Armen

New Member
Đề tài: “ Công tác kiểm tra trị giá tính thuế nhập khẩu đối với hàng
nhập khẩu thương mại tại Chi cục Hải quan Bắc Hà nội”
tui xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết
luận nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và xuất phát từ
tình hình thực tế của đơn vị thực tập.
Hà Nội, tháng 05 năm 2013
Tác giả luận văn:
Trịnh Thị Vượng
Trịnh Thị Vượng ii CQ47/05.01
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1. WTO: World Trade Organization
2. GATT: General Agreement of Tarriff and Trade
3. TK: Tờ Khai
4. QLRR: Quản Lý Rủi Ro
5. AFTA: Asean Free Trade Area
6. XNK: Xuất Nhập Khẩu
7. CIF: Cost, Insurance and Freigh
8. FOB: Free On Board
9. NSNN: Ngân Sách Nhà Nước
10. HĐBT: Hội Đồng Bộ Trưởng
11. ICD: Inland Container Depot
Trịnh Thị Vượng iii CQ47/05.01
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Trịnh Thị Vượng iv CQ47/05.01
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ
BẢNG:
Bảng 2.1: Công tác thực hiện thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan Bắc Hà
Nội 3 năm gần đây ……………………………………………………… 26
Bảng 2.2: Công tác thu thuế tại Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội 3 năm gần
đây……………………………………………………………………… 28
Bảng 2.3: Công tác kiểm tra trị giá tính thuế tại Chi cục 3 năm gần đây… 33
SƠ ĐỒ:
Sơ đồ 1.1: Quy trình kiểm tra trị giá tính thuế nhập khẩu đối với hàng nhập
khẩu thương mại……………………………………………… 15
Trịnh Thị Vượng v CQ47/05.01
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
MỤC LỤC
Trang bìa i
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KIỂM TRA TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ
ĐỐI VỚI HÀNG NHẬP KHẨU THƯƠNG MẠI 4
1.1.2.5. Căn cứ tính thuế nhập khẩu đối với hàng nhập khẩu thương mại7
1.2.2.2. Phương pháp trị giá giao dịch của hàng nhập khẩu giống hệt 10
1.2.2.3. Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự 10
1.2.2.4. Phương pháp trị giá khấu trừ 11
1.2.2.5. Phương pháp trị giá tính toán 11
1.2.2.6. Phương pháp suy luận 11
CHƯƠNG 2 20
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ 20
NHẬP KHẨU ĐỐI VỚI HÀNG NHẬP KHẨU THƯƠNG MẠI 20
TẠI CHI CỤC HẢI QUAN BẮC HÀ NỘI 20
2.1. Giới thiệu chung về Chi cục Hải quan Bắc Hà nội 20
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội 20
2.2. Thực trạng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật áp dụng trong
kiểm tra trị giá tính thuế nhập khẩu đối với hàng nhập khẩu thương mại
tại Chi cục Hải quan Bắc Hà nội 22
2.3.1. Tình hình thực hiện thủ tục Hải quan 26
2.3.3. Công tác kiểm tra trị giá tính thuế 29
2.5.1. Đánh giá chung về thực trạng kiểm tra trị giá tính thuế nhập khẩu đối với hàng nhập khẩu
thương mại tại Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội 36
- Từ phía doanh nghiệp 40
3.1.1. Đáp ứng yêu cầu trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế 42
3.1.2. Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong cộng đồng doanh nghiệp 42
3.1.3. Hỗ trợ doanh nghiệp chủ động trong hạch toán kinh doanh 43
3.1.4. Đảm bảo nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước 43
3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra trị giá tính
thuế nhập khẩu đối với hàng nhập khẩu thương mại 44
3.2.1. Tăng cường chuyên môn nghiệp vụ cho công chức hải quan trong quản lý trị giá tính thuế
44
Trịnh Thị Vượng vi CQ47/05.01
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
3.2.2. Nâng cao hiệu quả công tác tham vấn giá 46
3.2.3. Chia sẻ thông tin 47
3.2.4. Hoàn thiện và nâng cấp hệ thống thông tin dữ liệu giá tính thuế (GTT22) 48
Hệ thống GTT22 cần được nâng cấp theo hướng: 48
3.2.5. Tăng cường sự phối hợp giữa khâu trong thông quan và sau thông quan 49
3.2.6. Tăng cường chống gian lận thương mại trong khai báo trị giá 49
3.2.7. Nâng cao hiệu quả hoạt động điều tra, thanh tra thường xuyên việc thực hiện Hiệp định
trị giá GATT/WTO 50
Trịnh Thị Vượng vii CQ47/05.01
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
LỜI MỞ ĐẦU
Trong điều kiện phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế của thế kỷ 21,Hải
quan là một trong những lĩnh vực quan trọng, có ảnh hưởng sâu sắc đến tiến
trình hội nhập. Lực lượng hải quan đóng vai trò là những chiến sĩ an ninh trên
mặt trận kinh tế của đất nước. Ngành Hải quan đang thực hiện những sứ mệnh
quan trọng nhằm góp phần tạo thuận lợi thương mại, thu hút đầu tư nước
ngoài, đảm bảo nguồn thu cho Ngân sách nhà nước, bảo vệ an ninh quốc
gia.Việt Nam đã chính thức ra nhập WTO vào ngày 11/1/2007. Việc gia nhập
tổ chức này tạo nhiều cơ hội cho Việt Nam phát triển kinh tế, xã hội, tạo điều
kiện thuận lợi cho việc mở rộng thương mại quốc tế, thu hút vốn dầu tư nước
ngoài, nâng cao sức cạnh tranh cho hàng hóa trong nước.Cơ hội nhiều, nhưng
