Diondre

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

A. Mở đầu:

1. Tính cấp thiết của đề tài:
Trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, Đảng và Nhà Nước ta đã có nhiều chủ trương, đường lối để phát triển nền kinh tế quốc dân. Trong đó việc phát triển nền kinh tế hàng hóa là nhiệm vụ cơ bản nhất. Nước ta la một nước nông nghiệp lạc hậu, kinh tế đi lên chủ yếu là sản xuất nhỏ, tự cung, tự cấp. Ở một số xùng núi còn mang đậm dấu ấn của kinh tế tự nhiện. Lại trải qua nhiều năm chiến tranh, nền kinh tế nước ta không thể vươn dậy nổi một cách vững chắc, hàng hóa sản xuất ra không đủ phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của người dân. Hơn thế nữa kinh tế hàng hóa ở nước ta lại có một thời gian dài theo cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp. Do vậy, việc xây dựng một quan hệ sản xuất mới, tạo điều kiện cho lực lượng sản xuất phát triển nhằm thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa phát triển là một việc làm tối quan trọng của Đảng và Nhà Nước ta trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội đã cho ta kết luận rằng: Nền kinh tế quá độ lên chủ nghĩa xã hội là nền kinh tế hàng hóa, thị trường.
Nước ta từ sản xuất nhỏ đi lên chủ nghĩa xã hội, mà xây dựng chủ nghĩa xã hội xét về mặt kinh tế cũng phải xây dựng nền sản xuất lớn. Vì thế không thể không phát triển nền sản xuất hàng hóa.
Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Đảng ta cũng thể hiện quyết tâm chuyển nền kinh tế còn mang nhiều tính tự cung, tự cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, sản xuất phải gắn liền với thị trường.
Xuất phát từ sự nhận thức rõ về tầm quan trọng của việc phát triển kinh tế ở Việt Nam đã khiến em chọn đề tài: "Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam"

2. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu:
Mục đích của bài viết này là tìm hiểu thực trạng của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần ở nước ta hiện nay, cơ sở khách quan để tồn tại và phát triển nền kinh tế đó, các giải pháp để phát triển nền kinh tế ở nước ta.
Bằng những kiến thức đã học và những hiểu biết thực tế, em hi vọng rằng bài viết sẽ mô tả được phần nào nền kinh tế hàng hóa hiện nay ở Việt Nam. Từ đó, có những giải pháp thích hợp cho sự phát triển tiếp theo.
3. Kết cấu của đề tài:
Trong nội dung bó hẹp ở bài tiểu luận ngắn này, e chỉ xin đi vào một số nội dung chính sau đây:
- Đặc điểm của nền kinh tế hàng hóa ở Việt Nam

-Tính tất yếu khách quan phải phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần ở Việt Nam
- Những giải pháp để phát triển nền kinh tế hàng hóa ở Việt Nam




B. Nội dung:

I. Đặc điểm và thực trạng của nền kinh tế hàng hóa ở nước ta.

1. Đặc điểm của nền kinh tế nước ta:
Cần khẳng định rằng nền kinh tế ở nước ta là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.
Nước ta dang từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội không qua giai doạn phát triển tư bản chủ nghĩa, xu hướng vận động và phát triển kinh tế hàng hóa gắn kiền với các đặc điểm sau:
Một là: kinh tế thị trường bao gồm các loại hình đan xen nhau: Nhiều thành phần kinh tế với nhiều hình thức sở hữu khác nhau tham gia vào nền kinh tế thị trường. Mỗi kiểu hàng hóa tham gia vào nền kinh tế thị trường có những nét dặc thù về bản chất kinh tế xã hội và trình độ phát triển, nhưng nó đều là các bộ phận khác nhau của nền kinh tế quốc dân thống nhất. Bởi vậy các thành phần kinh tế vừa hợp tác, vừa cạnh tranh.đều phải bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ. Trong đó sản xuất hàng hóa xã hội chủ nghĩa giữ vai trò chủ đạo, định hướng các kiểu sản xuất hàng hóa khác. Nhận thức được việc tồn tại nhiều thành phần kinh tế là tất yếu khác quan, từ đó có thái độ đúng đắn trong khuyến khích sự phát triển của chúng theo nguyên tắc tự nhiên của kinh tế, phục vụ cho việc đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta.
