thuyphapk5

New Member

Download Đề tài Thực trạng và một số kiến nghị về công tác giám định và xét giải quyết bồi thường trong bảo hiểm xây dựng tại Bảo Việt - Hà Nội miễn phí​





MỤC LỤC
PHẦN I: LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ BẢO HIỂM XÂY DỰNG (BHXD) VÀ GIÁM ĐỊNH BỒI THƯỜNG TRONG BẢO HIỂM XÂY DỰNG 2
I.Tầm quan trọng của bảo hiểm xây dựng 2
1.Rủi ro trong hoạt động xây dựng 2
2.Tác dụng của bảo hiểm xây dựng 4
II.Nội dung cơ bản của bảo hiểm xây dựng 6
1. Người được bảo hiểm 6
2. Đối tượng bảo hiểm 6
3. Địa điểm công trình 8
4. Phạm vi bảo hiểm 8
4.1.Các rủi ro chính thuộc phạm vi bảo hiểm 8
4.2. Các điểm loại trừ 8
5. Thời hạn bảo hiểm 9
6. Giá trị bảo hiểm trong bảo hiểm xây dựng 10
6.1.Giá trị bảo hiểm của phần công tác thi công xây dựng 10
6.2. Giá trị bảo hiểm của máy móc xây dựng 10
6.3. Giá trị bảo hiểm đối với trang bị xây dựng 11
6.4.Giá trị bảo hiểm đối với chi phí dọn dẹp 11
6.5.Giá trị bảo hiểm của tài sản trên và xung quanh công trường 11
7. Giấy yêu cầu bảo hiểm trong bảo hiểm xây dựng 11
III. Giám định và xét giải quyết bồi thường trong bảo hiểm xây dựng. 12
1. Nguyên tắc chung của việc giám định và xét giải quyết bồi thường 12
2. Các bước cơ bản trong giám định và bồi thường tổn thất 12
2.1. Nhận thông báo tổn thất và yêu cầu giám định 12
2.2. Tiến hành giám định 13
2.3.Giải quyết khiếu nại và bồi thường 13
3.Giám định bảo hiểm 14
3.2.Những nội dung cụ thể trong việc giám định 16
3.3. Hướng dẫn cụ thể về việc đánh giá và tính toán toán thiêt hại trong bảo hiểm xây dựng 22
4. Giải quyết bồi thường 28
4.1. Qui trình của việc giải quyết bồi thường 28
4.2. Các vấn để trong giải quyết bồi thường thông thường 31
IV.Một số chỉ tiêu đánh giá về hoạt động giám định - bồi thường bảo hiểm. 34
PHẦN II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁM ĐỊNH VÀ GIẢI QUYẾT BỒI THƯỜNG TRONG BHXD TẠI BẢO VIỆT HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2000-2005 35
I. Đánh giá kết quả kinh doanh nghiệp vụ BHXD tại Bảo Việt Hà Nội 35
1. Khái quát về thị trường bảo hiểm xây dựng 35
2. Thực trạng triển khai nghiệp vụ Bảo hiểm xây dựng tại BVHN. 36
2.1.Về chính sách sản phẩm 36
2.2. Chính sách giá cả bảo hiểm (phí bảo hiểm) 37
2.3. Chính sách phân phối 39
2.4. Hoạt động thu phí bảo hiểm: 40
II. Thực trạng công tác giám định và giải quyết bồi thường trong bảo hiểm xây dựng tại Bảo Việt Hà Nội. 41
1. Việc thực hiện chức năng quản lý và chỉ đạo của công ty 42
2. Thực trạng công tác giám định 43
3. Về công tác bồi thường 44
3.1. Qui trình áp dụng 44
3.2. Tình hình giải quyết bồi thường giai đoạn 2000-2005 46
4. Khả năng phát triển nghiệp vụ BHXD tại Bảo Việt Hà Nội trong thời gian tới 47
4.1.Tình hình xây dựng ở Hà Nội trong tương lai 47
4.2. Khả năng phát triển nghiệp vụ BHXD trong thời gian tới của Bảo Việt Hà Nội 49
