twinkle_love_93
New Member
Download miễn phí Cơ sở lý thuyết về kỹ thuật vi sinh vật
Các chất dinh dưỡng đối với vi sinh vật là bất kỳchất nào được vi sinh vật hấp
thụtừmôi trường xung quanh và được chúng sửdụng làm nguyên liệu đểcung cấp cho
quá trình sinh tổng hợp tạo ra các thành phần của tếbào hay đểcung cấp cho quá trình
trao đổi năng lượng.
Quá trình hấp thụcác chất dinh dưỡng đểthoảmãn mọi nhu cầu sinh trưởng và
phát triển được gọi là quá trình dinh dưỡng. Chất dinh dưỡng phải là những hợp chất có
tham gia vào các quá trình trao đổi chất nội bào.
Thành phần hoá học của tếbào vi sinh vật quyết định nhu cầu dinh dưỡng của
chúng. Thành phần hoá học của các chất dinh dưỡng được cấu tạo từcác nguyên tốC,
H, O, N, các nguyên tốkhoáng đa và vi lượng.
Lượng các nguyên tốchứa ởcác vi sinh vật khác nhau là không giống nhau.
Trong các điều kiện nuôi cấy khác nhau, tương ứng với các giai đoạn phát triển khác
nhau, lượng các nguyên tốchứa trong cùng một loài vi sinh vật cũng không giống nhau.
Trong tếbào vi sinh vật các hợp chất được phân thành hai nhóm lớn: (1) nước và các
muối khoáng; (2) các chất hữu cơ.
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2013-12-10-co_so_ly_thuyet_ve_ky_thuat_vi_sinh_vat.ykyNwZ7gk1.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-49395/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
sản xuất axit amin,vitamin, chất bảo vệ thực vật, làm sạch dòng nước thải bằng phương pháp sinh học.
Dùng vi khuẩn để sản xuất các chế phẩm protein từ metan và hydro là một trong những
hướng có triển vọng.
1.3.1.2. Xạ khuẩn
Xạ khuẩn được phân bố rất rộng rãi trong tự nhiên. Trong mỗi gam đất nói chung
thường có trên một triệu xạ khuẩn. Phần lớn xạ khuẩn là tế bào Gram dương, hiếu khí,
hoại sinh, có cấu tạo dạng sợi phân nhánh (khuẩn ti). Trong số 8000 chất khoáng sinh
hiện đã được biết đến trên thế giới thì trên 80% là do xạ khuẩn sinh ra. Xạ khuẩn còn
được dùng để sản xuất nhiều loại enzim, một số vitamin và axit hữu cơ. Một số ít xạ
khuẩn kỵ khí hay vi hiếu khí có thể gây ra các bệnh cho người, cho động vật và cho
9
cây trồng. Một số xạ khuẩn (thuộc chi Frankia) có thể tạo nốt sần trên rễ một số cây
không thuộc họ đậu và có khả năng cố định nitơ.
Hệ sợi của xạ khuẩn chia ra thành khuẩn ti cơ chất và khuẩn ti khí sinh.
Đường kính khuẩn ti xạ khuẩn thay đổi trong khoảng 0,2 ÷ 1,0 μm đến 2 ÷ 3 μm.
Đa số xạ khuẩn có khuẩn ti không có vách ngăn và không tự đứt đoạn. Màu sắc của
khuẩn ti của xạ khuẩn hết sức phong phú. Có thể có các màu trắng, vàng, da cam, đỏ ,
lục, lam, tím, nâu, đen...
Khuẩn ti cơ chất phát triển một thời gian thì dài ra trong không khí thành những
khuẩn ti khí sinh.