Hai là: nề kinh tế nước ta đang trong quá trình chuyển biến từ nền kinh tế kém phát triển, mang nặng tính tự cung tự cấp, quản lí theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang nề kinh tế hàng hóa, vận hành theo cơ chế thị truongf. Tuy nhiên, kinh tế thị trường ở nước ta vẫn còn ở trình độ kém phát triển. Biểu hiện ở số lượng và chủng loại hàng hóa cùng kiệt nàn, khối lượng hàng hóa lưu thông thị trường và kim nghạch xuất khẩu còn nhỏ, chi phí sản xuất và giá cả hàng hóa cao, chất lượng thấp, quy mô và dung lượng thị trường hẹp, sức cạnh tranh của các doanh nghiêp và hàng hóa trên thị trường trong nước và quốc tế còn yếu, đội ngũ các nhà quản lí doanh nghiệp giỏi còn ít, thu nhập của người lao động còn thấp... Trình độ phát triển thấp của hàng hóa bắt nguồn từ trình độ thấp của lực lượng sản xuất, từ tính chất sản xuất nhỏ của nền kinh tế, từ trình độ phân công lao động xã hội kém phát triển, từ sự thấp kém của kết cấu hạ tầng, lao động thủ công còn chiếm tỷ trọng lớn, từ sự kìm hãm của nền kinh tế trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp một thời gian quá lâu dài, từ sự nhận thức giản đơn về chủ nghĩa xã hội...Chính vì thế, chúng ta cần tập trung khắc phục những điểm yếu trên để phát triển kinh tế.
Ba là: Nền kinh tế phát triển theo hường hòa nhập vào thi trường thế giới và khu vực. Cách mạng khoa học kỹ thuật công nghệ càng phát triển càng làm cho lực lượng sản xuất phát triển, trình độ xã hội hóa cao dẫn đến quá trình khu vực hóa quốc tế, nền kinh tế ngày càng mở rộng. Do vậy, phát triển nền kinh tế thị trường không phải chỉ dựa trên điều kiện trong nước mà còn phải tính đến quan hệ quốc tế, đến xu hướng quốc tế hóa nền kinh tế. Bất cứ quốc gia nào dù phát triển nhất cũng không thể sản xuất tất cả các loại hàng hóa. Vì vậy, mỗi nước, tùy theo điều kiện, lợi thế của mình lựa chọn mặt hàng xuất khẩu có hiệu quả và cạnh tranh được trên thị trường quốc tế. Sản xuất của nước ta sẽ phát triển nếu biết cách thi hút vốn đầu tư nước ngoài và áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ trên thế giới để khai thác các tiềm năng trong nước. Muốn vậy, con đường đúng đắn là phát triển nền kinh tế đẩy mạnh vào xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu có hiệu quả.
Bốn là: Nền kinh tế thị trường phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thông qua sự lãnh đạo của Nhà nước.Sự vận động của nền kinh tế hàng hóa thông qua cơ chế thị trường không thể giải quyết được các vấn đề như: Làm phát, thất nghiệp, khủng hoảng, phân hóa bất bình đẳng, ô nhiễm môi trường, bùng nổ dân số... Những tình trạng và hiện tượng trên ở những mức độ khác nhau trực tiếp hay gián tiếp đều có tác động ngược trở lại làm cản trở sự phát triển bình thường của một xã hội nói chung, của nền kinh tế hàng hóa nói riêng.Để hạn chế các tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường mà nước ta càn có sự chỉ đạo của Nhà nước.
