Download miễn phí Chuyên đề Đảm bảo nguồn tài trợ của Công ty cơ khí ô tô 3-2





Mục lục

 Trang

Lời nói đầu 3

Phần I: Khảo sát nguồn tài trợ của Công ty 4

I. Giới thiệu về Công ty cơ khí ô tô 3-2 4

1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 4

1.1 Sơ lược các giai đoạn phát triển 4

1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty 6

1.3 Vị trí của Công ty 7

1.4. Mô hình bộ máy quản trị của Công ty 8

2. Những đặc điểm chủ yếu của Công ty ảnh hưởng đến

việc đảm bảo nguồn tài trợ của Công ty 9

2.1 Hệ thống mục tiêu của Công ty 9

2.2 Phương hướng phát triển của Công ty 10

2.3 Chính sách tài trợ của Công ty 11

2.4 Quy mô của Công ty 11

2.5 Môi trường kinh doanh 11

2.6 Hình thức pháp lý 11

II. Thực trạng đảm bảo nguồn tài trợ của

 Công ty cơ khí ô tô 3-2 13

1. Cơ cấu vốn và chi phí vốn 13

1.1. Cơ cấu vốn 13 1.2 . Chi phí vốn 22

2. Phân tích nguồn tài trợ 25

2.1 Các chỉ tiêu tài chính cơ bản 25

2.2 Rủi ro của các nguồn tài trợ 28

2.3 Quan hệ của Công ty với các chủ nợ 29

3. Chính sách huy động nguồn 31

Phần II: Một vài đánh giá về việc đảm bảo nguồn tài trợ

 của Công ty cơ khí ô tô 3-2 32

1. Những kết quả đạt được 32

1.1 Công ty đã tìm kiếm được nguồn vốn

 có chi phí thấp 32

1.2 Tăng khả năng tiếp cận các nguồn vốn 32

2 Những vấn đề còn tồn tại 33

3. Nguyên nhân 33

PhầnIII: Một số giải pháp kiến nghị . 35

 1.Một số giả pháp trước mắt. 35

 1.1.Cơ cấu lại vốn . 35

 1.2.Tăng cường nguồn vốn trung và dài hạn. 42

 1.3 Xây dựng kế hoạch huy động vốn nước ngoài. 43

 1.4 áp dụng hình thức thuê tài chính. 45

 2.Giải pháp trong thời gian tới. 46

 3. Một số kiến nghị với Nhà nước và các tổ chức

 trung gian tài chính . 48

3.1 Những kiến nghị với Nhà nước . 48

3.2 Kiến nghị với các tổ chức tài chính trung gian. 50

Kết luận





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


, và vay dưới hình thức từng món đối với vay dài hạn. Trong 3 năm từ 2000->2002, lãi suất đối với vay ngắn hạn lần lượt là: 0.75%, 0.7% và 0.7%/tháng. Đối với vay vay dài hạn là : 0.8%, 0.75% và 0.75%/tháng. Nếu so sánh với tỷ suất lợi nhuận mà Công ty đã đạt được trong 3 năm qua thì lãi suất vốn vay ngân hàng là khá cao, điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của Công ty.
*Nguồn vốn tín dụng thương mại.
Vốn tín dụng thương mại là nguồn vốn ngắn hạn. Trong bảng cân đối tài chính của Công ty thì nguồn này bao gồm hai khoản mục là: phải trả nhà cung cấp và người mua trả tiền trước. Thực chất đây là nguồn vốn chiếm dụng của Công ty đối với nhà cung cấp đầu vào và khách hàng. Trong nền kinh tế thị trường thì việc chiếm dụng vốn lẫn nhau giữa các doanh nghiệp là điều không thể tránh khỏi, và nó là nguồn vốn quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp , được các doanh nghiệp đặc biệt ưu chuộng. Khả năng chiếm dụng vốn của doanh nghiệp phụ thuộc lớn vào uy tín của doanh nghiệp và tương quan thế lực giữa doanh nghiệp và các lực lượng hữu quan.
Để thấy rõ hơn sự biến động của nguồn vốn này , ta nghiên cứu bảng sau:
