bugs993000

New Member
Download Chuyên đề Công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH Đại Lộc

Download Chuyên đề Công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH Đại Lộc miễn phí





Ngoài những mức lương được hưởng ở trên, lái xe còn được hưởng thêm phần lương do chạy tăng cường mà việc chi trả tăng cường này được căn cứ vào từng thời điểm Công ty sẽ có thông báo.
* Tính tiền lương cho cán bộ gián tiếp:
Việc phân phối tiền lương sản phẩm hàng tháng dựa trên các yếu tố sau:
- Căn cứ vào hiệu quả sản xuất kinh doanh hàng tháng, mức độ hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng tháng của từng bộ phận trong Công ty.
- Mức thu nhập bình quân của công nhân trực tiếp sản xuất của từng bộ phận trong Công ty theo chế độ khoán.
Ngày công thực tế tham gia sản xuất kinh doanh
- Hệ số tiền lương sản phẩm quyết định cho từng chức vụ, công việc theo nhiệm vụ được phân công, được xây dựng theo quy chế này.
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

óa, dịch vụ TSCĐ do DN . Nhật ký gồm 2 phần theo dõi bên có TK 331 và phần theo dõi bên Nợ TK 331 cơ sở để ghi là số tổng cộng trên sổ chi tiết TK 331 cuối tháng ghi chuyển số liệu vào sổ TK 331.
+ Nhật ký chứng từ số 6: là sổ phản ánh phát sinh Có TK 151. Cơ sở để ghi là hóa đơn của người bán và phiếu nhập kho. Cuối tháng cộng chuyển sổ số liệu vào sổ cái TK 151.
+ Nhật ký chứng từ số 7: Tổng hợp toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty cơ sở để ghi là bảng kê số 4,5,6 các chứng từ gốc và các bảng phân bổ. Số liệu cuối tháng ghi vào sổ cái.
+ Nhật ký chứng từ số 8: Theo dõi phát sinh Có TK 155, 131, 511, 532, 631, 641 căn cứ để ghi là sổ chi tiết TK 511 và sổ chi tiết các khoản còn lại. Cuối tháng khóa sổ, ghi vào sổ cái các TK.
+ Nhật ký chứng từ số 9: Theo dõi phát sinh có TK 211. Cơ sở để ghi là biên bản giao nhận TSCĐ và các chứng từ khác liên quan. Cuối tháng khóa sổ, lấy số tổng cộng ghi vào sổ cái TK 211.
+ Nhật ký chứng từ số 10: Theo dõi phát sinh có TK 136, 141, 333, 338, 334, 411, 412, 455, 431, 421, 441 căn cứ để ghi là các sổ chi tiết của từng TK, cuối tháng khóa sổ lấy số tổng hợp ghi vào sổ cái các TK.
* Bảng kê số 1: Dùng để theo dõi phát sinh Nợ TK 111. Căn cứ để ghi là phiếu thu. Số dư cuối ngày được xác định bằng cách lấy số dư cuối ngày trước cộng với phát sinh Nợ trong ngày trên bảng kê và trừ đi phát sinh Có trên NKCT số 1.
* Bảng kê số 2: Phản ánh phát sinh Nợ TK 112, kết cấu và cách ghi tương tự như bảng kê số 1.
* Bảng kê số 3: Dùng để tính giá thực tế nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ. Cơ sở để ghi các NKCT số 1,2,4,5,10.
* Bảng kê số 4: Dùng để lập chi phí sản xuất và theo dõi phát sinh Nợ các TK 621, 622, 627, 631. Đối ứng có các TK liên quan. Căn cứ để ghi là bảng phân bổ số 1,2,3 các bảng kê. Cuối kỳ cộng chuyển số liệu vào NKCT số 7.
* Bảng kê số 6: Dùng để theo dõi phát sinh Có TK 142, 335 căn cứ để ghi là bảng phân bổ và các chứng từ có liên quan. Cuối tháng cộng chuyển số liệu vào NKCT số 7
Ta có thể khái quát quy trình ghi sổ của Công ty như sau:
Sơ đồ 3: Quy trình ghi sổ của Công ty
Chứng từ gốc và bảng chứng từ ghi sổ
Nhật ký chứng từ
Bảng kê
Thẻ và sổ kế toán chi tiết
Sổ cái
Bảng tổng
hợp chi tiết
Báo cáo tài chính
Ghi chú: Ghi hàng ngày
Ghi hàng tháng
Ghi cuối tháng
PHẦN II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH ĐẠI LỘC
I. ĐẶC ĐIỂM PHÂN LOẠI LAO ĐỘNG
1. Phân loại lao động:
Tùy theo mục đích của quản lý mà lao động trong doanh nghiệp có thể phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau. Thông thường để phục vụ cho công tác tổ chức quản lý, lao động được phân loại theo các tiêu thức sau: Theo nghề nghiệp, theo trình độ, theo tính chất tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, theo chế độ sử dụng lao động.
Trong doanh nghiệp chuyên kinh doanh lĩnh vực dịch vụ vận tải, lao động được phân như sau:
Theo nghề nghiệp gồm:
+ Lái phụ xe (xe taxi, xe khách, xe tải)
+ Thợ máy, công nhân bảo dưỡng sửa chữa
+ Nhân viên kỹ thuật
+ Lao động quản lý
+ Lao động khác
Theo trình độ gồm:
+ Lao động đã qua đào tạo (đại học, cao đẳng, trung cấp…)
+ Lao động chưa qua đào tạo (lao động phổ thông)
Theo tính chất tham gia vào hoạt động SXKD của doanh nghiệp.
+ Lao động trực tiếp
+ Lao động gián tiếp
- Theo chế độ sử dụng lao động
+ Lao động theo hợp đồng dài hạn
+ Lao động theo hợp đồng ngắn hạn
+ Lao động thời vụ
2. Năng xuất lao động:
Là một phạm trù kinh doanh (nó được gọi là sức sản xuất của lao động cụ thể có ích) nó nói lên kết quả hoạt động sản xuất có mục đích của con người trong một đơn vị thời gian nhất định.
Năng suất lao động được đo bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hay bằng lượng thời gian chi phí để sản xuất một đơn vị sản phẩm.
Trong quản lý kinh tế, tăng năng suất lao động có nhiều ý nghĩa:
Trước hết làm tăng năng suất lao động làm cho giá thành sản phẩm giảm vì tiết kiệm được chi phí về tiền lương trong đơn vị sản phẩm.
Tăng năng suất lao động cho phép giảm được số người làm việc do đó tiết kiệm được chi phí về tiền lương cho từng công nhân do hoàn thành vượt mức sản lượng.
Năng suất lao động cao và tăng nhanh sẽ tạo điều kiện tăng quy mô và tốc độ của tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân, cho phép giải quyết thuận lợi các vấn đề về tích lũy thừa tiền lương tăng năng suất lao động là thông qua việc thay đổi cách thức lao động (thay đổi công cụ lao động hay phương pháp lao động hay cả hai) để làm tăng thêm số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hay giảm lượng lao động tiêu hao trên một đơn vị sản phẩm.
Dưới dạng chung nhất, năng suất lao động được xác định dưới dạng sau:
Wld =
3. Tổ chức lao động khoa học
Tổ chức lao động khoa học dựa trên cơ sở phân tích khoa học các quá trình lao động và điều kiện lao động thực hiện thông qua việc áp dụng vào thực tiễn những biện pháp thiết kế dựa trên những thành tựu của khoa học và những kinh nghiệm sản xuất tiên tiến.
4. Định mức lao động
Định mức lao động và sự quy định số lượng lao động hao phí để hoàn thành một công việc nhất định trong sản xuất sản xuất theo tiêu chuẩn quy định và trong lao động cụ thể.
Trong kinh doanh dịch vụ vận tải. Định mức lao động gồm:
Định mức LĐ cho tài xế (lái xe)
Trong định mức xếp, bốc rỡ hàng (xe tải)
Định mức khoán sản phẩm (đại lý buôn bán xe ô tô…)
5. Chế độ sử dụng lao động và doanh nghiệp
Việc sử dụng trong doanh nghiệp tuân theo luật lao động và chính sách chung của Nhà nước.
Đảm bảo điều kiện cần thiết cho người lao động
Đảm bảo điều kiện an toàn cho người lao động
Đảm bảo chế độ lao động nghỉ ngơi hợp lý
Đảm bảo mức tiền lương tối thiểu do Nhà nước quy định
Người sử dụng lao động phải có nghĩa vụ ký kết hợp đồng với từng cá nhân cụ thể.
II. CÁC HÌNH THỨC TIỀN LƯƠNG
Các hình thức trả lương và các nguyên tắc trong tổ chức tiền lương
* Nguyên tắc cơ bản trong tổ chức tiền lương:
Tiền lương là thu nhập chủ yếu của người lao động. Do đó pháp luật quy định các nguyên tắc đảm bảo tiền lương như sau:
Tiền lương phải đảm bảo tái sản xuất mở rộng sức lao động. Điều này được bắt nguồn từ bản chất của tiền lương, là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động. Tiền lương là nguồn thu nhập của người lao động vì vậy độ lớn tiền lương không những phải đảm bảo tái sản xuất mở rộng và số lượng và chất lượng của người lao động đã hao phí mà còn phải đảm bảo cuộc sống sinh hoạt của gia đình họ.
Tiền lương phải dựa trên cơ sở sự thỏa thuận giữa hai người có sức lao động và người sử dụng lao động. Song mức độ tiền lương phải luôn cao hơn hay bằng mức lương tối thiểu. Nguyên tắc này bắt nguồn từ hợp đồng lao động nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
Tiền lương trả cho ngày lao động phải phụ thuộc vào hiệu quả hợp đồng lao độn...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Đánh giá khái quát về công tác hạch toán kế toán tại công ty TNHH Song Linh Luận văn Kinh tế 0
D Báo cáo tổng hợp về tình hình thực tế công tác kế toán, quy trình hạch toán các phần hành kế toán tại Công ty may 10 Luận văn Kinh tế 2
M Hoàn thiện công tác hạch toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Liên doanh TOYOTA Giải Phóng Luận văn Kinh tế 2
M Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty CP Sông Đà 10 Luận văn Kinh tế 0
T Tổ chức hạch toán tiền lương, và các khoản trích theo lương, các biện pháp tăng cường công tác quản lý quỹ lương tại Công ty Cơ khí Ôtô 3/2 Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện công tác hạch toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Dược liệu TW - I Luận văn Kinh tế 0
I Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty CP xây dựng Thái Hoà Luận văn Kinh tế 0
B Hoàn thiện công tác hạch toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Trường Thi Luận văn Kinh tế 0
H Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty CP Bạch Đằng 10 Luận văn Kinh tế 0
L Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty XDCTGT 889- Tổng công ty XDCTGT Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top