t_h_151

New Member

Download miễn phí Đặc điểm sinh học, kỹ thuật sản xuất giống và nuôi một số loài chân bụng có giá trị kinh tế





cách sống của Bào Ngư thay đổi theogiai
đoạn phát triển của cá thể. ở giai đoạn ấu trùng sống bơi
lội, giai đoạn trưởng thành sống bán cố đinh (Sống bám và
giá thể nhưng có khả năng di chuyển nhờ chân có thể bò;).
Bào Ngư có thể bò trên đá nhưng không thể bò trên cát.
Chân bám vào đá rất chắc, đặc biệt khi có kẻ thù. Bào Ngư
là loài sợ ánh sáng do đó ban ngày sống ẩn nấp, ban đêm
mới đi kiếm mồi



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KỸ THUẬT SẢN XUẤT
GIỐNG VÀ NUÔI MỘT SỐ LOÀI CHÂN BỤNG CÓ
GIÁ TRỊ KINH TẾ
2.1. Một số đặc điểm sinh học
2.1.1. Bào Ngư
a) Hình thái và phân bố
Có 4 loài Bào Ngư phân bố chủ yếu ở biển nước ta.
Chúng được phân biệt thông qua đặc điểm hình thái vỏ và
địa lý phân bố.
Hình 40. Hình thái ngoài của Bào Ngư
Bào Ngư chín lỗ (Haliotis diversicolor Reeve, 1846): Vỏ
có dạng hình vành tai người, chiều rộng bằng 2/3, chiều cao
bằng 1/4 chiều dài. Thông thường có 3 tần xoắn ốc. Bắt đầu
từ mép vỏ của tần xoắn ốc thứ hai có nhiều gờ nhô sắp xếp
có thứ tự đến tận mép của miệng vỏ, 7 - 9 gờ nhô cuối cùng
đầu không kín, dạng lỗ. Mặt ngoài vỏ gờ xoắn ốc và gờ
sinh trưởng cắt nhau có dạng mặt vải sợi thô. Mặt trong của
vỏ là tầng xà cừ phát triển óng ánh. Thường bắt gặp các cá
thể có vỏ dài 60 - 90 mm. Bào Ngư chín lỗ thường phân bố
ở khu vực biển phía Bắc, nhất là ven đảo Cô Tô, Minh
Châu, Quan Lạn (Quảng Ninh), Bạch Long Vĩ (Hải Phòng),
sống ở khu vực có độ sâu 5 - 10 m nước, nơi có sóng gió,
đáy đá sỏi, độ muối 25 - 32 ppt, nhiệt độ thích hợp 20 -
28oC.
Bào Ngư bầu dục (Haliotis ovina Gmelin, 1791): Vỏ dạng
hình bầu dục, có 4 tầng xoắn ốc. Mặt vỏ gồ ghề có nhiều gờ
cong dạng phóng xạ, trong đó có 4 -6 ụ nhô cuối cùng trên
gờ xoắn ốc gần mép vỏ biến thành dạng lỗ. Mặt ngoài vỏ
màu nâu hồng hay nâu xám tro có xen lẫn các phiến vân
màu vàng sẫm. Mặt trong vỏ óng ánh kim loại bạc, lồi lõm
tương ứng với gờ phóng xạ mặt ngoài vỏ. Trong quần thể
tự nhiên thường thu được vỏ dài 21 - 85 mm, rộng 14 - 65
mm, cao 9 - 20 mm. Bào ngư bầu dục hầu như phân bố ở
các vùng biển Việt Nam, đặc biệt nhiều ở ven đảo như Phú
Quý (Bình Thuận), Trường Sa (Khánh Hoà), Phú Quốc
(Kiên Giang). Bào Ngư bầu dục thích hợp ở độ muối 30 -
35 ppt, đô sâu 1 -10 m, chất đáy đá sỏi.
Bào Ngư vành tai (Haliotis asinina Linne', 1758): Vỏ dạng
bầu dục dài, dạng tai người, hơi cong lõm ở mặt bụng.
