
• Lý thuyết chuyển đổi về mô hình tăng trưởng.
• Lý thuyết về tăng trưởng xanh.
Luận văn vận dụng khung lý thuyết trên để nghiên cứu xu hướng chuyển
đổi sang nền kinh tế xanh trên cả ba khía cạnh: Phát triển kinh tế, Bền vững môi
trường, và Gắn kết xã hội.
- Việc rút ra gợi mở cho Việt Nam sẽ xoay quanh 3 khía cạnh:
1. Đổi mới các yếu tố thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế;
2. Thiết lập các thể chế cho nền kinh tế xanh;
3. Thay đổi nhận thức xã hội.
- Thời gian nghiên cứu: từ năm 2000, đặc biệt sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
- Không gian nghiên cứu : chuyển đổi sang nền kinh tế xanh ở một số nước EU,
tập trung nghiên cứu trường hợp của Đức.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu tại chỗ và thư viện. Nghiên cứu mang tính chất định tính và
phân tích tư liệu. Nguồn dữ liệu được sử dụng là dữ liệu thứ cấp, đáng tin cậy
của các cá nhân và tổ chức có uy tín trong và ngoài nước.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp thống kê, logic lịch sử; Khung lý thuyết
về tăng trưởng xanh.; Lý thuyết về chuyển đổi mô hình tăng trưởng
- Phương pháp so sánh: so sánh việc chuyển đổi sang nền kinh tế xanh của
các nước EU;
- Phương pháp phân tích cơ hội, thách thức.
6. Đóng góp mới của luận văn.
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về tăng trưởng xanh trên
thế giới.
- Phân tích xu thế chuyển đổi sang nền kinh tế xanh ở EU, đặc biệt sau thời
kỳ hậu khủng hoảng.
- Rút ra một số gợi mở cho Việt Nam.
7. Bố cục của luận văn.
Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung
gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của chuyển đổi sang nền kinh tế xanh .
Chương 2: Thực trạng chuyển đổi sang nền kinh tế xanh ở EU,
Chương 3: Một số gợi mở cho chuyển đổi kinh tế theo hướng xanh của Việt
Nam
CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CHUYỂN ĐỔI SANG NỀN KINH TẾ XANH
1.1. Cơ sở lý luận của chuyển đổi sang nền kinh tế xanh.
1.1.1. Khái quát về kinh tế học “xanh” và nền kinh tế "xanh.
Những năm cuối thế kỷ 20 và thập niên đầu của thế kỷ 21 đã chứng kiến
nhiều biến động cả về kinh tế, chính trị cũng như trên nhiều phương diện khác
của đời sống xã hội. Biến đổi khí hậu (BĐKH), khủng hoảng tài chính và toàn
cầu hóa vượt khỏi tầm kiểm soát - tất cả các vấn đề lớn đối với thế giới có nguồn
gốc từ hệ thống kinh tế hiện tại. Rõ ràng rằng con đường phát triển thế giới hiện
nay là không bền vững trong dài hạn, dù những tiềm năng to lớn của thị trường
và đổi mới công nghệ là có thật. Một tầm nhìn mới và con đường phát triển thế
giới phải được hình thành và được thông qua nếu nhân loại muốn vượt qua
những thách thức phía trước.
Kinh tế học xanh ra đời, lập luận rằng xã hội cần nằm trong hệ sinh
thái, và rằng các thị trường và nền kinh tế là những cấu trúc xã hội cần đáp ứng
những ưu tiên về xã hội và môi trường.
1.1.2. Sự hình thành của lý thuyết kinh tế xanh
Ý tưởng về phát triển bền vững và lý thuyết kinh tế xanh đã được hé mở
bởi Rachel Louise Carson – nữ giáo sư sinh thái học người Mỹ vào năm 1962.
Với tác phẩm nổi tiếng “The Silent Spring” (Mùa xuân im lặng), bà đã đưa ra
những thông báo đầu tiên về hiệu ứng tiêu cực của tăng trưởng kinh tế tới môi
trường. Nhận định của Rachel L. Carson “Mọi người đang phá hủy thế giới” từ
những bằng chứng về tác hại của thuốc trừ sâu DDT và những loại thuốc diệt
côn trùng khác được sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp đã được đưa lên bàn
mới nổi nhờ các hàng hóa và dịch vụ “xanh” của họ. Những tiến bộ trong khai
thác hiệu quả tài nguyên và đa dạng hóa các nguồn năng lượng sẽ góp phần giảm
chi phí nhập khẩu và bảo đảm an ninh năng lượng cho các quốc gia, tránh những
biến động của giá cả thị trường; đồng thời hạn chế các ảnh hưởng môi trường và
chi phí liên quan đến sức khỏe từ những hoạt động sản xuất. Tất nhiên, mỗi quốc
gia phải tự đánh giá các nguồn cung cấp vốn của mình và xem xét khả năng để
có thể tối ưu hóa cơ hội cho sự tăng trưởng kinh tế bền vững.