thách thức đối với nền kinh tế cũng không ít.Thách thức đến với cả hệ thống
doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước, yêu cầu chúng ta phải thực hiện
đầy đủ các cam kết đã ký, trong đó có cam kết về trị giá hải quan. Toàn ngành
Hải quan đang đứng trước những thách thức to lớn để vừa tạo thuận lợi cho
thương mại vừa đảm bảo quản lý tốt hàng hóa xuất nhập khẩu
Thực tiễn việc áp dụng Hiệp định trị giá Hải quan GATT/WTO đã
tạo ra bước ngoặt lớn cho hệ thống xác định trị giá tính thuế hiện hành với
trên 90% hàng hóa nhập khẩu được xác định trị giá tính thuế theo phương
pháp trị giá giao dịch. Qua đó, thời gian thông quan được rút ngắn, đồng thời
cũng tạo được sự công bằng, bình đẳng trong kinh doanh thương mại, tôn
trọng trị giá đàm phán giao dịch trong mua bán.Tuy nhiên, nước ta mới tiếp
cận với nền kinh tế thị trường, các cơ sở của thương mại còn chưa đạt mức
hoàn chỉnh, thương mại quốc tế thì lại phát triển với tốc độ cao, lưu lượng
hàng hóa nhiều, đa dạng.Thực tế cho thấy cả phía cơ quan Hải quan và doanh
nghiệp đều bộc lộ những hạn chế nhất định. Do đó, toàn bộ nền kinh tế đang
đứng trước những thách thức to lớn, đòi hỏi hoàn thiện hệ thống pháp luật
cũng như hệ thống kinh tế. Do vậy, việc nghiên cứu việc xác định trị giá của
Trịnh Thị Vượng 1 CQ47/05.01
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
doanh nghiệp và kiểm tra trị giá của cơ quan hải quan để hoàn thiện hơn hệ
thống thủ tục hải quan là rất quan trọng.
Với mục tiêu gắn liền lý luận với thực tiễn, qua quá trình học tập tại
học viện, thực tập tại Đội thủ tục hàng hóa xuất nhập khẩu qua đường Hàng
không-Chi cục Hải quan Bắc Hà nội, được sự giúp đỡ của các cô chú, anh
chị, cũng sự hướng dẫn tận tình của Thạc sỹ Thái Bùi Hải An, tui đã chọn đề
tài: “ Công tác kiểm tra trị giá tính thuế nhập khẩu đối với hàng nhập khẩu
thương mại tại Chi cục Hải quan Bắc Hà nội” với mong muốn đi sâu
nghiên cứu và đưa ra một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kiểm tra
trị giá tính thuế hàng nhập khẩu thương mại tại Chi cục Hải quan Bắc Hà nội.
1. Lý do chọn đề tài:
Công tác kiểm tra trị giá tính thuế là một công tác quan trọng của toàn
ngành Hải quan, góp phần không nhỏ trong việc quản lý tốt hàng hóa xuất
nhập khẩu và đảm bảo nguồn thu thuế cho ngân sách Nhà nước. Công tác
kiểm tra trị giá tính thuế nhập khẩu đối với hàng nhập khẩu thương mại hiện
nay đang tồn tại nhiều vấn đề cần nghiên cứu và hoàn thiện. Em chọn đề tài
này với mong muốn muốn đi sâu nghiên cứu và đưa ra một số giải pháp góp
phần hoàn thiện công tác kiểm tra trị giá tính thuế hàng nhập khẩu thương mại
tại Chi cục Hải quan Bắc Hà nội.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Luận văn hệ thống hóa cơ sở pháp lý của việc kiểm tra xác định trị giá
tính thuế nhập khẩu đối với hàng nhập khẩu thương mại. Trên cơ sở đó, luận
văn đi sâu nghiên cứu phân tích thực trạng công tác kiểm tra xác định trị giá
tính thuế tại Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội và nêu ra những giải pháp giúp
tăng cường hiệu quả cho việc thực hiện công tác này trong điều kiện riêng của
đơn vị.
Trịnh Thị Vượng 2 CQ47/05.01
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: công tác kiểm tra trị giá tính thuế nhập khẩu đối
với hàng nhập khẩu thương mại
Phạm vi nghiên cứu: công tác kiểm tra trị giá tính thuế nhập khẩu đối
với hàng nhập khẩu thương mại tại Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội thời gian
qua.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử; phương pháp logic; phương pháp diễn giải; phương pháp quy
nạp; phương pháp so sánh khái quát và phương pháp tổng hợp trên cơ sở các
số liệu điều tra thống kê, các báo cáo, các nghiên cứu.
5. Nội dung của đề tài:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các từ viết tắt, danh mục bảng
biểu, sơ đồ, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm tra trị giá tính thuế đối với hàng nhập
khẩu thương mại
Chương 2: Thực trạng công tác kiểm tra trị giá tính thuế nhập khẩu đối
với hàng nhập khẩu thương mại tại Chi cục Hải quan Bắc Hà nội
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra trị giá
tính thuế nhập khẩu đối với hàng nhập khẩu thương mại tại Chi cục hải quan
Bắc Hà nội
Trịnh Thị Vượng 3 CQ47/05.01
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KIỂM TRA TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ
ĐỐI VỚI HÀNG NHẬP KHẨU THƯƠNG MẠI
1.1. Cơ sở lý luận về thuế đối với hàng nhập khẩu thương mại
1.1.1. Cơ sở lý luận về thuế
1.1.1.1. Khái niệm thuế
Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc từ các pháp nhân và thể nhân cho
nhà nước theo mức độ và thời hạn được pháp luật quy định nhằm sử dụng cho
mục đích công cộng.