ADN
re se
me
ri
Phần mềm
cw
cp
Hình 1.2. Cấu trúc khuẩn ti ở xạ khuẩn:
cp- Tế bào chất; pm- Màng tế bào chât; cw- Thành tế bào;
me- Mezoxom; se- Vách ngăn; ri- Riboxom; re: Chất dự trữ
Sau một thời gian phát triển, trên đỉnh khuẩn ti khí sinh sẽ xuất hiện các sợi bào
tử. Sợi bào tử có thể có nhiều loại hình dạng khác nhau: thẳng, lượn sóng, xoắn, mọc
đơn, mọc vòng...Một số xạ khuẩn có sinh nang bào tử bên trong có chứa các bào tử
nang.
Khuẩn lạc của xạ khuẩn rất đặc biệt, nó không trơn ướt như ở vi khuẩn hay nấm
men mà thường có dạng thô ráp, dạng phấn, không trong suốt, có các nếp toả ra theo
hình phóng xạ , vì vậy mới có tên xạ khuẩn.
1.3.1.3. Vi khuẩn lam
Vi khuẩn lam trước đây thường được gọi là tảo lam (Cyanophyta). Thật ra đây là
một nhóm vi sinh vật nhân nguyên thuỷ thuộc vi khuẩn thật. Vi khuẩn lam có khả năng
tự dưỡng quang năng nhờ chứa sắc tố quang hợp là chất diệp lục .
Quá trình quang hợp của vi khuẩn lam là quá trình phosphoryl hóa quang hợp phi
tuần hoàn, giải phóng oxy như ở cây xanh. Quá trình này khác hẳn với quá trình
10
phosphoryl hoá quang hợp tuần hoàn không giải phóng oxy ở nhóm vi khuẩn kỵ khí
màu tía không chứa lưu huỳnh trong tế bào thuộc bộ Rhodospirillales.
Vi khuẩn lam không thể gọi là tảo vì chúng khác biệt rất lớn với tảo: Vi
khuẩn lam không có lục lạp, không có nhân thực, có riboxom 7os, thành tế bào có chứa
peptidoglican do đó rất mẫn cảm với penixilin và lizozim.
Đại bộ phận vi khuẩn lam sống trong nước ngọt và tạo thành thực vật phù du của
các thuỷ vực. Một số phân bố trong vùng nước mặn giàu chất hữu cơ hay trong nước
lợ. Một số vi khuẩn lam sống cộng sinh. Nhiều vi khuẩn lam có khả năng cố định nitơ
và có sức đề kháng cao với các điều kiện bất lợi, cho nên có thể gặp vi khuẩn lam trên
bề mặt các tảng đá hay trong vùng sa mạc.
Một số vi khuẩn lam vì có giá trị dinh dưỡng cao, có chứa một số hoạt chất có giá
trị y học, lại có tốc độ phát triển nhanh, khó nhiễm tạp khuẩn và thích hợp được với các
điều kiện môi trương khá đặc biệt (Spirulina thích hợp với pH rất cao) cho nên đã được
sản xuất ở quy mô công nghiệp để thu nhận sinh khối.
Vi khuẩn lam có hình dạng và kích thước rất khác nhau, chúng có thể là đơn bào
hay dạng sợi đa bào.
1.3.1.4. Nhóm vi khuẩn nguyên thuỷ
Nhóm vi khuẩn này có kích thước rất nhỏ bao gồm 3 loại: Micoplatma, Ricketxi
và Clamidia.
Micoplatma là vi sinh vật nguyên thuỷ chưa có thành tế bào, là loại sinh vật nhỏ
nhất trong sinh giới có đời sống dinh dưỡng độc lập.
Nhiều loại Micoplatma gây bệnh cho động vật và người.
Micoplatma có kích thước ngang khoảng 150 ÷ 300 nm, sinh sản theo phương
thức cắt đôi. Chúng có thể sinh trưởng độc lập trên các môi trường nuôi cấy nhân tạo
giàu dinh dưỡng, có thể phát triển cả trong điều kiện hiếu khí lẫn kỵ khí, nghĩa là có cả
kiểu trao đổi chất oxy hoá lẫn kiểu trao đổi chất lên men.
