Download miễn phí Luận văn Công nghệ CDMA - IS 95 thiết kế hệ thống mạch vòng vô tuyến nội hạt CDMA - WLL





MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG I : CÔNG NGHỆ CDMA - TIÊU CHUẨN IS95 3
1.1 Sự phát triển của công nghệ trong tin di động 3
1.1.1 Tổng quan về hệ thống điện thoại di động tổ ong. 3
1.1.1.1 Tổng quan.
1.1.1.2 Cấu hình của hệ thống.
1.1.1.3 Sự phát triển của hệ thống tổ ong.
1.1.1.3.1 Kỹ thuật TDMA.
1.1.1.3.2 Kỹ thuật GSM.
1.1.1.3.3 Kỹ thuật CDMA.
1.2 Hệ thống thông tin di động CDMA - IS95 6
1.2.1 Giao diện vô tuyến và truyền dẫn. 6
1.2.1.1 Các kênh vật lý.
1.2.1.2 Các kênh lôgic.
1.3 Các kỹ thuật xử lý số và truyền dẫn vô tuyến số ở hệ thống CDMA 12
1.3.1 Sơ đồ khối chung của thiết bị thu phát vô tuyến ở HTTT di động. 12
1.3.2 Mã hoá tiếng ở các hệ thống thông tin di động CDMA. 13
1.3.3 Thủ tục phát thu tín hiệu. 14
1.3.4 Các đặc tính của CDMA. 15
1.3.4.1 Tính đa dạng của phân tập.
1.3.4.2 Điểu khiển công suất ở CDMA.
1.3.4.2.1 Điều kiện công suất mạnh vòng hở trên kênh hướng về của CDMA.
1.3.4.2.2 Điều khiển công suất mạnh vòng kín trên kênh hướng về của CDMA.
1.3.4.2.3 Điều khiển công suất trên kênh hướng đi của CDMA.
1.3.4.3 Bộ mã và giải mã thoại và tốc độ sốliệu biến đổi.
1.3.4.4 Bảo mật cuộc gọi.
1.3.4.5 Chuyển vùng mềm.
1.3.4.6 Dung lương, dung lượng mềm.
1.4 Trải phổ. 20
1.4.1 Hệ thống trải phổ trực tiếp DS (Direct Sequency) 20
1.4.1.1 Nguyên lý trải phổ.
1.4.1.2 Đặc tính của tín hiệu DS.
1.4.2 Điều chế QPSK(Quadrature Phase Shift keying) 21
1.5 Báo hiệu ở hệ thống CDMA - IS95 22
1.5.1 Mở đầu. 22
1.5.2 Các dịch vụ cơ sở 22
1.5.2.1 Hoạt động đầu cuối - đầu cuối của hệ thống thông tin di động.
1.5.2.2 Khởi xướng cuộc gọi.
1.5.2.3 Xoá cuộc gọi
1.5.2.4 Chuyển mạng
1.6 So sánh công nghệ CDMA và TDMA 31
1.6.1 Dung lượng hệ thống 31
1.6.2 Vùng phủ sóng 33
1.6.3 Chất lượng dịch vụ 34
1.6.3.1 Đa đường truyền
1.6.3.2 Điều khiển công suất
1.6.3.3 Thời gian thoại
1.6.3.4 Tính bảo mật
1.6.3.5 Chi phí đầu tư xây dựng mạng
chương II: hiện trạng định hướng phát triển ứng dụng công nghệ CDMA - IS95 36
trong mạch vòng vô tuyến nội hạt tại Thái Bình.