Thuế hải quan là thuế quy định trong biểu thuế hải quan mà hàng hóa
phải chịu khi nhập vào hay xuất ra khỏi lãnh thổ hải quan (Theo công ước
Kyoto sửa đổi).
Theo nghĩa rộng: thuế hải quan là thuế liên quan đến hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu.
Theo nghĩa hẹp: thuế hải quan là thuế xuất khẩu, nhập khẩu.
1.1.1.2. Đặc điểm cơ bản của thuế
- Thuế có tính bắt buộc.
- Thuế có tính không hoàn trả trực tiếp.
- Thuế mang tính pháp lý cao.
1.1.1.3. Vai trò của thuế
- Thuế là công cụ chủ yếu đảm bảo nguồn thu ngân sách nhà nước. Vai
trò này là vai trò đầu tiên thể hiện chức năng cơ bản của thuế, phản ánh
nguyên nhân nảy sinh thuế. Trong các nguồn thu ngân sách nhà nước thì thuế
là nguồn thu chủ yếu, ổn định và vững chắc.
- Thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu là công cụ bảo hộ sản xuất trong nước.
Trịnh Thị Vượng 4 CQ47/05.01
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
- Thuế góp phần phân phối thu nhập thông qua điều tiết thu nhập. Nhà
nước sử dụng tiền thuế cung cấp dịch vụ công cộng cho xã hội.
- Thuế góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển: sử dụng chính sách ưu đãi
thuế để khuyến khích đầu tư vào những ngành hay những lĩnh vực nhất định.
- Thuế là công cụ điều tiết giá cả, kìm chế lạm phát, việc tăng giảm
thuế đều có ảnh hưởng tới giá cả của hàng hóa, dịch vụ, do đó cần chú ý tới
việc ban hành thêm các sắc thuế mới cũng như thay đổi mức thuế.
1.1.1.4. Các nguyên tắc của thuế
- Thuế phải đảm bảo tính công bằng. Đây là nguyên tắc được đặt lên
hàng đầu, phải công bằng trong nghĩa vụ nộp thuế, cùng điều kiện kinh doanh
phải nộp thuế như nhau, phù hợp với khả năng đóng góp.
- Thuế phải rõ ràng, công khai. Trước khi thuế được ứng dụng rộng rãi,
phải phổ biến công khai cho mọi người cùng biết.
- Thu thuế phải thuận tiện cho người nộp thuế. Phải quy định rõ thời
gian và địa điểm nộp thuế thuận tiện; nhân viên thu thuế phải thể hiện thái độ
thiện cảm, tránh gây phiền hà sách nhiễu với người nộp thuế.
- Chi phí hành thu phải thấp. Phương pháp tính thuếmỗi loại thuế phải
đơn giản, dễ tính, dễ kiểm tra, dễ thực hiện; nhân viên thu thuế phải có trình
độ, bộ máy quản lý thuế phải gọn.
1.1.2. Cơ sở lý luận về thuế nhập khẩu đối với hàng nhập khẩu
thương mại
1.1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của thuế nhập khẩu
- Thuế nhập khẩu là thuế gián thu, đánh vào hàng hóa nhập khẩu trong
quan hệ thương mại quốc tế.
- Thuế nhập khẩu có các đặc điểm sau:
+ Thuế nhập khẩu là công cụ bảo hộ sản xuất trong nước
Trịnh Thị Vượng 5 CQ47/05.01
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
+ Thuế nhập khẩu là nguồn thu của ngân sách nhà nước.
+ Thuế nhập khẩu là loại thuế gián thu.Nhà nước sử dụng thuế xuất
khẩu, nhập khẩu để điều chỉnh hoạt động ngoại thương thông qua việc tác
động vào cơ cấu giá cả hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
+ Thuế nhập khẩu là loại thuế gắn liền với hoạt động thương mại quốc
tế.Đây là một công cụ quan trọng của nhà nước nhằm kiểm soát hoạt động
thương mại quốc tế thông qua việc kê khai, kiểm tra, tính thuế đối với các
hàng hóa nhập khẩu.
+ Thuế nhập khẩu chịu ảnh hưởng trực tiếp của các yếu tố quốc tế như:
kinh tế thế giới biến động, xu hướng thương mại quốc tế… và sẽ tác động
trực tiếp tới giá cả hàng hóa xuất nhập khẩu.
1.1.2.2. Phạm vi áp dụng thuế nhập khẩu
Phạm vi áp dụng thuế nhập khẩu được quy định tại Luật thuế xuất
khẩu, thuế nhập khẩu. Luật này quy định về thuế xuất khẩu, nhập khẩu đối
với hàng hóa xuất, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới và hàng hóa mua bán,
trao đổi khác được coi là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
1.1.2.3. Đối tượng chịu thuế nhập khẩu
- Hàng hóa nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
-Hàng hóa được đưa từ khu phi thuế quan vào thị trương trong nước.
-Hàng hóa mua bán, trao đổi khác được coi là hàng hóa nhập khẩu.
1.1.2.4. Đối tượng không chịu thuế
Là hàng hóa, vật phẩm nhất định không phải nộp thuế khi có hoạt động
xuất khẩu, nhập khẩu, bao gồm:
- Hàng hóa vận chuyển quá cảnh, mượn đường, chuyển cửa khẩu qua
cửa khẩu, biên giới Việt Nam theo quy định của pháp luật hải quan;
- Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại;
Trịnh Thị Vượng 6 CQ47/05.01
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
- Hàng hóa từ khu phi thuế quan xuất khẩu ra nước ngoài, hàng hóa
nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi
thuế quan, hàng hóa từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác;
- Hàng hóa là phần dầu khí thuộc thuế tài nguyên của Nhà nước khi
xuất khẩu.
