canhdongtuyet78
New Member
Download miễn phí Luận văn Đặc điểm sử thi dân tộc Chăm ở Phú Yên
Với niềm tin Yàng chi phối tất cả, người Chăm - Phú Yên luôn tin rằng trong mọi sựvật đều
có Yàng. Niềm tin đó đã chi phối suy nghĩ, hành động của cộng đồng và do đó, cũng chi phối sử
thi, khiến cho thếgiới sửthi mang đậm nét tính thần kì. Bên cạnh đó, người Chăm - Phú Yên có
một tinh thần đoàn kết cộng đồng cao, mọi quyền lợi, tài sản, nghĩa vụ, mâu thuẫn đều là chung
cho cảcộng đồng. Mâu thuẫn xảy ra là ởcộng đồng với thiên nhiên hay với cộng đồng khác. Do
vậy, mối quan hệtrong cộng đồng là sựgắn kết, đồng lòng. Đây là cơsởcho sựhào hùng, hoà
hợp của người với người. Nền tảng lịch sửtrên là cơsởcho tính thần kì và hào hùng của sửthi
Chăm - Phú Yên.
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-01-29-luan_van_dac_diem_su_thi_dan_toc_cham_o_phu_yen.RhYp6lyi51.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-57416/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
n cũng không miêu tả gì thêm về diễn biến hôn nhân của Chi Liêu. Sự miêu tả này cũng lặplại trong những tác phẩm sử thi khác. Trong “Tiếng cồng ông bà Hbia Lơ Đă”, ở đoạn kết, hôn nhân
của Xing Chi Ngã và Hbia Mơ Giang cũng được miêu tả tương tự như vậy qua lời nói của Chi Lơ
Mê. Hôn nhân của Xing Chi Ngã chỉ được nhắc tới trong hai câu và cũng nằm trong đoạn kết viên
mãn, khi buôn làng sống đầm ấm, kết thúc chiến tranh:
Đây là tiếng chiêng vui
Tiếng chiêng sum họp người nhà
Sum họp người làng
Tiếng chiêng ăn đám cưới con ta
Xing Chi Ngã cùng Hbia Mơ Giang [54, tr. 464]
Hai tác phẩm có miêu tả khá chi tiết về sự gặp gỡ và kết hôn của nhân vật anh hùng là “Tiếng
cồng ông bà Hbia Lơ Đă” với hôn nhân của Chi Lơ Kok và Hbia Tà Lúi và “Hbia Tà Lúi Ka Li Pu”
trong việc gặp gỡ và lấy vợ của Ka Li Pu. Tuy nhiên, nhân vật anh hùng đều được miêu tả với công
thức gặp gỡ, yêu thương và kết hôn, xây dựng một gia đình đầm ấm. Hôn nhân ở đây không phải để
tạo nên thanh thế, uy danh cho nhân vật anh hùng.
Như vậy, hôn nhân có vai trò làm kết cục sử thi thêm trọn vẹn khi người anh hùng đã giải
quyết xong tất cả những vấn đề, những mâu thuẫn, xung đột. Việc kết hôn của nhân vật anh hùng là
hành động tự nhiên cần có, xuất phát từ tình cảm trong cuộc sống mỗi con người. Trong hôn
nhân, người anh hùng đã thể hiện tình cảm lớn lao giành cho gia đình, đức tính chung thuỷ, biết
chăm lo, yêu thương vợ con. Điều này khiến chúng tui nghĩ rằng sử thi Phú Yên có thể đã vượt qua
một khoảng cách thời đại của chính nó để tiếp cận với văn minh có lẽ của người Kinh khi xem việc
lấy vợ không còn là điều kiện tiên quyết để tạo nên phẩm chất anh hùng như sử thi Tây Nguyên
từng thấy trong các đề tài giành vợ.
3.1.4.3. Nhân vật anh hùng trong chiến đấu:
Chiến đấu là hành động trung tâm của nhân vật anh hùng. Trong chiến đấu, người anh hùng đã
bộc lộ một cách đầy đủ nhất và vẹn toàn nhất tất cả vẻ đẹp về sức mạnh, tính cách, phẩm chất của
mình. Đối tượng của những cuộc chiến đấu là những Ptao ở buôn khác vì ham mở rộng lãnh thổ,
quyền lực, muốn cướp bóc người dân làm nô lệ, chiếm đoạt vật quý. Bên cạnh đó, chiến đấu còn là
chiến đấu với những ác quỷ, những Rắn Yàng, Trăn Yàng, Cọp Yàng, Đại bàng Yàng ác, thuồng
luồng ăn thịt người hằng năm. Trong sử thi Chăm - Phú Yên, sự đấu tranh chống lại những tập tục
làm hại cuộc sống con người cũng là một dạng chiến đấu mà người anh hùng thực hiện. Người anh
hùng đã thực hiện 10 lần chiến đấu chống những thế lực là con người, 7 lần chiến đấu chống lại
những kẻ thù là ác quỷ, 2 lần chiến đấu chống lại những hủ tục. Và trong sử thi Chi Bri, Chi Brit,
người anh hùng còn lập nên chiến công là vượt thử thách cứu người. Chi Brit đi tìm được thuốc
chữa chân cho bà của nàng Mơ Li, Chi Brit tìm được thuốc cứu Hbia Mơ Rum bị dài mũi. Đây cũng
là những chiến công mà người anh hùng thực hiện có môtip khá giống như trong truyện cổ tích. Tuy
không trực tiếp chiến đấu với những thế lực gây hại, nhưng người anh hùng cũng phải trải qua
những khó khăn mà chỉ có người dũng sĩ mới thực hiện được. Chi Brit phải vượt qua trở ngại: hổ,
trăn, ác quỷ cản đường thì mới tìm được thuốc đem về.
