Download miễn phí Chuyên đề Công tác thẩm định dự án ngành du lịch - Dịch vụ tại Sở giao dịch ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam: Thực trạng và giải pháp
MỤC LỤC
Trang
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục bảng biểu, sơ đồ
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: Thực trạng công tác thẩm định các dự án ngành du lịch - dịch vụ tại Sở
giao dịch NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam 3
1.1. Giới thiệu chung về SGD NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam và công tác thẩm định
dự án tại SGD 3
1.1.1. Giới thiệu chung về NHTMCP Ngoại Thương và SGD 3
1.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển NHTMCP Ngoại thương và SGD 3
1.1.1.2. Cơ cấu tổ chức của SGD 4
1.1.1.3. Tổng quan về hoạt động của SGD những năm qua 8
1.1.2. Công tác thẩm định dự án đầu tư tại SGD 16
1.1.2.1. Quy định của Vietcombank đối với hình thức cho vay dự án tại SGD 16
1.1.2.2. Thẩm quyền về thời hạn cho vay đối với dự án đầu tư tại SGD 19
1.1.2.3. Tình hình thẩm định các dự án tại SGD 20
1.2. Công tác thẩm định các dự án ngành du lịch - dịch vụ tại SGD 22
1.2.1. Đặc điểm của ngành du lịch - dịch vụ Việt Nam 22
1.2.2. Tổ chức công tác thẩm định các dự án ngành du lịch - dịch vụ tại SGD 28
1.2.2.1. Quy trình thẩm định dự án 28
1.2.2.2. Thẩm quyền phê duyệt tín dụng 30
1.2.3. Phương pháp thẩm định dự án ngành du lịch - dịch vụ tại SGD 30
1.2.3.1. Phương pháp so sánh đối chiếu các chỉ tiêu 30
1.2.3.2. Phương pháp phân tích độ nhạy 31
1.2.3.3. Phương pháp đánh giá rủi ro 31
1. 2.3.4. Phương pháp thẩm định theo trình tự 32
1. 2.4. Nội dung thẩm định các dự án nghành du lịch - dịch vụ tại SGD 32
1. 2.5. Ví dụ minh hoạ: Dự án: Trung tâm Du lịch và Giải trí quốc tế đặc biệt
Silver Shore Hoàng Đạt 40
1.3. Đánh giá về công tác thẩm định các dự án ngành du lịch - dịch vụ tại SGD 71
1. 3.1. Những kết quả đạt được 71
1.3.1.1. Về quy trình thẩm định 71
1.3.1.2. Về nội dung thẩm định 72
1.3.1.3. Về phương pháp thẩm định 72
1.3.1.4. Về thu thập xử lý thông tin 73
1.3.2. Những hạn chế còn tồn tại 73
1.3.2.1. Quy trình thẩm định 73
1.3.2.2. Nội dung thẩm định 74
1.3.2.3. Chất lượng và số lượng thông tin phục vụ cho công tác thẩm định còn
chưa chính xác 75
1.3.2.4. Dòng tiền của dự án chưa được tính toán hợp lý 75
1.3.2.5. Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính được sử dụng riêng rẽ mà chưa có sự kết hợp hệ thống các chỉ tiêu 76
1.3.3. Nguyên nhân những hạn chế 76
CHƯƠNG II: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác thẩm định các dự án ngành du lịch - dịch vụ tại SGD 78
2.1.Định hướng phát triển của SGD NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam 78
2.1.1. Mục tiêu phát triển của SGD NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam 78
2.1.2. Định hướng của SGD trong công tác thẩm định các dự án ngành du lịch
dịch vụ 79
2.1.2.1. Định hướng công tác thẩm định nói chung của SGD 79
2.1.2.2. Định hướng của SGD trong công tác thẩm định các dự án ngành du lịch dịch vụ 81
2.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án ngành du lịch
dịch vụ 82
2.2.1. Xây dựng một quy trình thẩm định riêng cho các dự án ngành du lịch
dịch vụ 82
2.2.2. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức điều hành của SGD đối với công tác thẩm định
dự án ngành du lịch - dịch vụ 86
2.2.3. Tiến hành phân tích độ nhạy đa chiều, luôn đảm bảo số liệu tính toán tài chính của dự án trong trạng thái động 86
2.2.4. Nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ thẩm định 87
2.2.5. Nâng cao chất lượng và số lượng thông tin 88
2.2.6. Đầu tư đổi mới hiện đại hoá trang thiết bị phục vụ cho việc thẩm định
dự án 89
2.3. Một số kiến nghị 89
2.3.1. Kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước 89
2.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 90
2.3.3. Kiến nghị với NHTMCP Ngoại Thương 91
2.3.4 Kiến nghị với chủ đầu tư 91
KẾT LUẬN 93
Danh mục các tài liệu tham khảo
Phụ Lục
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-08-01-chuyen_de_cong_tac_tham_dinh_du_an_nganh_du_lich.fu8SvPYuLr.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-71187/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
c Huazhu Design and Consultant Ltd.co làm nhà thầu thiết kế chính của dự ánGiấy phép thầu số 175/SXD-GPT ngày 02/02/2007: : chấp thuận của Sở Xây dựng Đà Nẵng về việc Công ty TNHH Xây dựng công trình số 5 thuộc Tập đoàn xây dựng Quảng Tây – Trung Quốc làm tổng thầu xây dựng của dự án.