3.1.2. Những cơ hội và thách thức đối với việc chuyển đổi sang nền
kinh tế xanh của Việt Nam
Cơ hội:
Thứ nhất, quá trình đẩy mạnh thực hiện Chiến lược CNH, HĐH đất nước
trong những năm qua đã giúp nền kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng, tạo ra
nội lực bên trong (nhân lực, vật lực, tài lực, chủ trương chính sách, v.v…) cho
một xu thế phát triển mới. Nền chính trị ổn định, xã hội thân thiện, dân số gần 90
triệu người, trong đó tỷ lệ tham gia lực lượng lai động cao, tỷ lệ biết chữ cao,
người dân thông minh, ôn hòa, chăm chỉ, là động lực để thực hiện những đột phá
về phát triển kinh tế.
Thứ hai, Việt nam đang trong quá trình hội nhập quốc tế và khu vực ngày
càng sâu rộng. Xu hướng hợp tác quốc tế tạo cho Việt Nam điều kiện học hỏi,
tiếp thu kinh nghiệm của các nước trên thế giới đã thành công trong mô hình
phát triển kinh tế xanh, như Mỹ, Đan Mạch, Anh, Đức, Hàn Quốc… và tìm kiếm
sự hỗ trợ, trợ giúp của các tổ chức trên thế giới trong việc nghiên cứu mô hình
phát triển kinh tế này. Việt Nam đang hội tụ những điều kiện thuận lợi là lợi thế
so sánh trong phát triển kinh tế xanh; Việt nam nằm ở khu vực phát triển năng
động nhất trên thế giới (Đông Nam Á), hướng ra Biển Đông- một trong những
tuyến đường hàng hải sôi động nhất thế giới, gần với Đông Bắc Á- khu vực đang
đi tiên phong trong tăng trưởng xanh của thế giới (Nhật Bản, Hàn Quốc).
Thứ ba, vị trí địa lý tự nhiên và tính đa dạng sinh học cao mở ra cơ hội
phát triển một số ngành kinh tế xanh mũi nhọn, đồng thời phát triển và sử dụng
các loại năng lượng tái tạo, như năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng
thủy triều, năng lượng sinh học,… Cảnh quan thiên nhiên phong phú với nhiều
khu vực được công nhận là di sản thiên nhiên của thế giới, truyền thống văn hóa,
lịch sử đậm đà bản sắc dân tộc, mở ra cơ hội để phát triển du lịch giải trí và xây
dựng nền công nghiệp văn hóa. Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm là điều kiện thuận lợi
để phát triển và sử dụng các loại năng lượng tái tạo, như năng lượng gió, năng
lượng Mặt trời, năng lượng thủy triều, năng lượng sinh học…. Điều này góp
phần thúc đẩy việc sử dụng nguồn năng lương này thay thế nguồn năng lượng tự
nhiên, góp phần đáng kể trong việc giảm thiểu phát thải khí gây hiệu ứng nhà
kính khi sử dụng nguồn năng lượng này:
Thứ tư, người dân ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của việc lựa
chọn và phát triển mô hình kinh tế xanh vì những vấn đề bức xúc về ô nhiễm
môi trường và suy giảm tài nguyên thiên trong thời gian vừa qua, điều này giúp
nâng cao nhận thức của người dân về hậu quả và sự trả giá cho mô hình phát
triển của nền kinh tế nâu.
