Download Cơ chế ba bên trong lĩnh vực lao động miễn phí
Trong lĩnh vực lao động, cơ chế ba bên theo cách gọi của Tổ chức lao động Quốc tế (ILO) là một cơ chế thông dụng ở nhiều quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển, được sử dụng trong việc xây dựng chính sách, pháp luật về lao động, tổ chức và quản lí lao động cũng như giải quyết các vấn đề phát sinh, kể cả giải quyết tranh chấp lao động và đình công. Tuy nhiên, với các nước có nền kinh tế thị trường và quan hệ lao động chưa phát triển như Việt Nam, thì cơ chế ba bên còn là vấn đề mới mẻ và đang từng bước được ứng dụng. Vì vậy, tìm hiểu khái niệm cơ chế ba bên là việc làm cần thiết và tất yếu cho những quốc gia bắt đầu ứng dụng cơ chế này.1. Cơ chế ba bên và những khái niệm liên quanTheo Từ điển Tiếng Việt, "cơ chế" là “cách thức theo đó một quá trình thực hiện” (1). Tương tự, các tác giả của cuốn Đại từ điển Tiếng Việt cho rằng cơ chế là cách thức sắp xếp tổ chức để làm đường hướng, cơ sở theo đó mà thực hiện.Về phương diện khoa học, nhiều công trình nghiên cứu đã đề cập đến khái niệm "cơ chế”. Trong cuốn Sổ tay về phát triển, thương mại và WTO, các nhà khoa học cho rằng “cơ chế là một cách, một hệ thống các yếu tố làm cơ sở, đường hướng cho sự vận động của một sự vật hay hiện tượng” (2). Một quan điểm cụ thể hơn về cơ chế được đề cập trong cuốn Các nước đang phát triển với cơ chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức thương mại thế giới - World Trade Organization. Theo các tác giả của cuốn sách này, thì nói đến cơ chế bao giờ cũng gồm hai mặt: bên ngoài (thể hiện ở cách thức tổ chức nên nó) và bên trong (sự tổ chức và hoạt động ngay trong nội tại của sự vật, hiện tượng). Nói cách khác, cơ chế là hệ thống các mối quan hệ hữu cơ, liên quan đến cách thức tổ chức, hoạt động, cách thức tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng. Cơ chế là một quá trình, một hệ thống, là tổng thể các yếu tố tạo nên sự hoạt động của sự vật, hiện tượng(3).Như vậy, về phương diện từ điển học và phương diện khoa học, dù cách tiếp cận của các nhà khoa học không hoàn toàn giống nhau, nhưng có thể nhận thấy các quan điểm này đều chỉ ra hai yếu tố cơ bản tạo thành cơ chế. Đó là: yếu tố tổ chức (cơ cấu) và yếu tố hoạt động (vận hành). Yếu tố tổ chức đề cập đến các thành viên (chủ thể) tham gia, cách thức hình thành tổ chức (cơ cấu) và cách thức tổ chức hệ thống nội tại. Yếu tố hoạt động thể hiện mối quan hệ tác động qua lại giữa các thành viên (sự phân công và hợp tác giữa các thành viên) trong quá trình thực hiện chức năng và nhiệm vụ của tổ chức; nguyên tắc vận hành của cơ chế và nội dung hoạt động của nó.Về cơ chế ba bên, nhiều nhà khoa học đã đưa ra khái niệm, bản chất, đặc điểm của cơ chế ba bên... Công trình Thuật ngữ quan hệ công nghiệp và các khái niệm liên quan của tác giả David Macdonald và Caroline Vandenabeele (các chuyên gia lâu năm của Đội chuyên gia tổng hợp Đông Á, Văn phòng lao động Quốc tế - ILO/EASMAT) được đón nhận như là một cuốn sách quan trọng và rất đáng tham khảo ở nước ta cũng như một số nước khác đã định nghĩa: "Cơ chế ba bên là sự tương tác tích cực của Chính phủ, người sử dụng lao động và người lao động (qua các thay mặt của họ) như là các bên bình đẳng và độc lập trong các cố gắng tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề cùng quan tâm. Một quá trình ba bên có thể bao gồm việc tham khảo ý kiến, thương thuyết và /hay cùng ra quyết định, phụ thuộc vào cách thức đã được nhất trí giữa các bên liên quan. Những cách thức này có thể là đặc biệt theo từng vụ việc hay được thể chế hoá” (4).