1.1.2.5. Căn cứ tính thuế nhập khẩu đối với hàng nhập khẩu
thương mại
- Đối với mặt hàng áp dụng thuế suất theo tỷ lệ phần trăm:
Căn cứ tính thuế nhập khẩu là số lượng hàng hóa, giá tính thuế và thuế
suất. Từ những căn cứ đó, nhập khẩu được tính như sau:
- Đối với mặt hàng áp dụng thuế tuyệt đối:
Việc xác định số thuế phải nộp đối với hàng hóa áp dụng thuế tuyệt đối
thực hiện theo công thức:
Số thuế
nhập khẩu
phải nộp
=
Số lượng đơn vị từng mặt hàng
thực tế nhập khẩu ghi trong
tờ khai hải quan
×
Mức thuế tuyệt đối
quy định trên một
đơn vị hàng hóa
1.2. Những vấn đề chung về kiểm tra trị giá tính thuế nhập khẩu
đối với hàng nhập khẩu thương mại
1.2.1. Cơ sở pháp lý về kiểm tra trị giá tính thuế nhập khẩu đối với
hàng nhập khẩu thương mại
1.2.1.1. Pháp luật quốc tế:
Trong quan hệ thương mại quốc tế, thuế hải quan là do các quốc gia
thực hiện trên cơ sở sự giám sát của các tổ chức quốc tế dựa trên các thỏa
thuận đa phương và song phương về thuế giữa các quốc gia với nhau.
Trịnh Thị Vượng 7 CQ47/05.01
Thuế NK
Phải nộp
Từng mặt hàng
=
Số lượng đơn vị
Từng mặt hàng
Thực tế NK
×
Trị giá thực tế
Trên 1 đơn vị
Hàng hóa
×
Thuế suất
thuế NK
từng mặt hàng
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Với tổ chức thương mại thế giới (WTO): Hiệp định trị giá hải quan,
Công ước về hài hòa hệ thống phân loại hàng hóa, Hiệp định chung về thuế
quan và thương mại…
Trong khuôn khổ Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA): Hiệp
định AFTA với các điều khoản về thuế quan.
1.2.1.2. Pháp luật quốc gia:
+ Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ngày 26/12/1991 và các luật
sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ngày
5/7/1993, ngày 20/5/1998 và ngày 14/6/2005
+ Luật Hải quan sửa đổi năm 2005, số 42/2005/QH11 ngày 14/06/2005,
sửa đổi bổ sung một số điều của luật Hải quan được Quốc hội thông qua ngày
29/06/2001.
+ Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 quy định về việc xác
định trị giá hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
+ Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
+ Thông tư số 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010 hướng dẫn về thủ
tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và
quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
+ Thông tư số 205/2010/TT-BTC ngày 15/12/2010 Hướng dẫn NĐ
40/2007/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ quy định về việc
xác định trị giá hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
+ Thông tư số 163/2009/TT-BTC ngày 13/8/2009 của Bộ Tài chính
hướng dẫn sửa đổi, bổ sung một số quy định của Quyết định số 30/2008/QĐ-
BTC ngày 21/5/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành tờ khai trị
giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu và hướng dẫn khai báo.
Trịnh Thị Vượng 8 CQ47/05.01
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
+ Quyết định số 103/2011/QĐ-TCHQ về việc ban hành quy trình kiểm
tra, tham vấn và xác định trị giá tính thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu.
+ Quyết định số 1102/2008/QĐ-BTC ngày 21/5/2008 về việc xây dựng
cơ sở dữ liệu giá.
+ Quyết định số 30/2008/QĐ-BTC ngày 21/5/2008 về việc ban hành tờ
khai trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu và hướng dẫn khai báo;
1.2.2. Các phương pháp xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu
Giá tính thuế hàng nhập khẩu là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu
nhập đầu tiên.Giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên được xác
định bằng cách áp dụng tuần tự 6 phương pháp xác định trị giá tính thuế
hướng dẫn tại Nghị định 40/2007/NĐ-CP, Thông tư 205/2010/TT-BTC
1.2.2.1. Phương pháp trị giá giao dịch
Theo phương pháp này, trị giá Hải quan của hàng hóa nhập khẩu là trị
giá giao dịch của hàng hóa đó
- Điều 1, Hiệp định trị giá GATT/WTO xác định rõ: Trị giá giao dịch là
giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho hàng hóa trong giao dịch
bán hàng để xuất khẩu đến nước nhập khẩu, do người nhập khẩu (người mua)
trả trực tiếp hay gián tiếp cho người xuất khẩu (người bán), hay trả cho một
người khác vì lợi ích của người bán, sau đó cộng(+) thêm hay trừ(-) đi các
khoản điều chỉnh tương ứng quy định tại Điều 8 quy định trong luật pháp của
mỗi nước áp dụng.
- Theo pháp luật Việt Nam, tại Nghị định 40/2007/NĐ-CP ngày
16/3/2007 cũng đã xác định: Trị giá giao dịch là giá mà người mua thực tế đã
thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho người bán để mua hàng hóa nhập khẩu,
sau khi đã được điều chỉnh theo quy định tại Điều 13 của Nghị định này.