Ricketxi là loại vi sinh vật nhân nguyên thuỷ G− chỉ có thể tồn tại trong các tế bào
nhân thật. Chúng đã có thành tế bào và không thể sống độc lập trong các môi trường
nhân tạo.
11
Hình 1.3. Hình thái chung của vi khuẩn lam:
1- Dạng đơn bào không có màng nhầy; 2- Dạng tập đoàn; 3- Dạng sợi; 4- Hình trụ, hình
cầu, hình elip (có màng nhầy); 5- Oscillatoria; 6- Phormidium ; 7- Lyngbya; 8-
Schizothrix , Hydrocoleus ; 9- Spirulina, Arthrospira. 10- Dạng sợi có tế bào dị hình;
11- Dạng sợi có bào tử; 12- Sợi dính với bào tử; 13-Sợi ở cách xa bào tử; 14-Tế bào dị
hình ở bên cạnh sợi; 15- Nhánh giả đơn độc; 16- Nhánh giả từng đôi một; 17- Sợi phân
nhánh thực;18- Phân nhánh ở sợi có bao (nhánh mới nẩy sinh); 19- Phân nhánh ở sợi
có bao (nhánh đã phát triển); 20- Phân nhánh bên; 21- Phân nhánh đôi; 22- Phân
nhánh dạng chữ V ngược; 23- Vi tiểu bào nang (nannocyst); 24- Sự hình thành ngoại
bào tử; 25- Sự hình thành nội bào tử; 26, 27- Hormocyst; 28- Pscudohormogenia; 29-
Tảo đoạn (hormogonia); 30- Bào tử nghỉ (akinete) ở hai phía của tế bào dị hình; 31-
Bào tử nghỉ ở xa tế bào dị hình; 32- Gloeocapsa; 33- Lyngbya; 34- Oscillatoria; 35-
Phormidium; 36- Anabaenopsis; 37- Cylindrospermum; 38- Anabaena.
Ricketxi có các đặc điểm sau:
12
- Tế bào có kích thước thay đổi, loại nhỏ nhất 0,25 × 1,0 μm, loại lớn nhất
0,6 × 1,2 μm.
- Tế bào có thể hình que, hình cầu, song cầu, hình sợi...
- Ký sinh bắt buộc trong tế bào các sinh vật nhân thật. Vật chủ thường là các động
vật có chân đốt như ve, bọ, rận... Các động vật nhỏ bé này sẽ truyền mầm bệnh qua người.
- Sinh sản bằng cách phân cắt thành hai phần bằng nhau.
Clamidia là loại vi khuẩn rất bé nhỏ, qua lọc, G−, ký sinh bắt buộc trong tế bào các
sinh vật nhân thật.
Clamidia có một chu kỳ sống rất đặc biệt: dạng cá thể có khả năng xâm nhiễm
được gọi là nguyên thể. Đó là loại tế bào hình cầu có thể chuyển động, đường kính nhỏ
bé (0,2 ÷ 0,5 μm). Nguyên thể bám chắc được vào mặt ngoài của tế bào vật chủ và có
tính cảm nhiễm cao. Nhờ tác dụng thực bào của tế bào vật chủ mà nguyên thể xâm nhập
vào trong tế bào, phần màng bao quanh nguyên thể biến thành không bào. Nguyên thể
lớn dần lên trong không bào và biến thành thuỷ thể.
Thuỷ thể còn gọi là thể dạng lưới, là loại tế bào hình cầu màng mỏng, khá lớn
(đường kính 0,8 ÷1,5 μm). Thuỷ thể liên tiếp phân cắt thành hai phần đều nhau và tạo
thành vi khuẩn lạc trong tế bào chất của vật chủ. Về sau một lượng lớn các tế bào con
này lại phân hoá thành các nguyên thể nhỏ hơn nữa. Khi tế bào vật chủ bị phá vỡ các
nguyên thể được giải phóng ra sẽ xâm nhiễm vào các tế bào khác.
1.3.2. Hình thái và cấu tạo tế bào các vi sinh vật...