Ở Việt Nam, nhiều nhà khoa học lao động cũng đã bàn về vấn đề này. Có luận điểm cho rằng, bằng việc kí kết các hợp đồng lao động cá nhân giữa người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động (NSDLĐ) đã hình thành nên quan hệ lao động /cá nhân, hạt nhân của cơ chế hai bên truyền thống. Sau đó, bằng việc thực hiện quyền tự do liên kết, các tổ chức của cả phía NLĐ và NSDLĐ được hình thành. ở tầm quốc gia, thay mặt của tổ chức này cùng với thay mặt của Chính phủ có mối quan hệ với nhau để cùng bàn bạc và giải quyết những vấn đề có liên quan trong lĩnh vực lao động và xã hội. Trên cơ sở và khuôn khổ của mối quan hệ này hình thành một cơ chế mang tính pháp lý quốc tế, đó là cơ chế ba bên (5). Có luận điểm khái quát: Cơ chế ba bên được hiểu là cơ chế phối hợp hoạt động giữa Chính phủ, thay mặt NLĐ, thay mặt NSDLĐ với tư cách là các bên độc lập và bình đẳng khi họ cùng tìm kiếm những giải pháp chung trong các vấn đề lao động, xã hội mà cả ba bên cùng quan tâm và nỗ lực giải quyết (6).Về cơ bản, các nhà khoa học lao động ở nước ta thống nhất cách hiểu có tính chính thống của ILO về cơ chế ba bên: "Cơ chế ba bên có nghĩa là bất kỳ hệ thống các mối quan hệ lao động nào, trong đó Nhà nước, NSDLĐ, NLĐ là những nhóm độc lập, mỗi nhóm thực hiện những chức năng riêng. Điều đó chỉ đơn thuần là sự chuyển đổi thành các mối quan hệ xã hội của các nguyên tắc dân chủ chính trị: tự do, đa số, sự tham gia của mỗi cá nhân vào những quyết định có liên quan tới họ. Nguyên tắc là những vấn đề chung nhưng cũng không có một đối tác đơn lẻ: mỗi hệ thống quan hệ lao động được dựa trên sự kết hợp của các điều kiện lịch sử, chính trị, xã hội và văn hoá và mỗi hệ thống phát triển theo những nguyên tắc của cuộc chơi dưới ánh sáng của những thông số đó” (7).Các khái niệm và quan điểm trên đây đều trực tiếp hay gián tiếp đề cập tới các nội dung: bản chất, các đối tác xã hội, phạm vi hoạt động và sự vận hành của cơ chế ba bên. Liên hệ với khái niệm “cơ chế” đã đề cập ở trên, các khái niệm và quan điểm về cơ chế ba bên cũng thể hiện được hai yếu tố cấu thành cơ bản: yếu tố tổ chức (cơ cấu) và yếu tố hoạt động (vận hành). Cơ cấu ba bên được tạo thành bởi ba đối tác xã hội: Nhà nước, NLĐ và NSDLĐ (thông qua cơ quan, tổ chức thay mặt của mỗi bên). Quá trình vận hành của cơ chế ba bên chính là quá trình hợp tác giữa ba đối tác xã hội trong việc nỗ lực tìm kiếm các giải pháp chung cho các vấn đề mà các bên cùng quan tâm trong lĩnh vực lao động - xã hội.Từ những phân tích, đánh giá trên đây, có thể hiểu:
Cơ chế ba bên là quá trình phối hợp giữa Nhà nước, NLĐ và NSDLĐ (thông qua các tổ thay mặt chính thức của họ) bằng những hình thức phù hợp với điều kiện kinh tế -xã hội, chính trị và pháp lí … nhằm tìm kiếm những giải pháp chung cho các vấn đề thuộc lĩnh vực lao động -xã hội, trước hết là các vấn đề thuộc mối quan hệ lao động mà cả ba bên cùng quan tâm, vì lợi ích của mỗi bên, lợi ích chung của ba bên và lợi ích chung của xã hội.
Bên cạnh khái niệm cơ chế ba bên còn một số khái niệm khác, như: “cơ chế hai bên”, “thương lượng tập thể”và “đối thoại xã hội”. Đây là những khái ni...
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
xem trả lời bên dưới
Trong lĩnh vực lao động, cơ chế ba bên theo cách gọi của Tổ chức lao động Quốc tế (ILO) là một cơ chế thông dụng ở nhiều quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển, được sử dụng trong việc xây dựng chính sách, pháp luật về lao động, tổ chức và quản lí lao động cũng như giải quyết các vấn đề phát sinh, kể cả giải quyết tranh chấp lao động và đình công. Tuy nhiên, với các nước có nền kinh tế thị trường và quan hệ lao động chưa phát triển như Việt Nam, thì cơ chế ba bên còn là vấn đề mới mẻ và đang từng bước được ứng dụng. Vì vậy, tìm hiểu khái niệm cơ chế ba bên là việc làm cần thiết và tất yếu cho những quốc gia bắt đầu ứng dụng cơ chế này.1. Cơ chế ba bên và những khái niệm liên quanTheo Từ điển Tiếng Việt, "cơ chế" là “cách thức theo đó một quá trình thực hiện” (1). Tương tự, các tác giả của cuốn Đại từ điển Tiếng Việt cho rằng cơ chế là cách thức sắp xếp tổ chức để làm đường hướng, cơ sở theo đó mà thực hiện.Về phương diện khoa học, nhiều công trình nghiên cứu đã đề cập đến khái niệm "cơ chế”. Trong cuốn Sổ tay về phát triển, thương mại và WTO, các nhà khoa học cho rằng “cơ chế là một cách, một hệ thống các yếu tố làm cơ sở, đường hướng cho sự vận động của một sự vật hay hiện tượng” (2). Một quan điểm cụ thể hơn về cơ chế được đề cập trong cuốn Các nước đang phát triển với cơ chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức thương mại thế giới - World Trade Organization. Theo các tác giả của cuốn sách này, thì nói đến cơ chế bao giờ cũng gồm hai mặt: bên ngoài (thể hiện ở cách thức tổ chức nên nó) và bên trong (sự tổ chức và hoạt động ngay trong nội tại của sự vật, hiện tượng). Nói cách khác, cơ chế là hệ thống các mối quan hệ hữu cơ, liên quan đến cách thức tổ chức, hoạt động, cách thức tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng. Cơ chế là một quá trình, một hệ thống, là tổng thể các yếu tố tạo nên sự hoạt động của sự vật, hiện tượng(3).Như vậy, về phương diện từ điển học và phương diện khoa học, dù cách tiếp cận của các nhà khoa học không hoàn toàn giống nhau, nhưng có thể nhận thấy các quan điểm này đều chỉ ra hai yếu tố cơ bản tạo thành cơ chế. Đó là: yếu tố tổ chức (cơ cấu) và yếu tố hoạt động (vận hành). Yếu tố tổ chức đề cập đến các thành viên (chủ thể) tham gia, cách thức hình thành tổ chức (cơ cấu) và cách thức tổ chức hệ thống nội tại. Yếu tố hoạt động thể hiện mối quan hệ tác động qua lại giữa các thành viên (sự phân công và hợp tác giữa các thành viên) trong quá trình thực hiện chức năng và nhiệm vụ của tổ chức; nguyên tắc vận hành của cơ chế và nội dung hoạt động của nó.Về cơ chế ba bên, nhiều nhà khoa học đã đưa ra khái niệm, bản chất, đặc điểm của cơ chế ba bên... Công trình Thuật ngữ quan hệ công nghiệp và các khái niệm liên quan của tác giả David Macdonald và Caroline Vandenabeele (các chuyên gia lâu năm của Đội chuyên gia tổng hợp Đông Á, Văn phòng lao động Quốc tế - ILO/EASMAT) được đón nhận như là một cuốn sách quan trọng và rất đáng tham khảo ở nước ta cũng như một số nước khác đã định nghĩa: "Cơ chế ba bên là sự tương tác tích cực của Chính phủ, người sử dụng lao động và người lao động (qua các thay mặt của họ) như là các bên bình đẳng và độc lập trong các cố gắng tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề cùng quan tâm. Một quá trình ba bên có thể bao gồm việc tham khảo ý kiến, thương thuyết và /hay cùng ra quyết định, phụ thuộc vào cách thức đã được nhất trí giữa các bên liên quan. Những cách thức này có thể là đặc biệt theo từng vụ việc hay được thể chế hoá” (4).