tranchi3007

New Member
Download miễn phí Tiểu luận Cuộc đời và sự nghiệp chủ tịch Hồ Chí Minh cùng những đóng góp của Người cho cách mạng Việt Nam trong suốt 79 năm hoạt động cách mạng



Trở về Liên Xô, Nguyễn Ái Quốc được Quốc tế cộng sản đưa đi an dưỡng ở miền Nam Liên Xô cũ. Tháng 10 – 1934, Người vào học ở trường đại học Quốc tế Lênin đồng thời người còn tham gia Đại hội lần thứ VII Quốc tế cộng sản. Tại đây Người với tư cách là ủy viên ban Phương Đông phụ trách cục Phương Nam đã giúp đỡ tận tình cho đoàn đại biểu Đảng cộng sản Đông Dương do đồng chí Lê Hồng Phong làm trưởng đoàn. Sau Đại hội Quốc tế cộng sản chính thức công nhận Đảng cộng sản Đông Dương là một bộ phận của Quốc tế cộng sản và bầu đồng chí Lê Hồng Phong làm ủy viên ban chấp hành Quốc tế cộng sản.

Tóm tắt nội dung tài liệu:eek: chống Pháp nên nhiều lần bị Pháp bắt tù khổ sai, cuối đời thì cả hai ông bà đều mất tại quê nhà. Và cậu em út là Nguyễn Sinh Xin nhưng đã mất khi tròn 1 tuổi.
Bác Hồ là người con thứ ba trong gia đình, thuở nhỏ Bác rất thông minh, ham học. Lên 5 tuổi thì Bác theo cha mẹ vào Huế sinh sống, lên 8 tuổi gia đình khó khăn, cụ Nguyễn Sinh Sắc đã đưa hai con trai mình vào ở nhờ nhà ông Nguyễn Sĩ Quyến. Tại đây, cụ Nguyễn Sinh Sắc đã mở lớp dạy chữ Hán cho nhân dân trong vùng và Bác Hồ đã theo cha mình học chữ Hán.
Vào năm 1901 khi mẹ Bác Hồ qua đời thì cha Bác Hồ đã đưa hai anh em về quê nội ở làng Sen sinh sống. Theo phong tục của làng, cụ Nguyễn Sinh Sắc đã đổi tên hai con trai mình, Nguyễn Sinh Khiêm thành Nguyễn Tất Đạt, Nguyễn Sinh Cung thành Nguyễn Tất Thành, với mong muốn hai con sau này sẽ thành đạt.
Năm 18 tuổi Nguyễn Tất Thành đã làm đơn xin vào học ở trường Quốc học Huế.
Tháng 5 – 1908, Nguyễn Tất Thành tham gia phong trào chống thuế của nhân dân Trung kì. Tại đây Nguyễn Tất Thành làm thông dịch viên tiếng Pháp cho phong trào cùng với anh trai của mình. Nhờ đó mà Nguyễn Tất Thành đã hiểu rõ nỗi nhục của một người dân mất nước khi chứng kiến cảnh thực dân Pháp đàn áp, thậm chí là bắn giết người dân quê mình. Để rồi từ đó, Người nung nấu một ý định là đi ra nước ngoài để tìm hiểu những từ tự do, bình đẳng, bác ái mà mình đã học từ nền văn minh Pháp.
Năm 1909 Nguyễn Tất Thành hoàn thành bậc trung học tại thành phố Quy Nhơn – Bình Định. Sau đó Người bắt đầu vào Sài Gòn và dừng chân tại Phan Thiết năm 1910 và xin làm giáo viên cho trường tư thục Dục Thanh, tại đây Người dạy thể dục và tiếng Hán.
Năm 1911, Người theo một con tàu buôn rời Phan Thiết vào Sài Gòn. Đầu tháng 6 – 1911, Người đến cảng Nhà Rồng và xin làm phụ bếp trên một tàu buôn của Pháp mang tên Amiral Lautouche Reville, Người lấy tên là Văn Ba. Ngày 5 – 6 – 1911, Người chính thức rời cảng Nhà Rồng để ra đi tìm đường cứu nước, Người đã đi qua rất nhiều nước.