Có thể nói, Việt nam đang hội tụ những điều kiện thuận lợi từ chủ trương,
chính sách tới điều kiện tự nhiên, xã hội , hợp tác quốc tế. Đây có thể được coi là
những yếu tố thúc đẩy việc tiến hành xanh hóa nền kinh tế Việt Nam trong thời
gian tới.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Nhà xuất bản: ĐHKT
Ngày: 2012
Chủ đề: Kinh tế quốc tế
Kinh tế xanh
Liên minh Châu Âu
Việt Nam
Miêu tả: 94 tr. + CD-ROM + tóm tắt
Luận văn ThS. Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế -- Trường Đại học Kinh tế. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Trình bày những lý luận chung về nền kinh tế xanh, khái quát chung về xu hướng chuyển đổi sang nền kinh tế xanh ở EU bao gồm: bối cảnh ban đầu của xu thế chuyển đổi, thực trạng chuyển đổi sang nền kinh tế xanh ở một số nước EU, lộ trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, các yếu tố tác động đến việc chuyển đổi sang nền kinh tế xanh. Nghiên cứu trường hợp: chuyển đổi sang kinh tế xanh ở Đức. Từ những kết quả nghiên cứu về chuyển đổi sang kinh tế xanh ở EU, đưa ra một số gợi mở chuyển đổi kinh tế theo hướng xanh của Việt Nam
MỞ ĐẦU......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CHUYỂN ĐỔI SANG NỀN KINH
TẾ XANH ....................................................................................................... 10
1.1. Cơ sở lý luận của chuyển đổi sang nền kinh tế xanh. ......................... 10
1.1.1. Khái quát về kinh tế học “xanh” và nền kinh tế "xanh...................... 10
1.1.2. Sự hình thành của lý thuyết kinh tế xanh .......................................... 10
1.1.3. Những nội dung cơ bản của kinh tế học xanh hiện nay..................... 15
1.1.4. Tính tất yếu của việc lựa chọn chuyển đổi sang nền kinh tế xanh .... 16
1.2. Mô hình phổ biến và khung khổ lý thuyết về nền kinh tế xanh........ 19
1.2.1. Những quan điểm về mô hình nền kinh tế xanh................................ 19
1.2.2. Những quan điểm về tăng trưởng xanh............................................. 22
1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá mức độ xanh của nền kinh tế .......................... 23
1.3. Lộ trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh......................................... 24
1.4. Các yếu tố tác động đến việc chuyển đổi sang nền kinh tế xanh........ 27
1.4.1. Các yếu tố thúc đẩy xu hướng chuyển dịch sang nền kinh tế xanh.... 27
1.4.2. Các yếu tố cản trở việc chuyển đổi sang nền kinh tế xanh ................ 29
CHƯƠNG 2: CHUYỂN ĐỔI SANG NỀN KINH TẾ XANH Ở MỘT SỐ
NƯỚC EU........................................................................................................ 32
2.1. Khái quát chung về xu hướng chuyển đổi sang nền kinh tế xanh ở
EU ................................................................................................................ 32
2.1.1. Bối cảnh ban đầu của xu thế chuyển đổi........................................... 32
2.1.2. Các đặc điểm nổi bật của xu hướng chuyển sang nền kinh tế xanh ở
EU.............................................................................................................. 34
2.2. Thực trạng chuyển đổi sang nền kinh tế xanh ở một số nước EU ..... 44
2.2.1. Lộ trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh ....................................... 44
2.2.2. Thực trạng chuyển đổi sang nền kinh tế xanh ở một số nước EU...... 45
2.3. Nghiên cứu trường hợp: Chuyển đổi sang kinh tế xanh ở Đức ......... 54
2.3.1. Bối cảnh ban đầu của quá trình chuyển đổi....................................... 54
2.3.2. Thực trạng quá trình chuyển đổi và chính sách................................. 55
2.3.3. Đánh giá quá trình chuyển đổi sang kinh tế xanh của Đức................ 62
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GỢI MỞ CHUYỂN ĐỔI KINH TẾ THEO HƯỚNG
XANH CỦA VIỆT NAM................................................................................. 66
3.1. Việt Nam trước xu thế chuyển đổi sang nền kinh tế xanh của thế
giới................................................................................................................ 66
3.1.1. Sự cần thiết phải chuyển đổi sang nền kinh tế xanh của Việt Nam ... 66
3.1.2. Những cơ hội và thách thức đối với việc chuyển đổi sang nền kinh
tế xanh của Việt Nam................................................................................. 70
3.2. Quan điểm và một số kiến nghị về giải pháp chuyển đổi sang nền
kinh tế xanh rút ra từ kinh nghiệm của EU............................................... 73
3.2.1. Một số quan điểm............................................................................. 73
3.2.2. Một số kiến nghị về giải pháp chính sách ......................................... 77
KẾT LUẬN..................................................................................................... 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 89
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết và ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu.
Trong thời gian qua, các quốc gia trên thế giới phải đối mặt với một tình
hình chung đó là các thách thức do hậu quả của các cuộc khủng hoảng kinh tế,
xã hội xảy ra liên tiếp tại nhiều quốc gia. Cuộc khủng hoảng tài chính và suy
thoái kinh tế toàn cầu đã làm bộc lộ những mâu thuẫn, rủi ro khó lường của các
mô hình kinh tế hiện tại và đặt ra yêu cầu chuyển đổi mô hình tăng trưởng và tái
cấu trúc kinh tế để tạo lập lại nền tảng cho sự phát triển bền vững. Tình trạng
càng trở nên trầm trọng hơn trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng có nhiều
diễn biến phức tạp, dân số thế giới ngày càng tăng cao kéo theo nhu cầu về nước,
đất, nơi cư trú, năng lượng... cũng tăng nhanh chưa từng có. Cùng với đó, quá
trình phát triển kinh tế chưa chú ý đến môi trường, tài nguyên ngày càng cạn
kiệt, giá trị vốn tư bản tự nhiên chưa được định giá đúng và đủ, lãng phí tài
nguyên trong sản xuất và tiêu dùng đang là những thách thức lớn đối với các
quốc gia. Những thách thức này mang một ý nghĩa quan trọng, đặt ra nhu cầu
tìm kiếm những công cụ mới và chuyển đổi mô hình tăng trưởng hiện có để giải
quyết hiệu quả các vấn đề mà thế giới đang phải đối mặt.
