nhukong

New Member

Download Khóa luận Đặc điểm môi trường trầm tích tầng miocene sớm qua đường cong địa vật lí giếng khoan của cấu tạo A bồn trũng Mã Lay - Thổ Chu miễn phí





 
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.2
PHẦN I: SƠ LƯỢC VỀ ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT BỒN TRŨNG MÃ LAY–THỔ CHU.4
I.1 : Vị trí địa lí và lịch sử nghiên cứu .4
I.2 : Đặc điểm địa tầng .8
I.3 : Đặc điểm kiến tạo .13
I.4 : Lịch sử phát triển địa chất .15
I.5 : Tiềm năng dầu khí .19
PHẦN II: ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG TRẦM TÍCH TẦNG MIOCENE SỚM QUA ĐƯỜNG CONG ĐỊA VẬT LÍ GIẾNG KHOAN CỦA CẤU TẠO A BỒN TRŨNG MÃ LAY – THỔ CHU . 23
II.1 : Cơ sở tài liệu và phương pháp nghiên cứu .23
II.2 : Đặc điểm môi trường trầm tích qua đường cong địa vật lí .29
KẾT LUẬN.38
TÀI LIỆU THAM KHẢO.39
 
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

tuổi Jura - Creta với một vài thể đá magma xâm nhập và trầm tích biến chất có tuổi Paleozoic; ngoài ra, một ít đá cabonat cũng được bắt gặp. Theo nghiên cứu ở giếng khoan Kim Quy – 1X, đá móng trước Đệ Tam bao gồm sét, bột và một ít cát kết đã bị biến chất có tuổi Creta. Sự hiện diện của mặt bất chỉnh hợp góc lớn trên bề mặt móng cho thấy một thời gian dài đá móng đã bị nâng lên và bị xói mòn mạnh mẽ.
I.2.2. Thành tạo trầm tích Đệ Tam
Các đơn vị địa tầng trầm tích của khu vực nghiên cứu được sử dụng theo thang phân chia của Esso (EPMI) dựa trên các thông tin địa chấn – địa tầng ở phần phía Bắc và phía Nam của bồn trũng Mã Lay – Thổ Chu, được đánh dấu theo mẫu tự từ A tới M tương ứng với các nhóm địa tầng từ trẻ tới già và mỗi tập nhỏ bên trong được đánh số theo thứ tự lớn dần. Hầu hết những ranh giới địa tầng đều trùng hợp với các mặt bất chỉnh hợp xói mòn xác định tại rìa của bồn trũng, ngoại trừ nóc của tập I là trùng với mặt tràn lũ cực đại (maximum flooding surface).
Hệ Paleogene
Thống Oligocene
Phụ thống Oligocene muộn
Đây là các tập trầm tích cổ nhất trong bồn trũng, chúng lấp đầy các địa hào trong suốt giai đoạn khởi thủy của tách giãn và tạo rift cho đến giai đoạn đầu của pha lún võng, tuổi của chúng có thể cổ hơn tuổi Eocene muộn. Bề dày của tập trầm tích này thay đổi từ 0m trên móng cho đến hơn 5000m ở trung tâm bồn trũng. Trầm tích tập O đến L chủ yếu là trầm tích hạt vụn tướng bồi tích aluvi lấp ở các địa hào và phủ trên địa hình, trầm tích đầm hồ là các tập sét dày có khả năng sinh dầu ở đáy hồ và các tướng trầm tích hồ đi kèm như turbidit hồ, tam giác châu đầm hồ và tướng ven hồ.
Tập K
Trầm tích tập K thay mặt cho đới chuyển tiếp từ đồng tạo rift sang giai đoạn đầu của pha lún võng, chủ yếu tích tụ trong môi trường sông hồ đến đầm hồ. Phủ trên trầm tích tập K là tập sét hồ “K shale” phân bố rộng trong toàn bồn trũng.
Hệ Neogene
Thống Miocene
Phụ thống Miocene sớm
Tập J