Ngày 6 – 7 – 1911 lần đầu tiên Người đến cảng Macxay của Pháp và ở lại đây khoảng 1 tháng. Ngày 15 – 9 – 1911 Người làm đơn xin vào học trường thuộc địa Pháp nhưng không được Pháp chấp nhận, đành đáp tàu từ Pháp trở về Đông Dương.
Từ Sài Gòn Người đã đi tiếp qua các nước Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, qua Châu Phi, qua các hải cảng Angiêri, Cônggô,…Năm 1912 Người đến đến New York và sống ở đây khoảng 1 năm. Cuối năm 1913, Người trở lại Pháp sau đó sang Anh sinh sống tại Luân Đôn. Tại đây, Người sống bằng nghề bồi bàn, cào tuyết.
Cuối năm 1917 khi người nghe tin Cách mạng tháng Mười Nga thành công Người đã quyết định trở về Pháp sinh sống và hoạt động cách mạng. Người tham gia vào hoạt động của nhân dân lao động Pháp và tìm hiểu đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị của họ như thế nào.
Đầu năm 1919, Nguyễn Tất Thành chính thức tham gia vào Đảng xã hội Pháp. Sau này, khi được hỏi tại sao tham gia vào đảng này thì người trả lời: “chỉ vì đây là tổ chức duy nhất theo đuổi lý tưởng cao quý của Đảng cách mạng Pháp: tự do, bình đẳng, bác ái.”
Tháng 6 – 1919 Người lấy tên Nguyễn Ái Quốc viết bản yêu sách tám điểm gửi đến hội nghị Vecxây đòi các quyền tự do, dân chủ, và bình đẳng của dân tộc Việt Nam. Bản yêu sách đó không được hội nghị Vecxây chú ý đến, nhưng được báo chí tiến bộ Pháp công bố rộng rãi và gây ảnh hưởng chính trị vang dội. Đó là đòn tiến công trực diện đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc vào bọn trùm đế quốc. Người kết luận: những lời tuyên bố dân tộc tự quyết của bọn đế quốc chỉ là trò bịp bợm; các dân tộc bị áp bức muốn được độc lập, tự do thực sự, trước hết phải dựa vào lực lượng của bản thân mình, phải tự mình giải phóng cho mình. Lần đầu tiên một người Việt Nam thấp cổ, bé họng dám đưa vấn đề chính trị của nước mình – một nước thuộc địa đòi chính phủ Pháp trao trả quyền tự do độc lập. Lần đầu tiên Nguyễn Ái Quốc xuất hiện, thực dân Pháp đã vô cùng lo sợ cho mật thám theo dõi ngày đêm.
Tháng 7 – 1920, Nguyễn Ái Quốc được đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin trên báo Nhân Đạo – cơ quan ngôn luận của Đảng xã hội Pháp. Từ đây, Người đã tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam. Ngày 25 – 12 – 1920 Người tham gia Đại hội lần thứ 18 của Đảng xã hội Pháp họp ở Tua. Tại đây, Người đã bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế thứ Ba và tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp, trở thành Đảng viên Đảng cộng sản dầu tiên ở Việt Nam. Sự kiện đó đánh dấu bước ngoặc quyết định trong cuộc đời hoạt động của Người; từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa cộng sản, mở đường giải quyết đúng đắn về đường lối giải phóng dân tộc của Việt Nam.