Tuy nhiên, có một thực tế rằng, nếu như việc chuyển đổi mô hình tăng
trưởng và tái cấu trúc kinh tế chỉ bó hẹp trong cách phát triển truyền
thống, vốn đặt sức ép quá lớn lên các nguồn lực tự nhiên, thì nó đang trở nên
không còn phù hợp. Tăng trưởng kinh tế chủ yếu chú trọng vào mặt “hiệu quả –
lợi nhuận” đơn thuần của các hoạt động sản xuất, kinh doanh, mà ít tính đến các
chi phí phải đầu tư để ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm và bảo vệ môi trường đang
tạo ra sự tàn phá nhiều hơn là của cải thực. Bằng chứng là, nó đang gây ra những
chu kỳ suy thoái kinh tế, khủng hoảng sinh thái trầm trọng và biến đổi khí hậu
toàn cầu. Mô hình phát triển kinh tế hiện tại dường như không còn phù hợp nữa
đối với mục tiêu phát triển bền vững.
Vì vậy, một phương diện chuyển đổi quan trọng không thể không nhắc
đến là xu hướng phát triển “xanh” trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang trở
thành một thách thức lớn đối với sự tồn vong của nhân loại. Trong gần hai thập
kỷ qua, kể từ khi Chương trình nghị sự 21 (Agenda 21) được thông qua tại Hội
nghị thượng đỉnh trái đất (Hội nghị của Liên hợp quốc về môi trường và phát
triển) ở Rio de Janerio năm 1992, phát triển xanh nhằm chống biến đổi khí hậu
và bảo vệ môi trường đã trở thành một trong những mục tiêu phát triển hàng đầu
của tất cả các nước, từ các nước phát triển cho đến các nước đang phát triển.
Đến nay, thực tế cho thấy tăng trưởng xanh đã được xác định là trọng tâm trong
chính sách phát triển quốc gia của nhiều nước trên thế giới trong nỗ lực đạt được
sự phát triển bền vững. Trong đó, đáng chú ý nhiều quốc gia như Hàn Quốc,
Nhật Bản ở châu Á, Đức, Anh, Pháp, Hà Lan... ở châu Âu đã đi tiên phong trong
việc thúc đẩy tăng trưởng xanh với nhiều nội dung quan trọng thể hiện sự cam
kết mạnh mẽ hướng tới nền kinh tế xanh.
Bối cảnh hậu khủng hoảng hiện nay cho thấy yêu cầu cần có những thay
đổi mạnh mẽ hơn nữa để hướng tới một nền kinh tế xanh của nhân loại. Những
thay đổi này không chỉ đơn thuần về mặt nhận thức mà còn phải cả thực tiễn
hành động: từ chuyển đổi mô hình công nghiệp hóa, hạn chế khai thác tài
nguyên thiên nhiên, phát triển các ngành công nghệ cao, thay đổi cách sử
dụng năng lượng, xây dựng các thể chế mới cho nền kinh tế cho đến thay đổi
thói quen tiêu dùng và cả những thành phố, tòa nhà nơi người ta sinh sống và
làm việc v.v...
Đối với Việt Nam, bối cảnh hậu khủng hoảng đang đặt ra vấn đề nhìn
nhận lại tư duy phát triển và đẩy mạnh cải cách, vượt qua những cản trở nội tại
đối với sự phát triển của nền kinh tế. Khi đánh giá bối cảnh quốc tế cho sự phát
triển của đất nước, Chiến lược phát triển Kinh tế-Xã hội giai đoạn 2011-2020
nhận định “Quá trình tái cấu trúc các nền kinh tế…sẽ diễn ra mạnh mẽ, gắn với
những bước tiến mới về khoa học, công nghệ và sử dụng tiết kiệm năng lượng,
tài nguyên.” Chiến lược cũng khẳng định “phát triển bền vững là yêu cầu xuyên
suốt” và “phát triển kinh tế-xã hội phải luôn coi trọng bảo vệ và cải thiện môi
trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu”. Vì thế, việc nghiên cứu quá
trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc kinh tế theo hướng xanh
hóa trên thế giới, đặc biệt là ở một số quốc gia EU như là Đức, Pháp, Hà Lan...
sẽ góp phần cụ thể hóa, cập nhật và làm sáng tỏ hơn những nhận định và chủ
trương chính sách trên trong thời gian tới.
