quang_binh80
New Member
Download miễn phí Chuyên đề Công tác tham gia thầu tại công ty cổ phần phát triển công nghiệp - xây lắp và thương mại Hà Tĩnh. Thực trạng và giải pháp
MỤC LỤC
Lời mở Đầu 1
CHƯƠNG 1 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC DỰ THẦU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP XÂY LẮP VÀ THƯƠNG MẠI HÀ TĨNH 2
1.1. Tổng quan về tình hình Công ty HAINDECO 2
1.1.1. Chức năng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần phát triển công nghiệp - xây lắp và thương mại Hà Tĩnh 2
1.1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thắng thầu của của công ty cổ phần phát triển công nghiệp - xây lắp và thương mại Hà Tĩnh 3
1.2. Năng lực của Công ty HAINDECO 4
1.2.1. Nguồn nhân lực của Công ty HAINDECO 4
1.2.2. Năng lực máy móc thiết bị, sản phẩm dịch vụ của Công ty HAINDECO 6
1.2.3. Năng lực tài chính của Công ty HAINDECO 7
1.2.4. Năng lực HSDT 9
1.2.5. Kinh nghiệm và thị trường của công ty HAINDECO 10
1.3. Thực trạng công tác tham gia thầu tại Công ty HAINDECO 13
1.3.1. Đặc điểm những gói thầu Công ty HAINDECO đã tham gia dự thầu 13
1.3.2. Quy trình tham gia dự thầu tại Công ty HAINDECO 14
1.3.3. Giai đoạn chuẩn bị dự thầu 17
1.3.4 Giai đoạn tham gia dự thầu 20
1.3.5 Giai đoạn sau đấu thầu 21
1.3.6. Nội dung cơ bản trong HSDT 24
1.3.7 Ví dụ về một HSDT của Công ty HAINDECO 26
1.4. Đánh giá hoạt động dự thầu tại Công ty HAINDECO 72
1.4.1. Những kết quả đã đạt được của Công ty HAINDECO 72
1.4.2. Một số hạn chế còn tồn tại trong hoạt động dự thầu của Công ty HAINDECO 77
CHƯƠNG 2. KIẾN NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG DỰ THẦU TẠI CÔNG TY HAINDECO TRONG THỜI GIAN TỚI 80
2.1. Nâng cao năng lực của công ty 80
2.1.1. Đầu tư nâng cao năng lực thiêt bị của công ty 80
2.1.2. Nâng cao năng lực tài chính của công ty 81
2.1.3. Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực 83
2.2. Giải pháp cho quá trình tham gia dự thầu của công ty HAINDECO 84
2.2.1. Nâng cao khả năng nghiên cứu xác định cơ hội, xây dựng kế hoạch dự thầu 84
2.2.2. Giải pháp về mở rộng quan hệ liên danh, liên kết với các đối tác trong và ngoài nước 86
2.2.3. Nâng cao chất lượng HSDT 86
2.2.4. Đảm bảo chất lượng của việc thực hiện các gói thầu đã trúng 89
KẾT LUẬN 91
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-08-01-chuyen_de_cong_tac_tham_du_thau_tai_cong_ty_co_pha.7WgGW5rhTx.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-71333/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
rên phần đã xây và tưới nước bảo dưỡng ít nhất 7 ngày đêm .Trong quá trình thi công phải luôn luôn chú ý đến mặt phẳng của kết cấu.
Công tác xây đá tuân thủ theo đúng chỉ dẫn kỹ thuật áp dụng cho công trình và quy trình, quy phạm hiện hành.
Công tác kiểm tra chất lượng phải được coi trọng , cứ 250m3 xây phải kiểm tra mác vữa một lần tại phòng thí nghiệm hiện trường .
Sai số về kích thước móng +50mm.
Sai số các phần khác nằm trên móng +20mm
Sai số các vị trí so le các cạnh của viên đá xây là ±5mm
Sai số cao độ trên đỉnh khối xây ±40mm.