Phát triển kinh tế hàng hóa gắn liền với nền kinh tế mở là tất yếu nhưng trong quá trình đó, bên cạnh việc tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới, thì cũng có nguy cơ du nhập những yếu tố văn hóa xa lạ với truyền thống, đặc điểm của dân tộc. Muốn giữ được nền kinh tế thị trường mang bản sắc văn hóa Việt Nam, cần có sự điều tiết vĩ mô của Nhà Nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng, không chấp nhận lối sống thực dụng với sự chi phối tất cả của đồng tiền, không chấp nhận thương mại hóa mọi hoạt động của đời sống xã hội kết hợp sự chọn lọc tinh hoa của văn minh nhân loại với giữ gìn những yếu tố tinh túy của văn hóa dân tộc, hội nhập chứ không hòa tan.
2. Thực trạng của nền kinh tế:
Ở nước ta, khu vực sản xuất nông nghiệp chiếm tới 70% sức lao động và 80% dân số. Nước ta bắt đầu đổi mới bằng "chỉ thị 100", nghị quyết "khoán 10".Từ chỗ thiếu đói đã vươn lên đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo.Những năm sau đó khủng hoảng kinh tế và lạm phát được chặn đứng.
Khu vực kinh tế tư nhân là khu vực phát triển mạnh. Cho đến năm 1995, chúng ta đã có khoảng 22000 doanh nghiệp tư nhân, gáp 2 lần số doanh nghiệp nhà nước khi bắt đầu đi vào công cuộc đổi mới và gấp 3 lần số doanh nghiệp nhà nước có đến hiện nay. Con số này sẽ còn tiếp tục tăng nữa khi chúng ta đang thục hiện công cuộc cải cách doanh nghiệp nhà nước, cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ. Khu vực ngoài quốc doanh (bao gồm không nhiều bộ phận của kinh tế hợp tác) chiếm trên 2/3 tổng sản phẩm trong nước.
Từ thập niên 1990, làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài bắt đầu đổ vào Việt Nam. Việt Nam trở thành một trong những nước tăng trưởng nhanh nhất thế giới.Bình quân tăng trưởng 5 năm(1990-1995) là 8,2%/ năm.( Năm 1995 tăng trưởng bình quân toàn thế giới là 3,5%, trong đó cao nhất là vùng Đông Á_ Thái Bình Dương: 8,1%, Mỹ: 3%, Nga: 1,6%... Các nước ASEAN vẫn tiếp tục giữ mức độ tăng trưởng khá: Singapore: 8,9%, Philipin: 5%, Thái Lan: 8,9%...
Cho đến năm 2006, tốc độ phát triển của nền kinh tế nước ta đã là7,8 %,đứng thứ 28 về tốc độ tăng trưởng kinh tế. Đời sống của nhân dân cũng đã được nâng cao và cải thiện đáng kể.Nước ta đã hoàn thành phổ cập giáo dục ở bậc tiểu học và giờ đang cố gẳng phổ cập giáo dục ở bậc trung học.
Việt Nam được đánh giá cao về việc thực hiện phúc lợi xã hội, xóa đói giảm cùng kiệt và thực hiện các Mục tiêu phát triển thiên nhiên kỷ của Liên Hợp Quốc.
Tuy nhiên, nền kinh tế tăng trưởng cao nhưng chỉ số năng lực cạnh tranh ở mức thấp, gây lãng phí tài nguyện
Nền kinh tế vẫn nằm ở nhóm các nước kinh tế đang phát triển. Trong cơ cấu kinh tế, nông ngiệp vẫn chiếm 72,2% (2002), nền kinh tế vẫn chủ yếu bao gồm các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp Nhad nước hoạt động kém hiệu quả.
Một số thị trường vẫn chưa được thiết lập đầy đủ như: thị trường vốn, thị trường tiền tệ. thị trường lao động, thị trường khoa học công nghệ... Một số thể chế pháp luật và hành chính cần thiết cho nền kinh tế thị trường vẫn chưa được quy định hay đã được quy định nhưng không được thực hiện, gây ra tình trạng tham nhũng, cửa quyền..., làm chỉ số minh bạch của môi trường kinh doanh thấp.
