nhoknhadau_rukato
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận án TS. Văn học Nga: 62 22 30 01 --Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Từ phương diện lí thuyết, đưa ra cách hình dung khái niệm “tiểu thuyết huyền thoại” thế kỉ XX, sự khác nhau giữa tiểu thuyết huyền thoại thế kỉ XX với tiểu thuyết có chứa những yếu tố huyền thoại của thế kỉ XIX. Nghiên cứu Nghệ nhân và Margarita - tiếp biến liên văn bản như một trường hợp của tiểu thuyết huyền thoại thế kỉ XX, hướng đến xác định các lớp liên văn bản, tạo cơ sở cho việc hiểu ý nghĩa của huyền thoại trong tác phẩm; nghiên cứu Nguyên lí trò chơi trong tổ chức không-thời gian, hệ thống nhân vật và cốt truyện và Cấu trúc chủ thể trần thuật, chỉ ra các nguyên lí cơ bản chi phối sự vận động của các yếu tố cấu trúc tiểu thuyết Nghệ nhân và Margarita khi có sự tác động của tư duy huyền thoại, góp phần xác định đặc điểm trong phong cách văn xuôi M.Bulgakov. Từ đó cho phép hình dung về sự phát triển của thể loại tiểu thuyết huyền thoại trong văn học phương Tây thế kỉ XX nói chung và trong văn xuôi Nga nói riêng
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Sự xuất hiện các cuốn tiểu thuyết Ulysses (1922) của J.Joyce, Núi thần
(1924) của T.Mann, Nghệ nhân và Margarita (hoàn thành năm 1940 – xuất bản
năm 1967) của M.Bulgakov đã khiến độc giả cũng như giới phê bình băn khoăn
về thể loại của chúng: đó phải chăng là “biến thể văn học. Tiểu thuyết? Dĩ nhiên
là không. Đó không phải là tiểu thuyết mà là một dạ hội ma quái của phù thủy,
một bản nhạc Capriccio đồ sộ, một đêm vũ hội của Quỷ hiếm có trong tưởng
tượng” [127, tr. 206-207]. Những tác phẩm như thế tuy thuộc về một khuynh
hướng mới của tiểu thuyết thế kỉ XX, được định danh về mặt thể loại là “tiểu
thuyết huyền thoại” (роман-миф) nhưng những dấu hiệu đặc trưng thể loại của
nó vẫn là vấn đề gây tranh luận. Khám phá đặc trưng thể loại khả dĩ định hình
được một hướng tiếp cận mạch lạc, cách giải thích logic cho những cuốn tiểu
thuyết vốn dĩ rất “rối rắm” trong cấu trúc và ý nghĩa. Những lí giải về đặc trưng
thể loại sẽ trở nên cụ thể và có cơ sở hơn nếu nghiên cứu thông qua một vài
trường hợp cụ thể.
Nghệ nhân và Margarita của M. Bulgakov là một trong những hiện tượng
lớn nhất của văn học nghệ thuật Nga thế kỉ XX. Đó là cuốn tiểu thuyết được
hoàn thành sau nhiều lần bị chính nhà văn xé, đốt… do những áp lực từ chế độ
chính trị. Đó cũng là cuốn tiểu thuyết, do sự gắt gao của chế độ kiểm duyệt, phải
20 năm sau khi hoàn thành mới được in và đến với độc giả (1967). Số phận cuốn
tiểu thuyết đã khẳng định “định đề” nhà văn đặt vào lời của Quỷ ở gần cuối tác
phẩm: “bản thảo không bao giờ cháy”. Ở Nghệ nhân và Margarita người đọc có
thể tìm thấy và khám phá mã lịch sử - tôn giáo – văn hóa folklore, dấu ấn truyền
thống văn học Nga, sự hiện hữu của truyền thống văn học Phương Tây, những
nét tương đồng về mặt thi pháp và những cảm thức thời đại với nhiều tác phẩm
lớn của văn học thế giới thế kỉ XX (Ulysses của J.Joyce, Núi thần của
T.Mann…) và rất nhiều bí ẩn cần giải mã trong phong cách cũng như tư duy
nghệ thuật của M.Bulgakov. Có lẽ cũng vì vậy, từ thời điểm xuất hiện của cuốn
tiểu thuyết cho đến nay, những bàn cãi, tranh luận về nó trong giới phê bình Nga
và Phương Tây luôn sôi nổi và chưa có điểm dừng. Một trong những tâm điểm của
những bàn thảo ấy vẫn là vấn đề thể loại của tác phẩm.
Mặt khác, trong văn học Nga thế kỉ XX, M. Bulgakov được coi là nhà văn
thuộc bộ phận văn học phi chính thống, một bộ phận văn học tạo thêm tính phức
tạp, đa diện cho bức tranh văn học của giai đoạn này, một bộ phận văn học dẫu
không nhận được sự ủng hộ, “đồng vọng” của thể chế chính trị xô viết, nhưng
vẫn tồn tại và khẳng định được giá trị và ý nghĩa tồn tại của chính mình, không
chỉ với độc giả Nga mà với cả thế giới, không chỉ ở thời điểm ra đời mà cả sau
khi cùng với sự sụp đổ của thể chế xô viết, cái định tính “phi chính thống” đã
được gỡ bỏ. Vì thế, nghiên cứu M.Bulgakov với “tiểu thuyết định mệnh” Nghệ
nhân và Margarita còn góp phần lí giải sự tồn tại, những đóng góp, những đặc
điểm riêng biệt của bộ phận văn học Nga từng bị cấm đoán trong tổng thể thẩm
mĩ – Văn học Nga thế kỉ XX.
Với tất cả những lí do đó, chúng tui chọn Nghệ nhân và Margarita của
M.Bulgakov như một trường hợp để nghiên cứu những đặc điểm thi pháp của
tiểu thuyết huyền thoại thế kỉ XX.
2. Lịch sử vấn đề
Kể từ thời điểm cuốn tiểu thuyết được in cho đến nay, số lượng các bài báo,
công trình nghiên cứu về Nghệ nhân và Margarita trên thế giới khó có thể thống
kê hết được. Ở Nga, những nghiên cứu chuyên sâu về M.Bulgakov chủ yếu tập
trung ở các chuyên luận của L.Ianovska, M.Chudakova, A.Smeliansky… và các
công trình nghiên cứu của V.Lakshin, A.Vulis, B.Sokolov, E.A.Yablokov… Theo
thống kê của B. T. Georgievna trong luận án bảo vệ năm 2001 tại MGU - Sáng tác
của Mikhail Bulgakov trong phê bình viết bằng tiếng Anh những năm 1960-1990
[56], số lượng bài báo và sách nghiên cứu ở Nga về M.Bulgakov từ năm 1967 đến
1997 là 220 [56, tr. 193-201]. Ở Mĩ và Phương Tây, số lượng những bài báo
nghiên cứu về cuốn tiểu thuyết cuối cùng của M.Bulgakov đăng trên các tạp chí
New York Times, Australia Slavonic and East European Studies, Slavic Review,
Slavic and East European Journal, Russian Review, Slavonic And East European
Review, Canadian Slavonic Papers, Russsian Literature Triquaterly từ 1967 đến
1997 là 289 [56, tr. 177-192]. Số lượng bài báo đã công bố nghiên cứu về Nghệ
nhân và Margarita ở Việt Nam: 03 bài và lời giới thiệu văn xuôi M.Bulgakov của
Đoàn Tử Huyến mở đầu Tuyển tập văn xuôi M.Bulgakov.
Phổ chung nghiên cứu của ngành “Bulgakov học” (Bulgakovedenie) rất
rộng, bao gồm: các lĩnh vực thi pháp học, văn bản học, văn hóa học, nghiên cứu
so sánh,… các vấn đề giai đoạn sáng tác cuốn tiểu thuyết, ngọn nguồn, thể loại,
cấu trúc, motif, tư tưởng của nó. Luận án tập trung nghiên cứu vấn đề thể loại
của Nghệ nhân và Margarita, nên chúng tui quan tâm nhiều đến các tài liệu bàn về
thể loại, đặc biệt là những công trình trực tiếp hay gián tiếp gợi ý cách hình dung
Nghệ nhân và Margarita như một tiểu thuyết huyền thoại và những đặc điểm thi
pháp thể loại của tác phẩm.
Bàn về thể loại của Nghệ nhân và Margarita, các nhà nghiên cứu đi theo
bốn hướng. Khuynh hướng thứ nhất cho rằng tiểu thuyết được xây dựng dựa trên
việc kết hợp sử dụng các thể loại đã tồn tại trước đây. Hầu hết các nhà phê bình
đều lưỡng lự trong việc xác định thể loại cụ thể, họ nhận ra các đặc điểm khác
nhau giữa các chương Moskva và Yershalaim và không thể hợp nhất các tuyến
truyện vào trong tổng thể thống nhất. Khuynh hướng thứ hai nhìn tiểu thuyết như
một dạng thức của thể loại châm biếm. Các nhà nghiên cứu tranh cãi về các thể
loại từ châm biếm chính trị đến châm biếm Menippus. Khuynh hướng thứ ba coi
tiểu thuyết như một tác phẩm quan trọng của chủ nghĩa hiện đại. Khuynh hướng
thứ tư nhìn Nghệ nhân và Margarita như một tác phẩm thuộc chủ nghĩa tân
huyền thoại của thế kỉ XX. Dưới đây chúng tui sẽ lần lượt phân tích từng khuynh
hướng nghiên cứu. Theo đó, chúng tui không triển khai lịch sử vấn đề theo nhóm
những nghiên cứu của Nga, Phương Tây và Việt Nam, cũng như không phân
định theo các giai đoạn mà đi theo các cụm vấn đề đã được đặt ra.
Nghệ nhân và Margarita - tiểu thuyết thống hợp nhiều thể loại
Trong cuốn sách Thập kỉ cuối cùng của Mikhail Bulgakov: nhà văn như là
nhân vật [151], học giả J.A.E.Curtis của Đại học Oxford đã chỉ ra rằng cuốn tiểu
thuyết mang hình thức thể loại đặc biệt. Theo bà, cấu trúc phức tạp và các phong
cách khác nhau chạy suốt các chương Moskva và Yershalaim đã khiến các nhà
phê bình tranh cãi về thể loại của nó. Họ khẳng định rằng các tác phẩm văn học
những giai đoạn trước hay các truyền thống văn học đã ảnh hưởng đến
M.Bulgakov và hướng đến miêu tả sự kết hợp khác thường của các thể loại trong
bản thân tác phẩm.
Nhà phê bình người Nga A.Lesskis hướng nhiều đến vấn đề hình thức
trong công trình phê bình của mình. Ông chỉ ra những đặc điểm khác nhau của
các chương Yershalaim và Moskva, và gọi tác phẩm của M.Bulgakov là “tiểu
thuyết cặp đôi” (двойной роман), tiểu thuyết trong tiểu thuyết, một tiểu thuyết
về một tiểu thuyết [75, tr. 52]. Theo ông, Nghệ nhân và Margarita không trùng
với diện mạo thể loại của một tiểu thuyết (ông định nghĩa tiểu thuyết là thể loại
bàn luận về số phận của một người hay một nhóm người, kết nối với những
người khác), mà đó là một hiện tượng thể loại đặc biệt [75, tr. 54]. Lesskis hoàn
toàn đúng khi lưu ý rằng Nghệ nhân và Margarita vượt ra ngoài cách hình dung
truyền thống về thể loại tiểu thuyết nhưng cách phân loại Nghệ nhân và
Margarita như một tiểu thuyết cặp đôi đã bỏ qua tính chặt chẽ trong cấu trúc,
những dấu hiệu lặp lại giữa trần thuật Moskva và Yershalaim, tính tổng thể
thống nhất về mặt triết mĩ của nó.
K.Simonov [101, tr. 181] tuy vẫn sử dụng khái niệm “tiểu thuyết cặp
đôi”, nhưng khẳng định rằng M.Bulgakov về cơ bản đã đưa một tiểu thuyết tâm
lí vào trong tiểu thuyết huyễn tưởng. Việc nhà phê bình nhấn mạnh huyễn
tưởng như một cách nổi trội của tác phẩm vẫn còn mơ hồ ở chỗ nó
không giải thích được sức nặng của những đoạn miêu tả tâm lý liên quan đến
Nghệ nhân và Pilate.
Nhà phê bình Larisa Fialkova tiếp cận tác phẩm của M.Bulgakov theo
hướng so sánh, bắt đầu bằng việc thừa nhận rằng tiểu thuyết kết hợp trong nó
nhiều thể loại. Khi bàn về những nét tương đồng giữa cái nhìn của M.Bulgakov và
Andrei Belyi về thành phố Moskva, Fialkova cho rằng các chương Yershalaim
được viết theo thể loại tiểu thuyết lịch sử [117, tr. 366]. Khi bàn về các yếu tố ảo
trong các chương Moskva bà không đưa ra những phân định về thể loại (như bà đã
từng tiến hành với các chương Yershalaim). L.Fialkova không giải thích tại sao
M.Bulgakov lựa chọn thể loại tiểu thuyết lịch sử cũng như không trả lời câu hỏi về
hiệu ứng tổng thể do nó tạo ra. Giống như A.Lesskis, L.Fialkova không giải thích
thỏa đáng về sự liên kết giữa hai phần của tiểu thuyết, cũng như không đề xuất
một nguyên lí liên kết chung của toàn bộ tác phẩm.
Mikhail Kreps đi xa hơn L.Fialkova trong cách nhận diện các thể loại tồn
tại trong tiểu thuyết. M.Kreps khẳng định rằng kiệt tác của M.Bulgakov chứa
đựng trong nó ít nhất bốn thể loại: 1) truyện trào phúng (liên quan đến phần miêu
tả đời sống văn chương và sân khấu ở Moskva đương đại); 2) truyện lịch sử
(Yeshua và Ponti Pilate); 3) truyện lãng mạn (Nghệ nhân và Margarita); 4)
truyện phiêu lưu (cuộc phiêu lưu của Voland và đoàn tùy tùng ở Moskva đương
đại) [70, tr. 70].
Đoàn Tử Huyến với lời giới thiệu của Tuyển tập văn xuôi Bulgakov có phần
giống với M.Kreps khi đưa ra nhận định về tính chất tổng hợp và phức tạp của thể
loại ở Nghệ nhân và Margarita, thậm chí ông còn “mở rộng” danh sách thể loại
tồn tại trong tiểu thuyết này: “chúng ta có thể xếp Nghệ nhân và Margarita vào
các loại: tiểu thuyết triết học, tiểu thuyết trào phúng, tiểu thuyết giả tưởng, tất
nhiên cả tiểu thuyết hiện thực và…” [23, tr. 16]. Làm rõ sự kết hợp của nhiều thể
loại trong tác phẩm, Đoàn Tử Huyến đã phân tách ba nhóm sự kiện: nhóm sự
kiệm trào phúng, nhóm sự kiện liên quan đến Nghệ nhân – nhóm sự kiện mang
tính bi kịch và nhóm sự kiện về lịch sử cổ đại; tương ứng với các nhóm sự kiện là
các nhóm nhân vật. Về cơ bản, Đoàn Tử Huyến gợi ý cho người đọc hình dung về
sự phức tạp của các thể loại tồn tại trong Nghệ nhân và Margarita.
Rất nhiều nhà nghiên cứu nhận định rằng tiểu thuyết của M.Bulgakov là
sự tiếp nối của truyền thống Faust. Dựa vào trên những trích dẫn và những ám
gợi truyền thuyết nhiều người đã tranh cãi về bản chất và phạm vi sự tồn tại của
Faust trong Nghệ nhân và Margarita. Năm 1969, Elizabeth Stenbock- Fermor,
một trong những nhà phê bình đầu tiên của Phương Tây về M.Bulgakov, đã so
sánh tiểu thuyết của Bulgakov với Faust của Goethe và những phiên bản khác
của truyền thuyết Faust ở thế kỉ XVI [180]. Andrew Barratt, người viết lời giới
thiệu cho cuốn chuyên khảo về Nghệ nhân và Margarita, cho rằng trong chương
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Luận án TS. Văn học Nga: 62 22 30 01 --Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Từ phương diện lí thuyết, đưa ra cách hình dung khái niệm “tiểu thuyết huyền thoại” thế kỉ XX, sự khác nhau giữa tiểu thuyết huyền thoại thế kỉ XX với tiểu thuyết có chứa những yếu tố huyền thoại của thế kỉ XIX. Nghiên cứu Nghệ nhân và Margarita - tiếp biến liên văn bản như một trường hợp của tiểu thuyết huyền thoại thế kỉ XX, hướng đến xác định các lớp liên văn bản, tạo cơ sở cho việc hiểu ý nghĩa của huyền thoại trong tác phẩm; nghiên cứu Nguyên lí trò chơi trong tổ chức không-thời gian, hệ thống nhân vật và cốt truyện và Cấu trúc chủ thể trần thuật, chỉ ra các nguyên lí cơ bản chi phối sự vận động của các yếu tố cấu trúc tiểu thuyết Nghệ nhân và Margarita khi có sự tác động của tư duy huyền thoại, góp phần xác định đặc điểm trong phong cách văn xuôi M.Bulgakov. Từ đó cho phép hình dung về sự phát triển của thể loại tiểu thuyết huyền thoại trong văn học phương Tây thế kỉ XX nói chung và trong văn xuôi Nga nói riêng
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Sự xuất hiện các cuốn tiểu thuyết Ulysses (1922) của J.Joyce, Núi thần
(1924) của T.Mann, Nghệ nhân và Margarita (hoàn thành năm 1940 – xuất bản
năm 1967) của M.Bulgakov đã khiến độc giả cũng như giới phê bình băn khoăn
về thể loại của chúng: đó phải chăng là “biến thể văn học. Tiểu thuyết? Dĩ nhiên
là không. Đó không phải là tiểu thuyết mà là một dạ hội ma quái của phù thủy,
một bản nhạc Capriccio đồ sộ, một đêm vũ hội của Quỷ hiếm có trong tưởng
tượng” [127, tr. 206-207]. Những tác phẩm như thế tuy thuộc về một khuynh
hướng mới của tiểu thuyết thế kỉ XX, được định danh về mặt thể loại là “tiểu
thuyết huyền thoại” (роман-миф) nhưng những dấu hiệu đặc trưng thể loại của
nó vẫn là vấn đề gây tranh luận. Khám phá đặc trưng thể loại khả dĩ định hình
được một hướng tiếp cận mạch lạc, cách giải thích logic cho những cuốn tiểu
thuyết vốn dĩ rất “rối rắm” trong cấu trúc và ý nghĩa. Những lí giải về đặc trưng
thể loại sẽ trở nên cụ thể và có cơ sở hơn nếu nghiên cứu thông qua một vài
trường hợp cụ thể.
Nghệ nhân và Margarita của M. Bulgakov là một trong những hiện tượng
lớn nhất của văn học nghệ thuật Nga thế kỉ XX. Đó là cuốn tiểu thuyết được
hoàn thành sau nhiều lần bị chính nhà văn xé, đốt… do những áp lực từ chế độ
chính trị. Đó cũng là cuốn tiểu thuyết, do sự gắt gao của chế độ kiểm duyệt, phải
20 năm sau khi hoàn thành mới được in và đến với độc giả (1967). Số phận cuốn
tiểu thuyết đã khẳng định “định đề” nhà văn đặt vào lời của Quỷ ở gần cuối tác
phẩm: “bản thảo không bao giờ cháy”. Ở Nghệ nhân và Margarita người đọc có
thể tìm thấy và khám phá mã lịch sử - tôn giáo – văn hóa folklore, dấu ấn truyền
thống văn học Nga, sự hiện hữu của truyền thống văn học Phương Tây, những
nét tương đồng về mặt thi pháp và những cảm thức thời đại với nhiều tác phẩm
lớn của văn học thế giới thế kỉ XX (Ulysses của J.Joyce, Núi thần của
T.Mann…) và rất nhiều bí ẩn cần giải mã trong phong cách cũng như tư duy
nghệ thuật của M.Bulgakov. Có lẽ cũng vì vậy, từ thời điểm xuất hiện của cuốn
tiểu thuyết cho đến nay, những bàn cãi, tranh luận về nó trong giới phê bình Nga
và Phương Tây luôn sôi nổi và chưa có điểm dừng. Một trong những tâm điểm của
những bàn thảo ấy vẫn là vấn đề thể loại của tác phẩm.
Mặt khác, trong văn học Nga thế kỉ XX, M. Bulgakov được coi là nhà văn
thuộc bộ phận văn học phi chính thống, một bộ phận văn học tạo thêm tính phức
tạp, đa diện cho bức tranh văn học của giai đoạn này, một bộ phận văn học dẫu
không nhận được sự ủng hộ, “đồng vọng” của thể chế chính trị xô viết, nhưng
vẫn tồn tại và khẳng định được giá trị và ý nghĩa tồn tại của chính mình, không
chỉ với độc giả Nga mà với cả thế giới, không chỉ ở thời điểm ra đời mà cả sau
khi cùng với sự sụp đổ của thể chế xô viết, cái định tính “phi chính thống” đã
được gỡ bỏ. Vì thế, nghiên cứu M.Bulgakov với “tiểu thuyết định mệnh” Nghệ
nhân và Margarita còn góp phần lí giải sự tồn tại, những đóng góp, những đặc
điểm riêng biệt của bộ phận văn học Nga từng bị cấm đoán trong tổng thể thẩm
mĩ – Văn học Nga thế kỉ XX.
Với tất cả những lí do đó, chúng tui chọn Nghệ nhân và Margarita của
M.Bulgakov như một trường hợp để nghiên cứu những đặc điểm thi pháp của
tiểu thuyết huyền thoại thế kỉ XX.
2. Lịch sử vấn đề
Kể từ thời điểm cuốn tiểu thuyết được in cho đến nay, số lượng các bài báo,
công trình nghiên cứu về Nghệ nhân và Margarita trên thế giới khó có thể thống
kê hết được. Ở Nga, những nghiên cứu chuyên sâu về M.Bulgakov chủ yếu tập
trung ở các chuyên luận của L.Ianovska, M.Chudakova, A.Smeliansky… và các
công trình nghiên cứu của V.Lakshin, A.Vulis, B.Sokolov, E.A.Yablokov… Theo
thống kê của B. T. Georgievna trong luận án bảo vệ năm 2001 tại MGU - Sáng tác
của Mikhail Bulgakov trong phê bình viết bằng tiếng Anh những năm 1960-1990
[56], số lượng bài báo và sách nghiên cứu ở Nga về M.Bulgakov từ năm 1967 đến
1997 là 220 [56, tr. 193-201]. Ở Mĩ và Phương Tây, số lượng những bài báo
nghiên cứu về cuốn tiểu thuyết cuối cùng của M.Bulgakov đăng trên các tạp chí
New York Times, Australia Slavonic and East European Studies, Slavic Review,
Slavic and East European Journal, Russian Review, Slavonic And East European
Review, Canadian Slavonic Papers, Russsian Literature Triquaterly từ 1967 đến
1997 là 289 [56, tr. 177-192]. Số lượng bài báo đã công bố nghiên cứu về Nghệ
nhân và Margarita ở Việt Nam: 03 bài và lời giới thiệu văn xuôi M.Bulgakov của
Đoàn Tử Huyến mở đầu Tuyển tập văn xuôi M.Bulgakov.
Phổ chung nghiên cứu của ngành “Bulgakov học” (Bulgakovedenie) rất
rộng, bao gồm: các lĩnh vực thi pháp học, văn bản học, văn hóa học, nghiên cứu
so sánh,… các vấn đề giai đoạn sáng tác cuốn tiểu thuyết, ngọn nguồn, thể loại,
cấu trúc, motif, tư tưởng của nó. Luận án tập trung nghiên cứu vấn đề thể loại
của Nghệ nhân và Margarita, nên chúng tui quan tâm nhiều đến các tài liệu bàn về
thể loại, đặc biệt là những công trình trực tiếp hay gián tiếp gợi ý cách hình dung
Nghệ nhân và Margarita như một tiểu thuyết huyền thoại và những đặc điểm thi
pháp thể loại của tác phẩm.
Bàn về thể loại của Nghệ nhân và Margarita, các nhà nghiên cứu đi theo
bốn hướng. Khuynh hướng thứ nhất cho rằng tiểu thuyết được xây dựng dựa trên
việc kết hợp sử dụng các thể loại đã tồn tại trước đây. Hầu hết các nhà phê bình
đều lưỡng lự trong việc xác định thể loại cụ thể, họ nhận ra các đặc điểm khác
nhau giữa các chương Moskva và Yershalaim và không thể hợp nhất các tuyến
truyện vào trong tổng thể thống nhất. Khuynh hướng thứ hai nhìn tiểu thuyết như
một dạng thức của thể loại châm biếm. Các nhà nghiên cứu tranh cãi về các thể
loại từ châm biếm chính trị đến châm biếm Menippus. Khuynh hướng thứ ba coi
tiểu thuyết như một tác phẩm quan trọng của chủ nghĩa hiện đại. Khuynh hướng
thứ tư nhìn Nghệ nhân và Margarita như một tác phẩm thuộc chủ nghĩa tân
huyền thoại của thế kỉ XX. Dưới đây chúng tui sẽ lần lượt phân tích từng khuynh
hướng nghiên cứu. Theo đó, chúng tui không triển khai lịch sử vấn đề theo nhóm
những nghiên cứu của Nga, Phương Tây và Việt Nam, cũng như không phân
định theo các giai đoạn mà đi theo các cụm vấn đề đã được đặt ra.
Nghệ nhân và Margarita - tiểu thuyết thống hợp nhiều thể loại
Trong cuốn sách Thập kỉ cuối cùng của Mikhail Bulgakov: nhà văn như là
nhân vật [151], học giả J.A.E.Curtis của Đại học Oxford đã chỉ ra rằng cuốn tiểu
thuyết mang hình thức thể loại đặc biệt. Theo bà, cấu trúc phức tạp và các phong
cách khác nhau chạy suốt các chương Moskva và Yershalaim đã khiến các nhà
phê bình tranh cãi về thể loại của nó. Họ khẳng định rằng các tác phẩm văn học
những giai đoạn trước hay các truyền thống văn học đã ảnh hưởng đến
M.Bulgakov và hướng đến miêu tả sự kết hợp khác thường của các thể loại trong
bản thân tác phẩm.
Nhà phê bình người Nga A.Lesskis hướng nhiều đến vấn đề hình thức
trong công trình phê bình của mình. Ông chỉ ra những đặc điểm khác nhau của
các chương Yershalaim và Moskva, và gọi tác phẩm của M.Bulgakov là “tiểu
thuyết cặp đôi” (двойной роман), tiểu thuyết trong tiểu thuyết, một tiểu thuyết
về một tiểu thuyết [75, tr. 52]. Theo ông, Nghệ nhân và Margarita không trùng
với diện mạo thể loại của một tiểu thuyết (ông định nghĩa tiểu thuyết là thể loại
bàn luận về số phận của một người hay một nhóm người, kết nối với những
người khác), mà đó là một hiện tượng thể loại đặc biệt [75, tr. 54]. Lesskis hoàn
toàn đúng khi lưu ý rằng Nghệ nhân và Margarita vượt ra ngoài cách hình dung
truyền thống về thể loại tiểu thuyết nhưng cách phân loại Nghệ nhân và
Margarita như một tiểu thuyết cặp đôi đã bỏ qua tính chặt chẽ trong cấu trúc,
những dấu hiệu lặp lại giữa trần thuật Moskva và Yershalaim, tính tổng thể
thống nhất về mặt triết mĩ của nó.
K.Simonov [101, tr. 181] tuy vẫn sử dụng khái niệm “tiểu thuyết cặp
đôi”, nhưng khẳng định rằng M.Bulgakov về cơ bản đã đưa một tiểu thuyết tâm
lí vào trong tiểu thuyết huyễn tưởng. Việc nhà phê bình nhấn mạnh huyễn
tưởng như một cách nổi trội của tác phẩm vẫn còn mơ hồ ở chỗ nó
không giải thích được sức nặng của những đoạn miêu tả tâm lý liên quan đến
Nghệ nhân và Pilate.