Trịnh Thị Vượng 9 CQ47/05.01
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
- Trị giá giao dịch bao gồm các khoản: giá mua ghi trên hóa đơn; các
khoản tiền người mua phải trả nhưng chưa tính vào giá mua ghi trên hóa đơn;
các khoản điều chỉnh
Trị giá hải quan được xác định theo công thức:
Trị giá
hải quan
=
Trị giá
giao dịch
=
Giá thực tế đã thanh toán
hay sẽ phải thanh toán
±
Các khoản
điều chỉnh
1.2.2.2. Phương pháp trị giá giao dịch của hàng nhập khẩu giống hệt
Khi không xác định được trị giá tính thuế hàng nhập khẩu theo phương
pháp trị giá giao dịch thì phải áp dụng phương pháp tiếp theo: phương pháp
trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt.
Trị giá tính thuế sẽ là trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống
hệt được bán để xuất khẩu cho cùng một nước nhập khẩu vào cùng một thời
điểm hay cùng kỳ với lô hàng đang được xác định trị giá
Hàng hóa giống hệt là hàng hóa giống nhau về mọi khía cạnh, kể cả các
đặc tính vật lý, chất lượng và danh tiếng. Những khác biệt nhỏ bên ngoài
không ảnh hưởng đến đánh giá hàng hóa là hàng hóa giống hệt, trừ khi chúng
thỏa mãn theo định nghĩa hàng hóa giống hệ.
Khi áp dụng phương pháp này phải lưu ý một số quy tắc có tính bắt
buộc như khoảng thời gian sử dụng để so sánh, cấp độ thương mại, hình thức
vận chuyển…
1.2.2.3. Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu
tương tự
Nếu không xác định được trị giá tính thuế theo 2 phương pháp trên thì
trị giá tính thuế hàng nhập khẩu được xác định theo phương pháp trị giá giao
dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự
Trịnh Thị Vượng 10 CQ47/05.01
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Trị giá tính thuế là trị giá giao dịch của hàng hóa tương tự bán để xuất
khẩu cho cùng một nước nhập khẩu vào cùng thời điểm hay cùng kỳ với lô
hàng đang được xác định trị giá hải quan.
1.2.2.4. Phương pháp trị giá khấu trừ
Nếu không thể xác định trị giá tính thuế theo 3 phương pháp trên thì trị
giá tính thuế được xác định theo phương pháp trị giá khấu trừ
Trị giá tính thuế nhập khẩu được xác định theo phương pháp trị giá
khấu trừ là trị giá được xác định căn cứ vào giá bán của hàng hóa nhập khẩu,
hàng hóa nhập khẩu giống hệt, hàng hóa nhập khẩu tương tự trên thị trường
nội địa Việt Nam sau khi đã trừ đi các chi phí hợp lý và lợi nhuận thu được
sau khi bán hàng nhập khẩu.
1.2.2.5. Phương pháp trị giá tính toán
Nếu không xác định được trị giá tính thuế theo 4 phương pháp trên, ta
áp dụng phương pháp trị giá tính toán. Phương pháp này xác định trị giá tính
thuế bằng giá thành sản xuất ra loại hàng hóa đó cộng với một khoản lợi
nhuận và các chi phí chung (ở mức tương đương với lợi nhuận và chi phí
chung thường tính trong giá bán của các mặt hàng cùng loại được sản xuất để
xuất khẩu bởi cùng một nhà sản xuất ở nước xuất khẩu)
1.2.2.6. Phương pháp suy luận
Nếu không xác định được trị giá tính thuế bằng 5 phương pháp trên thì
trị giá tính thuế được xác định theo phương pháp suy luận, căn cứ vào các tài
liệu, số liệu khách quan, có sẵn tại thời điểm xác định trị giá tính thuế
Trị giá tính thuế theo phương pháp suy luận được xác định bằng cách
áp dụng tuần tự và linh hoạt các phương pháp xác định trị giá từ 1 đến 5 và
dừng ngay tại phương pháp xác định được trị giá tính thuế, với điều kiện việc
áp dụng như vậy phù hợp với các quy định.
Trịnh Thị Vượng 11 CQ47/05.01
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
1.2.3. Nội dung kiểm tra trị giá tính thuế nhập khẩu đối với hàng
nhập khẩu thương mại
Kiểm tra tính thuế hải quan là hoạt động kiểm tra tính chính xác, trung
thực của việc tính toán và thu nộp thuế hải quan do người khai hải quan và
công chức hải quan thực hiện.
Đối tượng kiểm tra là hồ sơ hải quan hay hồ sơ hải quan điện tử và các
tài liệu có liên quan đến việc xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu thuộc
diện kiểm tra hồ sơ hay kiểm tra thực tế hàng hóa
Nguyên tắc kiểm tra tính thuế hải quan là áp dụng quản lý rủi ro về trị giá.
Việc kiểm tra trị giá tính thuế hàng nhập khẩu được thực hiện trên cơ
sở kiểm tra các mặt hàng thuộc Danh mục quản lý rủi ro hàng nhập khẩu về
giá cấp Tổng cục (gọi tắt là Danh mục rủi ro hàng nhập khẩu cấp Tổng cục),
Danh mục quản lý rủi ro hàng nhập khẩu cấp Cục (gọi tắt là Danh mục rủi ro
hàng nhập khẩu cấp Cục)
- Tiêu chí xây dựng Danh mục hàng hóa nhập khẩu cấp Tổng cục: hàng
hóa nhập khẩu có trị giá lớn và thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi cao.