PHẦN III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ CÔNG TÁC GIÁM ĐỊNH VÀ XÉT GIẢI QUYẾT BỒI THƯỜNG TRONG BHXD TẠI BẢO VIỆT HÀ NỘI 51
I. Các nhân tố tác động đến kinh doanh nghiệp vụ BHXD tại BVHN 51
1. Về công tác quản lí nhà nước. 51
2. Nhân tố xã hội 51
3. Đối thủ cạnh tranh 52
II. Một số kiến nghị trong quá trình thực hiện công tác giám định và xét giải quyết bồi thường trong bảo hiểm xây dựng tại Bảo Việt Hà Nội nhằm nâng cao chất lượng công tác này 53
1. Các kiến nghị mang tính chiến lược. 53
1.1. Làm tốt công tác đánh giá và quản lí rủi ro 53
1.2. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng 53
1.3. Lựa chọn và giám sát chặt chẽ các công ty, các tổ chức giám định. 54
2. Các kiến nghị mang tính sách lược: 54
2.1. Đào tạo và thường xuyên bồi dưỡng kiến thức cho các giám định viên. 54
2.2. Chuẩn hoá giám định viên 55
2.3. Hoàn thiện qui trình giám định và cơ sở vật chất trước khi tiến hành giám định 56
2.4. Các kiến nghị khác 56

hiện thực tế có vượt so với dự toán ban đầu hay không để quyết định có áp dụng bồi thường theo tỉ lệ giá trị hay không.
Lưu ý: khi đề nghị người được bảo hiểm cung cấp thông tin chứng từ không được nói lí do cụ thể vì sao phải cung cấp các thông tin chứng từ yêu cầu để tránh trường hợp khách hàng cung cấp các thông tin sai lệch.
b, Đánh giá thiệt hại và nêu biện pháp khắc phục
Trước hết cần mô tả chi tiết về kích thước, kết cấu và những đặc điểm khác của công trình bị thiệt hại bao gồm tổng diện tích xây dựng, chiều cao, chiều rộng, chiều dài, năm xây dựng, loại kiến trúc, kết cấu nền móng, sàn, tường ngăn bên trong và bên ngoài, diện tích và vật liệu trần lợp, mái lợp, kết cấu khung, hên thống kiến trúc mở như cửa ra vào, cửa sổ bên trong và bên ngoài, tình trạng của công trình ngay trước khi bị thiệt hại.
Mô tả mức độ thiệt hại (kèm theo ảnh chụp thể hiện mức độ thiệt hại của công trình): Nêu rõ các phần công trình và kết cấu bị hư hỏng hay phá huỷ, có sửa chữa được hay phải xây dựng lại toàn bộ, có khả năng thu hồi tận dụng được nguyên vật liệu như gạch,đá, sắt thép…hay không.
Nêu phương án khắc phục cụ thể, ví dụ hư hại nào người được bảo hiểm có thể tự khắc phục được, hư hại nào phải thuê sủa chữa …Nếu người được bảo hiểm tự sửa chữa thì phải theo dõi giám sát quá trình sửa chữa và các chi phi trên cơ sở dự toán sửa chữa đã thống nhất. Nếu phải thuê đơn vị khác sửa chữa hay khôi phục lại thì để đảm bảo việc sửa chữa hay khôi phục vừa đạt yêu cầu về chất lượng vừa hợp lí về giá cả, giám định viên phải phối hợp và bàn bạc với người được bảo hiểm để thống nhất một phương án khắc phục tối ưu và tổ chức đấu thầu sửa chữa hay thay thế để chọn giá thấp nhất, sau đó phối hợp với người được bảo hiểm theo dõi giám sát chặt chẽ quá trình sửa chữa khôi phục.
