Download Khóa luận Đặc điểm thạch học – khoáng vật học của đá móng giếng khoan SV_1X lô 15-1 thuộc bồn trũng Cửu Long miễn phí





MỤC LỤC
Mở đầu.
Phần một: sơ lược về bồn trũng cửu long.
Chương 1: Đặc điểm tự nhiên.
1.1 Vị trí địa lý vùng nghiên cứu .7
1.2 Đặc điểm khí hậu .7
1.3 Đặc điểm địa lý tự nhiên .7
Chương 2: Lịch sử nghiên cứu bồn trũng Cửu Long.
2.1 Giai đoạn trước năm 1975 .8
2.2 Giai đoạn sau năm 1975 8
Chương 3: Đặc điểm địa chất.
3.1 Địa tầng .11
3.2 Kiến tạo – Cấu tạo .18
3.3 Lịch sử hình thành – phát triển bồn trũng 22
Phần hai: ĐẶC ĐIỂM THẠCH HỌC- KHOÁNG VẬT CỦA ĐÁ MÓNG
GK SV_1X LÔ 15-1 THUỘC BỒN TRŨNG CỬU LONG.
Chương 4: Đặc điểm thạch học - khoáng vật.
4.1 Đặc diểm thạch học .26
4.2Đặc điểm khoáng vật .26
Chương 5: Đặc điểm về độ rỗng thấm trong đá móng – các yếu tố ảnh hưởng.
5.1 Các kiểu lỗ rỗng trong đá móng.
5.1.1 Độ rỗng kiểu khe nứt – vi khe nứt .40
5.1.2 Độ rỗng hang hốc – vi hang hốc .41
5.2 Đặc tính biến đổi độ rỗng thấm trong đá móng.
5.2.1 Quá trình co giảm thể tích khi magma đông cứng . 42
5.2.2 Quá trình biến đổi do hoạt động kiến tạo .43
5.2.3 Quá trình biến đổi do hoạt động thủy nhiệt 44
5.2.4 Quá trình biến đổi do phong hoá .46
KẾT LUẬN . .48
TÀI LIỆU THAM KHẢO .50
PHỤ LỤC .51
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

át thúc và quá trình nguội lạnh diễn ra tiếp theo. Nhưng một số đứt gãy vẫn còn hoạt động ở mức độ yếu hơn. Các trầm tích có tuổi Miocene sớm phủ lên các trầm tích Oligocene. Hoạt động biển tiến đã tác động lên phần Đông Bắc bồn, trong khi đó ở phần Tây vẫn ở điều kiện lòng sông và châu thổ.
Vào cuối Miocene sớmï, sự thành tạo tầng sét biển Rotalia trên toàn bộ khu vực minh chứng cho biến cố lún chìm của bồn trũng và tầng sét này trở thành tầng đánh dấu địa chấn và tầng chắn khu vực tốt nhất.
Vào Miocene giữa, môi trường biển đã ảnh hưởng ít hơn.
Từ Miocene muộn đến nay, bồn trũng Cửu Long đã hoàn toàn thông với bồn trũng Nam Côn Sơn và sông Cửu Long trở thành nguồn cung cấp vật liệu chính cho khu vực này. Các trầm tích hạt thô được tích tụ trong môi trường ven bờ ở vùng Nam bồn và trong môi trường biển nông ở vùng Đông Bắc bồn. Các trầm tích hạt mịn hơn được vận chuyển vào bồn trũng Nam Côn Sơn và tích tụ tại đây trong điều kiện nước sâu hơn.
Phần hai
ĐẶC ĐIỂM THẠCH HỌC KHOÁNG VẬT HỌC CỦA ĐÁ MÓNG GIẾNG KHOAN SV_1X LÔ 15-1 THUỘC BỒN TRŨNG CỬU LONG
Chương 4
ĐẶC ĐIỂM THẠCH HỌC KHOÁNG VẬT
4.1. Đặc diểm thạch học
Đá móng giếng khoan 1X mỏ Sư Tử vàng lô 15-1 thuộc bồn trũng Cửu Long chủ yếu gồm các loại đá : granit biotit và granodiorit amphibol. Trong đó loại đá granit biotit chiếm đa số.
Thành phần khoáng vật của các mẫu đá granit biotit gồm:
plagioclas (25–38%), fenpat kali (20– 32%), thạch anh (18 – 30%), khoáng vật màu gồm: biotit (4–10%), amphibol (2-4%).
Các khoáng vật thứ sinh gồm: caolin, clorit, canxit, epidot, muscovit, xerixit, xotxurit.
Các khoáng vật phụ bao gồm: sfen, zircon, apatit, quặng.
4.2. Đặc điểm khoáng vật:
Plagioclas: là những tinh thể có dạng lăng trụ , khá tự hình. Kích thước thay đổi từ 0.2mm x 0.5mm đến 2mm x 3.5mm, kích thước phổ biến khoảng 1mm x 2.5mm. Tất cả các tiết diện plagioclas đều có cấu tạo song tinh đa hợp kiểu anbit (ảnh 3, ảnh 5, ảnh 7, ảnh 17). Phần lớn các tiết diện plagioclas bị xerixit hóa, xoxurit hóa. Nhiều hạt plagioclas bị thạch anh thứ sinh, canxit trám đầy trong các khe nứt, lỗ hổng giữa hạt. Một vài tiết diện plagioclas nơi tiếp xúc với fenpat kali có các tiết diện thạch anh hình giun méo mó tạo thành kiến trúc myrmekit (ảnh 13). Plagioclas có màu giao thoa xám trắng bậc I. Thành phần plagioclas được xác định theo luật song tinh anbit trên tiết diện thẳng góc với mặt (010) với góc tắt đối xứng cực đại: Np’^(010) thay đổi từ 6.5 – 90 => số hiệu plagioclas N0 = 22-24 là oligioclas.
Fenspat kali: fenpat kali có 2 thế hệ:
Thế hệ 1 là octocla ( 98%) hình dạng kém tự hình, kích thước thay đổi từ
0.5mm - 3.5mm và phổ biến từ 2.0mm - 2.5mm. Octocla không màu nhưng thường bị caolin hóa, xerixit hóa nên mờ đục (ảnh 3, ảnh 8, ảnh 9). Trong các khe nứt của octocla cũng thường bị trám đầy bởi canxit hay thạch anh thứ sinh. Có nhiều tiết diện octocla có kích thước lớn bao lấy các khoáng vật khác như plagioclas (ảnh 7). Octocla có màu giao thoa xám trắng bậc I.
Fenpat kali thế hệ 2 là microlin (2%) với song tinh mạng lưới rất đặc trưng thay thế trên các tiết diện fenpat kali thế hệ 1 (ảnh 1, ảnh 4, ảnh 5).
Thạch anh gồm 2 thế hệ:
Thạch anh thế hệ I : ( ~95%) là những hạt có dạng tha hình, kích thước thay đổi từ 0.2mm đến 4mm, kích thước phổ biến từ 1.5mm đến 2mm. Thạch anh thường không màu, trong suốt, không bị biến đổi, có nhiều đường nứt nhỏ, trong các đường nứt này thường bị lấp đầy bởi canxit hay thạch anh thế hệ sau. Thạch anh có màu giao thoa xám trắng bậc I. Chúng thường có hiện tượng tắt làn sóng không đều.
Thạch anh II: (~5%) là những hạt tha hình, méo mó, kích thước nhỏ 0.1mmx0.2mm nằm ở dạng lắp đầy các đường nứt lỗ hổng của các khoáng vật khác. chúng cũng có màu giao thoa xám trắng bậc I (ảnh 8, ảnh 9, ảnh 15).
Biotit : phân bố đều khắp trong lát mỏng, có dạng tấm , dạng vảy, một số tiết diện bị ảnh hưởng của hoạt động kiến tạo nên bị uốn ép rất phức tạp (ảnh 6 ). Kích thước thay đổi từ 0.3mmx0.5mm đến 1.5mmx3.5mm. Đa số các hạt biotit đều bị clorit hóa (30-70%), có tiết diện bị clorit hoá hoàn toàn (ảnh 10, ảnh 14), dọc theo cát khai có nhiều quặng. Công thức đa sắc Ng(nâu sậm) > Np (vàng phớt nâu ). Biotit có màu giao thoa rất cao thường là xanh, đỏ bậc III. Các tiết diện biotit đều tắt thẳng.
Hocblen: phân bố không đều , có dạng tấm hay bị vỡ vụn. Kích thước từ 0.3mmx0.6mm đến 0.5mmx0.9mm. Bị clorit hóa nhẹ (10%), bị thạch anh, canxit trám đầy trong các khe nứt, có 2 hướng cát khai hợp thành góc 560, quặng xuất hiện dọc cát khai (ảnh 11, 12,15).
Công thức đa sắc: Ng(nâu sậm) > Nm (nâu vàng) >Np (vàng phớt nâu) (ảnh 18,19).
Hocblen có màu giao thoa bậc II, bậc III thường bị màu tự nhiên che lấp. Góc tắt nhỏ hơn 100.
Khoáng vật phụ:
Sfen: có dạng hình thoi, dạng lưỡi mác, khá tự hình, kích thước thay đổi từ 0.1mm-0.5mm, có nhiều đường nứt cắt ngang, có màu vàng sậm, chiết suất rất cao, thường đi cùng với quặng (ảnh 2, ảnh 3). Độ lưỡng chiết lớn, màu giao thoa thường là vàng bậc II (hơi ngả sang nâu).
Apatit: có dạng lăng trụ nhỏ, kích thước từ 0.1mm đến 0.3mm, không màu, trong suốt, độ nổi cao (ảnh 16, 17). Lưỡng chiết suất thấp có màu giao thoa xám trắng bậc I. Thường đi cùng biotit và quặng.
Zircon: là những tiết diện có dạng tròn kích thước nhỏ hơn 0.1mm, trong suốt không màu, độ nổi cao và có riềm phóng xạ rất đặc trưng. Zircon và sfen thường phân bố cùng với biotit. Zircon có màu giao thoa rực rỡ bậc III.
Khoáng vật thứ sinh
Clorit: có kích thước nhỏ, có hiện tượng đa sắc từ lục nhạt đến lục sậm hay lục hơi vàng (ảnh 18,19), chúng thường thay thế trên các tiết diện biotit, hocblen (ảnh 6,10,14). Clorit hình thành trong các lỗ rỗng thì có dạng tha hình (ảnh 4,14). Clorit có màu giao thoa thấp xám trắng bậc I.
Epidot: là những hạt tha hình, kích thước nhỏ, có màu thay đổi từ lục đến lục nhạt, phân bố trên khoáng vật màu (biotit). Epidot có độ lưỡng chiết cao màu giao thoa xanh bậc II.
Canxit: là những hạt nhỏ, khá tự hình, với 2 hướng cát khai, có ánh xà cừ đặc trưng, có tính biến chiết. Thường xuất hiện ở dạng lấp đầy khoảng trống trong các lỗ rỗng, khe nứt cắt ngang qua các khoáng vật khác (ảnh 6,12).
Quặng: là những hạt nhỏ dạng đẳng thước có màu đen, thường đi cùng các khoáng vật như biotit, hocblen, sfen (ảnh 10,11,12,13,14).
Kiến trúc: đá có kiến trúc nữa tự hình. Đôi chỗ còn có kiến trúc myrmekit, kiến trúc khảm.
Cấu tạo: đá có cấu tạo khối, đa số các mẫu đều bị nứt nẻ với những mức độ khác nhau. Thông thường một phần không gian khe nứt bị trám đầy bởi canxit hay thạch anh thứ sinh.
Aûnh 1: Đá granit biotit giếng khoan 1X mỏ Sư Tử Vàng. Fenpat kali bị microlin hoá bao lấy các tiết diện plagioclas. SV_2858; 2N+; 3.3x4X.
Aûnh 2: Đá granit biotit giếng khoan 1X mỏ Sư Tử Vàng. Khoáng vật phụ sfen với
hình dạng rất tự hình bị nứt nẻ theo chiều ngang tiết diện.
SV_2858; 1N-; 3.3x4X.
Aûnh 3: Đá granit biotit giếng khoan 1X mỏ Sư Tử Vàng. Khoáng vật phụ sfen với hình dạng rất tự hình, fenpat kali bị caolin hoá. SV_2858; 1N-; 3.3x4X.
Aûnh 4: Đá granit biotit giếng khoan 1X mỏ Sư Tử Vàng. F...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Đặc điểm và tiến hóa thạch động lực các thành tạo trầm tích tầng mặt vùng biển nông ven bờ Hải Phòng - Quảng Ninh Khoa học Tự nhiên 2
D Đặc điểm thạch học, tướng đá trầm tích và quá trình biến đổi thứ sinh các đá trầm tích trên đảo Phú Quốc và triển vọng dầu khí liên quan Khoa học Tự nhiên 3
C Đặc điểm địa hoá - khoáng vật học của trường pecmatit Thạch khoan Vĩnh phú Khoa học Tự nhiên 0
B Nghiên cứu đặc điểm thổ nhưỡng và biến động sử dụng đất phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững huyện Thạch Thất, TP Hà Nội Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu đặc điểm sinh thái loài Thạch sùng mí cát bà Goniurosaurus catbaensis và đề xuất biện pháp bảo tồn Môn đại cương 0
H Đặc điểm thạch học khoáng vật của đá móng giếng khoan 2X_lô 15.1 mỏ Sư Tử Đen và nguyên nhân gây ra độ thấm chứa của đá móng Tài liệu chưa phân loại 2
M Đặc điểm Thạch học - vật lý, các mô hình Vật Lý đánh giá độ rỗng, độ nứt nẻ, độ rỗng khối của đá móng chứa dầu bồn trũng Cửu Long Tài liệu chưa phân loại 0
H Đánh giá đặc điểm thạch học và khả năng chứa của cát kết mỏ năm căn – bồn trũng Mã Lai Thổ Chu Tài liệu chưa phân loại 3
C Nghiên cứu đặc điểm thạch học các đá magma và biến chất khu vực thị trấn Cốc Pài, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang phục vụ đánh giá điều kiện địa chất công trình cho thủy điện Sông Chảy 6 Tài liệu chưa phân loại 0
D Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và các biến chứng của nhiễm viêm gan virus B trên bệnh nhân nhiễm viêm gan virus C Y dược 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top