diaryofprincess
New Member
Download miễn phí Luận văn Đặc điểm truyện ngắn Cao Duy Sơn
MỤC LỤC
Trang
A. Phần mở đầu
1. Lí do chọn đề tài . . 1
2. Lịch sử vấn đề . . 3
3. Đối tượng nghiên cứu. . 6
4. Phạm vi nghiên cứu. . 6
5. Phương pháp nghiên cứu . 6
6. Bố cục của luận văn . . 7
Chương 1. Văn xuôi miền núi đương đại và sự xuất hiện của nhà văn Cao Duy Sơn10
1. Diện mạo, đặc điểm và thành tựu của văn xuôi miền núi đương đại. . 10
1.1. Một cách hiểu về văn xuôi miền núi đương đại. . 10
1.2. Phác thảo về diện mạo văn xuôi miền núi đương đại . 12
1.2.1. Quá trình vận động và đội ngũ nhà văn . 12
1.2.2. Những thành tựu và hạn chế của văn xuôi miền núi đương đại . 16
2. Quá trình sáng tác của nhà văn Cao Duy Sơn. 20
2.1. Vài nét về tiểu sử nhà văn Cao Duy Sơn. 20
2.2. Quá trình sáng tác của nhà văn Cao Duy Sơn. 22
3. Những tương đồng và khác biệt của Cao Duy Sơn với các tác giả vă n
xuôi miền núi đương đại. . .23
3.1. Những nét tương đồng. 23
3.2. Những nét khác biệt. . 24
Chương 2. Hiện thực và con người miền núi trong truyện ngắn Cao Duy Sơn27
1. Quan niệm nghệ thuật về hiện thực và con người trong truyện ngắn Cao Duy Sơn. .27
1.1.Quan niệm nghệ thuật về hiện thực trong truyện ngắn Cao Duy Sơn . . . . . .27
1.2. Quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn Cao Duy Sơn. .28
2. Bức tranh xã hội miền núi với những xung đột “Ngầm” và in đậm
bản sắc văn hoá Tày. .29
2.1. Hiện thực xã hội miền núi với những xung đột vừa dữ dội vừa lâu dài. . 29
2.1.1. Xung đột lịch sử - dân tộc. . 30
2.1.2. Xung đột thế sự - đời tư. . 30
2.2. Hiện thực xã hội miền núi in đậm bản sắc văn hoá Tày. 32
3. Hình tượng con người miền núi với một số nét đặc trưng. 37
3.1. Con người miền núi với số phận bi kịch. . 37
3.2. Con người tha hoá và sám hối. . 40
3.3. Con người thánh thiện. . 42
Chương 3. Một số phương diện nghệ thuật trong truyện ngắnCao Duy Sơn47
1. Cốt truyện . . 47
1.1. Khái niệm Cốt truyện. . 47
1.2. Cốt truyện trong ba tập truyện ngắn Cao Duy Sơn. 48
2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật. 52
2.1. Khái niệm nhân vật văn học. . 52
2.2.Kiểu nhân vật trung tâm trong truyện ngắn Cao Duy Sơn. 54
2.2.1. Kiểu nhân vật lí tưởng. . 56
2.2.2. Kiểu Nhân vật dị dạng về nhân cách. 58
2.3. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật . 59
2.4. Nghệ thuật miêu tả hành động nhân vật. 65
2.5. Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật. 67
3. Đặc điểm ngôn ngữ truyện ngắn Cao Duy Sơn . 73
3.1. Ngôn ngữ giàu hình ảnh, sử dụng thủ pháp so sánh. 73
3.2. Sử dụng lối diễn đạt của người dân tộc. 79
Kết luận. 84
Thư mục tài liệu tham khảo. 89
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-01-29-luan_van_dac_diem_truyen_ngan_cao_duy_son.Qs5DqmnYtv.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-57155/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
đẫm mồ hôi, nước mắt và cả máu của nhữngngười dân cùng kiệt khổ. Nỗi đau câm lặng và cái chết của cô gái câm càng tô
đậm thêm sắc màu bi kịch cho tác phẩm. Nhưng cách mạng đã mang ánh sáng
đến xua tan đi bóng tối. Mảnh ruộng xưa bị lí trưởng cướp đoạt nay đã về lại
với nhân dân. Lão không điên cuồng chống phá công cuộc đổi mới xã hội chủ
nghĩa ở bản Luông nhưng thất bại. Nhưng chính cái chết của Khin - con trai
người đàn bà câm ngày trước lại mang một ý nghĩa lớn lao: vừa là dấu chấm
hết cho tàn dư của xã hội cũ vừa là minh chứng cho sự chiến thắng của cái
mới, cái tiến bộ trên mảnh đất này.