5. Công tác tháo dỡ ván khuôn:
+ Tháo dỡ ván khuôn:
Tháo dở ván khuôn chỉ được tiến hành sau khi bê tông đã đạt được cường độ cần thiết tương ứng với các chỉ dẫn dưới dây:
- Đối với ván khuôn thành đứng (Cột thành đứng của dầm...) không chịu lực do trọng lượng của kết cấu chỉ được phép tháo dở khi bê tông đạt cường độ đủ đảm bảo giữ được bề mặt và các gốc cạnh không bị nứt nẻ hay sạt lở. Cường độ bê tông đó là 25 daN/cm2 ( tức là 25 kg/ cm2). Thời gian đổ bê tông đạt cường độ 25 daN/cm2 tham khảo như sau:
Nhiệt độ trung bình hàng ngày (0C)
15
20
25
30
Thời gian tối thiểu để đạt 25 daN/cm2
2
1.5
1
1
- Đối với ván khuôn phải chịu tải trọng ( trọng lượng cốt thép và trọng lượng hỗn hợp bê tông mới đổ) Thì thời gian tháo dỡ ván khuôn phải dựa vào kết quả thí nghiệm cường độ bê tông. Trong trường hợp không có kết quả thí nghiệm thì có thể tham khoả thời gian tối thiểu quy định dưới đây:
Tên gọi kết cấu công trình
Cường độ đạt được để tháo dỡ ván khuôn
Nhiệt độ bình quân hàng ngày (0C)
15
20
25
30
Tấm đan có khẩu độ từ 2 m trở xuống
50%
7
6
5
4
Tấn đan, dầm có khẩu độ 2-8 m
70%
12
10
9
8
Tấn đan, dầm có khẩu độ >8 m
100%
30
25
24
20
- Đối với ván khuôn chịu tải trọng phải tháo ván khuôn thành đứng trước để xem xét chất lượng bê tông , nếu chất lượng bê tông qúa xấu , nứt rổ nhiều thì phải xử lý bê tông đạt yêu cầu mới được tháo ván khuôn.
- Tháo đà giáo chống đỡ và ván khuôn ở các kết cấu phức tạp, ở các vòm hay các đầm dài hơn 8 m phải tiến hành như sau:
+ Phải tháo dỡ từ trên xuống dưới từ các bộ phận thứ yếu trước rồi mới đến các bộ phận chủ yếu sau.
+ Trước khi tháo các cột chống phải tháo nêm hay hộp cát.
+ Trình tự tháo các cột chống và mức độ hạ dần các cột chống phải thực hiện theo chỉ dẫn trong thiết kế thi công.
5. Công tác trát:
+ Các mặt trát được vệ sinh sạch sẽ và tưới nước đủ độ ẩm, mặt trát được dùng bàn xoa thật phẳng và kiểm tra bằng thước tầm dài > 2,5m .
+ Các góc cạnh được dùng dây dọi kiểm tra độ phẳng đứng và ống bọt nước để kiểm tra độ nằm ngang .
+ Đối với các mặt trát cấu kiện bê tông phải bã 1 lớp xi măng nguyên chất để tăng độ dính, bám của vữa trát vào cấu kiện .
+ Phần riêng dành cho các công việc:
1. THI CÔNG NỀN ĐƯỜNG
Thi công nền đường chủ yếu sử dụng bằng máy, kết hợp thủ công hoàn thiện các hạng mục.
Trên cơ sở hồ sơ thiết kế, cán bộ kỹ thuật của Nhà thầu tiến hành khôi phục tuyến, đo đạc và cố định vị trí tim đường, các mốc cao độ dọc tuyến và bố trí thêm các mốc phụ. Tiến hành bổ sung thêm các cọc chi tiết ở các vị trí đường cong, các vị trí đặc biệt, kiểm tra đối chiếu lại chiều dài tuyến. Việc thi công cần gắn với cao độ khống chế cuả các nút giao để đảm bảo sự êm thuận và mỹ quan của đường. Trong quá trình thi công và kiểm tra, nếu có sai khác so với hồ sơ thiết kế ban đầu sẽ được Nhà thầu ghi lại báo cáo đơn vị thiết kế và Chủ đầu tư phối hợp cùng giải quyết.
Để bảo quản các cọc mốc, cán bộ kỹ thuật của Nhà thầu tiến hành dấu các cọc ra khỏi phạm vi thi công nền đường từ 10 đến 15m để sau này có thể dể dàng khôi phục lại các cọc ban đầu vào bất cứ lúc nào trong quá trình thi công.
