nhung_koj

New Member

Download miễn phí Đề tài Công tác giải phóng mặt bằng tuyến phố Tây Sơn – Dự án xây dựng cải tạo nút giao thông Ngã Tư Sở





Ngay sau khi có quyết định thành lập Hội đồng giải phóng mặt bằng Quận Đống Đa và quyết định xác lập ranh giới thu hồi đất. Hội đồng giải phóng mặt bằng đã phối hợp với UBND phường Ngã Tư Sở, tổ trưởng các cụm dân phố từng bước tổ chức tuyên truyền thông báo cho các đối tượng trong phường, biết về chính sách của Đảng, Nhà nước về giải phóng mặt bằng và dự án xây dựng cải tạo nút giao thông Ngã Tư Sở.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ường Ngã Tư Sở
Qua bảng số liệu ta thấy phường Ngã Tư Sở có phạm vi nhỏ chỉ 25815m2, nhưng diện tích đất ở và kinh doanh là khá lớn 14508m2 chiếm 56% tổng diện tích. Đó là chưa kể các hộ mặt phố vừa ở vừa kinh doanh 139 căn (4323m2 – 108 thửa ) chiếm 16,75% các hộ này có diện tích trung bình khá nhỏ 31m2/căn.
Về tài sản trên địa bàn phường Ngã Tư Sở có 378 căn nhà trong đó 139 căn nhà mặt phố. Số nhà của nhà nước là 123 nhà (22 nhà trên tầng hai).
Kết cấu nhà ở khá phức tạp bao gồm cả nhà tư nhân và nhà của Nhà nước xen kẽ với nhau. Nhà nước cũng không tách rõ ràng nhà ở tầng I, nhà ở tầng II… Do lịch sử phát triển lâu dài một cách tự phát nên nhà cửa trong khu phố phát triển hết sức lộn xộn, nhiều hình thức, loại hình xây dựng, nhà nọ xây dựng lấn, chèn sang nhà kia, thậm chí tầng 2 của nhà nọ lại xây trên đất của nhà kia.
Về dân cư, đây là khu vực khá đông đúc với mật độ khá lớn. Nhưng, thực tế số dân trong phường dao động rất lớn tại các thời điểm trong ngày bởi đây là một tuyến phố kinh doanh thương mại sầm uất, hầu hết các hộ mặt phố đều kinh doanh buôn bán, cho thuê cửa hàng.
Ngoài một số công ty sản xuất và kinh doanh dịch vụ lớn, hầu hết các hộ đều buôn bán nhỏ lẻ các mặt hàng như hàng mã, quần áo, giầy dép, hàng ăn, nhà thuốc … rất đa dạng. Rất nhiều hộ dân không có việc làm ổn định, sống chủ yếu dựa vào việc cho thuê cửa hàng hay buôn bán lặt vặt.
Số hộ dân của phường là rất lớn, nhiều hộ cùng sống chật hẹp trong một căn nhà, do vậy đòi hỏi một quỹ nhà tái định cư lớn hơn nhiều với số nhà bị thu hồi.
b) Những điểm cần lưu ý trong việc giải phóng mặt bằng tuyến phố Tây Sơn.
Một là, đường Tây Sơn là đường giao thông quan trọng được xếp vào loại I, tuyến phố là tuyến buôn bán kinh doanh. Đất ở đây do vậy có giá trị sinh lời lớn, giá trị sử dụng cao (toàn bộ là đất ở đô thị và đất chuyên dùng), đất của các hộ mặt phố vừa để ở vừa kinh doanh. Việc bồi thường thiệt hại về đất để đảm bảo lợi ích cho các đối tượng sử dụng đất ( như tổ chức, hộ gia đình, cá nhân) sẽ phải áp một mức giá khá cao.
Hai là : Diện tích mở rộng hầu hết là cắt xén vào các công trình xây dựng nhà ở, trụ sở của các cơ quan tổ chức. Các công trình xây dựng trên tuyến phố này hầu hết là nhà cấp II, kiên cố nhiều tầng, do vậy khối lượng đền bù tài sản sẽ rất lớn.
Ba là : Các công trình, căn hộ ở hai bên đường có tính pháp lý rất phức tạp, nhiều loại hình sở hữu, sử dụng, quản lý như sở hữu cá nhân, sở hữu Nhà nước, đồng sở hữu. Do đó công tác lập hồ sơ pháp lý về đất đai, nhà ở sẽ đòi hỏi rất nhiều công sức.
Bốn là : Số hộ kinh doanh trên cơ sở nhà mặt phố khá lớn, do đó phải có giải pháp tái định cư, ổn định sản xuất tái tạo thu nhhập cho các hộ này. đây là một vấn đề rất nan giải vào thời điểm này, trong vài năm gần đây, do quỹ nhà đất của Hà Nội khá hạn hẹp nên trong hầu hết các dự án nhà bố trí tái định cư đều là các chung cư cao tầng không có khả năng kinh doanh.
Năm là : Đây là khu vực tập trung dân cư khá đông đúc các hoạt động xã hội rất nhộn nhịp bởi vậy việc tiến hành giải phóng mặt bằng phải nhanh gọn dứt khoát tránh kéo dài ảnh hưởng tới các đối tượng bị giải tỏa và các khu vực xung quanh.
II. Đánh giá về quá trình thực hiện công tác giải phóng mặt bằng tuyến phố Tây Sơn.
Căn cứ vào Nghị định 22/1998/NDCP ngày 24/04/1998 về viêch đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và quyết định số 72/2001/QĐUB ngày 17/09/2001 của UBND Thành phố Hà Nội ban hành trình tự thủ tục tổ chức thực hiện công tác bồi thường thiệt hại, tái định cư trên địa bàn Thành phố, công tác giải phóng mặt bằng bồi thường thiệt hại được thực hiện với trình tự sau :