Chiều rộng vỏ bằng 1/2 chiều dài, chiều cao bằng 1/6 chiều
dài; vỏ có 3 tầng xoắn ốc. Số gờ nhô trên vỏ khoảng 30,
trong đó 5-7 gờ nhô cuối cùng dạng lỗ. Gờ sinh trưởng
mịn, sắp xếp khít nhau. Từ đỉnh vỏ dọc theo mặt lưng có 4
gờ xoắn ốc nhỏ mịn. Da vỏ trơn bóng, trên đó có nhiều vân
màu nâu sẫm hay vàng dạng hình tam giác sắp xếp không
thứ tự. Mựt trong vỏ tầng xà cừ óng ánh kim loại bạc, trơn
bóng. Thường bắt gặp cá thể dài 50 - 65 mm. Chúng phân
bố hầu hết các vùng biển từ Quảng Nam đến Kiên Giang, ở
độ sâu 10 - 15 m nước, độ muối ổn định 30 - 34 ppt.
Bào Ngư dài (Haliotis varia Linne', 1758): Vỏ hình bầu
dục dài, mặt vỏ gồ ghề có nhiều gờ cong dạng phóng xạ,
trong đó có 5 ụ nhô cuối cùng của gờ xoắn ốc gần mép vỏ
biến thành dạng lỗ. Các đường sinh trưởng phần trước vỏ
thô hơn ở phần sau. Gờ xoắn ốc và đường sinh trưởng cắt
nhau rõ nét. Mặt ngoài vỏ màu đỏ nâu, có pha màu lục
nhạt. Mép nggoài miệng vỏ mỏng, gợn răng cưa. ở cá thể
trưởng thành vỏ có kích thước dài trên 50 mm, rộng 32
mm, cao 12 mm. Chúng phân bố ở ven các đảo, ở độ sâu từ
tuyến hạ triều đến một vài mét nước.
b) cách sống
cách sống của Bào Ngư thay đổi theo giai
đoạn phát triển của cá thể. ở giai đoạn ấu trùng sống bơi
lội, giai đoạn trưởng thành sống bán cố đinh (Sống bám và
giá thể nhưng có khả năng di chuyển nhờ chân có thể bò).
Bào Ngư có thể bò trên đá nhưng không thể bò trên cát.
Chân bám vào đá rất chắc, đặc biệt khi có kẻ thù. Bào Ngư
là loài sợ ánh sáng do đó ban ngày sống ẩn nấp, ban đêm
mới đi kiếm mồi
c) Thức ăn và cách bắt mồi
- Thức ăn của Bào Ngư phụ thuộc vào các giai đoạn
sinh trưởng và phát triển của cơ thể:
+ Giai đoạn ấu trùng bánh xe (Trochophora), ấu trùng Diện
bàn (Veliger) không ăn thức ăn ngoài, sinh trưởng dựa vào
nguồn dinh dưỡng noãn hoàng của trứng. Ở Mỹ người ta đã
thành công ương ấu trùng trong nước vô trùng. Tuy nhiên,
theo quy trình truyền thống của Nhật Bản thì ấu trùng Bào
Ngư được ương trong môi trường có cung cấp tảo tươi cho
kết quả tốt hơn.
+ Khi kết thúc giai đoạn ấu trùng phù du chúng chuyển
sang sống bám, ấu trùng bám (Spat) dùng lưỡi sừng để cạp
các tảo san hô (coralline) hay lớp chất nhầy trên bề mặt đá
(slime) lấy thức ăn. Chất nhầy trên mặt đá bao gồm các tảo
đơn bào và các vi khuẩn tạo thành. Các loài tảo đơn bào đó
là các loài tảo silic sống đáy như Navicula spp., Nitzschia
spp,...có kích thước nhỏ tới 5 m. Khi miệng của ấu trùng
mở rộng và các cơ quan của cơ thể phát triển, ấu trùng ăn
nhiều tảo đáy. Khối lượng thức ăn tăng đáng kể khi Bào
Ngư con phát triển đến giai đoạn có lỗ hô hấp đầu tiên trên
vỏ. Hoạt bắt mồi lúc này cũng tích cực hơn.
+ Ở Giai đoạn trưởng thành, thức ăn của Bào Ngư là các
loài rong biển (Seaweed) như rong câu (Gracilaria), rong
nâu (Laminaria), rong lục (Ulva), rong mơ (Sargassum).
