kAjzU_bEe

New Member
Huyện đảo Lý Sơn chẳng những có nhiều hải sâm quý, mà còn lắm món ăn bình dân đem đến cho người thưởng thức những ký ức còn mãi với tháng năm.  Bánh ít lá gai "Muốn ăn bánh ít lá gai,
Có chồng ngoài đảo cho dài đường đi" Bánh gai có ở nhiều nơi như Hải Dương, Nam Bộ. Nhưng bánh lá gai của Lý Sơn ở Quảng Ngãi thì phải nói là khá đặc biệt. Đặc sản ở huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi? Lá gai đã được hái về từ trước, tước bỏ gân lá, phơi khô. Tiếp đó là đem đun cho nhừ, vắt khô, thái mịn rồi đem giã trong cối đá cho nhừ. Khi giã có cho thêm gừng nướng để thêm hương thơm. Đường phên (một loại đường thẻ, miếng to chừng bàn tay) đun cho sôi chảy rồi đổ vào cối đá lá gai đã nhừ. Người ta nhào mật này với bột cho đều rồi đem giã cho thật nhuyễn. Giã xong có màu xanh đen, mịn màng, dẻo quánh. Mùi nếp, mùi mật, mùi lá gai quyện vào nhau thơm nức. Bánh gai gói bằng lá chuối, hình dẹt. Nhân bánh gai được làm bằng lạc rang giã nhỏ hay đỗ xanh trộn đường. Bánh hấp trong chõ như đồ xôi. Từ lúc nước sôi cho đến khi bánh chín, chừng tàn. Khi ăn, không thể lột bỏ lá bánh một cách vội vàng được. Phải thong thả tước lá thành từng sợi để bánh khỏi dính theo lá. Chiếc bánh bóc ra đen nhánh, mịn màng như một lát thạch. Bánh có vị ngọt sắc của đường, vị dẻo thơm của nếp và lá gai, vị bùi của nhân đậu. Ăn không ngấy. Bánh gai có thể để nhiều ngày mà không sợ mốc. Nếu để lâu, bánh khô, người ta có thể đem nướng trên than hồng, bánh nở phồng, ăn vẫn ngon. hay có thể đem rán lại cho bánh mềm, ăn có vị ngon riêng. Trước kia, người Lý Sơn thường chỉ làm bánh gai vào dịp rằm tháng bảy,để cúng tổ tiên, ông bà. Bây giờ bánh trở thành một món quà dân dã, thường có bán trong những ngày chợ phiên, những quán nước. Khách nơi xa đến Lý Sơn bao giờ cũng mua lấy mươi cặp bánh gai đem về làm quà cho người thân, như để giới thiệu một chút văn hóa của một vùng đất nơi hải đảo xa xôi. Hàu son xào Huyện đảo Lý Sơn chẳng những có nhiều hải sâm quý, mà còn lắm món ăn bình dân như món hàu son xào đu đủ với hương vị độc đáo, đã đem đến cho người thưởng thức những ký ức còn mãi với tháng năm. Đặc sản ở huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi? Những ngày con nước ròng mạnh, xung quanh đảo gành đá lô nhô. Lúc ấy phụ nữ và các em bé lớn chừng 10 tuổi có thể mang rổ và liềm (công cụ bằng câu liêm bẻ cong ở mũi) ra gành bới hàu son (còn gọi là vẹm). Vẹm thuộc loài nhuyễn thể, có ở khắp gành. Chúng sống trong lớp cát san hô có rong biển. Vẹm hình bầu dục, lớn hơn ngón tay cái một chút. Bắt vẹm đem về dùng dao nhỏ, mũi nhọn tách vẹm làm 2 nửa, nạy lấy ruột. Ruột vẹm lớn gần bằng đầu ngón tay út, có màu gạch rất tươi. Cái ngon của vẹm là phải lấy ruột vẹm sống. Còn nếu phải luộc cho 2 nửa vỏ tách ra để lấy ruột như thế, sẽ mất đi vị ngọt và chẳng còn ngon nữa. Đem chao nhẹ ruột vẹm một lần vào nước sạch và để ráo. Đu đủ chín hường nạo thành sợi. Phi hành tỏi vào chảo dầu và xào đu đủ vừa chín. Bỏ vẹm vào đảo cho đều; nêm gia vị: Mắm, muối, đường, bột ngọt… rồi bày ra đĩa. Rắc ít tiêu bột và đậu phộng rang giã nhỏ vừa, cho thêm ít hành xắt mỏng và cuối cùng là rau thơm như ngò, húng, quế… Và như thế ta đã có đĩa xào hàu son. Màu đỏ son tươi tắn của vẹm chen lẫn màu vàng mơ của đu đủ; thêm vào màu trắng hồng của hành hoà cùng sắc xanh của các loại rau thơm khiến người ta chưa ăn nước