tear_backflow

New Member

Download miễn phí Tiểu luận Đặc điểm của các yêú tố cấu thành hệ thống Quân chủ phong kiến Việt Nam





Trong chế độ Quân chủ phong kiến do ảnh hưởng của đạo Nho mà lễ nghi và luật pháp đã trở thành hai yếu tố cơ bản kết dính các yếu tố của nền Quân chủ, bao gồm quan hệ vua - tôi, vua quan - dân chúng, cơ cấu bộ máy nhà nước, điều chỉnh các quan hệ xã hội tạo nên trật tự quan liêu, trật tự đẳng cấp, trật tự gia trưởng.
Nói tới luật pháp của chính thể Quân chủ phong kiến, phải nói tới vai trò của Hoàng đế. Những lời phái, chiếu chỉ của vua đếu có giá trị pháp lý tối cao.
Lê Thái Tổ – người sáng lập ra triều hậu Lê mặc dù chỉ ở ngôi có 5 năm ngắn ngủi nhưng ông đã đặt nền móng vững chắc cho triều đại của mình. Ông đề cao vai trò của pháp luật trong đạo trị nước. Ngay năm đầu tiên lên ngôi ông đã lệnh cho các tướng và các quan: ‘’Từ xưa đến nay, trị nước phải có pháp luật, người mà không có pháp để trị thì loạn. Cho nên, bắt trước đời xưa đặt ra pháp luật để dạy các quan, dưới đến nhân dân cho biết thế nào là thiện ác, điều thiện thì làm, điều ác thì lánh, chớ có phạm pháp’’.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Lời nói đầu
Xét về hình thức chính thể thì các nhà nước phong kiến nói chung đều có một hình thức chính thể là Quân chủ phong kiến. Chính thể quân chủ ở các nhà nước phong kiến Việt Nam trải qua hai giai đoạn phát triển.
Trong giai đoạn đầu từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XV (trước thời Lê sơ), sự tập chung quyền lực nhà nước vào tay vua mới ở mức độ hạn chế. Tổ chức bộ máy nhà nước của mấy triều đại đầu tiên còn rất đơn giản, với những vị vua còn mang đậm dáng dấp của những vị thủ lĩnh và phong cách cai trị đậm màu dân dã. Đến giai đoạn cuối thế kỉ XV trở đi, chính thể Quân chủ đã phát triển thành Quân chủ chuyên chế. Từ đầu thời Lê sơ, cùng với việc Nho giáo trở thành nền tảng lí luận của nhà nước Quân chủ chuyên chế, trở thành hệ tư tưởng chính thống, giai cấp phong kiến đã bắt tay vào xây dựng chính thể Quân chủ chuyên chế của mình. Với cuộc cải tổ thành công của Lê Thánh Tông, nhà nước Quân chủ chuyên chế được hoàn thiện. Đến triều Nguyễn tính chuyên chế của nền Quân chủ được tăng cường một bước mới.
Cùng với sự phát triển của nhà nước Quân chủ chuyên chế thì hệ thống Quân chủ phong kiến Việt Nam càng ngày càng được hoàn thiện và mang những đặc điểm rất khác biệt, và cũng chính là những đặc điểm của các yếu tố cấu thành nên hệ thống Quân chủ ấy đó là: Vua – nhân vật trung tâm; Quan lại, quý tộc và hệ thống pháp luật lễ nghi.
Cũng như nhà nước phong kiến khác, nhà nước phong kiến Việt Nam là thể chế chính trị bảo vệ quyền lực và quyền lợi của giai cấp thống trị. Trong đó vua là nguời nắm mọi quyền lực nhà nước, là chủ sở hữu tối cao ruộng đất công trong cả nước. Trong thể chế chính trị đó có hai mối quan hệ cơ bản: Vua –bầy tui (quý tộc, quan lại); Vua – thần dân. Quyền lợi và quyền lực của giai cấp phong kiến, của nhà nước và các vị quân vương được thể hiện và thực hiện bằng quân đội, đội ngũ quý tộc quan liêu, lễ nghi và luật pháp. Để tìm hiểu thêm về chế độ phong kiến Việt Nam em chọn đề tài “Đặc điểm của các yêú tố cấu thành hệ thống Quân chủ phong kiến Việt Nam”. Các đặc điểm của từng yếu tố em xin trình bày kĩ trong phần nội dung.
Bài làm của em còn nhiều thiếu xót. Rất mong các thầy cô trong tổ bộ môn góp ý thêm.
Em xin chân thành cảm ơn!
Cấu trúc bài làm
I/ Vua _ nhân vật trung tâm của nền Quân chủ
1. Đặc điểm về tên gọi và các bậc của vua
2. Đặc điểm về địa vị và quyền lực của vua
3. Đặc điểm về cách truyền ngôi vua
II/ Quan lại quý tộc _ yếu tố giữ vai trò quan trọng sau vua
1. Đặc điểm về nguồn gốc quan lại, quý tộc
2. Đặc điểm về tước phẩm quan lại
3. Đặc điểm về vai trò, chức năng quan lại
III/ Pháp luật và lễ nghi
1. Lễ nghi là pháp luật
2. Đạo đức và pháp luật
3. Đặc điểm về quy trình, kĩ thuật làm luật
I/ Vua – là nhân vật trung tâm của nền Quân chủ