Sau 20 năm đổi mới, đồng tiền Việt Nam vẫn là đồng tiền không có khả nă người chuyển đổi và nhiều quốc gia, nhiều tổ chức vẫn không công nhận Việt nam có nền kinh tế thị trường.

II. Tính tất yếu khách quan phải phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần ở Việt Nam.
Chủ trương xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là phù hợp với thời kỳ quá độ đi lên CNXH ở Việt Nam, thời kỳ xuất hiện nhiều hình thức kinh tế quá độ đan xen. Chủ trương này ra đời từ quá trình đổi mới, từ quá trình xoá bỏ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp, từ bối cảnh khắc phục tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội. Trong thời kỳ đổi mới, Đảng chúng tui chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa; đó chính là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc. Trên cơ sở mô hình tổng quát của nền kinh tế thị trường, đường lối kinh tế của nước chúng tui được xác định trong hai thập niên đầu của thế kỷ XXI là : đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ đưa nước chúng tui trở thành một nước công nghiệp; ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phát huy cao độ nội lực đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập quốc tế để phát triển nhanh , có hiệu quả và bền vững; tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hoá từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường; kết hợp phát triển kinh tế-xã hội với tăng cường quốc phòng, an ninh; mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại.
1. Phát triển kinh tế hàng hóa do yêu cầu của sự phát triển lực lượng sản xuất. Thực chất là việc chuyển từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn.
Mỗi thành phần kinh tế bao giờ cũng thích ứng với một tính chất trình độ nhất định của lực lượng sản xuất, theo đó lực lượng sản xuất là nội dung quan trọng và có vai trò quyết định tới quan hệ sản xuất cũng như các thành phần kinh tế khác.
Ở nước ta hiện nay do tính đa dạng về ytinhf độ của lực lượng sản xuất nên về hình thức, quan hệ sản xuất và thành phần kinh tế được đa dạng hóa là tất yếu.
Vì vậy khi xác định các thành phần kinh tế cần xem xét đến tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, và tất nhiên phải xem xét trong trạng thái động.
Một trong những tư tưởng xuyên suốt do hội nghị lần 4 Ban chấp hành TƯ Đảng khóa VIII nhằm cụ thể hóa và thực hiện thành công những mục tiêu kinh tế xã hội mà Đại hội VIII của Đảng đề ra là ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất đi đôi với xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp định hướng XHCN. Xét về quan hệ sản xuất thì lực lượng sản xuất luôn là yếu tố động nhất, quyết định đối với sự phát triển của sản xuất xã hội.
Chính vì vậy để đạt được mục tiêu trở thành nước công nghiệp vào năm 2020, Đảng ta đã xác định công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, chuyển từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn.
2. Nền kinh tế hàng hóa ở Việt Nam tồn tại nhiều thành phần kinh tế.
Cơ sở khách quan của sự tồn tại nhiều thành phần kinh tế là do còn nhiều hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất. Đại hội Đảng VIII khẳng định: "Các thành phần kinh tế tồn tại khách quan tương ứng với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.Trong giai đoạn lịch sử hiện nay đó là : kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân (bao gồm kinh tế cá thể và tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân), kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Nền kinh tế nhiều thành phần trong sự vận động của cơ chế thị trường nước ta là nguoobnf lự tổng hợp to lớn để dưa nề kinh tế Việt Nam thoát khỏi tình trạng thấp kém, đưa nền kinh tế phát triển ngay cả trong tình trạng ngân sách hạn hẹp.