2.1 Hiện trạng và định hướng phát triển 36
2.1.1 Hệ thống chuyển mạch
2.1.2 Hệ thống truyền dẫn
2.1.3 Mạng truy nhập
2.2 Định hướng phát triển 37
2.2.1 Khái quát
2.2.2 Định hướng phát triển
2.2.2.1 Công nghệ chuyển mạch
2.2.2.2 Công nghệ truyền dẫn
2.2.2.3 Mạng truy nhập
2.2.2.4 Dịch vụ điện thoại di động.
2.3 Ứng dụng công nghệ CDMA - IS95 trong mạch vòng vô tuyến 39
nội hạt WLL (Wireless Local Loop)
2.3.1 Tổng quan về hệ thốngmạch vòng vô tuyến nội hạt WLL 39
2.3.1.1 Khái niệm
2.3.1.2 Cấu hình tổng quát của hệ thống WLL
2.3.1.3 Các dịch vụ của hệ thống WLL
2.3.1.4 Các ưu điểm, nhược điểm của hệ thống WLL
2.3.2 Phân loại các hệ thống WLL 42 2.3.2.1 Phân loại theo công suất phát
2.3.2.2 Phân loại theo kiến trúc mạng
2.3.3 Sự phát triển của WLL trên thế giới 43
2.3.4 Hệ thống STAREX – WLL 44
2.3.4.1 Khái quát
2.3.4.2 Cấu hình mạng.
Chương III: Thiết kế hệ thống CDMA trong mạch vòng vô tuyến 47
nội hạt(CDMA - WLL)
3.1 Tổng quan thiết kế hệ thống CDMA trong mạch vòng vô tuyền 47
nội hạt WLL.
3.1.1 Mục tiêu thiết kế. 47
3.1.2 Các thông số cần thiết 47
3.1.3 Yêu cầu thiết Kừ 48
3.1.4 Dung lượng hệ thống CDMA 49
3.1.4.1 Do tìm tín hiệu tiếng nói
3.1.4.2 Sử dụng lại các tần số
3.1.4.3 Phân bố lưu lượng giữa các trạm gốc không đều nhau
3.1.4.4 Công thức tính toán dung lượng CDMA
3.1.5 Dung lượng ERLANG của hệ thống CDMA 52
3.1.6 Bán kính phủ sóng của trạm gốc CDMA 54
3.1.7 Tính công suất máy phát, quỹ đường truyền, tỷ số Eb/It, 54
hệ số khuyếch đại anten trạm gốc
3.1.7.1 Tính công suất máy phát
3.1.7.2 Quỹ đường truyền
3.2 Thiết kế hệ thống CDMA - WLL tại Thái Bình 63
3.2.1 Các bước thiết kế hệ thống WLL 63
3.2.2 Yêu cầu thiết kế 66
3.2.3 Yêu cầu các thông số kỹ thuật 67
3.2.3.1 Yêu cầu dịch vụ
3.2.3.2 Dunglượng, vùng phủ sóng và băng tần hoạt động
3.2.3.3 Mục tiêu chất lượng mạng
3.2.4 Lựa chọn công nghệ và thiết bị cho hệ thống WLL 69
3.2.4.1 Lựa chọn công nghệ
3.2.4.2 Lựa chọn thiết bị
3.2.5 Thiết kế 70
3.2.5.1 Thiết kế đường truyền vô tuyến
3.2.5.2 Xác định dung lượng của BTS
3.2.5.3 Xác định bán kính phủ sóng của trạm BTS
3.2.5.4 Tính công suất phát, quỹ đường truyền, hệ số khuếch đại anten, tỷ số Eb/It
3.2.5.5 Thiết kế mạng truyền dẫn giữa BSC với BTS trong hệ thống CDMA-LL
3.3 Kết quả thiết kế 83
Kết luận 85
Tài liệu tham khảo . 86
Các cụm từ viết tắt
 
 
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ưa tạo được mạch vòng ring, một số trạm còn phải dùng cách truyền dẫn bằng vi ba, thiết bị vi ba do nhiều hãng cung cấp.
Những yếu tố trên đã làm tăng chi phí khai thác, bảo dưỡng, quản lý và khó khăn cho việc phát triển các loại hình dịch vụ. Để khắc phục khó khăn này Bưu điện Tỉnh đã có chủ trương phát triển mạng truyền dẫn cụ thể như sau:
1- Nâng cao chất lượng và dung lượng mạng trong toàn Tỉnh
2- Tổ chức vòng ring cáp quang khép kín đối với 7 huyện và Thị xã
3- Ngừng trang bị các thiết bị vi ba nằm trong băng tần (1 ± 3) GHz trên mạng, tận dụng các thiết bị vi ba hiện có tập trung phát triển họ thiết bị SĐH có dung lượng < 2,5 Gb/s, quy hoạch quản lý tất tần số để khai thác có hiệu quả mạng CDMA - WLL
4- Hạn chế xây dựng cột ăng ten mới ở những nơi xét thấy cần thì cố gắng điều chuyển nội bộ, tận dụng những cột ăng ten hiện có để tập trung vốn xây dựng các tuyến cáp quang.