miếng đã tứa ở chân răng. Ăn như thế đã là ngon, nhưng phải xúc hàu son xào với bánh tráng (bánh đa) dày nướng chín, thì mới ngon tuyệt hảo. Thôi thì đủ vị: Ngọt, mặn, béo, bùi, cay cay, dòn dòn vừa ngon, vừa thơm. Cái thơm của hàu son xông lên tận mũi sao mà tuyệt diệu! Hàu son xào - món ăn ngon đã đi vào câu ca của người dân xứ đảo. Ngày kỵ giỗ, nhà nào cũng làm món hàu son để cúng ông bà. Có dịp, bạn hãy đến với huyện đảo Lý Sơn vào những ngày nước ròng mạnh, để được ăn và được nhớ miếng ngon hàu son! Cua dẹt Từ là những con cua sống hoang dại trong những kẽ đá trên những đồi cao của đảo Bé (xã An Bình - huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi), con cua dẹt bây giờ đã trở thành con vật nuôi đặc sản của nhiều hộ nông dân ở đây. Và đầu ra thì thênh thang bởi nó được đánh giá là còn khoái khẩu hơn cả đặc sản cua Hoàng đế. Đặc sản ở huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi? Cua dẹt là loài cua chịu đựng tốt nắng nóng, không cần nước uống. Để nuôi chúng, nông dân đảo Bé chỉ cần xây 1 cái hồ bằng xi măng rộng chừng vài chục mét vuông là có thể thả nuôi vài ngàn con. Để tạo không gian tự nhiên cho chúng, người nuôi ra những ngọn đồi trên đảo, lượm những hòn đá phổi (rất nhẹ) xếp chồng lên nhau tạo nên những cái hang, hốc. Cua giống được thả vào, chúng sống trong những hốc đá. Đêm xuống mát trời, chúng bò ra khỏi hốc đá tìm ăn. Chúng ăn được tất tần tật mọi thứ: dưa, bí, bầu, rau muống, bắp, xơ mít, côn trùng… Vốn loài ăn tạp thì lớn nhanh như thổi nên từ khi thả giống, chỉ 1 tháng sau là có thể xuất bán. Khi bán, người nuôi chỉ chọn bắt những con cua đực, những con cái để lại cho chúng sinh sản. Loài cua này lại đẻ nhanh và nhiều nên sau khi thả giống đầy hồ, người nuôi chỉ cần thả bổ sung cua đực để “vỗ béo” có nhanh hàng cung cấp cho các thương lái bên thành phố qua mua và khai thác dần khi lũ cua con lớn lên. Những con cua trông dáng vẻ khô khốc, hoang dã, thế nhưng khi vừa nướng lên mùi thơm của nó đã tỏa ngan ngát. Bóc lớp vỏ đen cháy, món thịt trắng ngần săn chắc lộ ra, chấm ăn với muối ớt… Những ai thưởng thức nó lần đầu không thể không buột miệng khen lấy khen để cái vị thơm ngọt đậm đà của loài cua này. Trước đây, du khách nào đến đảo Bé muốn ăn con cua dẹt không phải là chuyện dễ bởi không phải ngày nào cũng bắt được chúng. Chúng chỉ bò lên từ những hốc đá sâu sau những cơn mưa dông. Bây giờ thì khác rồi, đã có nhiều hộ nuôi được chúng. Chẳng những du khách sang đảo Bé đã có thể thoải mái thưởng thức chúng bất cứ lúc nào mà những con cua dẹt còn trở thành món hàng thương phẩm vượt biển về thành phố Quảng Ngãi và nghiễm nhiên trở nên món đặc sản hiếm trong các nhà hàng. Gỏi tỏi Ra huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) khi đi ngang qua ruộng tỏi đã thu hoạch, bạn vẫn thấy những cây tỏi đứng chỏng chơ xanh mướt. Đó là những cây tỏi đực. Người ta thường gọi cây đực để chỉ những cây không đơm hoa kết trái. Tò mò nhổ thử vài cây, rảy sạch đất cát. Thì ra tỏi đực có củ nhỏ xíu xìu xiu chứ không có múi có tép như các cây tỏi bình thường. Củ tỏi đực thẳng đuột như củ kiệu, bộ rễ thì dài thon và trắng phau. Không nuôi củ nên thân và lá tỏi đực mới to khỏe và xanh mãi trên ruộng cát nóng bỏng như thế. Đặc sản ở huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi? Người dân Lý Sơn không nhổ hết tỏi đực một lần mà chừa chúng lại trên