Trầm tích tập J phủ bất chỉnh hợp trên trầm tích tập K, tại một số giếng khoan thuộc khối nâng Kim Long trầm tích tập J phủ bất chỉnh hợp trên bề mặt móng. Tập J thay mặt bởi các tướng trầm tích sông – đầm hồ lắng đọng trong suốt giai đoạn cuối của pha lún võng cho đến giai đoạn đầu của pha sụt lún nhiệt. Phần dưới tập J bao gồm các tập sét đầm hồ có bề dày lớn thay mặt cho giai đoạn cuối của pha lún võng. Phần trên là phần chủ yếu của tập J bao gồm các trầm tích thô hạt tướng sông chủ yếu lắng đọng trong giai đoạn đầu của pha lún võng nhiệt.
Bề dày trầm tích của tập thay đổi từ 680 - 1160m với thành phần chủ yếu là sét kết màu đỏ xen kẹp với các lớp cát, bột kết, đôi chỗ hiện diện một ít lớp than và sét giàu vật chất hữu cơ, có thể được tích tụ ở phía trên khu vực đồng bằng ven biển. Càng về phía Đông, trầm tích tập J càng chịu ảnh hưởng bởi yếu tố sông.
Tập I
Trầm tích tập I phủ trực tiếp trên tập J, tại một số giếng khoan thuộc khối nâng Kim Long trầm tích tập I phủ bất chỉnh hợp trên mặt móng. Các tập trầm tích được lắng đọng trong môi trường sông hồ cho đến tam giác châu (?) thành tạo trong quá trình sụt lún nhiệt. Trầm tích tập I được đặc trưng bởi các lớp cát mịn hạt và các lớp than, sét giàu vật chất hữu cơ là một trong những tầng sinh của khu vực. Đánh dấu trong giai đoạn tập I là sự kiện mực nước biển xuống thấp sau đó là các giai đoạn biển tiến cho các tập trầm tích Miocene giữa.
Phụ thống Miocene giữa
Các tập trầm tích đựơc đặc trưng bởi tướng sông – tam giác châu tạo thành trong suốt quá trình sụt lún nhiệt. Giai đoạn này thành tạo các tập trầm tích từ H đến D với sự hiện diện của một chuỗi các giai đoạn mực biển cao (highstand) và mực biển thấp (lowstand) chi phối sự có mặt rộng rãi theo chiều đứng và chiều ngang của các lớp than và sét than – đá mẹ quan trọng của bồn trũng Mã Lay – Thổ Chu. Theo từng giai đoạn highstand và lowstand, các tập cát chứa cũng thay đổi hướng phân bố và dạng hình học trong khônng gian ba chiều. Trong giai đoạn thành tạo tập H, hiện diện một đợt biển tiến bao phủ đột ngột lên các trầm tích mực biển thấp của tập I. Cuối Miocene giữa thành tạo tập D cũng được đánh dấu bằng giai đoạn biển tiến. Nhìn chung, sự gia tăng ảnh hưởng của biển ở những lớp cát trán tam giác châu thì liên quan đến giai đoạn mực biển cao; trong khi đó, liên quan đến ảnh hưởng của sông là giai đoạn mực biển thấp.
Phụ thống Miocene muộn – Thống Pliocene
Trầm tích tập B và A phủ trực tiếp trên bất chỉnh hợp MMU – pha nghịch đảo ở cuối thời kì hình thành tập D. Các tập trầm tích này chủ yếu lắng đọng trong chu kì biển tiến mạnh tạo nên những lớp phủ trầm tích tương đối lớn trên khắp bồn trũng với bề dày thay đổi từ 900 – 1400m. Sự hiện diện của những lớp sét dày là đặc điểm thuận lợi tạo nên khả năng chắn giữ hydrocacbon sinh ra từ các trầm tích bên dưới.
Hình I.2: Cột địa tầng tổng hợp
I.3. ĐẶC ĐIỂM KIẾN TẠO :
Bồn Mã Lay –Thổ Chu nằm dọc theo trục Tây Bắc – Đông Nam được giới hạn với trũng Pattani bởi đới nâng Narathiwat ở phía Tây Bắc, đới nâng Khmer phía Đông Bắc, cung Khorat và cung Tengol phía Nam của bồn.