Nhà phê bình Larisa Fialkova tiếp cận tác phẩm của M.Bulgakov theo
hướng so sánh, bắt đầu bằng việc thừa nhận rằng tiểu thuyết kết hợp trong nó
nhiều thể loại. Khi bàn về những nét tương đồng giữa cái nhìn của M.Bulgakov và
Andrei Belyi về thành phố Moskva, Fialkova cho rằng các chương Yershalaim
được viết theo thể loại tiểu thuyết lịch sử [117, tr. 366]. Khi bàn về các yếu tố ảo
trong các chương Moskva bà không đưa ra những phân định về thể loại (như bà đã
từng tiến hành với các chương Yershalaim). L.Fialkova không giải thích tại sao
M.Bulgakov lựa chọn thể loại tiểu thuyết lịch sử cũng như không trả lời câu hỏi về
hiệu ứng tổng thể do nó tạo ra. Giống như A.Lesskis, L.Fialkova không giải thích
thỏa đáng về sự liên kết giữa hai phần của tiểu thuyết, cũng như không đề xuất
một nguyên lí liên kết chung của toàn bộ tác phẩm.
Mikhail Kreps đi xa hơn L.Fialkova trong cách nhận diện các thể loại tồn
tại trong tiểu thuyết. M.Kreps khẳng định rằng kiệt tác của M.Bulgakov chứa
đựng trong nó ít nhất bốn thể loại: 1) truyện trào phúng (liên quan đến phần miêu
tả đời sống văn chương và sân khấu ở Moskva đương đại); 2) truyện lịch sử
(Yeshua và Ponti Pilate); 3) truyện lãng mạn (Nghệ nhân và Margarita); 4)
truyện phiêu lưu (cuộc phiêu lưu của Voland và đoàn tùy tùng ở Moskva đương
đại) [70, tr. 70].
Đoàn Tử Huyến với lời giới thiệu của Tuyển tập văn xuôi Bulgakov có phần
giống với M.Kreps khi đưa ra nhận định về tính chất tổng hợp và phức tạp của thể
loại ở Nghệ nhân và Margarita, thậm chí ông còn “mở rộng” danh sách thể loại
tồn tại trong tiểu thuyết này: “chúng ta có thể xếp Nghệ nhân và Margarita vào
các loại: tiểu thuyết triết học, tiểu thuyết trào phúng, tiểu thuyết giả tưởng, tất
nhiên cả tiểu thuyết hiện thực và…” [23, tr. 16]. Làm rõ sự kết hợp của nhiều thể
loại trong tác phẩm, Đoàn Tử Huyến đã phân tách ba nhóm sự kiện: nhóm sự
kiệm trào phúng, nhóm sự kiện liên quan đến Nghệ nhân – nhóm sự kiện mang
tính bi kịch và nhóm sự kiện về lịch sử cổ đại; tương ứng với các nhóm sự kiện là
các nhóm nhân vật. Về cơ bản, Đoàn Tử Huyến gợi ý cho người đọc hình dung về
sự phức tạp của các thể loại tồn tại trong Nghệ nhân và Margarita.
Rất nhiều nhà nghiên cứu nhận định rằng tiểu thuyết của M.Bulgakov là
sự tiếp nối của truyền thống Faust. Dựa vào trên những trích dẫn và những ám
gợi truyền thuyết nhiều người đã tranh cãi về bản chất và phạm vi sự tồn tại của
Faust trong Nghệ nhân và Margarita. Năm 1969, Elizabeth Stenbock- Fermor,
một trong những nhà phê bình đầu tiên của Phương Tây về M.Bulgakov, đã so
sánh tiểu thuyết của Bulgakov với Faust của Goethe và những phiên bản khác
của truyền thuyết Faust ở thế kỉ XVI [180]. Andrew Barratt, người viết lời giới
thiệu cho cuốn chuyên khảo về Nghệ nhân và Margarita, cho rằng trong chương
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links