Download miễn phí Đề tài Cơ cấu đầu tư, cơ cấu đầu tư hợp lý. Phân tích khái quát cơ cấu đầu tư ở Việt Nam hiện nay





 Đầu tư dàn trải, tiến độ thi công hầu hết các dự án đều chậm trễ, kéo dài, quản lý đất đai kém, đền bù giải phóng mặt bằng chậm, công trình dở dang làm cho vốn đầu tư bị “chôn” nhiều, chậm thu hồi trong khi lãi suất tiền vay chồng tiếp lên vốn vay. Số dự án tăng nhanh hàng năm không tương xứng với tốc độ tăng trưởng của vốn đầu tư. Nhiều dự án không đủ thủ tục cũng được ghi vốn hay ngược lại không có vốn cũng triển khai, dẫn đến tình trạng nhiều công trình kéo dài do thiếu vốn. Ở nhiều địa phương, số vốn bố trí cho các dự án nhỏ, không đủ và không khớp giữa kế hoạch đầu tư và kế hoạch vốn. Hàng nghìn dự án phải chi bổ sung từ 300 – 500 triệu đồng. Chưa kể, trong 5 năm (2001–2005) có tới 2095 dự án thiếu thủ tục đầu tư vẫn quyết định thực hiện, có 61% đến 70.6% dự án do chậm ứng vốn và năng lực tài chính của nhà thầu hạn chế nên công trình đầu tư dở dang, chậm đưa vào sản xuất, gây lãng phí rất lớn.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ia đình tỷ lệ chi cho giáo dục ở nước ta còn cao hơn nữa. Chi ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo năm 2000 là 11,5%, năm 2005 là 13%, năm 2007 là 20% (nguồn TCTK và BKHĐT), nhiều quốc gia mơ tưởng chỉ số này dành cho giáo dục của họ. Gần đây còn có nhiều quyết sách khác về tài chính – kể cả việc cho sinh viên vay tiền ngân hàng để chi cho học tập – hỗ trợ việc phát triển giáo dục. Nghĩa là cả nước nỗ lực rất lớn cho phát triển giáo dục nói riêng và phát triển nguồn nhân lực nói chung. Tuy vậy, lĩnh vực giáo dục và đào tạo ở Việt Nam vẫn còn gặp rất nhiều bất cập, khó khăn. Kinh phí đầu tư tăng lên cũng mới chỉ đáp ứng được 70% nhu cầu tối thiểu cho lĩnh vực này và khoảng cách này sẽ còn là lớn hơn nữa nếu chúng ta muốn áp dụng các điều kiện học tập tốt hơn cho học sinh. Do đó, thời gian qua, các chủ trương như xã hội hoá giáo dục, thương mại hoá giáo dục đang được hô hào nhằm tăng đóng góp của người dân cho giáo dục, đào tạo tuy vậy vẫn còn đang vấp phải nhiều phản đối, dư luận từ phía xã hội.