Hợp đồng với nhà thầu thiết kế chính, nhà thầu quản lý, nhà thầu thiết kế.
Thẩm định về sự cần thiết phải đầu tư
Đà Nẵng là thành phố lớn thứ 4 Việt Nam với mức tăng trưởng kinh tế đạt 13%, cao hơn bình quân 8% của cả nước. Thu nhập đầu người hơn 1.015 USD, cũng cao gấp rưỡi trung bình cả nước. Ngoài Hà Nội và TP.HCM, Đà Nẵng là nơi thứ 3 có cảng hàng không quốc tế. Những chuyến bay quốc tế đều kín chỗ. Thành phố Đà Nẵng là thành phố đi đầu trong “Khu vực phát triển kinh tế trọng điểm miền Trung” với rất nhiều tiềm năng phát triển nên cũng có sức mạnh phát triển vượt trội so với các tỉnh lân cận.
Bên cạnh đó, Đà Nẵng là một trung tâm du lịch lớn của nước ta. Với tâm điểm của 3 di sản văn hoá thế giới: thánh địa Mỹ Sơn, phố cổ Hội An và Cố đô Huế, Đà Nẵng trở thành điểm đến và trung chuyển khách du lịch trong và ngoài nước. Là đầu mối cảng biển, cảng hàng không, đường bộ, đường sắt nên Đà Nẵng luôn có một lượng lưu khách lớn, vì thế, ngành kinh doanh khách sạn và lữ hành phát triển mạnh mẽ tại đây. Theo số liệu thống kê của Sở du lịch Đà Nẵng, hiện thành phố có tổng số 90 cơ sở lưu trú với khoảng 2441 phòng; trong đó chỉ có 01 khu nghỉ mát 5 sao (Furama với 198 phòng) và 08 khách sạn 3 sao, số lượng khách sạn từ 4 sao trở lên như vậy là quá ít so với một thành phố đang phát triển và có nhiều tiềm năng như Đà Nẵng. Trong 10 tháng đầu năm 2007, tổng lượng khách du lịch đến Đà Nẵng đạt 899.291 lượt, tăng 22,2% so với cùng kỳ năm 2006, trong đó bao gồm 242.429 lượt khách quốc tế (tăng 25,2%) và 656.862 lượt khách nội địa (tăng 21%). Dự kiến tổng lượng khách du lịch đến Đà Nẵng cả năm 2007 sẽ đạt 1.022.900 lượt; trong đó khách quốc tế đạt hơn 315.000 lượt và khách nội địa đạt hơn 700.000 lượt. Dự án “Trung tâm Du lịch và Giải trí quốc tế đặc biệt Silver Shores Hoàng Đạt” ngoài việc xây dựng và kinh doanh khu nghỉ dưỡng cao cấp tiêu chuẩn 5 sao thì dự án này còn được cấp phép đầu tư mở khu vui chơi giải trí có thưởng dành cho người nước ngoài. Đây là một ưu thế lớn so với các dự án khác cùng loại đang được cấp phép đầu tư tại Đà Nẵng. Sau khi dự án hoàn thành và được đưa vào hoạt động thì trung tâm Du lịch và giải trí này sẽ cùng với những khu nghỉ dưỡng ven biển cao cấp khác tại Đà Nẵng tạo nên sức hút đối với các tầng lớp khách du lịch trong và ngoài nước.
Từ những phân tích ở trên thì việc đầu tư xây dựng dự án “Trung tâm Du lịch và Giải trí quốc tế đặc biệt Silver Shores Hoàng Đạt” là cần thiết.
