Download Khóa luận Đặc điểm kiến tạo khu vực Đông Nam Á và sự phát triển các bồn dầu khí đệ tam tiêu biểu thuộc thềm lục địa nam Việt Nam miễn phí
MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶC ĐIỂM KIẾN TẠO ĐÔNG NAM Á:
I .CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN KIẾN TẠO: . 8
1. Giai đoạn trước Eoacen giữa:. 8
2.Giai đoạn từ Eocen giữa – Oligocen:. . 10
3.Giai đoạn từ Oligocen – Miocen sớm:. . 14
4.Giai đoạn Miocen sớm – Miocen giữa:. . 17
5.Giai đoạn từ Miocen giữa – Đệ tứ:. 20
II.CÁC LOẠI BỒN TRŨNG Ở ĐÔNG NAM Á:. 24
1. Các bồn trũng hình thành trên đới va chạm tạo núi:. 25
2. Các bồn trũng hình thành trên đới hút chìm:. 26
3. Các bồn trũng hình thành trên móng á đại dương:. . 28
4.Các bồn trũng hình thành trên móng lục địa tương đối bình ổn:. 28
PHẦN II. CÁC BỒN TRŨNG TIÊU BIỂU THỀM LỤC ĐỊA NAM VIỆT NAM:
CHƯƠNG I. BỒN TRŨNG CỮU LONG: . 36
I.VỊ TRÍ ĐỊA LÝ:. 36
II.CƠ CHẾ HÌNH THÀNH BỒN:. . 37
III. KHẢO SÁT BỒN TRŨNG CỮU LONG:. . 41
1.Tầng sinh:. 42
2.Tầng chứa:. 44
3.Tầng chắn: . 50
IV. MỎ BẠCH HỔ:. 55
V. TIỀM NĂNG DẦU KHÍ BỒN TRŨNG CỮU LONG: . 65
CHƯƠNG II. BỒN TRŨNG NAM CÔN SƠN: . 68
I.VỊ TRÍ ĐỊA LÝ:. 68
II.CƠ CHẾ HÌNH THÀNH BỒN:. 69
III. KHẢO SÁT BỒN TRŨNG NAM CÔN SƠN: . 74
1.Tầng sinh:. 74
2.Tầng chứa:. 77
3.Tầng chắn:. 82
IV. MỎ ĐẠI HÙNG:. . 86
V. TIỀM NĂNG DẦU KHÍ BỒN TRŨNG NAM CÔN SƠN: . 91
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho
Tóm tắt nội dung:
g Bắc –Tây Nam. Nằm kề áp trên móng chủ yếu là trầm tích aluvi và đầm hồ, còn phủ
chồng lên các khối móng cao là trầm tích đầm hồ hay các trầm tích trẻ hơn. Vào
cuối Oligocen, phần phía Bắc bể bị nén ép và gây nên nghịch đảo địa phương
cùng với một số cấu tạo lồi hình hoa. Cũng ở phần phía Bắc bể, hoạt động núi
lửa xảy ra mạnh mẽ trong Miocen sớm và có phân bố rộng.
Tiểu Luận Tốt Nghiệp GVHD : ThS. Nguyễn Ngọc Thuỷ
SVTH : Phạm Hoàng Giang 41
Hình 7: Mặt cắt ngang qua bồn trũng Cữu Long.
III.KHẢO SÁT BỂ CỮU LONG:
Bể Cữu Long là bể trầm tích có tiềm năng dầu khí lớn nhất trên thềm lục địa
Việt Nam. Qua các tài liệu cho thấy bể có 2 tầng đá mẹ chính là tầng sinh
Oligocen trên, tầng sinh Miocen dưới. Về đá chứa bể có 3 tầng chứa quan trong
là tầng chứa Oligocen dưới, tầng chứa Miocen trên, cùng tầng chứa đá chứa
móng nứt nẽ. Đá chắn bể Cữu Long có 2 tầng chắn quan trọng là tầng chắn địa
phương Oligocen, tầng chắn khu vực Miocen.