2.3 Thực trạng về cơ cấu đầu tư phát triển theo ngành.
2.3.1 Quy mô và cơ cấu đầu tư phát triển theo ngành.
Bảng 8: Vốn đầu tư toàn xã hội phân theo ngành kinh tế
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Tổng số
170496
200145
239246
290927
343135
398900
Nông, lâm, ngư nghiệp
16142
17584
20220
22963
25749
29843
Trong
đó
Nông nghiệp và lâm nghiệp
13629
14605
17077
18113
20079
22123
Thuỷ sản
2513
2934
3143
4850
5670
7720
Công nghiệp và xây dựng
72250
84734
98794
124372
146104
163831
Trong đó
Công nghiệp
63204
74244
87286
113175
132902
148588
Xây dựng
9046
10490
11508
11197
13202
15243
Dịch vụ
82104
97827
120232
143592
171282
205226
Nguồn: Tính theo Niên giám thống kê 2006
Bảng 9: Cơ cấu đầu tư theo ngành, thời kỳ
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Tổng số
100.00
100.00
100.00
100.00
100.00
100.00
Nông, lâm, ngư nghiệp
9.46
8.78
8.45
7.89
7.50
7.48
Công nghiệp, xây dựng
42.38
42.34
41.29
42.75
42.58
41.07
Dịch vụ
48.16
48.88
50.26
49.36
49.92
51.45
Nguồn: Tính theo Niên giám thống kê 2006
Trong 6 năm vừa qua, từ năm 2001-2006, tổng số vốn đầu tư vào khu vực nông, lâm, ngư nghiệp đạt khoảng 132.5 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng khoảng 8.26% tổng số vốn đầu tư phát triển toàn xã hội. Tổng số vốn đầu tư vào khu vực công nghiệp, xây dựng 690.1 nghìn tỷ, chiếm tỷ trọng khoảng 42.07% tổng số vốn đầu tư phát triển toàn xã hội. Nhưng có sự thu hút mạnh mẽ nhất về vốn đầu tư trong những năm gần đây phải kể đến là khu vực dịch vụ. Khu vực này đã thu hút được tới hơn 820 nghìn tỷ đồng trong 6 năm vừa qua. Tính trung bình, năm sau số vốn đầu tư thu hút vào khu vực dịch vụ tăng hơn năm trước đó là 20% và luôn là khu vực thu hút vốn đầu tư chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu đầu tư theo ngành kinh tế của toàn xã hội, chiếm khoảng 50% tổng số vốn đầu tư toàn xã hội, năm 2006, con số này lên tới 51.45%.
Biểu 3: Cơ cấu đầu tư theo ngành, thời kỳ 1996- 2005
Giai đoạn 1996-2000 Giai đoạn 2001-2005.
2.3.2 Sự dịch chuyển cơ cấu đầu tư theo ngành giai đoạn 2001-2007.
Như vậy có thể thấy, cơ cấu đầu tư phát triển theo ngành kinh tế trong thời gian qua: từ năm 2001-2007 dịch chuyển theo hướng tăng dần tỷ trọng đầu tư cho các ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng đầu tư cho ngành nông, lâm, ngư nghiệp. Tỷ trọng vốn đầu tư cho khu vực nông, lâm, ngư nghiệp đã giảm liên tiếp từ 9.46% năm 2001 xuống 7.5% năm 2005 và 7.48% năm 2006. Như vậy, xét về số tuyệt đối, tổng số vốn đầu tư phát triển nông, lâm, ngư nghiệp vẫn tăng nhưng tỷ trọng của chúng trong tổng vốn đầu tư phát triển lại giảm. Về lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, tổng số vốn đầu tư vào lĩnh vực này trong thời gian qua tăng lên rất nhanh chóng, tuy vậy tỷ trọng đầu tư của khu vực này trong cơ cấu đầu tư theo ngành kinh tế trong 6 năm vừa qua không có sự thay đổi rõ nét, luôn sấp sỉ ở con số 42%. Tuy vậy, nếu so sánh tỷ trọng vốn đầu tư trong giai đoạn này, từ năm 2001-2006 so với giai đoạn trước đó từ năm 1996-2000 thì ta thấy đã có sự thay đổi rõ rệt. Giai đoạn trước đó, tỷ trọng vốn đầu tư vào khu vực công nghiệp và xây dựng trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội chỉ chiếm khoảng 36.1%. Như vậy, sự giảm đi về mặt tỷ trọng của khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản trong thời gian qua chủ yếu nhường chỗ cho sự tăng lên tỷ trọng đầu tư của khu vực dịch vụ trong tổng số vốn đầu tư phát triển. Tỷ trọng vốn đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ chiếm khoảng 48.16% năm 2001 đã tăng lên tới 50.26% năm 2003 và 51.45% năm 2006 và luôn giữ ở vị trí cao nhất.
