thienduongtinhyeu_9614
New Member
Download miễn phí Tiểu luận Công trường thủ công tư bản chủ nghĩa và vai trò của nó trong việc đưa sản xuất hàng hoá nhỏ lên sản xuất lớn tư bản chủ nghĩa
MỤC LỤC
I. LỜI NÓI ĐẦU 1
II. LÝ LUẬN 1
III. VAI TRÒ CỦA CÔNG TRƯỜNG THỦ CÔNG TRONG VIỆC ĐƯA SẢN XUẤT HÀNG HOÁ NHỎ LÊN SẢN XUẤT LỚN TƯ BẢN CHỦ NGHĨA 2
1. Ưu thế. 2
2. Tính chất và hạn chế của công trường thủ công. 3
3. Sự phân công công trường thủ công và phân công trong xã hội. 5
IV. VẬN DỤNG 8
V. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 10
VI. PHẦN KẾT 11
SÁCH THAM KHẢO: 13
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-01-18-tieu_luan_cong_truong_thu_cong_tu_ban_chu_nghia_va.5GpbtcJ8Lz.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-55554/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
Trường đại học quản lý và kinh doanh Hà NộiKhoa kinh tế
------
tiểu luận
Môn Kinh tế chính trị Mác Lênin
Đề tài :
công trường thủ công tư bản chủ nghĩa và vai trò của nó trong việc đưa sản xuất hàng hoá nhỏ lên sản xuất lớn tư bản chủ nghĩa
I. Lời nói đầu
Khi mới ra đời, Chủ nghĩa Tư bản (CNTB) tiếp nhận và hoạt động trên cơ sở nền sản xuất sẵn có, nền sản xuất với kỹ thuật lạc hậu của kinh tế thủ công và kinh tế tiểu nông. Chỉ sau này, đến giai đoạn phát triển cao hơn của nó mới cải tạo nền sản xuất ấy trên cơ sở nền sản xuất và kỹ thuật mới.
Sản xuất Tư bản Chủ nghĩa (TBCN) được bắt đầu khi các nhà tư bản có trong tư liệu sản xuất, còn công nhân mất hết tư liệu sản xuất, buộc phải bán sức lao động của mình như hàng hoá. Trong sản xuất thủ công và nghề phụ của nông dân đã hình thành những xưởng thủ công tương đối lớn của nhà tư bản. Nhà tư bản mở rộng qui mô sản xuất nhưng lại không thay đổi công cụ lao động và phương pháp lao động. Đây là sản xuất hợp tác giản đơn (TBCN). Nhưng nền sản xuất tư bản ngày càng phát triển, các xưởng thủ công với lao động hợp tác giản đơn chuyển lên công trường thủ công dựa trên hợp tác có phân công lao động và kỹ thuật thủ công. Công trường thủ công đã chiếm được địa vị thống trị ở mộy số nước vào khoảng giữa thế kỷ XVI đến khoảng cuối thế kỷ XVIII.
Bài viết này, tui xin trình bày một số vấn đề “Công trường thủ công Tư bản chủ nghĩa” và vai trò của nó trong việc đưa sản xuất hàng hoá nhỏ lên nền sản xuất hàng hoá thị trường TBCN.
II. Lý luận
Từ hợp tác giản đơn tư bản chủ nghĩa sang công trừơng thủ công, thực hiện bằng hai con đường khác nhau. Đó là nhà tư bản liên hợp những người thợ thủ công có chuyên môn khác nhau lại trong một xưởng và nhà tư bản liên hợp nhưng người thợ thủ công có chuyên môn giống nhau trong một xưởng. Mỗi người chỉ làm một công đoạn. Công trường thủ công có nhiều lao động phức tạp, thời gian lao động trong mỗi khâu của qui trình lại dài ngắn khác nhau. Muốn sản xuất được liên tục, đều đặn thì phải phân bổ lao động thành từng nhóm theo tỷ lệ nhất định. Sao cho phù hợp với những khâu của quá trình lao động đó. Những người lao động bộ phận, những nhóm lao động trên hợp thành người lao động tập thể. Đây là một cơ cấu sống của công trường thủ công. Khi cần mở rộng qui mô sản xuất, chỉ cần phát triển số lượng tương ứng giữa cung với cầu. Cách tổ chức phân công như vậy làm cho công trường thủ công có ưu thế hơn hẳn so với hợp tác giản đơn tư bản chủ nghĩa.
III. Vai trò của công trường thủ công trong việc đưa sản xuất hàng hoá nhỏ lên sản xuất lớn tư bản chủ nghĩa
Ưu thế.
Mỗi người lao động được chuyên môn hoá từng khâu của quá trình sản xuất nên đã rút ngắn được thời gian ngừng việc, giảm giờ chết do thay đổi thao tác, công cụ và chỗ làm việc.