ruộng cát, nhổ ít một về làm gỏi. Nhổ tỏi về cắt bỏ rễ và phần lá ngọn. Dùng dao cắt thân thành từng đoạn vừa rồi chẻ ra làm hai làm ba. Cho tỏi vào thau nước lạnh ngâm khoảng 10 phút cho sạch mủ, ngâm xong bắc lên bếp luộc vừa chín tới, vớt ra rổ để nguội và ráo nước. Luộc để khử đi mùi nồng của tỏi. Nhưng nếu luộc chín quá, tỏi sẽ bị bủn, không làm gỏi được. Trong khi ngâm và luộc tỏi, rang đậu phộng, giã nhỏ, chuẩn bị rau thơm rửa sạch. Cho tỏi cùng với đậu phộng, rau thơm vào trộn đều. Cho thêm một ít bột ngọt, đường để gỏi tỏi ngon hơn. Xong xuôi bày ra đĩa. Ăn gỏi tỏi với bánh tráng nướng mới đúng kiểu. Bánh tráng phải là bánh tráng dày. Bẻ từng miếng bánh tráng xúc gỏi tỏi chấm nước mắm cay. Vị béo của bánh tráng quyện cùng vị thơm nồng nồng của tỏi không gì ngon bằng. Những người đi biển đánh cá về thường nhậu đế (rượu) với gỏi tỏi để giải mỏi. Dang nắng dầm mưa về, người dân Lý Sơn cũng ăn gỏi tỏi cho khỏe người. Gỏi tỏi là món dân dã ngon bổ rẻ, nhưng cũng là đặc sản của vùng tỏi này. Vì thế nếu đi ra đảo không trúng mùa tỏi, chỉ khách quý mới được thưởng thức món đặc sản gỏi tỏi. Mà ai đã thưởng thức rồi, khi về sẽ luôn nhắc món gỏi tỏi đảo Lý Sơn. Cá nục Múp máp, béo ngậy và lành tính là những gì mà con cá nục ở đây mang lại cho con người. Kể từ khi mở tuyến tàu khách tốc hành Sa Kỳ - Lý Sơn, khoảng cách 18 hải lý giữa hòn đảo này với đất liền được rút ngắn từ 3 giờ xuống còn 50 phút. Cá nục Lý Sơn cập cảng Sa Kỳ cũng vì thế mà tươi hơn, nhưng có lẽ ra tận Lý Sơn để ăn con cá nục vừa mới vớt lên từ những chiếc tàu hành nghề pha - xúc trong đêm thì mới “đúng bài”. Đặc sản ở huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi? Có hai cách chế biến món cá nục, được các bà nội trợ hòn đảo này chọn lựa mỗi khi đãi khách. Một là món hấp cuốn bánh tráng, hai là kho rim khô ăn với cơm dẻo. Nếu khách đi chơi ở Lý Sơn mà cũng “tốc hành” như tàu thì chọn món hấp cho nhanh; còn nếu lưu lại đảo vài hôm thì nên chọn món cá nục kho rim, ăn mới đã.

Cá nục vớt lên khỏi khoang tàu còn lấp lánh ánh bạc, lập tức chúng được “tẩy trần” bằng một thau nước ngọt rất hạn chế (ở Lý Sơn rất khan hiếm nước ngọt, nhất là mùa hè, mà mùa hè thì rất nhiều cá nục). Móc mang, lấy ruột một cách nhẹ nhàng vì phải giữ cho được phần da màu bạc của con cá để khi kho hay hấp, dọn ra đĩa, vừa đẹp mắt lại vừa ngon miệng. Nếu là hấp thì thoa một ít dầu lên vỉ để da cá khỏi dính, sau đó đặt lớp cá nục lên, lớp lá hành được phủ lên trên cùng, bắt đầu nấu. Chưa đầy 20 phút sau, một mùi thơm ngầy ngậy lan tỏa khắp gian bếp, ấy là lúc có thể tắt bếp, vớt cá ra đĩa. Mỗi chú cá nục được cuốn lại bằng bánh tráng, đừng quên kèm theo một ít lát khế mỏng. Bánh tráng cũng phải chọn kỹ, độ dẻo và dai phải có, nếu không, khi “cuốn” dễ bị rách, rất khó khăn khi chấm với nước mắm, thơm nực mùi tỏi đảo. Còn nếu rim khô để ăn với cơm dẻo thì cá nục phải ướp kỹ, cho lửa nhỏ và đều. Hễ mà nghe khét là coi như hỏng cả cá lẫn nồi... Gỏi sứa Không cầu kỳ không khách sáo và cũng không rối rắm và phức tạp là công thức của món gỏi sứa ngọt mát này. Giống như người miền Trung luôn mộc mạc thấm đẫm biết bao ân tình. Đặc sản ở huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi? Giữa cái nóng oi nồng của miền Trung, thì tại ta sao lại bỏ quên và làm lơ món gỏi sứa này?.Thật đơn giản trong chế biến mà cụng rất ngon lại rẻ thì người