2.2. Đối với thương mại
Trong giai đoạn 2011 - 2020, nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế từng quốc gia phát triển nói riêng là cơ hội tốt cho xuất khẩu Việt Nam do cầu đối với hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam ngày càng cao. Bên cạnh đó, thị trường tiềm năng hàng xuất khẩu Việt Nam sẽ rất lớn.Tuy nhiên xuất khẩu Việt Nam sẽ gặp sức ép cạnh tranh không nhỏ từ các nước ASEAN và các nước láng giềng Châu Á. Trong điều kiện năng lực cạnh tranh còn thấp, việc mất thị trường sân nhà là hoàn toàn có thể xảy ra, đặc biệt là đối với những hàng hóa có hàm lượng kĩ thuật công nghệ cao, Việt Nam là nước đi sau nên sẽ có nhiều khó khăn thách thức. Trong khuôn khổ WTO, là nước bị coi là có nền kinh tế phi thị trường sau 12 năm gia nhập (2007-2019),Việt Nam chắc chắn sẽ gặp những khó khăn hơn các nước trong cạnh tranh thương mại giải quyết theo luật định của WTO. Do vậy trong tương lai Việt Nam cần chú ý kết hợp hài hòa giữa hợp tác song phương, đa phương, và hợp tác quốc tế, cần chọn những giải pháp, những đối sách cụ thể đúng đắn thích hợp với sự phát triển của các đối tác.
2.3. Đối với các ngành kinh tế
- Công nghiệp: Tỉ lệ ngành công nghiệp chế tác sẽ tăng lên. Bên cạnh đó xu hướng dịch vụ ngoại biên chuyển công nghệ ra ngoài cũng tác động tích cực đến công nghệ Việt Nam, biến Việt Nam thành cơ sở sản xuất, lắp ráp cho các nước phát triển.
Do đó việc chọn lựa và ưu tiên phát triển những ngành công nghiệp trọng điểm là rất cần thiết: Việt Nam cần tập trung nguồn lực phát triển một số ngành, lĩnh vực trọng điểm để có thể tạo ra bước phát triển nhảy vọt, phát huy tối đa lợi thế của Việt Nam trong phát triển kinh tế. Các ngành trọng điểm cần là những ngành có thế mạnh, có điều kiện phát triển ở Việt Nam, có khả năng thu hút nhiều lao động, tạo ra giá trị gia tăng cao, áp dụng quy trình công nghệ tiên tiến, hướng ra xuất khẩu. Ngoài ra, việc đánh giá, lựa chọn những ngành, lĩnh vực ưu tiên, mũi nhọn cần tiến hành trên cơ sở áp dụng các phương pháp định lượng, mang tính đo lường cụ thể
- Dịch vụ: Sẽ có thêm nhiều loại hình dịch vụ mới trong các lĩnh vực ngân hàng, tài chính, bảo hiểm. Các nhà đầu tư nước ngoài sẽ tham gia rất nhiều vào các lĩnh vực này, do đó, ngành dịch vụ Việt Nam sẽ phát triển rất mạnh, đa dạng về sản phẩm, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2011-2020.
Đặc biệt VIệt Nam đang tích cực nỗ lực cho một nền kinh tế tri thức: Cùng với xu thế chung của thế giới, Việt Nam đang hướng tới việc phát triển kinh tế tri thức. Nhiều nước phát triển trên thế giới hiện nay đã đạt đến trình độ phát triển cao, trong đó tri thức, công nghệ trở thành động lực phát triển kinh tế chính, tạo ra sức sản xuất, năng suất lao động vượt trội. Để có thể phát triển nhanh, bền vững và bắt kịp với những nước đó, Việt Nam tất yếu phải phát triển những ngành, lĩnh vực dựa trên tri thức, khoa học và công nghệ cao.