2.2.2.3. Mạng truy nhập :
- Tại khu vực thành thị (Thành phố, Thị xã, Thị trấn, Thị tứ ...) cần xây dựng hệ thống cổng bể cáp với dung lượng thiết kế sử dụng cho tới sau 25 năm trong đó cần bố trí dự phòng cho cáp quang và chuyển đổi cáp đồng cáp quang.
- Xác định và xây dựng cho các tuyến trục cho từng vùng mạng và các tuyến cáp nhánh theo quy hoạch mạng và quy hoạch giao nhập.
- Xây dựng các trạm truy nhập thuê bao cho các trạm chưa có tổng đài và chỉ sử dụng một loại chuẩn giao tiếp V5.2
- Lắp đặt các bộ lợi dây và bộ tập trung thuê bao DLC cho các khu vực xa tổng đài.
- Xây dựng mạng quản lý dựa trên mạng quản lý Quốc gia (Theo chỉ đạo của Tổng Công ty).
- Trang bị hệ thống quản lý và quy hoạch mạng ngoại vi theo công nghệ AM/FM/GIS.
2.2.2.4. Dịch vụ điện thoại di động :
Tận dụng khai thác có hiệu quả mạng lưới hiện có đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thông tin di động, nhanh chóng lắp đặt thêm các trạm điện thoại di động CDMA, GSM, VMS để phủ sóng toàn Tỉnh (Hưng Hà, Quỳnh Phụ, Đông Hưng, Thái Thuỵ, Kiến Xương, Tiền Hải, Vũ Thư, Thị xã).
2.3. ứng dụng công nghệ CDMA - IS95 trong hệ thống mạch vòng vô tuyến nội hạt WLL (WIRELESS LOCAL LOOP) tại Thái Bình.
2.3.1. Tổng quan về hệ thống mạch vòng vô tuyến nội hạt WLL :
2.3.1.1. Khái niệm :
WLL là hệ thống điện thoại cố định sử dụng cách truy cập thuê bao bằng vô tuyến so với điện thoại hữu tuyến hiện nay thì WLL có những đặc điểm sau :
- Chi phí bảo dưỡng và lắp đặt thấp
- Triển khai mạng nhanh chóng và khả thi ở những vùng có địa hình phức tạp
- Dễ dàng nâng cấp và tạo mới các dịch vụ
- Thuận tiện cho việc bảo dưỡng và truy nhập.
2.3.1.2. Cấu hình tổng quát hệ thống WLL :
Một hệ thống WLL nói chung đều có cấu hình chư mô tả ở hình 2.3 nó bao gồm 2 tầng :
- Tổng đài WLL ngoài chức năng như một tổng đài nội hạt hữu tuyến còn có chức năng giao tiếp và quản lý trạm gốc
- Trạm gốc BS chuyển đổi báo hiệu và dữ liệu giữa giao tiếp không gian (Vô tuyến) từ thiết bị đầu cuối tới với đơn vị truy nhập và chuyển đổi mà trung tâm trong tổng đài WLL
(Hình 2.3 cấu hình hệ thống WLL)
Ngoài 2 bộ phận chính trên còn có khối điều hành và bảo dưỡng trung tâm OMC (Operation Maintenance Center), hệ thống tính cước (Billing System) và các bộ thu phát của khối giao tiếp mạng NIU (Net work Interface Unit) ở phía thuê bao.
* Các giao tiếp và các hệ thống báo hiệu :
- Giao tiếp giữa trạm gốc và đầu cuối thuê bao tuỳ theo hệ thống có thể dùng tiêu chuẩn công nghệ như AMPS (FDMA), IS1362 DECT (TDMA), IS95 (N-Wll), B-CDMA (B-WLL).
- Giao tiếp giữa trạm gốc và tổng đài WLL thường dùng tiêu chuẩn IS634 với hệ thống báo hiệu kênh chung số 7.
- Giao tiếp giữa tổng đài với mạng công cộng có thể sử dụng bảo hiệu SS7, R2 hay báo hiệu V5.2
- Hệ thống tính cước giao tiếp với tổng đài WLL bằng giao thức X25
- Hệ thống điều hành và bảo dưỡng giao tiếp với tổng đài WLL bằng giao thức X25.