c, Xác định trách nhiệm của công ty bảo hiểm
Để xác định được trách nhiệm bảo hiểm phải nêu được nguyên nhân xảy ra tổn thất và trên cơ sở các thông tin đã được xác định đối chiếu với các điều kiện, điều khoản, các điểm loại trừ và các điều khoản bổ sung (nếu có) để đưa ra đánh giá.Trong trường hợp phức tạp thì có thể nhờ cơ quan giám định độc lập thực hiện việc giám định nguyên nhân tổn thất.
d, Tính toán tổn thất
Yêu cầu lập dự toán sửa chữa với các yếu tố sau:
- Dọn dẹp hiện trường
- Chủng loại, số lượng và giá cả nguyên vật liệu
- Chi phí lao động
- Số ca kíp cần bố trí làm việc
- Chi phí vận chuyển và các chi phí liên quan khác.
Trên cơ sở dự toán sửa chữa có thể tiến hành đấu thầu sửa chữa hay chủ thầu tự khắc phục và trong trường hợp nào cũng phải đề nghị chủ thầu mở sổ kế toán riêng biẹt để quản lí và theo dõi công việc sửa chữa, khôi phục và các chi phí có liên quan như:
- Số lượng và chi phí về lao động, thiết bị máy móc đã sử dụng
- Chi phí về nguyên vật liệu đã sử dụng trong các công việc khôi phục và phục hồi.
- Chi phí quản lí hành chính khác
Tất cả các chi phí liên quan đến tổn thất đòi bồi thường đều phải được chứng minh qua hoá đơn, chứng từ biên nhận rõ ràng.
Đối với các tổn thất phức tạp thì trong trường hợp cần thiết có thể mời các cơ quan tư vấn độc lập lập phương án và dự toán khắc phụcvà thay mặt cho công ty bảo hiểm theo dõi, giám sát quá trình khắc phục. Tuy nhiên, một lần nữa cần nhấn mạnh rằng việc tính toán số tiền bồi thường vẫn là việc của gáim định viên bảo hiểm(trừ khi cơ quan tư vấn giám sát cũng đồng thời cũng là một công ty giám định về bảo hiểm chuyên nghiệp)
Trên cơ sở các thông tin thu thập được ở trên, kiểm tra lại đơn giá khắc phục sửa chữa và khối lượng công việc thực tế xem có vượt đơn giá và khối lượng công việc đã tham gia bảo hiểm của hạng mục bị tổn thất không, nếu vượt thì phải áp dụng một tỉ lệ dưới giá trị tương ứng khi tính toán số tiền bồi thường. Tương tự như đối với bảo hiểm tài sản việc tính toán bồi thường cũng phải căn cứ trên giá trị phế liệu có thể thu hồi được và mức khấu trừ ghi trên đơn bảo hiểm.
Nếu tổn thất xảy ra đối với bên thứ ba phát sinh từ các hoạt động trên công trường có thể dẫn đến những khiếu nại chong lại người được bảo hiểm và trong đơn bảo hiểm có mở rộng bảo hiểm trách nhiệm đối với bên thứ ba thì cần thu thập ngay tức khắc các thông tin chi tiết về tất cả các nhân chứng có mặt tại hiện trường vào thời điểm xảy ra sự cố và phối hợp với người được bảo hiểm cùng xác định thiệt hại, bàn bạc thương lưọng với bên thứ ba để thoả thuận được một mức bồi thường hợp lí và đề nghị người được bảo hiểm không tự ý thừa nhận trách nhiệm với bên thứ ba nếu chưa nhận sự đồng ý bằng văn bản của Bảo Việt.
