tung_peter
New Member
Download miễn phí Chuyên đề Con đường thứ ba - Của trào lưu xã hội dân chủ - Xu hướng chính trị - xã hội chủ nghĩa tư bản hiện đại
Xét về quan điểm chung, con đường dân chủ đồng thuận (con đường Polder) về cơ bản thống nhất với mô hình dựa vào thị trường của đảng lao động Anh. Tuy nhiên trong chiến lược và biện pháp cụ thể, con đường Polder khác với mô hình Anh ở một số nước điển hình. Trong khi Chính phủ của Đảng lao động mới (Anh) thực hiện nguyên tắc dân chủ đa số, thì mô hình Polder lại sử dụng nguyên tắc dân chủ đồng thuận. Nguyên tắc này đòi hỏi các chủ trương, chính sách về chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa phải được đưa ra trao đổi một cách dân chủ, rộng rãi trong các tổ chức chính trị, xã hội nhằm đạt tới một giải pháp dung hòa.
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-01-18-chuyen_de_con_duong_thu_ba_cua_trao_luu_xa_hoi_d.eXDKRyWZIV.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-55338/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
, gắn liền với mức sống và nghề nghiệp đồng thời đang diễn ra xu hướng cá thể hóa sinh hoạt xã hội. Hiện nay, ở các nước tư bản phát triển, theo các nhà dân chủ xã hội, đã hình thành bốn nhóm xã hội lớn như sau:— Nhóm thứ nhất, cử tri truyền thống, bao gồm công nhân, nhân viên hành chính lớp dưới và tầng lớp trung lưu. Nguyện vọng của nhóm này là chế độ xã hội và việc làm ổn định, thu nhập chắc chắn.. Hơn tất cả các nhóm khác, nguyện vọng của họ là có được một hệ thống chính sách xã hội công bằng. Bởi vì, họ là người trực tiếp được hưởng chính sách này.
— Nhóm thứ hai, cử tri thuộc các tầng lớp đang lên, đó là một bộ phận những người làm công ăn lương, những người làm việc trong các ngành khoa học và công nghệ hiện đại, như thông tin, dịch vụ mới. Họ là những người có trình độ văn hóa cao, có tinh thần phê phán xã hội, có chí tiến thủ. Các nhà xã hội học gọi họ là "tầng lớp trung lưu mới". Nhóm này quan tâm tới nhiều vấn đề, như chính trị, văn hóa, khoa học, sinh thái, sự công bằng và trách nhiệm xã hội.
— Nhóm thứ ba, cử tri, hoạt động trong các ngành xã hội và văn hóa cao cấp, quan tâm chủ yếu của họ là: văn hóa, khoa học, lớp người bị thiệt thòi. Đặc biệt họ đề cao giá trị tự do, dân chủ.
- Nhóm thứ tư, là phụ nữ. Các Đảng XHDC xem phụ nữ là một nhóm xã hội quan trọng về mặt xã hội và chính trị. Theo các nhà dân chủ xã hội, đây là một nhóm xã hội có những đặc trưng riêng về nhu cầu và có vị trí ngày càng quan trọng trong xã hội hiện đại. Các cử tri nữ là một nhóm xã hội khá quan trọng, họ quan tâm là sự bình đẳng giới và các vấn đề liên quan đến hôn nhân, gia đình, trẻ em...
Trong điều kiện của chế độ chính trị đa nguyên, đa đảng, sự quan tâm của các Đảng XHDC tới phân hóa xã hội, xem đó như là một yếu tố quy định chính sách XHDC là điều tất nhiên.
Các nhà dân chủ xã hội cho rằng, cơ cấu lực lượng, nội dung và cách hoạt động chính trị trong các xã hội tư bản phát triển đã có những thay đổi lớn trong vài thập niên trở lại đây. Điều này không chỉ diễn ra trong các đảng phái chính trị mà ngay cả trong các tổ chức công đoàn, hiệp hội, nhà thờ... Sự khác biệt về nhu cầu giữa các thế hệ (già - trẻ) trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả chính trị cũng đã nảy sinh. Vai trò của thông tin đại chúng, trong bối cảnh đó ngày càng giữ vị trí quan trọng, trở thành một quyền lực xã hội.
Việc làm rõ bối cảnh của "Con đường thứ ba" hay "Đường lối trung dung mới" nhằm làm sáng tỏ chính sách của trào lưu XHDC trong những năm cuối của thế kỷ XX, đồng thời còn cung cấp thông tin tham khảo, cho việc đánh giá về tình hình thế giới hiện nay.
2. Nội dung sự điều chỉnh của chủ nghĩa tư bản hiện đại qua "Con đường thứ ba"
Trào lưu Xã hội dân chủ đã diễn ra sự phát triển không đều. Nếu như, trước chiến tranh thế giới thứ II, đến trước những năm 70, vai trò của Cộng hòa liên bang Đức và Vương quốc Thụy Điển với tư cách là trung tâm về lý luận và hoạt động chính trị thực tiễn, dường như không có quốc gia nào có thể cạnh tranh, thì trong vòng 20 năm trở lại đây, đặc biệt từ đầu những năm 90 đến nay, đã nổi lên những quốc gia do các Đảng Xã hội dân chủ cầm quyền có khả năng tranh giành địa vị dẫn đầu về lý luận và thực tiễn của trào lưu này. Đó là trường hợp Vương quốc Anh, Cộng hòa Pháp, Hà Lan.
