thang_ha69

New Member

Download Công tác tạo động lực trong Công ty Cổ phần Bóng đèn và Phích nước Rạng Đông- Thực trạng và Giải pháp miễn phí​

So với rất nhiều doanh nghiệp trong nước cùng sản xuất bóng đèn, Rạng Ðông có được thuận lợi rất lớn so với các Công ty khác là thương hiệu Rạng Ðông đã được đông đảo người tiêu dùng ưa chuộng và tín nhiệm. Liên tục trong nhiều năm, các sản phẩm của Rạng Ðông được lựa chọn vào 10 mặt hàng tiêu dùng Việt Nam được ưa thích nhất. Nhiều sản phẩm của Rạng Ðông như bóng đèn tròn, bóng đèn huỳnh quang, phích nước thường và phích nước cao cấp nối thân đều đạt huy chương vàng tại Hội chợ quốc tế hàng công nghiệp Việt Nam. Các sản phẩm của Rạng Ðông xuất hiện hầu hết trong các gia đình, các cơ quan văn phòng, các trường học.

điều hành sản xuất, thống kê vật tư tồn kho và tham mưu cho TGĐ.
Phòng Thị trường: Có chức năng khảo sát, nghiên cứu thị trường và xây dựng chiến lược Marketting. Ngoài ra họ còn thực hiện bán hàng, xúc tiến giới thiệu sản phẩm, Hiện nay phòng thị trường có 4 chi nhánh chịu trách nhiệm bán hàng, 4 văn phòng thay mặt và ban Doanh nghiệp – Dịch vụ tư vấn chiếu sáng.
Các văn phòng đại diện: Họ là thay mặt cho công ty trong việc giám sát tiêu thụ, thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại trong vùng thị trường của văn phòng
Ban Doanh nghiệp – Dịch vụ tư vấn chiếu sáng: Chức năng chính là xúc tiến hoạt động thương mại và tư vấn nhằm khuyến khích phát triển việc sử dụng đồng bộ các sản phẩm của công ty. Họ cũng trực tiếp tổ chức dịch vụ cung cấp dịch vụ thiết kế, lắp đặt thiết bị chiếu sáng, thay thế các loại sản phẩm cũ bằng các sản phẩm mới.
Phòng Kiểm soát chất lượng KSC: Có trách nhiệm thiết lập hệ thống kiểm tra chất lượng đầu vào, đầu ra của sản phẩm và giải quyết các vấn đề về chất lượng nguyên vật liệu bán thành phẩm, sản phẩm.
Quản đốc các phân xưởng: Họ có nhiệm vụ điều hành sản xuất trong xưởng mình, đồng thời chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm do phân xưởng làm ra, xây dựng kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị và ra các quyết định xử lý khi có sự cố.
Quản lý kho: Chịu trách nhiệm về thủ tục nhập – xuất kho, quản lý vật tư trong kho. Việc xếp dỡ, lưu kho, bảo quản và giao hàng được thực hiện tại kho. Quản lý kho có quyền đưa ra quyết định xử lý các vấn đề an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường.
Quản lý Kỹ thuật công nghệ: Có chức năng hoạch định chiến lược về khoa học, công nghệ, thiết bị máy móc. Tham gia giám sát các hoạt động đầu tư, mở rộng sản xuất của công ty tại khu công nghiệp Quế Võ – Bắc Ninh.
Kể từ khi công ty trở thành công ty cổ phần, trong cơ cấ bộ máy quản lý có thêm các thành phần như: Đại hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát. Hoạt động của họ do luật pháp và điều lệ của công ty quy định.
Đại hội đồng cổ đông: Họ là các cổ đông, có quyền biểu quyết và có thẩm quyền cao nhất trong công ty. Đại hội cổ đông sẽ thông qua các báo cáo tài chíng và ngân sách tài chính cho các năm.
Hội đồng quản trị: Đây là cơ quan quản lý công y, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề ngoại trừ các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Họ cũng có trách nhiệm giám sát TGĐ điều hành.
Ban kiểm soát: Ban này trực thuộc Đại hội đồng cổ đông, được họ bầu ra. Nhiệm vụ chính của ban là kiểm tra tính hợp lý và hợp pháp của hoạt động điều hành sản xuất kinh doanh, báo cáo tài chính của công ty. Chính do tính chất và nhiệm vụ đặc biệt này, nên Ban Kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban tổng giám đốc.
