angel_2571991

New Member

Download miễn phí Chuyên đề Một số biện pháp cơ bản nhằm phòng ngõa, hạn chế, rủi ro trong hoạt động xuất khẩu rau quả của Tổng công ty Rau quả, Nông sản





Thời gian qua, nhận biết được nhu cầu ngày càng tăng về các sản phẩm nông sản, thực phẩm tươi và chế biến trên thế giới, Tổng công ty đã không ngừng nâng cao tầm quan trọng của việc đa dạng hoá các mặt hàng xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng đều tăng qua các năm. Các sản phẩm nông sản, thực phẩm chế biến luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu, còn các sản phẩm rau quả chiếm tỷ trọng không cao. Nhưng gần đây, cùng với nhu cầu của người tiêu dùng là thích tiêu dùng các sản phẩm rau quả tươi và chế biến vì nó vừa đảm bảo lượng vitamin, vừa giảm thiểu nguy cơ của các căn bệnh hiện nay như: béo phì, ung thư.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

03)
Hoà cùng xu thế phát triển của hệ thống thương mại toàn cầu, Tổng công ty không ngừng nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất khẩu cũng như việc mở rộng thị trường tiêu thụ. Vì thế, trong thời gian qua số lượng các thị trường xuất khẩu của Tổng công ty không ngừng tăng lên. Năm 2003, Tổng công ty thực hiện xuất khẩu trên 65 nước, và thực hiện nhập khẩu trên 40 nước.
Trong các thị trường xuất khẩu của Tổng công ty thì Nga là thị trường truyền thống và cũng là thị trường ổn định nhất và khá lớn của Tổng công ty.
Mặc dù Mỹ được đánh giá là một thị trường phức tạp từ hệ thống luật pháp đến tập quán tiêu dùng nhưng từ năm 2003, Tổng công ty đã bắt đầu thâm nhập được thị trường này và trong năm 2003, 2004 thị trường này có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất. Tiếp đó là phải kể đến thị trường Trung Quốc. Đây là các thị trường có quy mô rất rộng lớn nên còn mở ra rất nhiều tiềm năng xuất khẩu cho Tổng công ty.
Singapore, Nhật Bản cũng là những thị trường lớn của Tổng công ty. Các nước này đều có nền kinh tế phát triển, đời sống của người dân khá cao, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm của Tổng công ty lớn nên các thị trường này sẽ còn mở ra cho Tổng công ty nhiều cơ hội.
Ngoài ra, các thị trường khác cũng chiếm tỷ trọng xuất khẩu tương đối lớn. Mảng thị trường này tuy các hợp đồng xuất khẩu còn rải rác, mỗi thị trường một chút song cũng đóng góp quan trọng trong kim ngạch xuất khẩu của toàn Tổng công ty, góp phần nâng cao lợi nhuận cuả Tổng công ty.
Việc mở rộng kinh doanh trên nhiều thị trường, mặc dù mỗi thị trường có quy mô, nhu cầu, thị hiếu khác nhau, rủi ro, khó khăn sẽ nhiều hơn nhưng nếu biết khai thác tốt điểm mạnh của mình thì Tổng công ty sẽ thu được kết quả rất khả quan trong kinh doanh quốc tế trước thềm hội nhập kinh tế thế giới và khu vực.
3.4 Đánh giá một số thuận lợi, khó khăn có thể gây ra rủi ro trong hoạt động xuất khẩu rau quả của Tổng công ty
* Về đặc điểm sản phẩm rau quả của Tổng công ty
Việt Nam nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa với sự biến đổi khí hậu từ Bắc xuống Nam. Điều này cho phép nước ta trồng được nhiều loại rau quả nhiệt đới, á nhiệt đới và một số rau quả ôn đới; mùa vụ thì thu hoạch kế tiếp nhau nhiều tháng trong năm. Với điều kiện chung như vậy, hiện nay, cơ cấu, chủng loại các mặt hàng của Tổng công ty rất đa dạng, từ rau quả tươi với vô vàn các loại khác nhau đến rau quả đóng hộp, sấy muối... đã tạo nên một điểm mạnh đối với sản phẩm rau quả của Tổng công ty. Năm 2001, cây dứa đã có sự phát triển cả về diện tích, năng suất, sản lượng. Diện tích trồng mới của Tổng công ty là 1212,4 ha (Cayen 810,4 havà Queen 442 ha). Giống lê chịu nhiệt, cây Kiwi đã được triển khai tại Lạng Sơn, Bắc Cạn, ổi Tứ quý được trồng tại Quảng Ngãi... Nhiều đơn vị đã chú ý đến việc nghiên cứu phát triển sản phẩm, đa dạng hoá các mật hàng. Một số sản phẩm mới được thị trường thế giới chấp nhận như: vải hộp A10, rau quả lạnh đông, nước quả các loại... Đồng thời công tác quản lý chất lượng sản phẩm đã được triển khai áp dụng với các hệ thống quản lý ISO 9001 và HACCP đã và đang tăng thêm các điểm mạnh cho sản phẩm rau quả của Tổng công ty, né tránh rủi ro hàng không đủ tiêu chuẩn xâm nhập vào thị trường nước ngoài.
Tuy nhiên, bên cạnh thuận lợi do thời tiết tạo nên thì sản phẩm rau quả của Tổng công ty còn chịu nhiều rủi ro từ những diễn biến phức tạp của thời tiết: rét khô hạn kéo dài, giảm năng suất và sản lượng dẫn đến thiếu rau quả tươi phục vụ nhu cầu tiêu dùng ngay cũng như thiếu nguồn nguyên liệu phục vụ cho nhu cầu của các nhà máy chế biến sản phẩm. Điều này rất dễ làm Tổng công ty gặp phải rủi ro bỏ lỡ các hợp đồng xuất khẩu với quy mô lớn. Ngoài ra, các dây chuyền chế biến còn cũ, một số đầu tư mới thì vận hành còn khó khăn và hoạt động chưa hết công suất.