Điều kiện kiến tạo cần thiết để tích tụ vật liệu hữu cơ ban đầu và biến nó
thành hydrocacbon là chế độ sụp lún tương đối ổn định. Độ võng càng lớn thì bề
dày phức hệ sinh dầu càng lớn. Vậy có thể thấy rằng yếu tố kiến tạo đóng vai
trò quan trọng trong sự tích tụ vật liệu hữu cơ ban đầu và biến chúng thành
hydrocacbon.
Tiểu Luận Tốt Nghiệp GVHD : ThS. Nguyễn Ngọc Thuỷ
SVTH : Phạm Hoàng Giang 42
1.Tầng sinh:
1.1.Tầng Oligocen trên.
Tầng sinh này bao gồm các trầm tích với thành phần hạt mịn chủ yếu là sét
giàu vật chất hữu cơ, có xen lẫn các lới than mỏng. Bề dày khá lớn thay đổi
trong nội bộ bồn khoảng 100m ở ven rìa và 1200m ở trung tâm.
Thành phần vật liệu:
-Thành phần vô cơ:
+Hàm lượng sét: Thành phần vật liệu chủ yếu là sét kết màu nâu, nâu đậm,
nâu đen, đôi khi có lẫn cát kết, bột kết và có xen các lớp mỏng đá vôi, than.
Ngoài ra còn gặp trầm tích cát kết hạt mịn đến thô đôi chổ sạn cuội kết, xen sét
kết màu nâu, nâu đen và bột kết và các sản phẩm của đá phun trào. Loại khoáng
vật chủ yếu của sét là hydromica – clorit – serisit, kaolinit. Các khoáng vật này
hiện diện trong trầm tích cho thấy tầng sinh Oligocen trên được lắng đọng trong
môi trường lục địa.
-Thành phần hữu cơ.
+Hàm lượng hữu cơ: Tầng sinh này rất phong phú vật chất hữu cơ dao động
từ 3.5% - 6.1% Wt đôi nơi tới 11 – 12%Wt , các chỉ tiêu S1, S2 cũng rất cao
S1 : 4 – 12 kg HC/ tân đá.
S2 : 16.7 – 21 kg HC/ tấn đá.
Ơû các trũng sâu giá trị này có thể đạt rất cao như các mẫu của giếng khoan
CNV – 1X, trị số HI có thể đạt tới 477 kg HC/ tấn đá.
+Loại kerogen: Đối với tầng sinh Oligocen trên vật chất hữu cơ chủ yếu là
loại II cho thấy nguồn vật liệu có nguồn gốc đầm hồ vũng vịnh, thứ yếu là loại I
và ít hơn là loại III.
Hóa thạch: Gồm các mẩu bào tử phấn hoa: giống Magnastriatites Howardi,
loài Verrucatosporites, loài Trilets, loài Pinuspollenites. Những hóa thạch bào tử
phấn này định tuổi cho tầng sinh Oligocen trên.
Tiểu Luận Tốt Nghiệp GVHD : ThS. Nguyễn Ngọc Thuỷ
SVTH : Phạm Hoàng Giang 43
Nguồn gốc vật liệu: Qua thành phần vật liệu cho thấy nguồn vật liệu trầm
tích tầng sinh này được cung cấp từ lục địa, chủ yếu có nguồn gốc đầm hồ.
Tầng sinh Oligocen trên có hàm lượng hữu cơ cao, chứa chủ yếu kerogen
loại II, bề dày lớn cho thấy tầng sinh này có khả năng sinh hydrocacbon cao.
1.2.Tầng Miocen dưới:
Vật liệu bao gồm chủ yếu các trầm tích hạt mịn chủ yếu là sét có bề dày từ
200 m ở ven rìa và tới 1280 m ở trung tâm, hàm lượng vật liệu hữu cơ trung bình.
Thành phần vật liệu:
-thành phần vô cơ:
+Hàm lượng sét: Hàm lượng sét từ trung bình – cao 50-70% đôi khi có chổ
rất cao 80 – 90%. Sét kết trong tầng sinh Miocen dưới có màu thay đổi từ nâu
đến xám. Ngoài ra có chứa các lớp than mỏng. Khoáng vật chính của sét chủ
yếu là: montmorilonit, thứ yếu hydromica, kaolinit. Các khoáng vật này hiện
diện trong vật liệu trầm tích của tầng sinh Miocen dưới cho thấy vật liệu được
lắng đọng trong môi trường tam giác châu đến biển ven bờ.