Công ty áp dụng tổ chức quản lý theo hệ thống ISO 9001: 2000 làm nền tảng dể tái cấu trúc về cơ cấu tổ chức, nguồn nhân lực, cơ chế quản lý, điều hành, quy định các hoạt động quá trình trong công ty. Quán triệt và kiên quyết thực hiện theo 8 nguyên tắc của hệ thống quản lý ISO, gắn với ý thức chính trị sâu sắc thực hiện hai chủ đề tư tưởng của Bác Hồ về : Lấy dân làm gốc, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và tư tưởng thi đua yêu nước, phấn đấu tiến bộ không ngừng.
Đặc điểm về lao động.
Con người là nhân tố quan trọng, quyết định trong mọi quá trình. Chính bởi vậy, đặc điểm về đội ngũ lao động trong Ralaco đã có những ảnh hưởng nhất định đến hoạt động của Công ty.
Do đặc thù là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nên nguồn nhân lực của công ty có thể chia thành 2 bộ phận:
Bộ phận làm trong các phòng ban hành chính (hay còn gọi là đội ngũ cán bộ). Yêu cầu với lực lượng này là phải tốt nghiệp các trường cao đẳng, đại học. Và họ sẽ được Ban giám đốc, cùng các bộ phận liên quan xét tuyển.
Bộ phận làm việc trong các phân xưởng, họ trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất. Họ là những người tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất. lực lượng này cần đáp ứng được các yêu cầu về điều kiện sức khỏe, trình độ văn hóa tốt nghiệp lớp 12 (lao động giản đơn). Việc tuyển dụng họ sẽ do thủ trưởng đơn vị phối hợp với Phòng Tổ chức điều hành Sản xuất thực hiện.
Cơ cấu lao động trong doanh nghiệp:
Bảng 2: Cơ cấu lao động phân theo trình độ
Trình độ
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Tỷ lệ năm 2008 (%)
CĐ, ĐH, trên ĐH
281
280
283
13,57
Trung cấp, dậy nghề (đã qua đào tạo)
1482
1420
1427
68,44
Phổ thông
387
370
375
17,08
Tổng
2150
2070
2085
100
Lao động nam
1397
1408
1454
69,74
Lao động nữ
753
662
631
30,26
Nguồn: P.Tổ chức Điều hành Sản xuất
Theo số liệu của bảng 7 ta thấy rất rõ đây là cơ cấu tương đối hợp lý, thể hiện bộ máy quản trị khá tinh giản và chiếm phần lớn là số lượng lao động trực tiếp làm ra sản phẩm.
Về cơ cấu về giới, cũng tuân theo đặc trưng chung của các doanh nghiệp sản xuất nói chung là đa số các lao động của công ty là nam giới. Như năm 2008 lao động nam là 1454 người (chiếm 69,74% )so với nữ giới là 631 người (chiếm 30,26% ).
Ta thấy rằng Còn phần đông 68,44% lao động của công ty có trình độ Trung cấp dạy nghề đã qua đào tạo. Đây chính là bộ phận lao động trực tiếp, họ chủ yếu làm việc trên các dây chuyền sản xuất. Bởi công ty đầu tư nhiều dây chuyền sản xuất hiện đại nên cần tuyển dụng những nhân viên có trình độ tay nghề phù hợp với yêu cầu công việc. Đối với lực lượng lao động còn lại tuy không nhiều với lực lượng lao động có trình độ từ Cao đẳng, Đại học trở lên chiếm một tỷ lệ nhỏ 13,57%. Đây hầu hết là những người tham gia vào khối lao động gián tiếp nhưng nắm vai trò quan trọng trong hoạt động nghiên cứu và phát triển của công ty. Ta có thể nghiên cứu rõ hơn với bảng số liệu sau:
Bảng 3: Cơ cấu lao động theo tính chất hợp đồng lao động
Hợp đồng lao động
Tỷ lệ
Dài hạn
75,28%
Một năm
19,01%
Thời vụ
5,58%
Tính chất khác
0,13%
Như vậy lao động chủ yếu của công ty dưới hình thức hợp đồng lao động. Thời gian làm việc của công nhân : 6 ngày / tuần. Vì tính chất công việc là sản xuất nên công nhân sẽ được chia ca để làm việc. Tại xưởng sản xuất trực tiếp thì người lao động ngày làm từ 2-3 ca. Thời gian nghỉ giữa ca là 45 phút.