Thẩm định thị trường đầu ra của dự án
Tổng quan về du lịch Việt Nam
Du lịch Việt Nam đã có nhiều phát triển đáng kể trong những năm qua, thể hiện ở lượng khách đến Việt Nam qua các năm:
Bảng 16: Lượng khách quốc tế đến Việt Nam từ năm 1999 – 2006
Đơn vị tính: nghìn người
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Tổng số khách
1.781,8
2.140,1
2.330,8
2.628,2
2.429,6
2.927,8
3.467,7
3.583,5
Theo mục đích
Du lịch
837,6
1.138,9
1.222,1
1.462,0
1.238,5
1.583,9
2.041,5
2.068,8
Công việc
266,0
419,6
401,1
445,9
468,4
512,6
493,3
575,8
Thăm thân nhân
337,1
400,0
390,4
425,4
392,2
467,4
505,3
560,9
Mục đích khác
341,1
181,6
317,2
294,9
330,5
354,8
427,5
377,8
Nguồn: Tổng cục Du lịch Việt Nam
Trong tháng 10/2007, lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 332.762 lượt. Tổng cộng 10 tháng đầu năm lượng khách quốc tế ước đạt 3.477.564 lượt, tăng 17,8% so với cùng kỳ năm 2006, cụ thể như sau:
Chỉ tiêu
Tháng 10/2007
(lượt người)
10 tháng năm 2007
(lượt người)
So với tháng
trước (%)
10 tháng 2007 so với cùng kỳ năm trước (%)
Tổng số khách
332.762
3.477.564
100,5
117,8
Theo mục đích
Du lịch, nghỉ ngơi
195.870
2.138.116
100,9
127,2
Đi công việc
58.072
539.460
100,3
114,9
Thăm thân nhân
48.043
503.740
98,1
103,5
Các mục đích khác
30.777
296.248
102,4
93,5
Nguồn: Tổng cục Du lịch Việt Nam
Theo thông báo của Tổng cục Du lịch Việt Nam, thu nhập từ du lịch trong 6 tháng đầu năm ước đạt 28.000 tỷ VND. Theo vụ khách sạn - Tổng cục Du lịch tổng số cơ sở lưu trú du lịch tính đến tháng 4/2007 là 8.556 cơ sở lưu trú, tổng số buồng là 170.551 buồng trong đó:
- 5 sao: 25, tổng số buồng: 7.167
- 4 sao: 65, tổng số buồng: 8.236
- 3 sao: 141, tổng số buồng: 10.081
- 2 sao: 590, tổng số buồng: 24.041
- 1 sao: 632, tổng số buồng: 16.976
- Đạt tiêu chuẩn: 2.830, tổng số buồng: 42.697
Theo thống kê chưa đầy đủ của Tổng cục Du lịch, trong năm 2006, có 12 dự án đầu tư vào ngành khách sạn du lịch đạt 482.687.000 USD. Tính cho đến nay, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực khách sạn du lịch chiếm khoảng 20% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, tương đương khoảng 9 tỷ USD, từ 29 quốc gia và vùng lãnh thổ, với 143 dự án còn hiệu lực trong lĩnh vực khách sạn du lịch.
Hiện cả nước có trên 1000 thuộc các thành phần kinh tế chuyên kinh doanh du lịch và hàng ngàn hộ tư nhân, doanh nghiệp thuộc các bộ, ngành, đoàn thể tham gia kết hợp kinh doanh du lịch. Đến nay, 48/64 tỉnh, thành phố đã có quy hoạch du lịch. Các trung tâm du lịch Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Khánh Hoà, TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Lâm Đồng, Cần Thơ đã sớm hoàn thành quy hoạch, tạo điều kiện thuận lợi hình thành mạng lưới phát triển du lịch vùng và liên vùng. Hiện cả nước có 14 dự án quy hoạch chi tiết các khu du lịch đã hoàn thành.
Tiềm năng du lịch Đà Nẵng
Thành phố Đà Nẵng được thành lập từ năm 1888, từ xa xưa đã là hải cảng quan trọng của Việt Nam, nay là một trung tâm kinh tế, một thành phố lớn nhất miền Trung. Hiện nay, thành phố Đà Nẵng là một trong những khu vực có tốc độ phát triển nhanh chóng về công nghiệp và hệ thống cơ sở hạ tầng. Được coi là một trong các thành phố năng động nhất, Đà Nẵng đã chứng tỏ tốc độ tăng trưởng và thay đổi nhanh chóng, mạnh mẽ trong một thời gian rất ngắn. Trong giai đoạn 1997 – 2000, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố đạt mức bình quân 33% mỗi năm và khoảng 30% trong những năm gần đây. Tốc độ tăng trưởng GDP của Đà Nẵng luôn ở mức cao (từ trên 12,2% đến 14%) so với mức trung bình của cả nước (từ 6,8% đến 8,4%) trong giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2006. Thành phố Đà Nẵng là thành phố đi đầu trong “Khu vực phát triển kinh tế trọng điểm miền Trung” với rất nhiều tiềm năng phát triển nên cũng có sức mạnh phát triển vượt trội so với các tỉnh lân cận.
Đà Nẵng không chỉ là một trung tâm kinh tế mà còn là cầu nối quan trọng với các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, nam Lào, đông bắc Campuchia. Đà Nẵng có khu vực cảng Đà Nẵng với cảng biển Tiên Sa (cảng sâu) và 9 cầu cảng dọc sông Hàn, có sân bay quốc tế Đà Nẵng, có hệ thống thông tin liên lạc hiện đại. Đà Nẵng còn là nơi hội tụ các xí n...