-Thành phần hữu cơ.
+Hàm lượng hữu cơ: Về tiềm năng hữu cơ tầng sinh Miocen có hàm lượng
hữu cơ kém qua các tài liệu cho thấy tầng sinh Miocen dưới có hàm lượng
cacbon hữu cơ thuộc loại trung bình, các giá trị S1, S2 rất thấp thuộc loại nghèo,
chưa có khả năng sinh hydrocacbon.
+Loại kerogen: Chủ yếu loại II có nguồn gốc đầm hồ chủ yếu sinh dầu, cũng
có kerogen loai I, III nhưng với hàm lượng ít.
Hóa thạch : Gồm các hóa thạch bào tử phấn: Giống Magnastriatites loài
Howardi, giống Florschuetzia loài Levipoli, loài Cribroperidinum, loài
Apteodinium. Các sinh vật này có trong trầm tích tầng sinh và chúng cũng định
tuổi cho tầng sinh là Miocen dưới.
Tiểu Luận Tốt Nghiệp GVHD : ThS. Nguyễn Ngọc Thuỷ
SVTH : Phạm Hoàng Giang 44
Nguồn gốc vật liệu: Qua thành phần vật liệu cho thấy nguồn cung cấp cho
tầng sinh này thuộc tam giác châu - đồng bằng ven biển – biển nông.
Tầng sinh Miocen dưới có hàm lượng hữu cơ trung bình, kerogen loại II có
giảm và đồng thời hàm lượng kerogen loại III tăng. Mặc dù bề dày lớn nhưng
khả năng sinh hydrocacbon ở mức trung bình.
*Điều kiện kiến tạo ảnh hưởng đến các tầng sinh.
Quá trình hình thành các tầng sinh của bể Cữu Long có liên quan mật thiết
với quá trình hình thành bể.
Vào giai đoạn đầu Oligocen với sự tác động của các hoạt động kiến tạo ở
khu vực Đông Nam Á là kết quả hoạt động của các mảng lớn đã tạo ra các
hướng căng giãn khác nhau nhưng chủ yếu là theo hướng Tây Bắc – Đông Nam
và xảy ra hàng loạt các đứt gãy hướng Đông Bắc – Tây Nam, các hướng căng
giãn này là nhân tố chính tạo ra các trũng và đới nâng ở bể Cữu Long . Giai
đoạn Oligocen có lẽ là giai đoạn đầu tạo bể trầm tích Cữu Long, tạo ra các địa
hào, địa lũy và là điều kiện thuận lợi để trầm tích. Với các loạt trầm tích đầm hồ
hạt mịn giàu vật chất hữu cơ và được lắng đọng trong môi trường lục địa.
Vào Miocen sớm, bể Cữu Long chịu ảnh hưởng quá trình giãn đáy Biển
Đông theo phương Tây Bắc – Đông Nam cùng với quá trình nguội lạnh vỏ. Sự
kiện trên làm cho bồn trầm tích Cữu Long tiếp tục lún chìm, giai đoạn này quá
trình lắng đọng vật liệu trầm tích chịu ảnh hưỡng của môi trường biển ven bờ –
biển nông.
2.Tầng chứa:
2.1.Tầng Oligocen dưới:
Bao gồm chủ yếu trầm tích hạt thô độ chọn lọc kém, chứa nhiều vụn núi lửa
có bề dày trung bình 400-800m đặc biệt tại các trũng đạt 1500m.
Tiểu Luận Tốt Nghiệp GVHD : ThS. Nguyễn Ngọc Thuỷ
SVTH : Phạm Hoàng Giang 45
Thành phần vật liệu:
+Hàm lượng cát: Hàm lượng cát chím trong vật liệu trầm tích cao chủ yếu
cát đôi khi xen lẫn cuội kết, sỏi kết, sét kết. Cát kết tầng chứa này có thành
phần : Cát kết Arkos – Lithic, cát kết đa khoáng xen các lớp mỏng bột kết và sét
kết Hydromica – Clorit – Sericit. Cát kết có chứa cuội kết, thành phần thạch học
rất thay đổi. Đặc điểm thạch học nêu trên cho thấy vật liệu được lắng đọng trong
môi trường lục địa.
+...