Tuy nhiên, việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tái cấu trúc nền kinh tế,
nhất là đi vào những lĩnh vực và xu hướng tiên phong ngay cả đối với thế giới
như phát triển xanh tất yếu đặt ra những đòi hỏi và những thách thức không nhỏ
đối với Việt Nam. Phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay vẫn còn theo mô hình
truyền thống, dựa nhiều vào khai thác tài nguyên, xuất khẩu nguyên liệu thô và
sơ chế. Vì vậy, việc nghiên cứu kinh nghiệm của các nước đi trước như EU sẽ
cung cấp cơ sở lý luận cần thiết và thực tiễn cụ thể để trả lời các câu hỏi:
1) Tại sao chuyển đổi sang nền kinh tế xanh là xu hướng tất yếu đối với sự
phát triển của các nước, từ những nước phát triển cho đến những nước đang
phát triển, trong bối cảnh hiện nay?
2) Những đặc điểm nổi bật của xu hướng tăng trưởng xanh ở EU và hàm ý
cho việc chuyển đổi sang nền kinh tế xanh của Việt Nam là gì?
3) Việt Nam cần làm gì để có những bước đi phù hợp, đúng đắn trong lộ
trình phát triển xanh và bền vững?
Trên cơ sở đó, tác giả đã chọn chủ đề: Chuyển đổi sang nền kinh tế xanh
ở một số nước EU và gợi mở cho Việt Nam, làm đề tài luận văn nghiên cứu.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài.
* Tình hình nghiên cứu trong nước của đề tài:
Trong quá trình mở cửa, cải cách và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước,
những đặc điểm, tiến trình và động thái của nền kinh tế thế giới luôn được các
học giả Việt Nam quan tâm sâu sắc.
Những năm trước đây, một số học giả đã cố gắng đưa ra các phân tích dài
hạn về những xu thế điều chỉnh và cải cách của nền kinh tế thế giới. Tiêu biểu có
thể kể đến nghiên cứu của Lê Văn Sang và Lê Bộ Lĩnh (2005) về cục diện kinh
tế thế giới hai thập niên đầu thế kỷ XXI; của Đinh Quý Độ (chủ biên, 2005) về
sự thay đổi của trật tự kinh tế thế giới trong thế kỷ 21; của Nguyễn Duy Quý
(2002), Nguyễn Đức Bình, Lê Hữu Nghĩa và Trần Hữu Tiến (2003) đánh giá sự
phát triển của thế giới trong những năm năm cuối thế kỷ XX và đoán sự phát
triển này trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI. Nhìn chung, đây là những nghiên
cứu tổng hợp, có các đánh giá khá dài hạn. Tuy nhiên, các nghiên cứu này hầu
như không quan tâm đến khía cạnh xanh hóa nền kinh tế thế giới và cũng được
thực hiện trước khi cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái toàn cầu năm 2008
xảy ra nên những đánh giá cần được xem xét lại trong bối cảnh mới.
Các nghiên cứu trong mấy năm gần đây đều lấy cuộc khủng hoảng tài
chính và suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2008 làm xuất phát điểm và nêu ra vấn
đề tái cấu trúc nền kinh tế thế giới. Các nghiên cứu này đã khiến cho thuật ngữ
“tái cấu trúc kinh tế” hoặc“ tái cơ cấu kinh tế” trở thành phổ biến.
Trong số các bài viết này có thể kể đến những nghiên cứu khá tổng hợp
của Nguyễn Sơn (2009) và sách dịch của Nguyễn Văn Nhã (2009) đề cập tới
những vấn đề của nền kinh tế thế giới bộc lộ dưới tác động của cuộc khủng
hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, các giải pháp chính sách và việc triển khai
thực hiện các giải pháp này. Bên cạnh đó còn có các bài viết của Nguyễn Minh
Phong (2009) đánh giá về các xu hướng chính của kinh tế thế giới sau khủng
hoảng, trong đó đề cập tới sự thay đổi về mô hình phát triển của nhiều nước trên
thế giới;
Tuy nhiên, cho đến nay chưa có nhiều nghiên cứu trong nước nói về vấn
đề chuyển dịch sang nền kinh tế “xanh” mặc dù đây chính là một trong những
tâm điểm của tái cấu trúc nền kinh tế thế giới thời kỳ hậu khủng hoảng đang
được cộng đồng quốc tế quan tâm và là lợi ích phát triển lâu dài của Việt Nam.
Hầu hết nghiên cứu trong nước gần đây mới chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu vấn đề
phát triển bền vững trước nguy cơ ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu toàn
cầu.
Hiện nay, các nghiên cứu trong nước cũng đang thảo luận nhiều về vấn đề
tái cấu trúc kinh tế Việt Nam. Đặc biệt chủ đề tái cấu trúc kinh tế Việt Nam đã
nhận được mối quan tâm đặc biệt từ nhiều cơ sở nghiên cứu khoa học có uy tín.