2.3.1.3. Các dịch vụ của hệ thống WLL :
Hệ thống WLL hoàn toàn tương tự như một hệ thống điện thoại cố định, do ảnh hưởng việc truy cập bằng vô tuyến làm cho chất lượng dịch vụ còn hạn chế nhưng về cơ bản một hệ thống WLL có thể cung cấp các dịch vụ như :
- Dịch vụ điện thoại truyền thống POTS (Plan Old Telephone Services)
- Các dịch vụ về kênh số 64 Kb/s
- Dịch vụ truyền số liệu trên băng tần thoại
- Dịch vụ truyền Fax nhóm G3 (Tốc độ 9,6 Kbps và 14,4 Kbps)
- Các dịch vụ gia tăng giá trị VAS (Value Added Services) bao gồm các dịch vụ bổ xung PSTN như thông báo vắng nhà, báo thức, đường dây nóng đường dây ấm, huỷ bỏ cuộc gọi, đợi cuộc gọi, hiển thị số được gọi, gọi hội nghị, gọi ba đường ... các dịch vụ của tổng đài như cấm cuộc gọi đi, gọi đến, theo dõi thuê bao, thông báo.
Để tăng chất lượng dịch vụ sao cho có thể tương đương như một hệ thống điện thoại hữu tuyến cố định, hiện nay nhiều nước trên thế giới đã thử nghiệm hệ thống WLL băng rộng.
2.3.1.4. Các ưu điểm, nhược điểm của hệ thống WLL :
Ưu điểm :
- Triển khai nhanh chóng tại những nơi có địa hình phức tạp, hiểm trở không có khả năng lắp đặt tuyến cáp từ tổng đài tới thuê bao, như vùng nông thôn, đồi núi, những nơi có dân cư thưa thớt không tập trung, nhu cầu sử dụng điện thoại thấp, việc lắp đặt các tuyến cáp truy nhập đòi hỏi một chi phí rất lớn do đó WLL là giải pháp tốt và hiệu quả nhất để triển khai tại các khu vực này. WLL có thể cung cấp nhanh chóng các thuê bao đặc biệt cho các sự kiện lễ hội, thể thao, triển lãm, phục vụ phòng chống thuê bao, lũ lụt, do sử dụng kỹ thuật truy nhập vô tuyến khắc phục được sự chậm trễ của việc lắp đặt cáp đồng.
- Linh hoạt mềm dẻo, dễ dàng cài đặt, bảo dưỡng phần mềm cũng như thay đổi lại cấu hình hệ thống, có thể di chuyển hệ thống tới các vị trí mới trong trường hợp cần thiết.
- Chi phí lắp đặt và bảo dưỡng hệ thống thấp.
- Dễ dàng đáp ứng các công nghệ dịch vụ viễn thông trong tương lai.
Nhược điểm :
- Dung lượng bị giới hạn theo dải phổ được cung cấp
- Chất lượng bị suy giảm phụ thuộc vào môi trường truyền dẫn
- Truy chập vô tuyến đòi hỏi máy thuê bao phải có nguồn nuôi, mạch thu phát điều chế và giải điều chế tín hiệu, mạch điều khiển công suất, khiến cho chi phí thiết bị đầu cuối cao hơn nhiều so với máy điện thoại cơ dây.
- Vấn đề bảo mật cần được quan tâm đúng mức và đối với hệ thống vô tuyến nếu không mã hoá thông tin thì việc nghe trộm là rất dễ dàng.
2.3.2. Phân loại các hệ thống WLL :
2.3.2.1. Phân loại theo công suất phát :
Có thể phân chia hệ thống WLL làm 3 loại : High tier, Mid Tier, Low Tier
Hệ thống High tier dùng mức công suất phát cao (Hàng trăm mili walts) tại thiết bị đầu cuối, vài Walts cho mỗi kênh tại trạm gốc) Mục đích của hệ thống này là giảm tối thiểu chi phí bằng cách sử dụng các cell có bán kính rộng. Vùng phủ sóng rộng sẽ làm cho số thuê bao phục vụ ở mỗi cell có thể lớn do đó các hệ thống High tier sử dụng mã hoá thoại có tốc độ bít thấp và có thể hoạt động trên một phổ tần rộng để không bị giới hạn về dung lượng...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top