Quan trọng nhất vẫn là vấn đề chất lượng rau quả và công tác bảo quản. Tuy Tổng công ty đã triển khai hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế nhưng những yêu cầu về vệ sinh an toàn rau quả luôn được người tiêu dùng quan tâm vẫn luôn đặt ra cho công ty nhiều trở ngại và nguy cơ rủi ro cao khi sản phẩm không vượt qua hàng rào kiểm dịch của thị trường nào đó. Việc bảo quản rau quả sau khi thu hoạch cũng như trong quá trình vận chuyển còn nhiều yếu kém và vướng mắc. Bởi vì đối với các loại sản phẩm rau quả thì đòi hỏi phải có các thiết bị lạnh chuyên dụng (kho lạnh, hầm lạnh...) mà giá thành của các thiết bị đó thì rất cao. Còn việc bảo quản bằng hoá chất thì có thể kéo dài thời gian sử dụng của rau quả nhưng người tiêu dùng lại sợ độc hại. Hơn nữa, hoạt động xuất khẩu buộc phải có công tác vận chuyển hàng hoá trong thời gian dài vì quãng đường nên công tác bảo quản càng khó khăn hơn. Tổng công ty cũng vì hạn chế này mà đã từng có các rủi ro xảy ra trong khi thực hiện hợp đồng xuất khẩu.
* Về thị trường:
Mét doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động kinh doanh quốc tế nói chung và hoạt động kinh doanh xuất khẩu nói riêng thì thị trường luôn là vấn đề được các nhà kinh doanh quan tâm. Mỗi thị trường đều có những đặc điểm về kinh tế, chính trị, luật pháp, văn hoá... khác nhau; nên muốn thâm nhập vào thị trường đó thì không thể thành công nếu thiếu các thông tin về thị trường. Đối với mật hàng rau quả xuất khẩu, các thị trường cũng đặt ra cho Tổng công ty nhiều thuận lợi mà cũng không Ýt những khó khăn và nguy cơ rủi ro. Đó là các hàng rào tiêu chuẩn kỹ thuật rất nghiêm ngặt, nhất là khi Tổng công ty chọn các thị trường Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc... làm thị trường trọng điểm. Các sản phẩm rau quả của Tổng công ty dù ngày càng có chất lượng cải thiện theo các tiêu chuẩn quốc tế nhưng chưa hoàn toàn đáp ứng được các yêu cầu này. Mặt khác, ở các thị trường nhiều tiềm năng mà Tổng công ty đang hướng tới thì các đối thủ cạnh tranh cũng hướng tới nên tạo thêm nguy cơ mất thị trường đối với Tổng công ty. Ví dụ:
Nói đến Mỹ là nói đến một thị trường đầy tiềm năng về rất nhiều mặt hàng chứ không riêng gì rau quả. Nhất là khi có hiệp định BTA, xuất khẩu rau quả của Việt Nam nói chung là dễ dàng hơn nhờ quy chế tỗi huệ quốc (MNF) làm thuế hàng nhập khẩu vào Mỹ giảm đi.
Hiện nay, rau quả là loại hàng được người tiêu dùng Mỹ rất ưa chuộng vì độ tươi, ngon, nguyên chất giữ được vitamin. Theo báo cáo tháng 2/2005 của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) thì nhu cầu về các sản phẩm này trên thị trường có xu hướng tăng mở ra nhiều cơ hội cho các công ty kinh doanh rau quả trong đó có Vegetexco Việt Nam.
Bảng 9: Nhập khẩu rau quả của Mỹ
Đơn vị: Tỷ USD §¬n vÞ: Tû USD
STT
Sản phẩm nhập khẩu
Năm
2004
Dự báo 2005
1
Chuối
1,090
1,2
2
Rau quả chế biến hay đồ hộp, nước quả
1,836
2,1
3
Rau tươi và đông lạnh
4,087
5,0
4
Rau đã chế biến và đóng hộp
2,759
3,1
Nguồn: Báo cáo của Bộ Nông nghiệp Mỹ năm 2004
Cơ hội mở ra cho...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
Q giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH thương mại và dịch vụ An Giang Luận văn Kinh tế 0
K Một số giải pháp cơ bản nhằm thực hiện chiến lược công ty TEC đến 2015 Luận văn Kinh tế 0
A cơ bản và phương án nhằm giải quyết các trường hợp sử dụng đất chưa hợp pháp tại xã Nhân Thịnh - Lý Nhân - Hà Nam Khoa học Tự nhiên 0
O Những biện pháp cơ bản nhằm hạ giá thành sản phẩm tại xí nghiệp xây lắp điện – Công ty điện lực I Khoa học Tự nhiên 0
N Một số biện pháp cơ bản nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của công ty dệt Minh Khai Khoa học Tự nhiên 0
C Một số biện pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm tại Công ty in Công Đoàn Khoa học Tự nhiên 0
C cơ bản nhằm duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở Công ty Bánh kẹo Hải Châu Luận văn Kinh tế 0
L Một số giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ Luận văn Kinh tế 0
M Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ lưu trú tại khách sạn Dân Chủ Luận văn Kinh tế 0
A phương hướng và biện pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm ở công ty CP may Lê Trực Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top