- Thành lập Hội đồng giải phóng mặt bằng, quận Đống Đa phối hợp với UBND phường Ngã Tư Sở, các tổ dân phố tổ chức tuyên truyền về chế độ chính sách của Nhà nước khi Nhà nước thu hồi đất, giới thiệu chủ dự án (Ban quản lý các dự án trọng điểm phát triển đô thị Hà Nội) và dự án xây dựng cải tạo nút giao thông Ngã Tư Sở tới các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.
- Tổ chức cắm mốc giới, lập hồ sơ kỹ thuật thửa đất phục vụ giải phóng mặt bằng.
- Tổ chức điều tra hiện trạng, đo vẽ tài sản trên đất của các hộ dân.
- Xác lập hồ sơ pháp lý về đất đai tài sản, nguồn gốc, phạm vi bị thu hồi, nhân khẩu và các kiến nghị của dân phải di dời.
- Lập phương án bối thường thiệt hại tái định cư, xem xét thống nhất và trình phê duyệt.
- Thực hiện thanh toán bồi thường thiệt hại, tổ chức di dời và tái định cư. Tiến hành tháo dỡ bàn giao mặt bằng và giải quyết nốt các vấn đề tồn đọng.
1- Hội đồng giải phóng mặt bằng tổ công tác.
a) Thành lập Hội đồng giải phóng mặt bằng và tổ công tác.
Để phục vụ cho công tác giải phóng mặt bằng nút giao thông Ngã Tư Sở, ngày 01/03/2003, UBND Thành phố Hà Nội ra quyết định số 217/QĐUB về việc thành lập Hội đồng giải phóng mặt bằng quận Đống Đa.
Hội đồng giải phóng mặt bằng ra đời bao gồm 20 thành viên. Chủ tịch Hội đồng do Phó Chủ tịch UBND quận Đống Đa đảm nhiệm, phó Chủ tịch Hội đồng do phó phòng Tài chính và vật giá đảm nhiệm, ủy viên thường trực do Phó giám đốc Ban quản lý các dự án trọng điểm phát triển đô thị đảm nhiệm. Ngoài ra còn các ủy viên khác là thay mặt của chủ dự án (phòng thực hiện dự án), mặt trận tổ quốc quận Đống Đa, mặt trận tổ quốc các phường, trưởng công an, cán bộ địa chính ,quận, đội trưởng đội quản lý trật tự xây dựng các phường Ngã Tư Sở, Khương Thượng, Thịnh Quang, và phường Khương Trung. Thêm vào đó, Hội đồng còn có hai thay mặt của các hộ bị thu hồi đất.
b) Nhiệm vụ của Hội đồng giải phóng mặt bằng quận Đống Đa.
Hội đồng giải phóng mặt bằng quận Đống Đa được thành lập nhằm tiến hành giải phóng mặt bằng cho dự án xây dựng cải tạo nút giao thông Ngã Tư Sở.
Nhiệm vụ cụ thể của Hội đồng giải phóng mặt bằng quận Đống Đa :
Hội đồng giải phóng mặt bằng quận Đống Đa có nhiệm vụ thành lập tổ công tác giúp việc điều tra thống kê tài sản, lên phương án bồi thường tái định cư trình Hội đồng thẩm định Thành phố xét duyệt.
- Tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra các thủ tục, điều kiện giải phóng mặt bằng của Ban quản lý dự án gồm quyết định thu hồi đất giao đất, phương án bồi thường và kế hoạch thực hiện.
- Hướng dẫn chủ dự án và các đơn vị tư vấn về chế độ chính sách và các đặc điểm của giải phóng mặt bằng địa phương, trách nhiệm của chủ dự án.
- Hướng dẫn các chế độ chính sách, quyền lợi cho người sử dụng đất trên địa bàn phường Ngã Tư Sở bị Nhà nước thu hồi, giới thiệu Ban quản lý với người đang sử dụng đất.
- Lập kế hoạch thực hiện trước, trong và sau khi bồi thường thiệt hại tái định cư cho các hộ dân phải di dời trong d...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp tại tỉnh Quảng Ninh Nông Lâm Thủy sản 0
D Giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tại Công ty Take Á Châu Luận văn Kinh tế 0
D Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá công tác giải phóng mặt bằng dự án đường Phù Đổng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ Khoa học Tự nhiên 0
D Phân tích và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích tình hình tiêu thụ và một số giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm ở công ty may xuất khẩu Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Long An Nông Lâm Thủy sản 0
D thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác soạn thảo và ban hành văn bản tại Trường mầm non xã Kim Sơn – Huyện Lục Ngạn Luận văn Sư phạm 0
D Công tác xây dựng gia đinh văn hóa ở huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long hiện nay, thực trạng và giải pháp Văn hóa, Xã hội 0
D Thực tiễn hoạt động tư vấn giải quyết tranh chấp thương mại tại Công ty hoặc Văn phòng luật sư nơi tác giả thực tập Luận văn Luật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top