Thí dụ, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu
tư (2010) đã tiến hành Đề án nghiên cứu: “Đổi mới và đẩy nhanh chuyển dịch cơ
cấu kinh tế đến năm 2020 theo hướng nâng cao năng suất, hiệu quả và năng lực
cạnh tranh của nền kinh tế”.
Trong báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2011 “Nền kinh tế trước ngã
ba đường”, Nguyễn Đức Thành và nhóm tác giả (2011) chỉ rõ kinh tế đang
chứng kiến những bất ổn vĩ mô tiềm tàng, như lạm phát tăng cao, thâm hụt
ngân sách lớn, nợ công tiếp tục tích lũy, thâm hụt thương mại chưa được cải
thiện, cải cách doanh nghiệp nhà nước còn nhiều vấn đề, v.v… Điều đó cho
thấy Việt Nam cần đưa ra những quyết định quan trọng, quyết tâm tiếp tục cải
cách kinh tế-xã hội, thay đổi mô hình tăng trưởng, và tái cấu trúc nền kinh tế,
v.v…để tạo ra những động lực mới cho sự tăng trưởng kinh tế và phát triển xã
hội một cách vững chắc.
Tuy nhiên, trong các nghiên cứu về tái cấu trúc kinh tế Việt Nam hiện nay
được nêu ra vẫn thiếu vắng chủ đề nghiên cứu về phản ứng của Việt Nam trước
xu thế chuyển đổi sang nền kinh tế xanh của thế giới. Mặc dù phát triển bền
vững và bảo vệ môi trường đã trở thành một trong những nội dung trọng tâm
của các Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội trong giai đoạn 2001-2010 và
2011-2020, các nghiên cứu hiện nay vẫn chưa trả lời tốt câu hỏi: Việt Nam nên
tiếp cận với nền kinh tế xanh như thế nào? Có thể nói, trong xu thế chuyển đổi
sang nền kinh tế xanh của thế giới, Việt Nam đã tụt lại đằng sau thế giới một
bước khá xa, không chỉ về lý luận mà cả về thực tiễn.
* Tài liệu nghiên cứu ngoài nước.
Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu vừa qua đã đặt
ra yêu cầu cấp bách đối với nền kinh tế thế giới là tái cấu trúc và thay đổi mô
hình tăng trưởng để phát triển bền vững. Điều này đã được phản ánh trong nhiều
công trình nghiên cứu, tiêu biểu trong số đó có thể kể đến cuốn sách “Triển vọng
chiến lược và vĩ mô toàn cầu: Tái cấu trúc, không phục hồi” của Michel Léonard
(2010).
Nền kinh tế xanh và quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh đã được
nhiều nghiên cứu trên thế giới thảo luận trong gần hai thập kỷ qua, kể từ khi có
Chương trình nghị sự 21 (Bosetti và cộng sự, 2009; Burniaux và cộng sự 2008;
2009; Steenblik và Kim, 2009; UNEP, 2008). Chủ đề này đã nhận được sự quan
tâm đặc biệt hơn nữa do yêu cầu tái cấu trúc nền kinh tế thế giới trong bối cảnh
hậu khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu (OECD, 2011).
Nhìn chung, trong bối cảnh tái cấu trúc kinh tế thế giới thời kỳ hậu khủng
hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu và yêu cầu chống biến đổi khí hậu
đang trở nên cấp bách, các nghiên cứu trên thế giới hiện đang dành mối quan tâm
đặc biệt đến xu hướng phát triển xanh, trong đó nhấn mạnh kinh nghiệm của các
nước đi trước và khả năng áp dụng của các nước đi sau. Đây cũng là một trong
những ưu tiên trọng điểm của cộng đồng các nhà tài trợ cho Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
- Mục đích nghiên cứu của đề tài: “ Chuyển đổi sang nền kinh tế xanh ở một
số nước EU và gợi mở cho Việt Nam” nhằm tìm hiểu xu thế chuyển đổi sang nền
kinh tế xanh ở một số nước EU, kinh nghiệm của Đức và từ đó rút ra một số gợi
mở về chính sách cho Việt Nam.
- Nhiệm vụ nghiên cứu.
i) Tìm hiểu cơ sở lý luận trong chuyển đổi sang nền kinh tế “xanh”.
ii) Tìm hiểu những đặc điểm của xu hướng chuyển đổi sang nền kinh tế
“xanh” ở EU trong thời kỳ hậu khủng hoảng.
iii)Rút ra một số gợi mở cho Việt Nam
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là : Chuyển đổi sang nền kinh tế xanh ở một
số nước EU và đi sâu vào nghiên cứu trường hợp của Đức.
- Nghiên cứu sẽ sử dụng khung lý thuyết sau:
• Lý thuyết chuyển đổi về mô hình tăng trưởng.
• Lý thuyết về tăng trưởng xanh.