CHƯƠNG 1:NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐẦU TƯ, TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ 1
I.NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐẦU TƯ 1
1.Khái niệm và phân loại đầu tư. 1
1.1 Khái niệm về đầu tư. 1
1.2 Phân loại đầu tư. 2
2.Các lý thuyết về đầu tư 4
2.1.Số nhân đầu tư 4
2.2. Gia tốc đầu tư 5
2.3.Quỹ nội bộ của đầu tư 8
2.4. Lí thuyết tân cổ điển 9
2.5. Mô hình Harrod - Domar 11
II.NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ. 13
1.Tăng trưởng kinh tế. 13
2.phát triển kinh tế. 14
III.VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ ĐẾN TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ THÔNG QUA LÝ THUYẾT VỀ KINH TẾ ĐẦU TƯ 15
1. Đầu tư kích thích tổng cầu nền kinh tế:. 15
1.2. Vai trò của đầu tư với tổng cầu: 15
1.2.1. Vai trò của đầu tư với tổng cầu thông qua mô hình số nhân của Keynes: 15
1.2.2. Vai trò của đầu tư thông qua các chính sách kinh tế: 15
2. Đầu tư là cú huých bên ngoài thoát khỏi vòng luẩn quẩn: 16
3.Tác động của đầu tư phát triển đến tăng trưởng và phát triển kinh tế. 17
4. Đầu tư phát triển tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế 18
5. Tác động của đầu tư phát triển đến khoa học và công nghệ 20
CHƯƠNG II. TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ ĐẾN TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 1990 – 2009 22
1. ĐẦU TƯ TÁC ĐỘNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 22
1.1. Tỷ trọng đầu tư trong GDP cao: 22
1.2. Đầu tư tác động đến tăng trưởng kinh tế 23
2. HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CHUNG TOÀN XÃ HỘI CHƯA CAO DẪN ĐẾN CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CÒN NHIỀU HẠN CHẾ 27
3. TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ 31
3.1. Về cơ cấu nguồn vốn đầu tư 32
3.2. Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành 33
3.2.1. Cơ cấu đầu tư theo 2 nhóm ngành: Sản xuất sản phẩm xã hội và nhóm ngành kết cấu hạ tầng 33
3.2.2. Cơ cấu đầu tư theo 3 nhóm ngành là: Công nghiệp, Nông lâm ngư nghiệp và Dịch vụ. 33
3.2.3. Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu các thành phần kinh tế 36
3.2.4. Tác động của đầu tư đến tăng trưởng kinh tế đứng trên góc độ doanh nghiệp 40
3.2.5. Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu theo vùng lãnh thổ 42
4. SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ LÃNG PHÍ, THẤT THOÁT ẢNH HƯỞNG XẤU ĐẾN CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 43
5. TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG VỐN ĐẾN TRÌNH ĐỘ KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ VÀ KHẢ NĂNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NỀN KINH TẾ 45
5.1 Về đầu tư đổi mới công nghệ 45
5.2 Tác động của việc đầu tư chất lượng chưa cao, chưa hiệu quả dẫn đến năng lực cạnh tranh của Việt Nam ngày càng xấu 47
6. ĐẦU TƯ GÓP PHẦN XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO VÀ THỰC HIỆN CÔNG BĂNG XÃ HỘI. 48
6.1 Đầu tư tác động đến mức sống của người dân 48
6.1.1 Tăng thu nhập 48
6.1.2 Tỷ lệ cùng kiệt đói có xu hướng giảm 49
6.1.3 Đời sống kinh tế, sinh hoạt của người dân ngày càng được cải thiện và từng bước nâng cao hơn 50
6.1.4 Chỉ số phát triển con người 51
6.1.5 Ảnh hưởng tiêu cực của đầu tư tới các vấn đề xã hội và môi trường 52
6.2 Tác động của đầu tư đến công bằng xã hội, bình đẳng giới: 52
7. ĐÁNH GIÁ CHUNG HIỆU QUẢ VIỆC HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ, NHẬN ĐỊNH NHỮNG MẶT CÒN HẠN CHẾ Ở VIỆT NAM 53
CHƯƠNG 3.GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ VÀ XU HƯỚNG ĐẦUTƯ,TĂNG TRƯỞNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM HIỆN NAY ĐẾN NĂM 2020 . 54
I. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư,thúc đẩy tăng trưởng phát triển kinh tế Việt Nam . 54