- Tiêu chí xây dựng Danh mục hàng hóa nhập khẩu cấp Cục: hàng hóa
ngoài Danh mục hàng hóa nhập khẩu cấp Tổng cục đáp ứng một trong các
tiêu chí:
+ Có trị giá lớn và thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi cao
+ Có kim ngạch nhập khẩu lớn, nhập khẩu thường xuyên, có thuế nhập khẩu
+ Có khả năng gian lận thương mại
- Giai đoạn kiểm tra trị giá tính thuế hàng nhập khẩu
Việc kiểm tra trị giá tính thuế hàng nhập khẩu được tiến hành ở 2 khâu:
+ Trong khi làm thủ tục hải quan: trong khi thực hiện thủ tục hải quan
đối với hàng nhập khẩu, tùy mức độ kiểm tra theo quyết định, công chức hải
Trịnh Thị Vượng 12 CQ47/05.01
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
quan tiến hành kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa để xác định
trị giá tính thuế để xác định ngay số thuế phải nộp đối với hàng hóa nhập
khẩu trước khi thông quan hàng hóa
+ Trong khâu kiểm tra sau thông quan: công chức hải quan kiểm tra lại
việc xác định trị giá tính thuế, xác định số thuế phải nộp đối với hàng hóa
nhập khẩu sau khi hàng hóa đã được thông quan để quyết định truy thu, hoàn
số thuế phải nộp (nếu có)
- Để tiến hành kiểm tra xác định trị giá Hải quan, Cơ quan Hải quan
phải tiến hành xây dựng mức giá để làm cơ sở cho quá trình kiểm tra. Thông
tin về mức giá kiểm tra được xây dựng dựa vào các căn cứ:
+ Nguồn thông tin về giá trong hồ sơ nhập khẩu do doanh nghiệp khai
báo hay do cơ quan hải quan xác định
+ Nguồn thông tin từ các thư chào hàng của nhà xuất khẩu
+ Nguồn thông tin từ giá bán tại thị trường nội địa
+ Nguồn thông tin từ các tổ chức hiệp hội ngành hàng
+ Nguồn thông tin từ internet, tạp chí, sách báo
+ Nguồn thông tin từ các cơ quan, tổ chức trong nước cung cấp như: cơ
quan thuế nội địa, ngân hàng, cơ quan thẩm định giá…
+ Nguồn thông tin do các cơ quan, tổ chức quốc tế cung cấp
+ Các nguồn thông tin khác do cơ quan hải quan thu thập được theo cơ
chế xây dựng, quản lý, sử dụng cơ sở dữ liệu giá
1.2.4. Quy trình kiểm tra trị giá tính thuế nhập khẩu đối với hàng
nhập khẩu thương mại
Hiện nay, theo Quyết định số 103/QĐ-TCHQ ngày 24/01/2010 của
Tổng cục Hải quan về việc ban hành Quy trình kiểm tra, tham vấn và xác định
trị giá tính thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong quá trình làm
Trịnh Thị Vượng 13 CQ47/05.01
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
thủ tục hải quan thì Quy trình kiểm tra trị giá tính thuế nhập khẩu đối với
hàng nhập khẩu thương mại được phân thành 3 cấp: cấp Chi cục, Cấp Cục,
Cấp Tổng cục
- Cấp Chi cục: Đảm nhận thực hiện toàn bộ việc kiểm tra trị giá khai
báo, tham vấn và xác định trị giá tính thuế.
Theo sơ đồ dưới đây thì việc kiểm tra trị giá hàng nhập khẩu theo
nguyên tắc quản lý rủi ro. Tức là hàng hóa được phân luồng để kiểm tra trị
giá. Đối với hàng hóa thuộc luồng xanh, là hàng hóa không thuộc danh mục
rủi ro về giá thì thuộc thẩm quyền kiểm tra của khâu sau thông quan.Còn đối
với hàng hóa thuộc luồng vàng, luồng đỏ thì phải kiểm tra giá trước khi thông quan
- Cấp Cục: Tại cấp Cục, công tác chủ yếu là kiểm tra việc thực hiện
kiểm tra trị giá tại cấp Chi cục thông qua rà soát trên hệ thống GTT22 (hệ
thống dữ liệu về giá) để kiểm tra: công tác kiểm tra trị giá khai báo, phân loại
độ tin cậy của trị giá khai báo, tham vấn (đối với trường hợp các Chi cục tổ
chức tham vấn), xác định trị giá tính thuế, xác định khoản bảo đảm tại các Chi
cục trực thuộc.
- Cấp Tổng cục: chủ yếu quản lý và kiểm tra việc thực hiện của các Cục.
Trịnh Thị Vượng 14 CQ47/05.01
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sơ đồ 1.1: Quy trình kiểm tra trị giá tính thuế nhập khẩu đối với hàng
nhập khẩu thương mại.