Thí nghiệm về chọn lọc thức ăn cho thấy, Bào Ngư Nhật
Bản (Haliotis discus Hannai) ăn rong nâu (Laminaria)
53%, rong lục (Ulva) 6% và rong đỏ (Porphyra) 2% (FAO,
1990). Hiệu suất sử dụng thức ăn của Bào Ngư phụ thuộc
vào giống loài, các loại thức ăn và thay đổi theo kích thước
của cơ thể.
d) Đặc điểm sinh trưởng:
Bào Ngư là động vật sinh trưởng chậm. Năm thứ nhất
ưsinh trưởng về kích thước, năm thứ hai sinh trưởng về
phần thân mềm, lớn hơn 4 tuổi là ngừng sinh trưởng
Bào Ngư vành tai có tốc độ sinh trưởng từ 2 - 35,6 mm
trong vòng 6 tháng, 55 mm trong vòng 1 năm và 75 mm
trong 3 năm (Mc Namara, 1995).
Trong điều kiện ương nuôi phòng thí nghiệm, loài Bào Ngư
Nhật Bản (Haliotis discus hannai) có tốc độ sinh trưởng tới
3 cm trong năm đầu tiên, 5,5 cm trong thứ 2; 7,5 cm trong
năm thứ 3 và trong năm thứ 4 là 9,5 cm. Trọng lượng phần
mềm tăng nhanh hơn phần vỏ. Nếu chiều dài vỏ tăng hai
lần thì trọng lượng phần mềm tăng 8 lần (FAO, 1990). Kết
quả nghiên cứu trong điều kiện thí nghiệm của Foster về
loài Bào Ngư Châu âu (Haliotis tuberculata) ở vùng biển
Guernsey cho thấy tốc độ sinh trưởng hàng năm giảm
xuống đáng kể chỉ đạt 50 mm sau 3,5 năm (Foster, 1982).
- Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của Bào Ngư:
+ Thức ăn: Kết quả nghiên cứu ở Thái Lan cho thấy, Bào
Ngư vành tai nếu chỉ ăn một loại rong câu (Grạcilaria
salicornia) thì tốc độ sinh trưởng sẽ chậm lại 5 tháng tuổi.
Nguồn thức ăn đơn điệu làm thiếu chất dinh dưỡng thiết
yếu cho sinh trưởng của Bào Ngư trong một thời gian lâu
dài. thức ăn rong tảo còn đóng vai trò quan trọng trong sự
phát triển của buồng trứng Bào Ngư. Hai loài rong nâu
(Laminaria và Undaria) là thức ăn có khả năng kích thích
sự thành thục sinh dục của buồng trứng loài Bào Ngư Nhật
Bản (Haliotis discus Hannai). Rong câu chỉ vàng
(Gracilaria verrucosa) cũng kích thích buồng trứng Bào
Ngư vành tai thành thụ sinh dục. Kết quả nghiên cứu cho
thấy, trong điều kiện nhân tạo, với thức ăn là rau câu chỉ
vàng, Bào Ngư vành tai đã thành thục sinh dục sau 17 - 20
...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của bò sữa chậm sinh và ứng dụng hormone để khắc phục Nông Lâm Thủy sản 0
D nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của sâu keo da láng Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học cây Vàng tâm (Magnolia fordiana) làm cơ sở cho việc bảo tồn các loài thực vật quý hiếm Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và tri thức địa phương về cây Trà hoa vàng tại xã Dương Phong, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của cây củ mài và khả năng nhân giống bằng hom củ trong giai đoạn vườn ươm tại rừng đặc dụng Copia Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu đặc điểm sinh thái học và hàm lượng Palmatin trong cây Hoàng đằng (Fibraurea tinctoria) sinh trưởng tại vùng Bắc Trung Bộ Nông Lâm Thủy sản 0
N Nghiên cứu đặc điểm khuyết tật trên thân cây Sa Mộc(Cunning hamia lanceolata.Hook). Làm cơ sở đề xuất biện pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm tăng hiệu quả sử dụng rừng trồng nguyên liệu tại Bắc Hà Lào Cai Kiến trúc, xây dựng 0
D đặc điểm, vai trò của sinh thái học đất Luận văn Sư phạm 0
D Vận dụng dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh vào bài vai trò, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng tới sự pháp triển và phân bố ngành giao thông Luận văn Sư phạm 0
D So sánh đặc điểm hình thái, sinh học của chủng nấm Trichoderma và đánh giá hiệu lực phòng trừ nấm Asprgillus niger hại lạc của chúng vụ xuân Khoa học Tự nhiên 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top