Song hiện nay công ty vẫn đang đối diện với tình trạng thiếu nguồn nhân lực (Công ty mới chỉ đáp ứng được 40% nhu cầu lao động cho nhà máy). Có nhiều nguyên nhân dẫn tới điều này như: sự không đồng đều về tay nghề, nhiều lao động đã hết tuổi lao động, lao động bỏ việc. Thêm nữa là việc hoàn thiện và đi vào sản xuất nhà máy thứ 2 ở Quế Võ – Bắc Ninh. Do vậy để đảm bảo đủ nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công việc, đòi hỏi công ty phải chú trọng hơn tới công tác tuyển dụng, đào tạo lao động cúng như có các biện pháp khuyến khích, tạo động lực cho người lao động một cách hợp lý.
LỜI NÓI ĐẦU
Nền kinh tế Việt Nam đang đổi mới từng ngày cùng với xu hướng hội nhập hóa kinh tế quốc tế và khu vực. Bài toán đặt ra cho không ít các nhà lãnh đạo là duy trì và phát triển tổ chức của họ, đưa doanh nghiệp mình từng bước phát triển để đủ sức cạnh tranh với thị trường không chỉ trong nước mà còn trên toàn thế giới. Để làm được điều đó, ngoài vấn đề đưa ra các biện pháp chiến lược phát triển kinh tế phù hợp với doanh nghiệp của mình, các nhà lãnh đạo cần quan tâm và vận dụng kịp thời công tác tạo động lực vật chất và tinh thần trong lao động. Bởi nếu làm tốt công tác này sẽ phát huy cao độ trí tuệ và tinh thần lao động, sáng tạo trong sản xuất, góp phần tăng năng suất lao động, gắn thu nhập của người lao động với hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Do đó việc tạo động lực trong lao động luôn là vấn đề bức xúc đối với các nhà quản lý trong doanh nghiệp.
Trong quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần Bóng đèn và Phích nước Rạng Đông, do nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này đối với sự phát triển của Công ty nên em đã chọn đề tài: “ Công tác tạo động lực trong Công ty Cổ phần Bóng đèn và Phích nước Rạng Đông: Thực trạng và Giải pháp ” làm khóa luận tốt nghiệp.


Nội dung của khóa luận tốt nghiệp chia thành 2 phần:
Phần 1 :Cơ sở lý luận về tạo động lực lao động.
Phần 2: Thực trạng công tác tạo động lực lao động ở Công ty Cổ phần Bóng đèn và Phích nước Rạng Đông.
Phần 3: Những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tạo động lực lao động cho người lao động trong Công ty Cổ phần Bóng đèn và Phích nước Rạng Đông.
Do kiến thức còn nhiều hạn chế, bước đầu tiếp cận với công việc nên bài khóa luận không tránh khỏi các thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp, bổ sung của PGS-TS Nguyễn Ngọc Quân cùng các cô, chú, anh, chị trong phòng Kế hoạch Điều hành sản xuất - Công ty Cổ phần Bóng đèn và Phích nước Rạng Đông để bài viết của em được hoàn thiện hơn.

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TẠO ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG.
1.1. Động lực lao động và nhân tố ảnh hưởng đến động lực lao động.
1.1. 1. Động lực lao động
Động lực lao động là những nhân tố bên trong kích thích con người nỗ lực làm việc trong điều kiện cho phép, tạo ra năng suất hiệu quả cao. Biểu hiện của động lực là sự sẵn sàng nỗ lực, say mê làm việc nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức cũng như của bản thân người lao động.
Động lực lao động là sự khao khát và tự nguyện của người lao động để tăng cường nỗ lực nhằm hướng tới việc đạt một mục tiêu cá nhân nào đó và mục tiêu của tổ chức. Động lực cá nhân là kết quả của rất nhiều nguồn lực họat động đồng thời trong con người và môi trường sống, làm việc của con người. Do đó hành vi có động lực trong tổ chức là kết quả tổng hợp của sự kết hợp tác động của nhiều yếu tố như: văn hóa tổ chức, kiểu lãnh đạo, cấu trúc của tổ chức và các chính sách về nhân lực cũng như sự thực hiện các chsnh sách nhân lực đó. Các yếu tố thuộc về cá nhân người lao động cũng đóng góp vai trò trong quan trọng trong việc tạo động lực làm việc cho chính họ.
1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến động lực lao động.