Tay nghề người lao động nhanh chóng được nâng cao. Mỗi công nhân chỉ làm một khâu trong nhiều khâu của quá trình sản xuất nên đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm. Nâng cao trình độ thành thạo, cải tiến được thao tác, giảm những tác động thừa. Vì vậy hao phí lao động ít mà mang lại hiệu quả cao.
Mỗi người lao động bộ phận phát huy được năng khiếu của mình làm ra sản phẩm tốt hơn trong quá trình lao động. ở mỗi khâu sản xuất một cái tạo thành lao động tập thể có năng khiếu toàn diện ngang nhau.
Nhờ có chuyên môn hoá từng khâu của quá trình sản xuất, công cụ đã được cải tiến, làm cơ sở cho máy móc sau này ra đời.Theo yêu cầu của công trường thủ công ngày càng mở rộng, ta phải tăng công nhiều công nhân khác nhau trong công trường. Sức sản xuất của lao động càng phát triển thì một số lượng lao động nhất định lại càng tiêu dùng nhiều nguyên liệu trong một thời gian nhất định. Cho nên, phải phát triển nhanh tư bản bất biến và tư bản khả biến.
Tính chất và hạn chế của công trường thủ công.
Sự phân công công trường thủ công tư bản chủ nghĩa là sản phẩm riêng của cách sản xuất đó.
Sự phân công công trường thủ công đòi hỏi phải tăng phần tư bản khả biến và tư bản bất biến. Theo công trường thủ công ngày càng mở rộng người ta phải tăng thêm gấp bội số công nhân, những toán công nhân khác nhau trong công trường.sức sản xuất của lao động ngày càng phát triển thì một số lượng lao động càng phải tiêu dùng nhiều nguyên liệu một thời gian nhất định . Cho nên công trường thủ công do sự phân công đòi hỏi phải tăng nhanh tư bản bất biến và tư bản khả biến. Đó là một định luật do tính chất kỹ thuật của công trường thủ công sinh ra.
Sự phân công của công trường thủ công làm cho người công nhân bị què quặt về thể chất và tinh thần. Công trường thủ công làm cho người lao động chỉ làm được một công việc bộ phận của sản phẩm, biến người lao động chỉ phát triển được một chiều. Người công nhân tách khỏi nhà tư bản thì công nhân không có việc làm vì công việc bộ phận của họ chỉ được thực hiện, tiến hành trong công trường thủ công.
Sự phân công công trường thủ công còn xác lập một tổ chức đẳng cấp giữa công nhân với nhau.
Bên cạnh sự phân công vào chức năng bộ phận của sản xuất, công trường thủ công còn phân chia những người lao động thành cấp bậc. Sự phân chia đơn giản những công nhân lành nghề và không lành nghề. Sự phân chia đó làm giảm bớt chi phí đào tạo công nhân của nhà tư bản.
Mác đã đánh giá cách tổ chức lao động sản xuất trong thời kỳ công trường thủ công tư bản chủ nghĩa như sau: “Do phân tích và phân hoá nghề thủ công, do chuyên hoá các công cụ, do đào tạo công nhân bộ phận và do tập hợp họ vào cơ cấu toàn bộ, sự phân công trong công trường thủ công tạo ra một bậc thang về chất lượng và một tỷ lệ về số lượng trong những quá trình xã hội của nền sản xuất. Tổ chức lao đọng một cach dặc biệt như vậy làm cho sức sản xuất của xã hội ngày càng tăng thêm lên”.
Sự phân công trường thủ công là phương pháp đặc biệt để sản xuất ra giá trị thặng dư tương đối cho nhà tư bản.
Giống như hiệp tác giản đơn, lao động tập thể thủ công trong công trường thủ công tạo nên sức sản xuất mới, sức sản xuất này thuộc về nhà tư bản, nói cách khác, nó đảm bảo cho giai cầp nhà bóc lột được giá trị thặng dư tương đối cao hơn hẳn thời kỳ hiệp tác giản đơn. Mác đã vạch ra rằng, sự phân công trường thủ công: “phát triển sức sản xuất tập thể của lao động làm lợi cho nhà tư bản, mà hại cho người lao động. Nó tạo ra những điều kiện mới đảm bảo cho tư bản thống trị lâo động. Vởi nó vừa là sự tiến bộ lịch sử, một giai đoạn tất yếu trong hình thái kinh tế xã hội, và vừa là một thủ đoạn bóc lột một cách văn mminh và tinh vi”.
Tuy vậy, công trường thủ công vẫn chưa chiếm được ưu thế tuyệt đối trong nền sản xuất xã hội. Công trường thủ công vẫn duy trì cơ sở kỹ thuật thủ công. Nhà tư bản chưa thể thiết lập kỷ luật lao động chặt chẽ đối với người lao đ...