Quy mô của những trận chiến với đối thủ là con người trong sử thi Chăm - Phú Yên không
lớn và dài ngày như những sử thi Tây Nguyên khác. Những trận chiến diễn ra nhanh chóng nhưng
gay go. Có khi địa bàn kéo dài từ vùng đất này sang vùng đất khác. Những cuộc chiến đấu thường
diễn ra ở lãnh thổ của địch. Xing Chi Ngã tìm đến lãnh thổ của Chi Lơ Bú, Chi Blơng đến làng vua
Yàng Lửa tìm diệt Vua Yàng Lửa trả thù cho cha, cứu dân làng. Chi Bri đi đánh giặc ở vùng xa, Ka
Ta Li đến vùng của vua Đại Bàng cứu cha bị bắt. Những cuộc tấn công của địch đối với cộng đồng
xảy ra ở đoạn mở đầu tác phẩm, khi lực lượng kẻ đối địch bất ngờ tấn công buôn làng, tạo nên mâu
thuẫn giết, bắt cha hay mẹ, bắt dân làng. Lúc bấy giờ thì vai trò của nhân vật anh hùng chưa được
phát huy. Những cuộc chiến đấu chống lại kẻ thù là con người thường được miêu tả như sau:
Nhân vật anh hùng tiến đến vùng lãnh thổ của kẻ đối địch → giải phóng cho cha hay mẹ
cùng dân làng bị bắt → tìm gặp kẻ đối địch → thuyết phục kẻ đối địch không nên đánh nhau mà trở
về với cuộc sống bình thường, không hại người nữa → kẻ đối địch tấn công, không nghe theo lời
thuyết phục của người anh hùng → người anh hùng cùng cộng đồng chiến đấu chống lại kẻ đối địch
và tay chân của kẻ đối địch → chiến thắng kẻ đối địch.
Đây là cấu tạo của những trận chiến đấu: Xing Chi Ngã và Chi Lơ Bú, Chi Blơng và Vua
Yàng Lửa, Ka Ta Li và Vua Đại bàng. Riêng cuộc chiến đấu của Ma Chi Liêu, Chi Liêu với Quan
Ây Khốt diễn ra trên vùng đất của Ptao Ka Long khi Quan Ây Khốt tấn công buôn làng này. Quy
mô khá lớn, được mô tả chi tiết là đặc điểm những cuộc chiến đấu này. Còn lại là những cuộc chiến
không được mô tả kĩ càng mà chỉ kể một cách khái quát về diễn biến, kết quả qua lời kể khái quát
hay lời đối thoại của nhân vật. Đó là những cuộc chiến đấu của Chi Bri với Ptao Kreng Kret, Ma
Chi Liêu với Quan Ây Khốt (lần 1), Chi Blơng, Chi Tơm với Kjăm Jông. Bên cạnh đó, có những
cuộc chiến mà người anh hùng thuyết phục được kẻ đối địch, làm rõ hiểu lầm do vậy cũng không
xảy ra giao tranh. Sự thuyết phục của Chi Bri với Ma Mơ Tlông đã khiến Ma Mơ Tlông hiểu ra và
từ bỏ dã tâm, Chi Blơng đã làm rõ hiểu lầm với Vua Yàng Nước về việc bắt giữ Hbia Tà Lúi, Chi
Lơ Kok giảng hoà Ptao Yàng Ác với dân làng Ptao Êa.
Đối tượng ác quỷ trong sử thi Chăm - Phú Yên thường là những con vật hung dữ mà cộng
đồng sợ hãi trong cuộc sống như trăn, rắn, cọp, và con vật tưởng tượng như thuồng luồng, ác quỷ.
Những con vật này được cộng đồng nhìn nhận như là những Yàng ác. Chính vì vậy, họ gọi chúng là
Trăn Yàng, Rắn Yàng, Cọp Yàng, Đại bàng Yàng ác. Có thể thấy rừng đại ngàn đầy rẫy nguy hiểm
cũng là một thế lực làm cho cuộc sống con người luôn trong tình trạng bất trắc. Trí tưởng tượng thơ
ngây và niềm tin “vạn vật hữu linh” đã tác động và làm cộng đồng nhìn nhận thiên nhiên có những
kẻ thù mang sức mạnh không thể chế ngự. Đây là đặc điểm của sử thi cổ sơ, mà Mêlêtinxky đã định
nghĩa là: “Những kẻ thù của sử thi cổ sơ thông thường là bọn ác quỷ, lũ khổng lồ, lũ quái vật thần
thoại mà trong hình ảnh phônclor nguyên thuỷ, đã phản ánh tính hỗn hợp khái niệm về sức mạnh
thiên nhiên và về những kẻ thù lịch sử của bộ tộc”. [65, tr.112-125]. Những cuộc chiến đấu chống
kẻ thù là ác quỷ được thể hiện trong cấu tạo cốt truyện như sau:
Người anh hùng nghe tin về ác quỷ làm hại người dân, hay trên đường đi tình cờ nghe tin về
ác quỷ→ đến làng bị ác quỷ nhũng nhiễu hay lên đường đi tìm diệt ác quỷ → diễn biến t...
Tags: dân tộc chăm phú yên