1.1.2.1 Nhóm nhân tố thuộc về người lao động
Năng lực của người lao động
Là tổ hợp các thuộc tính độc đáo của cá nhân, phù hợp với yêu cầu của một họat động nhất định, đảm bảo cho họat động đó có kết quả cao. Thông thường năng lực và khả năng người lao động càng cao thì càng dễ dàng, suôn sẻ hơn trong công việc thực hiện công việc của mình, do đó mục tiêu, nhu cầu đặt ra có thể cao hơn người khác. Từ đó tạo động lực lớn hơn.
Sự khác biệt về hệ thống nhu cầu
Nhu cầu là trạng thái đòi hỏi bên trong của chủ thể đối với một sự vật hay hiện tượng khách quan nhằm có những điều kiện nhất định dể tồn tại và phát triển. Con người ngay từ khi sinh ra đã có những nhu cầu thiết yếu như ăn, mặc, ở.. ngòai ra con người cong có rất nhiều các hệ thống nhu cầu khác phục vụ cho cuộc sống và sự tồn tại của họ. Tùy thuộc vào từng điều kiện hòan cảnh cụ thể mà nhu cầu của họ khác nhau. Và xét trong mối quan lao động, hệ thống nhu cầu với động lực lao động có mối quan hệ mật thiết với nhau. Tức là khi nhu cầu càng cao thì động lực thúc đẩy họ làm việc càng lớn, khi đó khả năng đạt được mục tiêu cũng cao hơn.
Mục tiêu cá nhân
Mục tiêu là trạng thái mong đợi, là đích hướng tới của cá nhân. Mỗi cá nhân có những mục tiêu khác nhau, và họ sẽ bằng cách thức khác nhau để thực hiện mục tiêu ấp ủ của mình. Tùy thuộc vào mức độ cao hay thấp của mục tiêu mà mức độ cố gắng nỗ lực của họ cũng tương ứng, hình thành nên động lực lao động với mức độ phù hợp.
Chúng ta có thể xem xét động cơ thúc đẩy như là một phản ứng nối tiếp : bắt đầu với những sự cảm giác có nhu cầu, dẫn đến những mong muốn và các mục tiêu cần tìm đưa tới những trạng thái căng thẳng thôi thúc (những mong muốn cần thỏa mãn) và tiếp đó dẫn đến những hành động để đạt được mục tiêu và cuối cùng thỏa mãn được những điều mong muốn.
Như thế vai trò của người lãnh đạo là cần có những biện pháp dể định hướng mục tiêu của các cá nhân cho phù hợp với mục tiêu chung của tổ chức. Khi đó việc tạo động lực lao động mới mang lại hiệu quả như mong muốn.
1.1.2.2 Nhóm nhân tố bên trong tổ chức.
- Chính sách nhân sự
Trong bất cứ tổ chức nào dù lớn hay nhỏ các nhà quản lý cũng cần có những chính sách nhân lực, đó là những định hướng cụ thể của họ về việc quản trị nhân lực của mình. Và nếu như các chính sách nhân lực này được thực hiện có hiệu quả thì đó sẽ là nguồn động lực thúc đẩy quan trọng cho người lao động. Khi các tổ chức, doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản trị nhân lực đúng đắn và có các chính sách quản trị nhân lực phù hợp, đảm bảo quyền lợi cho người lao độngvề cả vật chất và tinh thần sẽ giúp cho người lao động thỏa mãn được các nhu cầu, từ đó tạo động lực thúc đẩy họ lao động làm việc và gắn bó với công ty, cống hiến sáng tạo hết mình.
- Khá: tăng lương 3%
- Trung bình: tăng lương 2%
- Kém thì không tăng lương
Thứ hai, thời gian xét thưởng công ty đưa ra nên linh động hơn, có chính sách khen thưởng động viên người lao động kịp thời khi họ hoàn thành nhiệm vụ hay đạt kết quả cao trong công việc.
Thứ ba, công ty nên có các hình thức thưởng phong phú hơn nữa. Không nhất thiết là phải thưởng trực tiếp bằng tiền mà có thể có những hình thức khuyến khích tài chính gián tiếp. Như thưởng những chuyến đi nghỉ, phát thẻ giảm giá mua các sản phẩm giấy viết...v.v
Thứ tư, cấu trúc tiền thưởng phải đưa ra rõ ràng, nhất quán, minh bạch. Đồng thời công ty, cụ thể là cán bộ quản lý trực tiếp ở từng bộ phận, phân xưởng, nhà máy cần giải thích cặn kẽ cho người lao động về các tiêu chuẩn thưởng của chế độ thưởng.