Tiến hành xác định giới hạn của đường, lên khuôn đường dựa vào cọc tim và hồ sơ thiết kế để đánh dấu mép nền đường ở các vị trí chân ta luy nền đắp, đào để định hình nền đường, mép nền đường được đánh dấu trên thực địa bằng các cọc gỗ. Việc lên ga định vị nền đường đầu cống tiến hành đồng thời với việc định vị cống để đảm bảo độ chính xác.
a. Thi công nền đường đắp:
Dọn sạch mặt bằng thi công: Dùng máy ủi, máy xúc kết hợp với thủ công tiến hành dọn sạch rác, hữu có, đào bỏ lớp đất yếu, sau đó tuỳ từng trường hợp vào chiều cao đào đắp tại từng trắc ngang, Nhà thầu thi công tiến hành đánh cấp mái đất nền đường cũ, dùng máy xúc xúc lên ô tô vận chuyển đổ đi đúng nơi quy định.
Vật liệu đất trước khi đưa vào sử dụng đắp sẽ được cán bộ KCS của Nhà thầu tiến hành thí nghiệm đầm chặt tiêu chuẩn, để xác định các chỉ tiêu độ ẩm, và dung trọng khô lớn nhất làm cơ sở cho việc kiểm tra độ chặt.
Đất đắp được khai thác chọn lọc bằng máy xúc lượng đất tận dụng khối lượng đất đào, dùng ô tô vận chuyển đổ thành từng đống tại nền đường đắp cự ly giữa các đống đất được tính toán sao cho không tạo thành các khoảng trống khi san. Dùng máy ủi san đất thành từng lớp dày 20 - 25cm, dùng máy ủi vừa san vừa đầm sơ bộ sau đó tiến hành dùng lu rung lu lèn đảm bảo độ chặt yêu cầu K > 95. Trong quá trình thi công vừa đầm lèn, vừa tưới nước để đảm bảo độ ẩm tốt nhất. Sau khi thi công xong một lớp, cán bộ KCS của Nhà thầu sẽ tiến hành làm thí nghiệm xác định độ chặt nếu đạt độ chặt K95 được kỹ sư tư vấn giám sát cho phép thì mới thi công lớp tiếp theo.
Công nghệ lu lèn đựơc thực hiện như sau: Dùng máy ủi vừa san vừa đầm sơ bộ thành từng lớp đất dày từ 20- 25cm với độ dốc từ tim đường ra mép 2%. Dùng xe téc tưới nước bổ sung đảm bảo độ ẩm tốt nhất và tiến hành lu lèn, lu theo sơ đồ con thoi, vệt lu sau phải đè lên vệt lu trước 20cm và lượt đi đầu tiên cách mép đường 0,5m. Việc lu lèn chỉ được kết thúc khi kết quả kiểm tra độ chặt thực tế do cán bộ KCS của Nhà thầu thực hiện đạt yêu cầu.
Để đảm bảo độ chặt tại phần mép ta luy nền đắp thì phải tiến hành đắp ép dư mỗi bên ta luy 0,5m sau khi hoàn thiện phần đắp đất nền đường thì tiến hành gọt bỏ.
Khi dùng lu, để đầm thì vệt đầm sau phải đầm lên vệt trước 20cm, bánh đầm phải lu sát mép đường theo kích thước thiết kế. Nếu những đoạn nền đường đắp máy không thể ra được thì phải đầm bằng thủ công.
Nơi đắp cạp, chiều rộng nhỏ thì phải đánh cấp đủ rộng để phù hợp với thiết bị đầm, phải đầm kỹ mặt cấp và giáp thành đỉnh của cấp.
Khi san các lớp đắp, cần chú ý không được đắp trùng phần tiếp giáp của 2 lớp đắp ở mối nối ngang và dọc mà phải bố trí so le giữa 2 lớp đắp.
Tại các vị trí hai bên cống cũng như những vị trí có địa bàn thi công chật hẹp thì phải dùng đầm cóc để đảm bảo độ chặt theo yêu cầu thiết kế.
Công tác hoàn thiện nền đắp: Được triển khai khi nền đường đắp đã cơ b...