1. Các giải pháp huy động và sử dụng nguồn vốn đầu tư có hiệu quả 54
1.1Tạo lập và duy trì năng lực tăng trưởng nhanh và bền vững cho nền kinh tế 54
1.2. Xây dựng các chính sách huy động các nguồn vốn có hiệu quả. 54
1.3. Đảm bảo ổn định môi trường kinh tế vĩ mô 55
2.Các giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn đầu tư nhằm nâng cao vai trò của đầu tư với tăng trưởng và phát triển kinh tế Việt Nam. 57
2.1 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút, thúc đẩy giải ngân, sử dụng nguồn vốn đầu tư nước ngoài 57
2.1.1 Nhóm giải pháp về luật pháp, chính sách: 57
2.1.2. Nhóm giải pháp về quy hoạch: 58
2.1.3. Nhóm giải pháp về cải thiện cơ sở hạ tầng: 59
2.1.4. Nhóm giải pháp về giải phóng mặt bằng: 60
2.1.5. Nhóm giải pháp về phân cấp quản lý trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài: 60
2.1.6. Nhóm giải pháp để thu hút nguồn kiều hối. 60
2.1.7. Nhóm giải pháp về xúc tiến đầu tư 61
2.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn đầu tư trong nước 62
2.2.1 Đầu tư trọng tâm, trọng điểm tránh tình trạng đầu tư dàn trải, kéo dài gây thất thoát lãng phí các nguồn lực kinh tế đối với đầu tư sử dụng vốn nhà nước 62
2.2.2 Khuyến khích thúc đẩy tiềm năng đầu tư của thành phần kinh tế ngoài nhà nước 63
2.2.3 Các chiến lược đầu tư phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao, góp phần giữ vững tốc độ tăng trưởng và phát triển bền vững. 64
2.2.4 Tiếp tục đầu tư phát triển khoa học công nghệ, cải tiến kỹ thuật giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. 65
2.2.5 Nâng cao năng lực quản lý, tăng cường công tác giám sát, kiểm tra cuả Chính phủ, các Bộ, các cấp các ngành trong lĩnh vực đầu tư. 66
2.2.6 Xây dựng các chính sách đầu tư xóa đói giảm nghèo, quỹ phúc lợi ,cải thiện môi trường, làm giảm tính bất công xã hội. 66
II.Xu hướng đầu tư,tăng trưởng và phát triển kinh tế Việt Nam hiện nay đến năm 2020 67
1.Xu hướng đầu tư Việt Nam hiện nay đến năm 2020 67
1.1.Đầu tư theo cơ cấu ngành kinh tế 67
1.2. Đầu tư theo vùng lãnh thổ 68
1.3. Đầu tư theo các thành phần kinh tế 70
2.Xu hướng tăng trưởng và phát triển kinh tế Viêt Nam hiện nay đến năm 2020 72
2.1. Đối với tăng trưởng kinh tế 72
2.2. Đối với thương mại 75
2.3. Đối với các ngành kinh tế 76


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
B Cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước về quản lý kinh tế ở cấp huyện Sinh viên chia sẻ 0
D Tiểu luận kinh doanh quốc tế Chiến lược kinh doanh và cơ cấu tổ chức Luận văn Kinh tế 0
D Thu hút FDI vào lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam trong bối cảnh chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế Luận văn Kinh tế 0
D Bài giảng Cơ cấu tổ chức của các công ty kinh doanh quốc tế Luận văn Kinh tế 0
I Phân tích thống kê chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện tam nông tỉnh phú thọ giai đoạn 2001 – 2008 và định hướng đến năm 2012 Luận văn Kinh tế 0
K Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế trong chăn nuôi góp phần thực hiện tốt chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại xã Quỳnh Hồng giai đoạn 2006 – 2010 Luận văn Kinh tế 0
Y Xây dựng chiến lược kinh doanh để thực hiện tốt chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong sản xuất nông nghiệp tại xã Thái Xuyên - Huyện Thái Thụy - tỉnh Thái Bình Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và những giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của xã Phú Sơn Luận văn Kinh tế 0
E Vai trò của đầu tư với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
S Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 Kiến trúc, xây dựng 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top