Trong truyện ngắn Thằng Hoán chúng ta lại bắt gặp một số phận bi
kịch. Bi kịch đời tư của Hoán được biểu hiện trong nỗi đau, nó xuất hiện ba
lần trong tác phẩm. Lần thứ nhất là những khi tự ngắm nhìn ngoại hình dị
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
39
dạng đến quái gở của mình. Chính ngoại hình ấy khiến Hoán không lấy được
vợ và trở thành đối tượng để cười cợt, trêu đùa của các cô gái làng. Nỗi đau
xuất hiện lần thứ hai khi chứng kiến vợ mình là Làn Dì ngoại tình với tay thợ
cả ngay trong ngôi nhà mới của mình. Hình ảnh ngôi nhà trở nên tan hoang
sau cái đêm đau đớn ấy vừa mang ý nghĩa tả thực vừa mang ý nghĩa tượng
trưng. Sự tan hoang đổ vỡ của hạnh phúc gia đình và cũng là sự đổ vỡ niềm
tin trong chính tâm hồn Hoán. Nỗi đau xuất hiện lần thứ ba, không bộc lộ ồn
ào, thẳm sâu nhưng quặn thắt hơn. Đó là khi Làn Dì người vợ bội bạc trở về
đón đứa con không cùng dòng máu nhưng Hoán vô cùng yêu quí ra đi. Chính
ở tình huống kịch tính ấy Hoán đã bộc lộ bản chất cao đẹp trong con người
mình: Không ích kỷ, không tàn nhẫn, nén nỗi đau riêng mà khuyên con đi
theo mẹ. Nhưng, đứa con ấy đã ở lại cùng Hoán như một kết thúc có hậu, một
bàn tay nhân ái đã xoa dịu nỗi đau của số phận bất hạnh. Nhưng trong truyện
ngắn này không chỉ có bi kịch đời tư, mà còn có cả bi kịch thế sự. Tay thợ cả
xưa đã trở thành tư thương và trở về cái bản nhỏ của Hoán làm xáo trộn sự
yên bình vốn có, mặt trái của cơ chế thị trường, nó như cơn bão làm lay động,
đổi thay nếp sống tốt đẹp ngàn đời của bao làng bản bình yên. Đó là một qui
luật tất yếu của thời đại mà sao vẫn khiến người đọc rưng rưng để rồi lo sợ
cho bản sắc văn hoá, cho hồn quê, người quê trước sức mạnh của xã hội hàng
hoá mua bán lạnh lùng. Nỗi buồn lo trong Chân quê của Nguyễn Bính hình
như cũng thấp thoáng trở về sau những trang văn đẹp và buồn xót xa của Cao
Duy Sơn.
Đó là bi kịch đời tư của lão Vược trong truyện ngắn Cuộc báo thù cuối
cùng bi kịch của lão Sinh và Ếm trong truyện ngắn Chợ tình, của Thùng,
Đẹm trong truyện ngắn Mùa én gọi bầy... Những ngang trái của số phận
khiến lão Sinh và Ếm không lấy được nhau, để nỗi đau biến thành lòng chung
thuỷ mà mấy mươi năm trở thành thử thách. Chỉ có núi rừng, gốc cây và đôi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
40
giày vải mỗi năm lão Sinh xỏ chân một lần như những chứng nhân thầm lặng
cho mối tình chung thuỷ, cho tâm hồn cao đẹp dấu kín trong mộc mạc ít lời
của con người miền núi. Những phẩm chất như “vàng mười” ẩn sâu trong đá
lạnh mà không phải ai cũng có thể nhìn thấy. Lão Vược trong truyện ngắn
Cuộc báo thù cuối cùng lại mang một nỗi đau khác: Người vợ yêu quí bị Hổ
ăn thịt. Từ đó lão Vược lấy việc săn thù rừng vừa để mưu sinh, vừa để báo
thù. Nhưng hận thù thường khiến con người trở nên mù quáng, mỗi viên đạn
bắn vào muông thú dường như cũng bắn vào chính mình. Chỉ khi đứng trước
những giọt nước mắt trong veo của bé Na con gái lão thì lão Vược mới bừng
tỉnh. Đó cũng chính là sự bừng tỉnh trong mỗi con người chúng ta. Bi kịch đời
tư trong truyện ngắn Mùa én gọi bầy lại xuất phát từ một lần lầm lỡ của
Đẹm. Lòng thù hận của Thùng không chỉ phá huỷ hạnh phúc gia đình mà còn
huỷ hoại chính anh ta. Hãy biết yêu thương và tha thứ là thông điệp mà Cao
Duy Sơn muốn gửi gắm trong truyện ngắn này. Sự phục thiện và ánh mắt chờ
đợi vợ con của Thùng ở đoạn kết câu chuyện đã gieo vào lòng người đọc bao
hi vọng.