Trong chế độ Quân chủ phong kiến phương Tây cũng như phương Đông, không có sự phân chia quyền lực nhà nước thành các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Tất cả các cơ quan và quan lại chỉ giữ vai trò phụ tá thực thi quyền lực của vua mà thôi. Các đặc điểm của vua- một nhân vật trung tâm trong hệ thống được thể hiện ở những khía cạnh sau đây:
1. Các bậc vua và những tên gọi về vua khá cầu kì và trở thành truyền thống, thể hiện vị trí độc tôn của vua trong xã hội.
Theo quan niệm của phong kiến Trung Hoa vua có hai bậc là bậc Đế và bậc Vương. Vua có nhiều tên gọi khác nhau:
*Tên huý: Là tên gọi của vua trước khi lên ngôi. Từ khi lên ngôi không ai còn đựơc gọi tên ấy nữa. Ví như vua Lê Thái Tổ có tên huý là Lê Lợi.
*Tên hiệu: Là tên mỗi vị vua thường đặt cho mình khi lên ngôi. Như Lê Hoàn khi lên ngôi lấy tên hiệu là Minh Kiều ứng Vận Thần Vũ Thăng Bình Chí Nhân Quảng Hiếu hoàng đế.
*Tên thuỵ: là tên người con lên kế vị đặt cho vua. Đinh Bộ Lĩnh có tên thuỵ là Tiên Hoàng Đế sử sách thường gọi là Đinh Tiên Hoàng.
*Miến hiệu : Là tên đặt ra sau khi vua chết, đây là tên nơi thờ vua. Sử sách sau này thường gọi tên vua bằng Miến hiệu.
*Niên hiệu của vua: Là tên năm khi lên ngôi. Mỗi vua có thể có một niên hiệu hay có nhiều niên hiệu kế tiếp nhau. Như Lê Thánh Tông đã đặt cho mình hai niên hiệu: Quang Thuận (1460 – 169) và Hồng Đức (1470- 1497)
Từ thời Tây Sơn và nhà Nguyễn, mỗi vị vua đều chỉ đặt một niên hiệu nên sử sách thường gọi những vị vua này bằng niên hiệu. Như Nguyễn Huệ gọi là vua Quang Trung.
Như vậy, các bậc và tên gọi của vua thể hiện một phần quyền lực, và nó có ý nghĩa liên quan đến từng giai đoạn lịch sử trị vì của vị vua ấy.
2. Địa vị và quyền của vua thể hiện sự tối cao của quyền lực, vua là nguồn gốc của luật pháp, là người đứng đầu bộ máy hành chính và là vị quan toà tối cao.
***Về địa vị của vua
Trong chế độ phong kiến, vua được coi là Thiên tử - là con trời, là thay mặt cho trời cai trị dân đồng thời là đaị diện cho nhân dân trước trời đất. Địa vị và chức năng của vua do trời định, vua chỉ đứng dưới một người là trời và đứng trên muôn dân. Nhà nước phong kiến nhiều khi được xem là của vua. Đây là đặc điểm rất cơ bản của vua phong kiến. Trong thời kì Quân chủ, mọi quyền hành đều tập trung trong tay hoàng đế, đó là đặc điểm mang tính dân tộc và tính phương Đông truyền thống. Với địa vị như vậy thì nhà vua nắm trọn Vương quyền và Thần quyền:
Việc nắm Vương quyền thể hiện: Chỉ có vua là người duy nhất có quyền đặt ra luật pháp; Vua có toàn quyền bổ nhiệm, thăng giáng, thưởng phạt, thuyên chuyển, quy định quyền hạn trách nhiệm và lương bổng đối vơí quan laị trong cả nước; Vua là người có quyền quết định cuối cùng với tất cả các vụ án trong mọi trường hợp…
Ngoài Vương quyền vua còn nắm Thần quyền được thể hiện: Chỉ có vua mới có quyền tế trời vì chỉ có vua là con trời; Vua là người đứng đầu bách thần trong cả nước, có quyền phong chức tước cho cả thần thánh, điều động thần thánh.
Ngoài ra vua còn nắm quyền lực về kinh tế, có quyền sở hữu tối cao với ruộng đất trong cả nước. Triều Nguyễn còn đặt ra lệ ‘Tứ bất’’ nhằm hạn chế sự phân chia quền lực quân chủ: Bất lập Tể tướng (đã quy định từ thời Lê ThánhTông); Bất lập Hoàng Hậu (Gia Long, Bảo Đại có lập hoàng hậu); Bất lập Trạng Nguyên (thi Đình không lấy Trạng Nguyên); Bất lập Thái Tử (không phong vương).
Bên cạnh đó, vua còn có một số đặc điểm thể hiện ở những ưu quyền như: Tên huý của vua không ai được nhắc tới; Những cái gì thuộc về vua khi nhắc tới phải dùng những phụ từ đặc biệt như: Thánh ý, thánh chỉ, long thể, ngọc tỷ, ngự thiện…; Vua là người duy nhất trong nước được mặc áo sắc vàng, mặc áo thêu rồng, trâm cài búi tóc bằng vàng. Tất cả những đặc quyền trong phục sức thể hiện vị trí độc tôn của nhà vua trong xã hội; Vua thường được thần thánh hoá trong cuộc sống cũng như trong sử sách.
…vv…
Như vậy có thể nói đặc điểm rất cơ bản cua vua trong hệ thống Quân chủ phong kiến ...
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top