Sau đây là "5 mô hình", cũng có thể nói là 5 giải pháp cụ thể của CNTB qua 5 quốc gia do các Đảng XHDC cầm quyền trong bối cảnh toàn cầu hóa. Đó là:
— Con đường "dựa vào thị trường" của Đảng Lao động mới (New Labour) Anh.
— Con đường "đồng thuận xã hội" của Đảng Lao động Hà Lan.
— Con đường dựa vào nhà nước của Đảng xã hội chủ nghĩa Pháp.
— Con đường của nhà nước phúc lợi - cải cách của Đảng XHDC Thụy Điển.
— Con đường xã hội dân chủ của Đảng xã hội dân chủ Đức.
Việc đặt tên cho các mô hình này chỉ mang ý nghĩa tương đối. ở đây chủ yếu nhấn mạnh vào biện pháp chủ yếu của các Đảng cầm quyền. Điều này không có nghĩa, một mô hình nhất định chỉ sử dụng một giải pháp nào đó. Việc đặt tên cho mô hình dựa vào thị trường của Đảng Lao động mới (Anh) không có nghĩa đảng này không sử dụng các yếu tố khác, như vai trò của nhà nước hay dựa vào thương lượng, đồng thuận xã hội. Ngược lại, các mô hình khác trong khi nhấn mạnh một chính sách nào đó, họ cũng đồng thời phải sử dụng nhiều chính sách XHDC khác.
a) Con đường "thị trường" của Đảng Lao động mới (LĐ) - Vương quốc Anh
Đảng LĐ mới khác với quá khứ của mình và một số đảng DCXH của châu Âu trước hết ở cách phân tích và đánh giá tình hình. Đảng LĐ và Chính phủ của Tony Blair không cho rằng toàn cầu hóa thị trường tài chính, hàng hóa... và những cuộc cạnh tranh trong đầu tư là những mặt tiêu cực, hạn chế đối với chính sách XHDC. Những điều nói trên, được xem là nhân tố tích cực. Đảng LĐ cho rằng, toàn cầu hóa như là chiếc roi quất mạnh vào các xã hội, buộc người ta phải lao vào công cuộc hiện đại hóa. Hơn nữa, dựa vào toàn cầu hóa, chính phủ trong nhiều trường hợp, không cần thuyết phục các lực lượng xã hội thực hiện các chính sách cải cách một cách triệt để.
Chủ nghĩa tự do mới khuyến khích người ta chạy theo lợi ích cá nhân, ích kỷ, không có khả năng nâng cao đạo đức xã hội. Tiêu cực hơn, chủ nghĩa tự do mới, không cho phép người ta thiết lập một mạng lưới an sinh xã hội, cho dù là ở mức tối thiểu.
Đảng LĐ Anh "chia sẻ" với Chủ nghĩa tự do mới về quan điểm cơ bản, đó là "nhà nước tối thiểu", với ý nghĩa là hạn chế tối đa sự can thiệp của nhà nước vào thị trường. Đảng LĐ chống lại việc nâng cao ngân sách phúc lợi, thi hành chính sách tài chính khắt khe, cân đối thu chi và ủng hộ sự độc lập của ngân hàng trung ương châu Âu.
Tuy nhiên, Đảng LĐ phê phán chủ nghĩa tự do mới trên các khía cạnh sau: chủ nghĩa tự do thiếu trách nhiệm trước những hậu quả xã hội do cơ chế thị trường gây ra. Đảng LĐ cho rằng, việc trông chờ vào hiệu quả, "hiệu ứng xã hội" sau tăng trưởng thì đó là ảo tưởng, nhất là đối với tầng lớp dưới của xã hội.
Đảng LĐ chia sẻ với quan điểm DCXH truyền thống về trách nhiệm và nghĩa vụ của nhà nước đối với công dân và việc bảo đảm công bằng xã hội. Tuy nhiên, khái niệm công bằng xã hội của Đảng LĐ ngày nay đã mang một sắc thái mới, nó chỉ có nghĩa ngăn ngừa khả năng người lao động bị thất nghiệp, bị gạt ra ngoài lề xã hội và sự cùng kiệt đói...
Mô hình mới của Đảng LĐ (Anh) dựa trên 4 luận điểm sau: Một là, sự "bao gồm" (tiếng Anh là Inklution) tất cả mọi người trong xã hội. Luận điểm này có nghĩa, chính sách của nhà nước phải hướng tới bao quát mọi người, không được loại ra ngoài lề xã hội bất cứ ai, với lý do gì. Đồng thời, tất cả mọi người đều phải có nghĩa vụ, trách nhiệm đối với xã hội. Bởi vậy, tạo ra sự bình đẳng về cơ hội cho tất cả mọi thành viên của xã hội có một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Bảo đ
Tags: trào lưu xã hội dân chủ