Luận văn vận dụng khung lý thuyết trên để nghiên cứu xu hướng chuyển
đổi sang nền kinh tế xanh trên cả ba khía cạnh: Phát triển kinh tế, Bền vững môi
trường, và Gắn kết xã hội.
- Việc rút ra gợi mở cho Việt Nam sẽ xoay quanh 3 khía cạnh:
1. Đổi mới các yếu tố thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế;
2. Thiết lập các thể chế cho nền kinh tế xanh;
3. Thay đổi nhận thức xã hội.
- Thời gian nghiên cứu: từ năm 2000, đặc biệt sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
- Không gian nghiên cứu : chuyển đổi sang nền kinh tế xanh ở một số nước EU,
tập trung nghiên cứu trường hợp của Đức.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu tại chỗ và thư viện. Nghiên cứu mang tính chất định tính và
phân tích tư liệu. Nguồn dữ liệu được sử dụng là dữ liệu thứ cấp, đáng tin cậy
của các cá nhân và tổ chức có uy tín trong và ngoài nước.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp thống kê, logic lịch sử; Khung lý thuyết
về tăng trưởng xanh.; Lý thuyết về chuyển đổi mô hình tăng trưởng
- Phương pháp so sánh: so sánh việc chuyển đổi sang nền kinh tế xanh của
các nước EU;
- Phương pháp phân tích cơ hội, thách thức.
6. Đóng góp mới của luận văn.
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về tăng trưởng xanh trên
thế giới.
- Phân tích xu thế chuyển đổi sang nền kinh tế xanh ở EU, đặc biệt sau thời
kỳ hậu khủng hoảng.
- Rút ra một số gợi mở cho Việt Nam.
7. Bố cục của luận văn.
Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung
gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của chuyển đổi sang nền kinh tế xanh .
Chương 2: Thực trạng chuyển đổi sang nền kinh tế xanh ở EU,
Chương 3: Một số gợi mở cho chuyển đổi kinh tế theo hướng xanh của Việt
Nam
CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CHUYỂN ĐỔI SANG NỀN KINH TẾ XANH
1.1. Cơ sở lý luận của chuyển đổi sang nền kinh tế xanh.
1.1.1. Khái quát về kinh tế học “xanh” và nền kinh tế "xanh.
Những năm cuối thế kỷ 20 và thập niên đầu của thế kỷ 21 đã chứng kiến
nhiều biến động cả về kinh tế, chính trị cũng như trên nhiều phương diện khác
của đời sống xã hội. Biến đổi khí hậu (BĐKH), khủng hoảng tài chính và toàn
cầu hóa vượt khỏi tầm kiểm soát - tất cả các vấn đề lớn đối với thế giới có nguồn
gốc từ hệ thống kinh tế hiện tại. Rõ ràng rằng con đường phát triển thế giới hiện
nay là không bền vững trong dài hạn, dù những tiềm năng to lớn của thị trường
và đổi mới công nghệ là có thật. Một tầm nhìn mới và con đường phát triển thế
giới phải được hình thành và được thông qua nếu nhân loại muốn vượt qua
những thách thức phía trước.
Kinh tế học xanh ra đời, lập luận rằng xã hội cần nằm trong hệ sinh
thái, và rằng các thị trường và nền kinh tế là những cấu trúc xã hội cần đáp ứng
những ưu tiên về xã hội và môi trường.
1.1.2. Sự hình thành của lý thuyết kinh tế xanh
Ý tưởng về phát triển bền vững và lý thuyết kinh tế xanh đã được hé mở
bởi Rachel Louise Carson – nữ giáo sư sinh thái học người Mỹ vào năm 1962.
Với tác phẩm nổi tiếng “The Silent Spring” (Mùa xuân im lặng), bà đã đưa ra
những thông báo đầu tiên về hiệu ứng tiêu cực của tăng trưởng kinh tế tới môi
trường. Nhận định của Rachel L. Carson “Mọi người đang phá hủy thế giới” từ
những bằng chứng về tác hại của thuốc trừ sâu DDT và những loại thuốc diệt
côn trùng khác được sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp đã được đưa lên bàn
mới nổi nhờ các hàng hóa và dịch vụ “xanh” của họ. Những tiến bộ trong khai
thác hiệu quả tài nguyên và đa dạng hóa các nguồn năng lượng sẽ góp phần giảm
chi phí nhập khẩu và bảo đảm an ninh năng lượng cho các quốc gia, tránh những
biến động của giá cả thị trường; đồng thời hạn chế các ảnh hưởng môi trường và
chi phí liên quan đến sức khỏe từ những hoạt động sản xuất. Tất nhiên, mỗi quốc
gia phải tự đánh giá các nguồn cung cấp vốn của mình và xem xét khả năng để
có thể tối ưu hóa cơ hội cho sự tăng trưởng kinh tế bền vững.