(Nguồn: Tổng cục Hải quan)
Trịnh Thị Vượng 15 CQ47/05.01
Hàng hóa nhập khẩu
- Phân luồng thủ tục Hải quan theo các tiêu chí rủi ro
- Hàng thuộc danh mục quản lý rủi ro về giá
Luồng xanh
Hàng ngoài danh mục quản lý RRvề giá
Luồng vàng, đỏ
Hàng trong và ngoài danh mục quản
lý RR về giá
Chi cục kiểm ta giá sau khi
hàng đã thông quan
Chi cục kiểm tra giá trong
thông quan
Nếu không
sai phạm thì
chuyển sang
quy trình thủ
tục hải quan
bình thường
Nếu có sai
phạm, xử lý
theo quy
định và xác
định giá
Nếu có nghi
vấn chuyển
sang kiểm
tra sau
thông quan
Nếu không
sai phạm,
không nghi
vấn, chấp
nhận giá
khai báo
Nếu có
sai phạm,
xử lý theo
quy định
và xác
định giá
Nếu có
nghi vấn
Trong danh mục quản lý RR về giá
Ngoài danh mục quản lý RR về giá
Có nghi vấn
hồ sơ, không
nghi vấn giá
khai báo, chấp
nhận giá khai
báo
Có nghi vấn
hồ sơ, có
nghi vấn về
giá khai báo
Không nghi
vấn hồ sơ,
có nghi vấn
về giá khai
báo
Có đủ cơ
sở bác
bỏ giá
khai báo
Không đủ
cơ sở bác
bỏ giá khia
báo
Chuyển
KTSTQ
Tham
vấn
Tham
vấn
Tham
vấn
Chuyển
KTSTQ
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Theo quy trình, Chi cục Hải quan là cơ quan đầu tiên kiểm tra trị giá
khai báo của doanh nghiệp thông qua việc kiểm tra nội dung khai báo trên tờ
khai trị giá của doanh nghiệp (tờ khai trị giá là thủ tục bắt buộc doanh nghiệp
phải xuất trình khi mở tờ khai nhập khẩu). Chi cục thông qua nội dung khai
báo trên tờ khai trị giá, các nội dung khác trong hồ sơ do doanh nghiệp xuất
trình để đánh giá mức độ tin cậy của thông tin khai báo và đề xuất xử lý đối
với từng trường hợp cụ thể:
- Nếu không có bất cứ sai phạm gì thì chấp nhận trị giá khai báo, thông
quan hàng hóa. Nếu có sai phạm về thủ tục, hồ sơ; nguyên tắc và trình tự áp
dụng các phương pháp xác định trị giá tính thuế thì bác bỏ trị giá khai báo,xác
định trị giá tính thuế, ra quyết định ấn định thuế.
Trong thực tế kiểm tra, cơ quan Hải quan có thể bác bỏ trị giá ngay mà
không cần tiến hành các thủ tục nghi vấn khác khi doanh nghiệp có sai
phạm về hồ sơ như: nội dung khai báo trong hồ sơ không phù hợp với nhau
(chẳng hạn trọng lượng được khai trong hồ packing list khác với trọng lượng
trên vận đơn…), doanh nghiệp sử dụng phương pháp trị giá tương tự trong
khi có thể tìm được trị giá của lô hàng giống hệt để sử dụng…
Tuy nhiên, khi cơ quan Hải quan chỉ có nghi vấn về các sai phạm thủ
tục, hồ sơ mà không có bằng chứng xác thực về việc sai phạm thì cơ quan Hải
quan chấp nhận trị giá khai báo đồng thời chuyển nghi vấn sai phạm sang
khâu sau thông quan. Công chức hải quan ghi nhận đầy đủ các nghi vấn trên
Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử và chuyển sang thực hiện cập nhật dữ liệu.
- Nếu không có nghi vấn về mức giá nhưng có nghi vấn mâu thuẫn về
thủ tục hồ sơ, thì công chức hải quan chấp nhận trị giá khai báo, đồng thời
chuyển các nghi vấn sang Chi cục kiểm tra sau thông quan để tiếp tục làm rõ
và chuyển sang thực hiện việc cập nhật dữ liệu
- Nếu có nghi vấn về mức giá và có nghi vấn hay không có nghi vấn
mâu thuẫn về thủ tục, hồ sơ công chức hải quan xử lý như sau:
Trịnh Thị Vượng 16 CQ47/05.01
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Nếu mặt hàng thuộc Danh mục rủi ro hàng hóa nhập khẩu cấp Tổng
cục hay Danh mục rủi ro hàng hóa nhập khẩu cấp Cục, công chức hải quan
thực hiện kiểm tra theo hướng dẫn: Công chức hải quan thực hiện việc kiểm
tra trị giá tính thuế lập Thông báo về việc nghi vấn trị giá khai báo và trị giá
tính thuế do cơ quan hải quan xác định trình Chi cục trưởng ký duyệt (trường
hợp cần thêm thông tin kiểm tra thực tế hàng hóa để phục vụ công tác kiểm
tra, tham vấn, xác định giá thì được kéo dài thời gian trình, ký Thông báo
nhưng không được vượt quá thời gian quy định).
Sau khi Chi cục trưởng ký duyệt thông báo nghi vấn, công chức hải
quan có trách nhiệm thông báo ngay trong ngày ký thông báo để người khai
hải quan biết cơ sở nghi vấn mức giá khai báo, phương pháp, mức giá do cơ
quan hải quan xác định và xử lý như sau:
+ Nếu người khai hải quan thống nhất với mức giá và phương pháp xác
định trị giá do cơ quan hải quan xác định thì ra Thông báo về việc xác định trị
giá tính thuế hàng nhập khẩu, ra quyết định ấn định thuế theo quy định và ghi
rõ trên tờ khai nhập khẩu phương pháp xác định trị giá, mức giá xác định
trước khi thông quan hàng hóa và chuyển sang thực hiện việc cập nhật dữ
liệu.
+ Nếu người khai hải quan không thống nhất với mức giá và phương
pháp xác định giá do cơ quan hải quan xác định, đồng thời đề nghị thực hiện
tham vấn để giải trình, chứng minh tính trung thực, chính xác của mức giá
khai báo, công chức hải quan lập Thông báo về việc xác định khoản bảo đảm,
trình Lãnh đạo Chi cục phê duyệt đối với các trường hợp hàng hóa thuộc diện
phải nộp xong thuế trước khi nhận hàng, đồng thời thực hiện các bước chuẩn
bị tham vấn, tổ chức tham vấn và xử lý kết quả tham vấn
Ngoài các công tác kiểm tra trị giá như cập nhật ở trên, thì các Chi
cục hải quan còn chịu trách nhiệm thu thập, cập nhật, khai thác, sử dụng dữ
Trịnh Thị Vượng 17 CQ47/05.01
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
liệu giá theo quy định và giải quyết khiếu nại theo thẩm quyền khi có vướng
mắc về giá phát sinh.