Trong thời gian ở Paris, Người sống trong khu lao động cùng kiệt nhất ở thủ đô Paris lúc bấy giờ. Căn phòng Người thuê chỉ vỏn vẹn có 9 m2, vừa đủ kê một cái bàn, một cái tủ, một cái giường con, không có điện và lò sưởi. Với cái giá lạnh của mùa đông lúc bấy giờ, hằng ngày mỗi buổi sáng trước khi đi làm, Người dùng một viên gạch gửi vào lò sưởi của bà chủ nhà. Buổi tối đi làm về, Người lấy viên gạch ra đặt dưới gầm giường lấy hơi ấm ít ỏi tỏa ra từ viên gạch và vượt qua cái giá lạnh của mùa đông. Năm 1925 Người đã viết tác phẩm Bản án chế độ thực dân, tác phẩm tố cáo trước dư luận Pháp và thế giới những tội ác tài trời của đối với các nước thuộc địa và vạch rõ nguồn gốc bóc lột của thực dân Pháp, đồng thời kêu gọi “vô sản các nước đoàn kết lại”.
Trong thời gian hoạt động ở Pháp từ năm 1921 – 1923, nhờ sự giúp đỡ của Đảng cộng sản Pháp, Nguyễn Ái Quốc cùng một số chiến sĩ cách mạng ở nhiều nước thuộc địa của Pháp lập ra Hội liên hiệp thuộc địa năm 1921 và cho ra đời tờ báo “Người cùng khổ” (tháng 4 – 1922) là cơ quan ngôn luận của hội. Cuối năm 1921, Người tham gia Đại hội lần thứ nhất của Đảng cộng sản Pháp họp ở Macxay, với tư cách là Đảng viên Đảng cộng sản Pháp. Và Người đề nghị hội những người Việt Nam yêu nước ở Pháp cho ra đời tờ báo tiếng Việt dành cho những người Việt Nam sống ở nước ngoài đọc. Năm 1922, hội những người Việt Nam yêu nước ở Pháp đã cho xuất bản tờ báo “Việt Nam hồn” số ra đầu tiên.
Năm 1923, Người sang Liên Xô. Tháng 10 – 1923 Người tham gia Đại hội quốc tế nông dân khai mạc tại Macxcơva với tư cách là đại biểu chính thức của nông dân Đông Dương. Người trình bày tham luận nêu lên tình cảnh thống khổ của người dân An Nam, khi phải chịu nhiều thứ thuế khóa nặng nề, nạn cho vay nặng lãi, đặc biệt là tình trạng nô lệ mất tự do. Cuối đại hội quốc tế nông dân, Người được bầu vào đoàn chủ tịch của hội Quốc tế nông dân và cùng với một số thành viên khác Người được giao nhiệm vụ phụ trách một số vấn đề của các nước Châu Á. Cuối năm 1923, Nguyễn Ái Quốc học tại trường đại học Phương Đ
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
K Mối tương quan giữa biểu tượng về uy quyền người cha và kỹ năng giải quyết xung đột trong cuộc đời t Tâm lý học đại cương 0
B “Nhà văn phải là người sống sâu với cuộc đời do đó hết sức nhạy cảm với vấn đề xã hội và những vấn đ Văn học 0
D Nêu những suy nghĩ của em về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh Văn học 0
T Quá Khứ Lầm Lỗi Và Bài Học Cuộc Đời Văn học 4
A Đánh giá lại cuộc đời và đóng góp cho hát nói của Dương Khuê cho văn học Việt Nam cuối thế kỷ XIX Tài liệu chưa phân loại 0
K Từ khi ra đời đến nay, cương lĩnh 1991 đã được cụ thể hoá và phát triển trong cuộc sống như thế nào Tài liệu chưa phân loại 2
D Tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Khuyến qua đó khái quát đặc điểm văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX Tài liệu chưa phân loại 2
B Đảng ra đời là kết quả tất yếu của cuộc dấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam trong thời đại mới Tài liệu chưa phân loại 2
M Sự cụ thể hóa và phát triển của cương lĩnh 1991 trong cuộc sống kể từ khi cương lĩnh ra đời cho đến nay và ý kiến góp phần thực hiện cương lĩnh đó Văn hóa, Xã hội 0
H [Free] Khóa luận Thành Cát Tư Hãn cuộc đời và sự nghiệp Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top