3.1.2. Những cơ hội và thách thức đối với việc chuyển đổi sang nền
kinh tế xanh của Việt Nam
Cơ hội:
Thứ nhất, quá trình đẩy mạnh thực hiện Chiến lược CNH, HĐH đất nước
trong những năm qua đã giúp nền kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng, tạo ra
nội lực bên trong (nhân lực, vật lực, tài lực, chủ trương chính sách, v.v…) cho
một xu thế phát triển mới. Nền chính trị ổn định, xã hội thân thiện, dân số gần 90
triệu người, trong đó tỷ lệ tham gia lực lượng lai động cao, tỷ lệ biết chữ cao,
người dân thông minh, ôn hòa, chăm chỉ, là động lực để thực hiện những đột phá
về phát triển kinh tế.
Thứ hai, Việt nam đang trong quá trình hội nhập quốc tế và khu vực ngày
càng sâu rộng. Xu hướng hợp tác quốc tế tạo cho Việt Nam điều kiện học hỏi,
tiếp thu kinh nghiệm của các nước trên thế giới đã thành công trong mô hình
phát triển kinh tế xanh, như Mỹ, Đan Mạch, Anh, Đức, Hàn Quốc… và tìm kiếm
sự hỗ trợ, trợ giúp của các tổ chức trên thế giới trong việc nghiên cứu mô hình
phát triển kinh tế này. Việt Nam đang hội tụ những điều kiện thuận lợi là lợi thế
so sánh trong phát triển kinh tế xanh; Việt nam nằm ở khu vực phát triển năng
động nhất trên thế giới (Đông Nam Á), hướng ra Biển Đông- một trong những
tuyến đường hàng hải sôi động nhất thế giới, gần với Đông Bắc Á- khu vực đang
đi tiên phong trong tăng trưởng xanh của thế giới (Nhật Bản, Hàn Quốc).
Thứ ba, vị trí địa lý tự nhiên và tính đa dạng sinh học cao mở ra cơ hội
phát triển một số ngành kinh tế xanh mũi nhọn, đồng thời phát triển và sử dụng
các loại năng lượng tái tạo, như năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng
thủy triều, năng lượng sinh học,… Cảnh quan thiên nhiên phong phú với nhiều
khu vực được công nhận là di sản thiên nhiên của thế giới, truyền thống văn hóa,
lịch sử đậm đà bản sắc dân tộc, mở ra cơ hội để phát triển du lịch giải trí và xây
dựng nền công nghiệp văn hóa. Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm là điều kiện thuận lợi
để phát triển và sử dụng các loại năng lượng tái tạo, như năng lượng gió, năng
lượng Mặt trời, năng lượng thủy triều, năng lượng sinh học…. Điều này góp
phần thúc đẩy việc sử dụng nguồn năng lương này thay thế nguồn năng lượng tự
nhiên, góp phần đáng kể trong việc giảm thiểu phát thải khí gây hiệu ứng nhà
kính khi sử dụng nguồn năng lượng này:
Thứ tư, người dân ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của việc lựa
chọn và phát triển mô hình kinh tế xanh vì những vấn đề bức xúc về ô nhiễm
môi trường và suy giảm tài nguyên thiên trong thời gian vừa qua, điều này giúp
nâng cao nhận thức của người dân về hậu quả và sự trả giá cho mô hình phát
triển của nền kinh tế nâu.
Có thể nói, Việt nam đang hội tụ những điều kiện thuận lợi từ chủ trương,
chính sách tới điều kiện tự nhiên, xã hội , hợp tác quốc tế. Đây có thể được coi là
những yếu tố thúc đẩy việc tiến hành xanh hóa nền kinh tế Việt Nam trong thời
gian tới.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Tags: kinh nghiệm của các nước khi chuyển đổi sang nền kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh ở một số nước, Thực trạng chuyển đổi xanh, tăng trưởng xanh ở Việt Nam và Hà Tĩnh, các yếu tố thúc đẩy kinh tế xanh kinh tế toàn cầu, hãy kể 1 số nền kinh tế mũi nhọn của Hà Nội, vấn đề phát triển xanh của các nước châu âu, điểm khác trong chính sách kinh tế xanh của đan mạch, xu hướng thay đổi của nền kinh tế toàn cầu trong 30 năm gần đây, -Những đặc điểm về nền kinh tế số trong xu hướng toàn cầu, chính sách bảo vệ môi trường của một số nước châu âu và gợi mở cho việt nam sách online, ý nghĩa của việc nghiên cứu lý thuyết tái cấu trúc tổ chức trog bối cảnh toàn cầu hóa nền kinh tế, các chính sách hướng đến kinh tế xnah ở ANh, so sánh chính sách kinh tế xanh của Việt Nam và một số quốc gia, luật tăng trưởng xanh ở EU
Last edited by a moderator: