Download miễn phí Tiểu luận Cơ chế giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích và tình huống liên quan
Hội đồng hòa giải hay hòa giải viên lao động căn cứ vào pháp luật lao động, các tài liệu, chứng cứ liên quan để phân tích đánh giá vụ viêc, nêu những điểm đúng sai của hai bên để hai bên tự hòa giải với nhau hay đưa ra phương án hào giải để hai bên xem xét, hòa giải và thương lượng. Trường hợp bên nguyên đơn chấp nhận rút đơn yêu cầu hay cả hai bên tự thương lượng được haowcj chấp nhận phương án hòa giải của HĐHG thì HĐHG hay hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành theo mẫu số 7 ban hành kèm thong tư số 22/2007/TT-BLĐTBXH, có chữ kí của cả hai bên tranh chấp, chữ kí của chủ tịch HĐHG, thư ký, hay hòa giải viên lao động. Hai bên có nghĩa vụ chấp hành những điều đã thỏa thuận ghi trong biên bản hòa giải thành.
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-01-21-tieu_luan_co_che_giai_quyet_tranh_chap_lao_dong_ta.pY0rHbWfnP.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-56488/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
gày càng xảy ra phổ biến ở Việt Nam, đây là một loại hình tranh chấp có quy mô lớn, nó sẽ gây tác động tiêu cực đến cuộc sống người lao động cũng như sự bình ổn của nền kinh tế xã hội. Trong khi tranh chấp lao động cá nhân thường là tranh chấp về quyền thì các tranh chấp lao động tập thể có thể là tranh chấp về quyền hay lợi ích. Do đó cơ chế giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích cũng có những nét khác biệt so với các loại tranh chấp khác, thể hiện rõ đặc trưng của loại tranh chấp này.Theo khoản 3 Điều 157 BLLĐ thì : “ Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích là tranh chấp về việc tập thể lao động yêu cầu xác lập các điều kiện lao động mới so với quy định của pháp luật lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động đã được đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hay các quy chế, thỏa thuận hợp pháp khác ở doanh nghiệp trong quá trình thương lượng giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động.
. Đặc điểm của tranh chấp lao động tập thể về lợi ích
TCLĐ tâp thể về lợi ích có những đặc điểm riêng, giúp ta phân biệt nó với các tranh chấp khác, bao gồm:
- TCLĐ luôn phát sinh tồn tại gắn liền với quan hệ lao động, là tranh chấp đòi hỏi quyền lợi về lợi ích của tập thể người lao động và đối với người sử dụng lao động
- TCLĐ là loại tranh chấp mà quy mô và mức độ tham gia của các chủ thể lớn: Tranh chấp xảy ra giữa tập thể người lao động và người sử dụng lao động trong phạm vi toàn doanh nghiệp thì lúc đó TCLĐ sẽ có tác động xấu đến sự ổn định của quan hệ lao động, đến sản xuất và trật tự an toàn xã hội.
- TCLĐ tập thể về lợi ích là những tranh chấp về lợi ích giữa 2 bên chủ thể. Tức là TCLĐ vẫn có thể phát sinh trong những trường hợp có hay không có vi phạm pháp luật trong lĩnh vực lao động. Phần lớn các trường hợp vi phạm pháp luật lao động là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tranh chấp lao động song cũng không có ít trường hợp vi phạm pháp luật lao động nhưng lại không làm phát sinh TCLĐ và ngược lại.
-TCLĐ tập thể về lợi ích nói riêng và tranh chấp lao động nói chung là loại tranh chấp có tác động trực tiếp và rất lớn đối bản thân và gia đình người lao động tác động lớn đến an ninh công cộng, đời sống kinh tế, chính trị toàn xã hội.
2. Cơ chế giải quyết tranh chấp lao động về lợi ích
Khái niệm giải quyết tranh chấp lao động:
Cơ chế giải quyết TCLĐ là việc các tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành những thủ tục theo luật định nhằm giải quyết những tranh chấp phát sinh giữa cá nhân, tập thể người lao động với người sử dụng lao động về việc thực hiện quyền nghĩa vụ và lợi ích của hai bên trong quan hệ lao động, khôi phục các quyền và lợi ích hợp pháp đã bị xâm hại; xoá bỏ tình trạng bất bình, mâu thuẫn giữa người lao động và người sử dụng lao động, duy trì và củng cố quan hệ lao động, đảm bảo sự ổn định trong sản xuất. Trên tinh thần đó cơ chế giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích được tiến hành theo một trình tự, thủ tục như sau :
Hệ thống các cơ quan giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích.
Theo Điều 169 BLLĐ năm 2007 thì cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích bao gồm :
1. Hội đồng hòa giải lao động cơ sở và hòa giải viên lao động;
2. Hội đồng trọng tài.
Cụ thể :
+ Hội đồng hòa giải cơ sở là cơ quan được thành lập có chức năng duy nhất là hòa giải tranh chấp lao động ở cơ sở có sử dụng lao động có tổ chức công đoàn cơ sở hay ban chấp hành công đoàn lâm thời. Thành phần của hội đồng hòa giải bao gồm thay mặt ngang nhau của người lao động và người sử dụng lao động, ngoài ra các bên có thể thỏa thuận lựa chọn thêm các thành viên khác tham gia, cho nên thành phần của hội đồng hòa giải luôn là số chẵn khác với thành phần là số lể của hội đồng trọng tài. Nhiệm kì của HĐHGCS là 2 năm và hai bên luân phiên nhau làm chủ tịch và thư kí. Hội đồng hòa giải hoạt động theo nguyên tắc thỏa thuận, nhất trí.
Hội đồng hòa giải cơ sở khi giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích có trách nhiệm :
- Một là tiếp nhận đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp lao động
- Hai là tìm hiểu vụ việc, gạp gỡ hai bên tranh chấp, những người có liên quan, thu thập tài liệu, chứng cứ, yêu cầu hai bên tranh chấp cung cấp đầy đủ tài liệu, chứng cứ liê quan đến vụ việc phải hòa giải.
- Ba là đưa ra phương án hòa giải để hai bên tranh chấp cùng xem xét thương lượng.
- Bốn là báo cáo và bàn giao toàn bộ hồ sơ đối với vụ tranh chấp lao động không thành cho hội đồng trọng tàilao động để kị thời giải quyết theo đúng quy định của pháp luật.
Ngoài ra, hội đồng hòa giải cơ sở còn có trách nhiệm báo cáo định kỳ về hoạt động của hội đồng với người sử dụng lao động, ban chấp hành công đoàn cơ sở, cư quan lao động cấp huyện trước ngày 10 tháng 6 và tháng 12 hàng năm hay báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Hòa giải viên lao động do cơ quan lao động cấp huyện cử ra để thực hiện nhiêm vụ hòa giải các tranh chấp lao động cá nhân, tập thể, tranh chấp liên quan đến hợp đồng học nghề, chi phí học nghề. Theo quy định trước đây của luật thì thành phần đương nhiên của hòa giải viên là cán bộ lao động các quận, huyện. Còn hiện nay theo quy định mới của luât thì thành phần của hòa giải viên còn bao gồm liên đoàn lao động các quận, huyện và tương đương, đó là cơ quan công đoàn khu công nghiệp, khu chế xuất, công đoàn nghành nghề địa phương…
Hòa giải viên có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động ở những nơi chưa có hội đồng hòa giải cơ sở và thưch hiện nhiệm vụ trong phạm vi địa bàn do UBND huyện quản lí.
+ Thời hạn hòa giải được tiến hành trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn hòa giải. Đối với việc lập biên bản hòa giải bắt buộc phải có chư kí của cả hai bên tranh chấp trong thời hạn một ngày kể từ ngày lập biên bản.
+ Hội đồng trọng tài lao động do chủ tịch UBND Tỉnh ta quyết định thành lập. Thành phần bao gồm thay mặt của các bên :r thay mặt phía nhà nước là Sở lao động thương binh và xã hội gồm giám đốc sở là chủ tịch hội đồng trọng tài kiêm nhiệm, thư ký hội đồng do công chức cơ quan lao động đảm nhiệm là thành viên chuyên trách. Đại diện cho phía người sử dụng lao động là thay mặt của VCCI ( Phòng công nghiệp và thương mại Việt Nam), hay VCCA (Liên minh hợp tác xã ở địa phương). Đại diện cho người lao động là Công đoàn cơ sở hay ban chấp hành công đoàn lâm thời. Ngoài ra các bên có thể thỏa thuận mời thêm các thành viên khác như thay mặt của hội luật gia, những người hoạt động xã hội có uy tín, thành phần của HĐTT phải là số lẻ có từ 5 đến 7 người để đảm bảo nguyên tắc biểu quyết theo đa số và HĐTT có nhiệm kì hoạt động là 3 năm.
Hội đồng trọng tài khi giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích có nhiệm vụ :
- M