Có thể thấy rằng sự dịch chuyển cơ cấu đầu tư theo ngành trong thời gian qua là hợp lý, phù hợp với chủ trương, chiến lược của Nhà nước ta và đã tạo động lực cho sự phát triển và sự chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo hướng công nghiệp hoá- hiện đại hoá. Trong giai đoạn vừa qua Việt Nam luôn luôn là quốc gia có tốc độ tăng trưởng GDP cao. Đứng trong khu vực Đông Á, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam đứng thứ 2 chỉ sau Trung Quốc. Các lý thuyết và học thuyết kinh tế hiện đại đã nghiên cứu và giải đáp thành công mối quan hệ nhân quả giữa đầu tư và phát triển kinh tế và đã chứng minh được rằng, đầu tư là chìa khóa được cụ thể hoá trong mối tương quan giữa tăng trưởng vốn đầu tư và tăng trưởng GDP. Như vậy, đóng góp vào sự tăng trưởng GDP này đó chính là do có sự thay đổi trong vốn đầu tư và đặc biệt là sự đóng góp, sự thay đổi cơ cấu đầu tư phân theo ngành kinh tế.
Do chiếm tỷ trọng lớn trong GDP (chiếm khoảng 40%) và có tốc độ tăng giá trị tăng thêm cao nhất khoảng 10.3%, do đó trong những năm qua công nghiệp và xây dựng vẫn là khu vực có đóng góp lớn nhất vào tốc độ tăng trưởng chung, chiếm tới 49.7% hay 4.2 điểm phần trăm tốc độ tăng trưởng GDP. Khu vực nông- lâm- thủy sản chịu nhiều tác động bất lợi của thời tiết, dịch cúm gia cầm và biến động của thị trường; tốc độ tăng trưởng của khu vực nông- lâm- thủy sản trong những năm qua chỉ đạt khoảng 3.6% đóng góp 9.8% hay 0.8 điểm phần trăm tốc độ tăng trưởng GDP. Giá trị tăng thêm của khu vực dịch vụ là khoảng 7.38% trong 7 năm qua. Trong đó phải kể đến 3 năm gần đây, tốc độ tăng giá trị của khu vực này đã đạt 8.48% năm 2005, đây được coi là năm khu vực dịch vụ có mức tăng trưởng cao nhất kể từ trước và lần đầu tiên cao hơn mức tăng trưởng GDP của toàn bộ nền kinh tế và năm 2007 đã đạt được 8.6%.
Đầu tư có mối quan hệ chặt chẽ với chuyển dịch cơ cấu. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy nếu muốn tốc độ phát triển kinh tế tăng cao (9-10%) thì phải tăng cường đầu tư nhằm tạo ra sự phát triển ở khu vực công nghiệp và dịch vụ. Vì đối với các ngành nông, lâm, ngư nghiệp do hạn chế nhiều mặt, để đạt tốc độ tăng trưởng từ 5-6% là rất khó khăn. Như vậy chính đầu tư đã quyết định chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh của toàn bộ nền kinh tế.
Bảng 10: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) phân theo ngành kinh tế
Năm
2001
2002
2003
...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
V Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư xây dựng Luận văn Kinh tế 0
E Vai trò của đầu tư với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
J Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ở Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư xây dựng Công nghệ thông tin 0
B Đầu tư chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Hà Nội thời kỳ 2001 - 2010 Luận văn Kinh tế 0
K Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam - Thực trạng & Giải pháp Luận văn Kinh tế 3
T Tình hình hoạt động tại Tình hình đặc điểm, cơ cấu tổ chức bộ máy của phòng kế hoạch và đầu tư huyện Yên Minh Luận văn Kinh tế 0
A Quá trình hình thành, cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của ban kế hoạch - Đầu tư Luận văn Kinh tế 0
N Vai trò của đầu tư đối với sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 2
T Biến đổi cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và tác động của nó đến kinh tế - xã hội Việt Nam từ Lịch sử Việt Nam 0
Q Báo chí với quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước ( Khảo sát Báo Đầu tư, Báo Tuổi trẻ TPHCM, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Tạp chí Tài chính doanh nghiệp từ tháng 8/2012 - tháng 8/2013) Văn học 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top