Được hình thành vào pha đầu tiên của quá trình tách giãn biển Đông vào cuối Oligocene muộn, do sự quay của lục địa cổ Sunda theo trục nằm gần vị trí của vịnh Thái lan hiện tại. Bể thuộc dạng rift và bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi hoạt động trượt bằng và tách giãn trong vịnh Thái Lan.
Trong bồn hình thành nhiều địa hào hướng Tây Bắc – Đông Nam, tiếp theo bể trải qua giai đoạn lún chìm vào Miocene sớm và nén ép từ Miocene giữa đến Pliocene, Pliestocene.
Hệ thống đứt gãy thuận phương Tây Bắc – Đông Nam và Bắc Nam khống chế các đặc điểm trầm tích, tạo cấu trúc kiểu sụt bậc nghiêng về phía trung tâm bồn trũng và hình thành các địa hào và bán địa hào xen kẽ nhau. Hệ thống đứt gãy này bắt đầu hình thành hoạt động vào cuối Eocene và tái hoạt động vào cuối Miocene, nó đóng vai trò chính trong việc hình thành và phát triển các nếp lồi theo hướng Tây Bắc – Đông Nam.
Ngoài ra còn xuất hiện hệ thống đứt gãy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam có biên độ nhỏ. Hệ thống này là quá trình tái hoạt động bất đồng nhất giữa các đứt gãy và đóng vai trò tạo các nếp lồi theo hướng Tây Nam – Đông Bắc.
Hầu hết các đứt gãy là đứt gãy thuận hoạt động sau trầm tích, tuổi các đứt gãy này vẫn chưa được xác định một cách cụ thể, song có thể giả thuyết là chúng hoạt động vào cuối Eocene và tái hoạt động vào cuối Miocene.
(Polachan và Sattayark, 1989)
Hình I.3 : Các yếu tố kiến tạo bồn trũng Mã Lay – Thổ Chu
I.4. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN ĐỊA CHẤT :
Có hai yếu tố cơ bản tác động đến quá trình hình thành các tập địa tầng của bồn Mã Lay – Thổ Chu. Về mặt vĩ mô (theo không gian và thời gian) đó là tiến hoá kiến tạo của bồn và ở qui mô nhỏ hơn là các chu kì lên xuống của mực nước biển. Ứng với các pha kiến tạo...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu đặc điểm trường phóng xạ tự nhiên phục vụ điều tra đánh giá môi trường và dự báo triển vọng khoáng sản phóng xạ vùng Tây Bắc Việt Nam Khoa học Tự nhiên 1
K Đặc điểm, vai trò chức năng chung của phòng Tài Nguyên và Môi Trường huyện Thanh Trì Thành phố Hà Nôi Luận văn Kinh tế 0
V Khảo sát, đánh giá đặc điểm địa hóa môi trường nước dưới đất khu vực nam - đông nam Hà Nội Luận văn Sư phạm 0
W Nghiên cứu đặc điểm địa chất môi trường vùng cửa sông Tiên Yên phục vụ phát triển bền vững Luận văn Sư phạm 3
D Môi trường đào tạo, đặc điểm cá nhân và kết quả học tập Luận văn Sư phạm 0
D Nghiên cứu đặc điểm môi trường lưu vực sông Thị Vải và đánh giá các ảnh hưởng do hoạt động công nghiệp Nông Lâm Thủy sản 0
C Đặc điểm địa hoá trầm tích và môi trường nước của hệ đầm phá Tam Giang- cầu Hai Thừa Thiên- Huế Khoa học Tự nhiên 2
L Đặc điểm oxy hóa quặng pyrit ở mỏ pyrit Giáp Lai và các vấn đề môi trường liên quan Môn đại cương 0
M Nghiên cứu đặc điểm môi trường lao động và tình hình sức khoẻ của nữ công nhân chế biến thuỷ sản đông lạnh tại Công ty CP xuất nhập khẩu thuỷ sản Quảng Bình Luận văn Kinh tế 0
H Các đặc điểm kinh tế kỹ thuật và hệ thống quản trị của Công ty CP công nghệ môi trường Toàn Á Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top