Hình tượng con người bi kịch được miêu tả và lặp lại trong hàng loạt
truyện ngắn đã trở thành một kiểu loại nhân vật trung tâm trong sáng tác của
Cao Duy Sơn. Chúng tui nhận thấy đó là vẻ đẹp kiên cường và cao thượng
của con người miền núi. Họ đã vượt lên trên những bi kịch của số phận toả
sáng lòng nhân hậu, dũng cảm trong đói cùng kiệt và bất hạnh.
3.2. Con ngƣời tha hoá và sám hối.
Hình tượng con người này xuất hiện không nhiều nhưng vẫn mang một ý
nghĩa nghệ thuật đặc biệt. Dù chỉ xuất hiện trong ba truyện ngắn nhưng đã
chứng tỏ cái nhìn về cuộc sống và con người của nhà văn không đơn giản một
chiều. Ở đây bên cạnh tính truyền thống với sự phân chia nhân vật thành
chính diện và phản diện thật rành mạch, chúng ta bắt gặp sắc màu hiện đại
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
41
trong cái nhìn nghệ thuật của nhà văn. Bởi thiện và ác nằm ngay trong mỗi
con người cuộc đấu tranh này có tính vĩnh hằng với cả loài người. Nhân vật
lão Khuề trong truyện ngắn Âm vang vong hồn đã suốt một đời day dứt, ân
hận vì hèn yếu không dám bảo vệ tình yêu của mình với Ban. Lão Khuề đã
gục chết ngay trên con đường đưa tiễn Ban đến nơi an nghỉ cuối cùng. Lão
chết vì bệnh tật hay vì nỗi đau khổ dày vò? Lão chết vì muốn cùng người
yêu... đoàn tụ ở thế giới bên kia? kết thúc “mở” với bao giả thiết ấy khiến
người đọc không chỉ xót xa mà còn cảm phục bởi một trái tim tội lỗi biết
sám hối.
Trong truyện ngắn Hòn bi đá màu trắng, nhân vật Dồ là người kéo nhị
tài hoa đã phải dằn vặt hối hận bởi thói tự phụ và đố kị của mình. Nếu cây nhị
tài hoa của Dồ biết cùng hoà nhịp với cây sáo kì diệu của Soóng thì đã không
làm đổ vỡ gia đình và tạo ra nỗi đau cho bao người. Cũng từ đó sự hắt hủi của
Dồ với con trai là Ky đã tạo ra bi kịch và ám ảnh Dồ đến hết đời.
So sánh với hai truyện ngắn kể trên, chúng tui thấy hình tượng con người
tha hoá và sám hối trong truyện ngắn Hấp hối được Cao Duy Sơn khắc hoạ
thành công và có sự ám ảnh hơn cả. Đặc biệt truyện ngắn này, nhà văn đã có
những cách tân độc đáo trong bút pháp nghệ thuật của mình với thủ pháp
nghệ thuật sử dụng giấc mơ để phóng chiếu thế giới nội tâm đầy giằng xé của
nhân vật ông Kình. Ông Kình là một quan chức cao cấp của tỉnh. Nhưng con
người đầy quyền lực ấy không hề có một phút giây thanh thản, khi ngày đêm
phải đối diện với tội ác của mình. Khi còn trẻ, để thoả mãn thú tính của mình
ông Kình đã tổ chức bắt cóc và hãm hiếp một cô gái đã có chồng. Tội ác trong
bóng tối ấy đã làm tan nát một gia đình hạnh phúc đẩy bao người vào bi kịch
khổ đau. Sự dằn vặt sám hối của ông Kình đư