musicworld1989

New Member

Download Khóa luận Đặc điểm Thạch học - vật lý, các mô hình Vật Lý đánh giá độ rỗng, độ nứt nẻ, độ rỗng khối của đá móng chứa dầu bồn trũng Cửu Long miễn phí





MỤC LỤC
Lời mở đầu trang 3
CHƯƠNG 1:
ĐẶC ĐIỂM TỔNG QUÁT CỦA BỒN TRŨNG CỬU LONG
Lịch sử nghiên cứu 5
I/ Đặc điểm địa lý tự nhiên. 8
II/ Đặc điểm địa tầng. 9
III/ Đặc điểm kiến tạo. 13
CHƯƠNG 2:
ĐẶC ĐIỂM THẠCH HỌC VẬT LÝ ĐÁ MÓNG BỂ CỬU LONG 18
I/ Thành phần và sự phân bố của đá móng. 19
II/ Đặc điểm thạch học – khoáng vật đá móng Cửu Long. 20
III/ Nguồn gốc phát triển và điều kiện thành tạo. 26
CHƯƠNG 3:
CÁC MÔ HÌNH VẬT LÝ ĐÁNH GIÁ ĐỘ RỖNG 28
NỨT NẺ VÀ ĐỘ RỖNG KHỐI CỦA ĐÁ CHỨA MÓNG
A/ Đặc tính không gian lỗ rỗng 29
I/ Nguyên nhân tạo độ rỗng trong đá móng.
II/ Đặc tính thấm chứa của đá móng phong hoá nứt nẻ.
B/ Các mô hình vật lý đánh giá độ rỗng nứt nẻ 38
và độ rỗng khối của đá chứa móng
C/ Các mô hình điện trở suất của đá nứt nẻ. 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO 60
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

tồn tại các đứt gãy có độ kéo dài nhỏ hơn ( có thể chỉ tồn tại trong trầm tích có tuổi Kainozoi ). Kết quả xây dựng các bản đồ cấu tạo bồn trũng cho thấy bình đồ cấu trúc Kainozoi bị phức tạp hóa bởi ba hệ thống đứt gãy chính: Đông Bắc – Tây Nam, Đông Tây, Tây Bắc – Đông Nam.
CHƯƠNG II:
ĐẶC ĐIỂM THẠCH HỌC – VẬT LÝ
ĐÁ MÓNG BỂ CỬU LONG
I/ THÀNH PHẦN, SỰ PHÂN BỐ CỦA ĐÁ MÓNG:
Theo kết quả nghiên cứu đá móng bồn trũng Cửu Long, chúng bao gồm Granitoid chiếm phần lớn Granodiorit, Quartzit Monzodiorit, Diorit, Quarzt Diorit Granit, Quarzit monzonit, Monzonit Bazan, Andezit các đai mạch Diaba và các đá biến chất chúng phân bố ở các nơi khác nhau ở trong bồn trũng. Đá móng ở bể Cửu Long được thành tạo bởi nhiều pha khác nhau, có tuổi khác nhau nên thành phần cũng khác nhau.Trải qua quá trình hoạt động kíên tạo rất phức tạp, đá bị chia cắt thành rất nhiều các khối khác nhau với các đứt gãy kiến tạo có phương chủ yếu phát triển theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, một ít theo hướng Đông - Tây và các hướng phụ khác với quy mô và cường độ khác nhau. Chính quá trình này tạo nên các đá biến chất nhiệt động mà đá ban đầu là Granitoid.
Đá nứt nẻ biến đổi mạnh là do hoạt động kiến tạo các khoáng vật thuỷ nhiệt tự sinh như Zeolit và Canxit lấp đầy các lỗ rỗng và khe nứt ( Nguyễn Xuân Vinh ,1999). Đá phong hoá xuất hiện khi khối móng nhô lên mặt đất và chịu tác động của nước bề mặt.Sau một thời gian dài đá móng mài mòn và biến đổi một cách mạnh mẽ do các hoạt động vật lý, hoá học, và có thể có cả sinh học. Cụ thể các khoáng vật không bền vững như Fenspat, các khoáng vật màu ( Biotit, Hoclen…), Zeolit là những khoáng vật dễ bị biến đổi ở các đới nứt nẻ trong móng Bạch Hổ, chúng bị hoà tan từng phần hay hoàn toàn hay bị thay thế sét Clorit, kaolinit.Trong các đá bị biến đổi mạnh, các khoáng vật bị hoà tan tạo ra các hang hốc hay làm mở rộng các khe nứt có sẵn ở gần mặt nước thì các khoáng vật sét lấp đầy như Clorit và Kaolinit chúng có mặt hầu hết ở phần trên của móng. Chúng bao phủ các tinh thể Fenspat và các khoáng vật khác hay lấp đầy các nứt nẻ. Khoáng vật Manhetit thứ sinh sản phẩm của quá trình Oxi hoá cũng xuất hiện ở một số mẫu dưới dạng lấp đầy các nứt nẻ.Các khoáng vật không bền bị dung dịch thuỷ nhiệt hoà tan, các khoáng vật có xu hướng tích tụ thành những khoáng vật thứ sinh, nó có thể thay thế bởi những khoáng vật chính( TRỊNH XUÂN CƯỜNG, tạp chí Dầu khí số 5 – 2002 ) phổ biến là Zeolit (Laumonit, Ankacime, Mordenite), canxit quartzit, Kaolinit, Clorit, anbit và epidot, pyrit. Các khoáng vật Sunfua kim loại kẽm đồng, bạc cũng xuất hiện phân tán trong các nứt nẻ và lỗ rỗng.
II/ ĐĂC ĐIỂM THẠCH HỌC – KHOÁNG VẬT ĐÁ MÓNG CỬU LONG:
ª Khái quát về các đặc diểm thạch học đá móng:
Kết quả phân tích thạch học, thạch địa hoá, tuổi đồng vị phóng xạ và sự liên hệ đối sánh các đá móng được nghiên cứu ở lục địa đã xác nhận rằng các đá móng ở đây được cấu tạo bởi các phức hệ Hòn Khoai có tuổi Triat muộn ; Định Quán có tuổi Jura muộn và Cà Ná có tuổi Kreta muộn. Ngoài ra không loại trừ khả năng tồn tại của các phức hệ Hải Vân (tuổi Triat muộn – bậc Nori ), Đèo Cả (tuổi Kreta ), (Võ Năng Lạc, Mai Thanh Tân, Đặng Văn Bát, Phạm Huy Long – Hội Nghị Khoa Học Ngành Dầu Khí 20 năm xây dựng và tương lai phát triển - Hà Nội 1997)
Phức hệ Hòn Khoai được phân bổ phía Bắc mỏ Bạch Hổ. Các đá của phức hệ này bao gồm 2 pha xâm nhập chính :
Pha 1 gồm Granodiorit biotit sáng màu hạt nhỏ, trung, kiến trúc hạt nửa tự hình, cấu tạo khối. Thành phần khoáng vật bao gồm plagioclas (30- 45%), Fenspat kali ( 25 – 28%), Thạch anh ( 20-28%), Biotit (4-10%). Các khoáng vật phụ hay gặp là Apatit, quặng, đôi khi có Octhit và Sphen.
Pha 2 có thành phần là Granit biotit sáng màu hạt nhỏ – trung; kiến trúc hạt nửa tự hình, cấu tạo khối. Thành phần khoáng vật bao gồm plagioclas (30-40%), Fenspat (27-33%), Thạch anh (28-34%), Biotit (3-7%). Các khoáng vật phụ hay gặp là Apatit, Manhetit,đôi khi có Sphen. Tuổi xâm nhập của phức hệ được giả định là sát trước Triat muộn dựa trên kết quả phân tích tuổi tuyệt đối của 2 mẫu cho giá trị 207 và 245 triệu năm,khá phù hợp với thành tạo xâm nhập cùng đặc điểm phát triển ở khu vực Hòn Khoai có giá trị tuổi tuyệt đối là 208 triệu năm.
Phức hệ Định Quán phân bố khá rộng rãi ở khu vực trung tâm của mỏ Bạch Hổ và có khả năng phân bố ở địa hình nâng cao nhất thuộc gờ nâng Trung tâm của bồn trũng Cửu Long.Quá trình thành tạo các đá được chia thành 3 pha xâm nhập:
*Xâm nhập đầu với thành phần thạch học bao gồm diorit thạch anh, diorit thạch anh-biotit-hocblen và diorit horblen – biotit. Các đá có màu từ xám sáng đến xám tối, đôi khi phớt xanh, hạt trung đến nhỏ – trung. Kiến trúc hạt nửa tự hình, cấu tạo khối. Thành phần khoáng vật bao gồm :plagioclas (60-70%), fenspat kali ( 0- 0,5%), biotit (5-15%), horblen (0-18%). Các khoáng vật phụ hay gặp có Apatit, Sphen và Quặng, đôi khi có Zircon.
*Pha 2 là pha xâm nhập chính, chiếm hầu hết khối lượng của phức hệ với thành phần thạch học chủ yếu là: Granodiorit biotit, Granodiorit-biotit-hocblen, Granodiorit-biotit-hocblen-pyroxen. Các đá có màu xám sáng, xám trắng lốm đốm.Kiến trúc hạt nửa tự hình, cấu tạo khối. Thành phần khoáng vật bao gồm :plagioclas (40 – 55%), fenspat kali (15-25%), thạch anh (15-25%), biotit (2-10%),horblen (0-20%),pyroxen (0-5%). Các khoáng vật phụ hay gặp là Apatit, Sphen, Zircon, Quặng (manhetit).
*Pha 3 phân bố rất hạn chế với thành phần thạch học là plagiogranit biotit. Tuổi xâm nhập của phức hệ được xếp vào Jura muộn trên cơ sở phân tích tuổi tuyệt đối của 2 mẫu có giá trị là 134 và 149 triệu năm, khá phù hợp với các thành tạo xâm nhập cùng đặc điểm phát triển đới Đà Lạt cho các giá trị tuyệt đối là 140 và 153 triệu năm.
Phức hệ Ankroet, thành phần thạch học các đá của pha xâm nhập gồm có Granit sáng màu, granit 2 mica và granit biotit. Các đá đều có màu xám sáng, xám trắng,phớt hồng, hạt trung hay nhỏ – trung không đều. Kiến trúc hạt nửa tự hình, đôi chỗ có kiến trúc vi khảm hay vi pecmatit, cấu tạo khối. Hàm lượng của các khoáng vật : Oligiocla 25- 35%, fenspat kali (microlin )25-35%, thạch anh 28-40%, biotit 2-10% , muscovic 0-4%.Các khoáng vật phụ gồm có Apatit, orthit, zircon, granat, quặng. Tuổi của các phức hệ được giả định là Kreta muộn dựa trên cơ sở phân tích tuổi tuyệt đối của 3 mẫu có giá trị 93, 108, 108 triệu năm.
Như vậy các đá móng của trũng Cửu Long gồm các phức hệ magma có tuổi khác nhau. Các phức hệ có tuổi trẻ hơn xuyên cắt các phức hệ đã được hình thành từ trước : phức hệ Định Quán xuyên cắt phức hệ Hòn Khoai , phức hệ Cà Ná lại xuyên cắt phức hệ Hòn Khoai và ĐỊnh Quán. Phức hệ Đèo Cả lại xuyên cắt các phức hệ trên. Sự xuyên cắt phức tạp đó đã tạo nên ranh giới biến đổi xung quanh đới tiếp xúc giữa các thể magma xâm nhập. Đó cũng là những đới tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tích tụ dầu khí. Đới tiếp xúc giữa các thể magma xâm nhập là những phá huỷ nội ngoại tiếp xúc.
ª Phân loại các đá móng:
A/NHÓM MAGMA:
1_Đá magma xâm nhậ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Đặc điểm và tiến hóa thạch động lực các thành tạo trầm tích tầng mặt vùng biển nông ven bờ Hải Phòng - Quảng Ninh Khoa học Tự nhiên 2
D Đặc điểm thạch học, tướng đá trầm tích và quá trình biến đổi thứ sinh các đá trầm tích trên đảo Phú Quốc và triển vọng dầu khí liên quan Khoa học Tự nhiên 3
C Đặc điểm địa hoá - khoáng vật học của trường pecmatit Thạch khoan Vĩnh phú Khoa học Tự nhiên 0
B Nghiên cứu đặc điểm thổ nhưỡng và biến động sử dụng đất phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững huyện Thạch Thất, TP Hà Nội Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu đặc điểm sinh thái loài Thạch sùng mí cát bà Goniurosaurus catbaensis và đề xuất biện pháp bảo tồn Môn đại cương 0
H Đặc điểm thạch học khoáng vật của đá móng giếng khoan 2X_lô 15.1 mỏ Sư Tử Đen và nguyên nhân gây ra độ thấm chứa của đá móng Tài liệu chưa phân loại 2
N Đặc điểm thạch học – khoáng vật học của đá móng giếng khoan SV_1X lô 15-1 thuộc bồn trũng Cửu Long Tài liệu chưa phân loại 0
H Đánh giá đặc điểm thạch học và khả năng chứa của cát kết mỏ năm căn – bồn trũng Mã Lai Thổ Chu Tài liệu chưa phân loại 3
C Nghiên cứu đặc điểm thạch học các đá magma và biến chất khu vực thị trấn Cốc Pài, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang phục vụ đánh giá điều kiện địa chất công trình cho thủy điện Sông Chảy 6 Tài liệu chưa phân loại 0
D Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và các biến chứng của nhiễm viêm gan virus B trên bệnh nhân nhiễm viêm gan virus C Y dược 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top