3.2.4. Các chính sách khác:
- Công ty nên có chính sách khuyến khích con em người lao động trong công ty về làm việc tại công ty. Hiện nay, ở nước ta tỷ lệ thất nghiệp rất nhiều, không ít các bạn sinh viên ra trường không xin được việc ngay hay phải làm những công việc trái ngành nghề. Nếu công ty có chính sách thu hút tốt, tạo điều kiện cho con em người lao động về làm việc tại công ty thì điều này sẽ có tác dụng kích thích tâm lý người lao động an tâm làm việc và cống hiến hết mình cho công ty, đồng thời người lao động sẽ gắn bó với công ty hơn.
- Hiện nay, công ty có chính sách hỗ trợ cho con em một số cán bộ công nhân viên của công ty đi học, để sau này về làm việc cho công ty. Đây là chính sách rất tốt cần được phát huy. Tại công ty hiện nay số lao động sắp đến tuổi nghỉ hưu cao, vì vậy công ty nên mở rộng chính sách này hơn nữa để nhằm đào tạo một đội ngũ lao động giỏi, có trình độ chuyên môn cao thay thế lực bộ phận lao động sắp đến tuổi nghỉ hưu nói trên
- Công ty có chính sách đào tạo và phát triển khá tốt. Tuy nhiên sau mỗi khoá đào tạo công ty chưa có chính sách thưởng cho những lao động có thành tích học tập cao,nếu làm được điều này thì sẽ có tác dụng kích thích người lao động học tập, làm việc hơn nữa. Như vậy, công ty nên có chính sách này.
- Về môi trương và điều kiện làm việc: Tỷ lệ lao động làm việc tại công ty cho rằng điều kiện làm việc bình thường còn cao. Vì vậy, công ty cần chú trong tạo môi trường làm việc tốt cho người lao động, đầu tư, nâng cấp trang thiết bị.
KẾT LUẬN

Tạo động lực lao động là một trong các hoạt động quản trị nhân lực quan trọng không tách rời các hoạt động khác. Động lực lao động là những nhân tố bên trong kích thích con người nỗ lực làm việc trong điều kiện cho phép, tạo ra năng suất hiệu quả cao. Vì vậy để thực hiện tốt công tác tạo động lực cho người lao động cần thực hiện tốt các hoạt động quản trị khác với điều kiện cho phép của doanh nghiệp.
Trong báo cáo thực tập nghiệp vụ của mình, em đã chọn đề tài “Công tác tạo động lực trong Công ty Cổ phần Bóng đèn và Phích nước Rạng Đông: Thực trạng và Giải pháp”, qua đó em đã nghiên cứu cụ thể tình hình của công ty. Trong đó có nhiều vấn đề chưa thực sự hiệu quả việc tạo động lực dẫn đến hiệu quả thấp hơn mong đợi. Với giới hạn khả năng cho phép, em mới chỉ phân tích, tìm hiểu một vài khía cạnh của vấn đề. Mặc dù vậy trong bản báo cáo đã nêu rõ sự cần thiết của việc tạo động lực là rất quan trọng và các nhà lãnh đạo, quản lý cần tìm hiểu và áp dụng đúng lúc, kịp thời và phù hợp!


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại FSI Luận văn Kinh tế 0
D Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu, ứng dụng mô hình matlab - simulink để tính toán đánh giá lưới điện phục vụ công tác đào tạo Khoa học kỹ thuật 0
D Liên hệ thực tiễn công tác đánh giá kết quả đào tạo và phát triển nhân lực tại FPT Telecom Luận văn Kinh tế 0
D hoàn thiện công tác tạo nguồn nguyên liệu mía tại công ty cổ phần mía đường lam sơn Nông Lâm Thủy sản 0
D Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp và sự liên hệ ở các doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay Luận văn Kinh tế 0
A hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty CP Đầu tư – Xây dựng công trình đô thị Đà Nẵng Luận văn Kinh tế 0
L Tạo động lực cho người lao động thông qua công tác khuyến khích vật chất và tinh thần tại Công ty CP Thế Giới Số Trần Anh Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại xí nghiệp đá hoa granito Hà Nội Luận văn Kinh tế 3
C hoàn thiện công tác tổ chức giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty In và Sản xuất bao bì Hà Nội Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top