Ở Việt Nam, nhiều nhà khoa học lao động cũng đã bàn về vấn đề này. Có luận điểm cho rằng, bằng việc kí kết các hợp đồng lao động cá nhân giữa người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động (NSDLĐ) đã hình thành nên quan hệ lao động /cá nhân, hạt nhân của cơ chế hai bên truyền thống. Sau đó, bằng việc thực hiện quyền tự do liên kết, các tổ chức của cả phía NLĐ và NSDLĐ được hình thành. ở tầm quốc gia, thay mặt của tổ chức này cùng với thay mặt của Chính phủ có mối quan hệ với nhau để cùng bàn bạc và giải quyết những vấn đề có liên quan trong lĩnh vực lao động và xã hội. Trên cơ sở và khuôn khổ của mối quan hệ này hình thành một cơ chế mang tính pháp lý quốc tế, đó là cơ chế ba bên (5). Có luận điểm khái quát: Cơ chế ba bên được hiểu là cơ chế phối hợp hoạt động giữa Chính phủ, thay mặt NLĐ, thay mặt NSDLĐ với tư cách là các bên độc lập và bình đẳng khi họ cùng tìm kiếm những giải pháp chung trong các vấn đề lao động, xã hội mà cả ba bên cùng quan tâm và nỗ lực giải quyết (6).Về cơ bản, các nhà khoa học lao động ở nước ta thống nhất cách hiểu có tính chính thống của ILO về cơ chế ba bên: "Cơ chế ba bên có nghĩa là bất kỳ hệ thống các mối quan hệ lao động nào, trong đó Nhà nước, NSDLĐ, NLĐ là những nhóm độc lập, mỗi nhóm thực hiện những chức năng riêng. Điều đó chỉ đơn thuần là sự chuyển đổi thành các mối quan hệ xã hội của các nguyên tắc dân chủ chính trị: tự do, đa số, sự tham gia của mỗi cá nhân vào những quyết định có liên quan tới họ. Nguyên tắc là những vấn đề chung nhưng cũng không có một đối tác đơn lẻ: mỗi hệ thống quan hệ lao động được dựa trên sự kết hợp của các điều kiện lịch sử, chính trị, xã hội và văn hoá và mỗi hệ thống phát triển theo những nguyên tắc của cuộc chơi dưới ánh sáng của những thông số đó” (7).Các khái niệm và quan điểm trên đây đều trực tiếp hay gián tiếp đề cập tới các nội dung: bản chất, các đối tác xã hội, phạm vi hoạt động và sự vận hành của cơ chế ba bên. Liên hệ với khái niệm “cơ chế” đã đề cập ở trên, các khái niệm và quan điểm về cơ chế ba bên cũng thể hiện được hai yếu tố cấu thành cơ bản: yếu tố tổ chức (cơ cấu) và yếu tố hoạt động (vận hành). Cơ cấu ba bên được tạo thành bởi ba đối tác xã hội: Nhà nước, NLĐ và NSDLĐ (thông qua cơ quan, tổ chức thay mặt của mỗi bên). Quá trình vận hành của cơ chế ba bên chính là quá trình hợp tác giữa ba đối tác xã hội trong việc nỗ lực tìm kiếm các giải pháp chung cho các vấn đề mà các bên cùng quan tâm trong lĩnh vực lao động - xã hội.Từ những phân tích, đánh giá trên đây, có thể hiểu:
Cơ chế ba bên là quá trình phối hợp giữa Nhà nước, NLĐ và NSDLĐ (thông qua các tổ thay mặt chính thức của họ) bằng những hình thức phù hợp với điều kiện kinh tế -xã hội, chính trị và pháp lí … nhằm tìm kiếm những giải pháp chung cho các vấn đề thuộc lĩnh vực lao động -xã hội, trước hết là các vấn đề thuộc mối quan hệ lao động mà cả ba bên cùng quan tâm, vì lợi ích của mỗi bên, lợi ích chung của ba bên và lợi ích chung của xã hội.
Bên cạnh khái niệm cơ chế ba bên còn một số khái niệm khác, như: “cơ chế hai bên”, “thương lượng tập thể”và “đối thoại xã hội”. Đây là những khái ni...
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
xem trả lời bên dưới