người đều mong chờ. Bởi giữa cái thời bão giá,giữa cái cùng kiệt còn đeo bám người dân miền Trung .Thì món gì ngon lại rẻ luôn là món được chọn cho những bữa ăn hàng ngày, thay đổi theo từng mùa,từng tháng. Cái vị mát lẫn khuất đâu đó trong hương vị của mùi rau cỏ.Giữa cái nóng nồng nực oi bực của mùa hè. Món gỏi sứa đã làm dịu đi cái nóng trong người, làm mát cả một tâm hồn ăn uống trong chính bạn. Có lẽ bạn chưa thật sự tin.Thì hãy đưa tay hay chịu khó nhìn kỹ nghe kỹ những âm tiết những lời văn cảm xúc về một món ngon đặc sản của mùa hè bạn nhé. Nói theo giọng gốc của người miền Trung thì món gỏi sứa được chế biến bằng sứa thiệt tươi ơi là tươi. Sứa được vớt lên từ chính biển miền Trung mới ngon. Có lẽ do biển miền Trung mặn mà lắm muối, nên độ mặn ngọt trong loài sứa biển này cũng ngọt ngon hơn những vùng miền khác chăng ? Nói chơi cũng không biết mà nói thiệt cũng không hay. Chỉ có tai nghe mắt thấy và được gắp từ chính tay mình, đưa lên miệng mình thì niềm tin như được nhân đôi. Vị chát chát của chuối chát, beo béo của đậu phộng rang chín vàng, vị thơm thiên nhiên dân dã của đất trời từ rau thơm,rau quế... Vị ngọt mềm của thịt sứa hòa lẫn vào nhau.Thì bảo đảm bao ngờ vực và bao nỗi hoài nghi trong chính bạn đã tan biến từ lúc nào mà bạn không hề hay. Hoa cả mắt say xẩm cả mặt mày khi đi dưới ánh nắng chói chang của mùa hè. Cái nóng bức đôi khi làm bực cả mình, tâm tính như đổi thay cũng vì sự oi bức đó. Có nhiều món ăn thức uống mát lạnh tâm hồn ăn uống của mình trong mùa hè nóng bỏng. Chọn gì hay ăn gì cho nguội bớt ,cho dịu lòng trong mùa hè.Thì có lẽ món gỏi sứa đã nói hộ giùm bạn điều đó.
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của Nhà máy có ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ sản phẩm ở công ty Diêm thống nhất năm gần đây Luận văn Kinh tế 0
T Đặc điểm tổ chức bộ máy hoạt động sản xuất kinh doanh ở xí nghiệp liên doanh sản xuất ô tô Hoà Bình Luận văn Kinh tế 0
R Quá trình thực hiện chiến lược Marketing-Mix đặc biệt là việc phân phối sản phẩm ở Công ty Kính Đáp Cầu Luận văn Kinh tế 0
Q Nghiên cứu đặc điểm sinh học của chủng vi khuẩn phân lập ở Việt Nam dùng trong sản xuất phân hữu cơ đa chức năng Khoa học Tự nhiên 0
B Nghiên cứu đặc điểm hình thái vi thể đầu tinh trùng ở người nam giới trong các cặp vợ chồng thiểu năng sinh sản Tài liệu chưa phân loại 0
F Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý của hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản (PRRS) ở lợn, sử dụng kỹ thuật hóa mô miễn dịch để phát hiện virus Tài liệu chưa phân loại 0
H THEO KẾT LUẬN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM TIẾN SĨ CẤP BỘ MÔN : Nghiên cứu đặc điểm bệnh lí của hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản (PRRS) ở lợn, áp dụng kỹ thuật hóa mô miễn dịch để chẩn đoán bệnh Tài liệu chưa phân loại 0
T Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng và phương pháp xử trí trong chuyển dạ ở sản phụ viêm gan B Y dược 0
V Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở phụ nữ nhiễm Chlamydia trachomatis đến khám vô sinh tại Bệnh viện Phụ sản Trung Ương năm 2012 đ Tài liệu chưa phân loại 0
T Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở phụ nữ nhiễm Chlamydia trachomatis đến khám vô sinh tại Bệnh viện Phụ sản Trung Ương từ tháng 2 – tháng 8 năm 2012 Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top