- Theo quy định tại TT205/2010/TT-BTC, thẩm quyền tham vấn được
quy định:
+ Cục trưởng Cục hải quan tỉnh, thành phố tổ chức thực hiện việc tham
vấn và chịu trách nhiệm toàn diện về hiệu quả công tác tham vấn tại đơn vị.
+ Căn cứ tình hình thực tế, khả năng quản lý, khoảng cách giữa Chi cục
và Cục, Cục trưởng Cục hải quan tỉnh, thành phố có thể phân cấp cho Chi cục
trưởng thực hiện việc tham vấn đối với các mặt hàng thuộc Danh mục rủi ro
hàng nhập khẩu cấp Cục nhưng không quá 10% các trường hợp hàng hóa
thuộc Danh mục rủi ro hàng nhập khẩu cấp Cục phải tham vấn.
+ Trường hợp nhiều hàng hóa nhập khẩu thuộc cùng một tờ khai phải
tham vấn bao gồm cả hàng hóa thuộc Danh mục rủi ro hàng nhập khẩu cấp
Tổng cục và hàng hóa thuộc Danh mục rủi ro hàng nhập khẩu cấp Cục thì Cục
trưởng Cục hải quan tỉnh, thành phố tổ chức thực hiện tham vấn.
1.3. Sự cần thiết khách quan của kiểm tra trị giá tính thuế nhập
khẩu đối với hàng nhập khẩu thươg mại
Với quy trình quản lý hướng tất cả các doanh nghiệp tham gia hoạt
động xuất nhập khẩu theo hướng quản lý tuân thủ thì việc xác định trị giá tính
thuế thuộc về các doanh nghiệp và các doanh nghiệp tự khai báo, chịu trách
nhiệm về việc khai báo của mình. Do đó, nhiệm vụ vủa cơ quan Hải quan là
kiểm tra việc xác định trị giá tính thuế đã khai báo của các doanh nghiệp.
Kiểm tra trị giá Hải quan là việc rà soát quá trình và kết quả xác định trị giá
Hải quan nhằm đảm bảo tính chính xác, trung thực của trị giá Hải quan. Kiểm
tra xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu là cần thiết đối với doanh nghiệp
và cơ quan hải quan.
Đối với doanh nghiệp, việc kiểm tra trị giá tính thuế giúp tránh khỏi
những sai sót trong khi khai báo trị giá. Bởi vì nếu cơ quan hải quan phát hiện
Trịnh Thị Vượng 18 CQ47/05.01
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
khai báo sai trong khi thông quan cũng như sau thông quan, doanh nghiệp sẽ
bị xử phạt theo quy định về xử phạt hành chính, đồng thời bị truy thu thuế nếu
có sự chênh lệch. Mặt khác, với việc sử dụng song song hệ thống quản lý rủi
ro trong quản lý hải quan, những sai sót của doanh nghiệp sẽ được ghi nhận
như một tiêu chí quản lý rủi ro. Do đó, nếu có vi phạm bị phát hiện, những tờ
khai sau đó của doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng, làm ảnh hưởng đến tiến
trình thông quan hàng hóa của doanh nghiệp.
Còn đối với cơ quan Hải quan, kiểm tra trị giá tính thuế hàng nhập
khẩu bảo đảm việc cơ quan hải quan áp dụng có hiệu quả các chính sách quản
lý, cũng như thu đúng thu đủ thuế vào Ngân sách. Bởi vì trong chính sách bảo
hộ nền kinh tế, bảo hộ bằng các mức thuế suất sẽ đạt hiệu quả nếu hàng hóa
nhập khẩu được xác định trị giá hải quan một cách chính xác. Ngược lại, trị
giá tính thuế hàng nhập khẩu khi có gian lận sẽ làm vô hiệu hóa chính sách
bảo hộ bằng thuế suất của Nhà nước. Cơ quan Hải quan là người có trách
nhiệm hàng đầu trong nhiệm vụ quản lý này. Hơn nữa việc kiểm tra trị giá
tính thuế đúng sẽ góp phần làm phong phú, tăng độ tin cậy cho hệ thống cơ sở
dữ liệu giá GTT22
 

Annachan

New Member
Re: [Free] Công tác kiểm tra trị giá tính thuế nhập khẩu đối với hàng nhập khẩu thương mại tại Chi cục Hải quan Bắc Hà nội

mod up e xin tl này với ạ
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thực trạng công tác Kiểm Tra Sau Thông Quan Luận văn Luật 0
D Công tác kiểm tra sau thông quan về trị giá đối với hàng hóa nhập khẩu tại chi cục kiểm tra sau thông quan Cục Hải quan Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện công tác kiểm tra thuế các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Hạ Long Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện công tác kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc Luận văn Kinh tế 1
D Nghiên cứu phát triển bộ dữ liệu chuẩn của dược liệu thường phục vụ công tác kiểm tra giám sát chất lượng dược liệu và thuốc đông dược Y dược 0
D Nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế nằm kiểm soát và hạn chế hiện tượng thất thu thuế trên địa bàn quận 7 Luận văn Kinh tế 0
Z Một số giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát thanh toán Vốn đầu tư qua Kho bạc Nhà nước Khoa học Tự nhiên 0
L nâng cao hiệu quả công tác quản lý hóa đơn chứng từ nhằm kiểm soát và hạn chế hiện tượng thất thu thuế trên địa bàn quận 6 Khoa học Tự nhiên 0
B Đánh giá công tác kiểm tra việc kê khai thuế GTGT và thuế TNDN tại chi cục thuế thị xã Châu Đốc Kiến trúc, xây dựng 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top