Cần lưu ý việc tính toán tổn thất ở đây là tính toán số tiền có thể thuộc trách nhiệm bồi thường của Bảo Việt vì vậy trước khi bắt tay vào tính toán, người giám định viên phải kiểm tra lại hạng mục bị tổn thất có phải là hạng mục được bảo hiểm hay không hay có bộ phận nào của hạng mục không tham gia bảo hiểm hay không (ví dụ một nhà máy có một nhà xưởng chính và một nhà xưởng phụ nhưng họ chỉ tham gia bảo hiểm cho nhà xưởng chính…)
Để tính toán chính xác số tiền bồi thường cần ựa trên giá trị bảo hiểm của hạng mục công trình bị tổn thất, giá trị thu hồi và trên cơ sở thu thập các thông tin, hoá đơn, chứng từ, sổ sách, các bản quyết toán sửa chữa(khôi phục) cũng như quyết toán về giá trị gốc của công trình. Những số liệu sau cần được thu thập hay xác định:
S: số tiền bảo hiểm
D: mức khấu trừ
s: giá trị thu hồi
d: tỉ lệ khấu hao theo thời gian
t: thời gian sử dụng của công trình
Vr: giá trị thay thế mới của công trình tại thời điểm xảy ra thiệt hại
Va: giá trị còn lại thực tế của công trình tại thời điểm xảy ra tổn thất
Va=Vr *(1-dt)
C1: chi phí sửa chữa, khôi phục công trình bị tổn thất
C2: chi phí sửa chữa,khôi phục sau khi trừ đi khấu hao
C2 = C1(1-dt)
l: Số tiền bồi thường
* Tổn thất toàn bộ (C2>=Va hay thiệt hại không thể sửa chữa khôi phục được)
- Nếu S>=Va-s
l=Va-s-D
- Nếu S< Va-s
l= S-D
* Tổn thất bộ phận (C2< Va)
- Nếu bảo hiểm đúng hay trên giá trị (S>=Va)
l=C2-s-D
- Nếu bảo hiểm dưới giá trị (S l={(C2-s)*S/Va}- D
Một số điểm cần nhấn mạnh:
Theo các công thức trên chúng ta có thể thấy rằng trong mọi trường hợp điều quan trọng là phải xác định cho được giá trị thực tế của tài sản ngay trước thời điểm xảy ra thiệ hại để làm cơ sở tính toán và đối chiếu khi tính toán số tiền bồi thường thuộc trách nhiệm bảo hiểm vì một số nguyên tắc cơ bản được áp dụng trong các đơn bảo hiểm tài sản tiêu chuẩn hiện nay là số tiền bồi thường không được vượt quá giá trị thực tế của tài sản bị tổn thất ở thời điểm ngay trước thời điểm xảy ra tổn thấ...
 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty CP Tư vấn - Giám định Vietcontrol Quản trị Nhân lực 0
D CÔNG TÁC GIÁM ĐỊNH CHI PHÍ KHÁM CHỮA BỆNH BẢO HIỂM Y TẾ VÀ VIỆC BẢO VỆ QUYỀN LỢI CHO NGƯỜI CÓ THẺ BẢO HIỂM Ở BHYT HÀ NỘI Văn hóa, Xã hội 0
D Nghiên cứu phát triển bộ dữ liệu chuẩn của dược liệu thường phục vụ công tác kiểm tra giám sát chất lượng dược liệu và thuốc đông dược Y dược 0
K nâng cao công tác giám định - Bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển tại Công ty Bảo hiểm Hà Nội Công nghệ thông tin 0
N tăng cường công tác quản lý xuất khẩu, nhập khẩu qua kiểm tra, giám sát Hải quan ở Cục Hải quan TP Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
W thực trạng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại vụ thẩm định và giám sát đầu tư - Bộ kế hoạch và đầu tư Luận văn Kinh tế 2
F Công tác thẩm định dự án đầu tư tại Vụ Thẩm định và Giám sát Đầu tư- Bộ Kế hoạch và Đầu tư Luận văn Kinh tế 0
T Công tác giám định chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế và việc bảo vệ quyền lợi cho người có thẻ bảo hiểm ở Bảo hiểm y tế Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
R Công tác giám định bồi thường trong nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Công ty Bảo hiểm TP HCM - Hà Nội (Bảo Minh Hà Nội Luận văn Kinh tế 2
Y Tăng cường công tác thanh tra, giám sát của Nhà nước và phát triển các hoạt động bảo hiểm tiền gửi Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top