Bảng 6: Nguồn vốn tín dụng tương mại của Công ty cơ khí ô tô 3-2.
đơn vị: VND
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Số tiền
%
Số tiền
%
Phải trả người bán
790.459.323
75.1
1.033.426.503
52.7
Người mua trả trước
263.278.606
24.9
927.346.660
47.3
Tổng nguồn TDTM
1.053.737.929
100
1.960.773.163
100
Tỷ trọng TDTM/ồvốn vay
14.96
16.92
Theo như bảng trên, tổng vốn tín dụng thương mại của Công ty tăng mạnh trong 2 năm qua. Từ 1053737929VND năm 2001lên gần gấp đôi là 1960773163 VND năm 2002(tức đã tăng 86.66% so với năm 2001). Tỷ trọng vốn tín dụng thương mại trong tổng vốn vay cũng tăng từ 14.96% năm 2001 lên 16.92% năm 2002 .
* Các khoản nợ tích luỹ.
Nguồn từ các khoản nợ tích luỹ của Công ty bao gồm các khoản nợ ngân sách Nhà nước, nợ CBCNV.
ãNợ ngân sách Nhà nước của Công ty ở dưới dạng thuế các loại, bao gồm 3 khoản mục là thuế GTGT hàng nội địa (thuế suất 10%), thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế suất 32%), và thu về sử dụng vốn NSNN hay thu trên vốn (4.8%/năm). Theo quy định hiện hành Công ty phải tạm tính thuế và các khoản phải nộp NSNN theo mức quy định vào đầu các quý và nộp các khoản này đúng hạn theo giấy báo của cơ quan thuế. Công ty phải nộp các khoản thuế tạm tính này lên, sang kỳ sau, sau khi quyết toán được duyệt, dựa trên số liệu thực tế: nếu số phải nộp thực tế nhỏ hơn số đã tạm nộp thì Công ty phải nộp bổ sung phần chênh lệch. Ngược lại, nếu số tạm nộp lớn hơn số phải nộp thì phần đã nộp thừa sẽ được cơ quan thuế Nhà nước giữ lại và khấu trừ vào số thuế phải nộp kỳ sau. Đương nhiên trong thời hạn chưa phải nộp thuế, Công ty được phép sử dụng nó như một nguồn tài trợ ngắn hạn.
ãnguồn từ phải trả CBCNV.
Trong cơ cấu vốn vay, khoản mục phải trả CNV trong Công ty chiếm một tỷ trọng nhỏvà có xu hướng giảm trong 3 năm qua.
Năm 2000: 3.93%.
Năm 2001: 3.05%.
Năm 2002: 2.15%.
Theo quy định, hàng tháng Công ty tính tiền lương, các khoản phụ cấp mang tính tiến lương, các khoản phải trích theo lương phải trả công nhân viên. sau khi tính toán Công ty phải trích quỹ ngay . nhưng Công ty thực hiện trả lương vào cuối tháng nên phần quỹ này Công ty có thể sử dụng vào việc tài trợ cho tài sản lưu động, khi cần có thể hoàn trả. Ngoài ra hàng tháng Công ty có tạm ứng cho công nhân viên vào ngày 10. Nhưng tài khoản “tạm ứng”lại nằm bên phần tài sản trong bảng cân đối tài chính. Do vậy, nguồn vốn “phải trả công nhân viên” luôn tồn tại (tài khoản 334 luôn có số dư có).
ã Nguồn vốn huy động nội bộ.
Đây là nguồn vốn được tạo lập từ mối quan hệ của Công ty với các đơn vị nội bộ. Nguồn vốn này của Công ty chiếm tỷ trọng nhỏ trọng tổng nguồn vốn nợ nhưng nó có thể đáp ứng nhanh nhu cầu vốn tạm thời của Công ty tại những thời điểm nhất định:
Năm 2000: 13.34%.
Năm 2001: 7.67%.
Năm 2002: 4%
Trong 3 năm qua , từ năm 2000->2002, nguồn vốn này của Công ty đã suy giảm.
ã Các nguồn vốn khác mà Công ty đã sử dụng.
Vốn tín dụng khác của Công ty được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau như vay của cán bộ công nhân viên trong Công ty, vay của anh em, bạn bè và những đối tượng khác.
Nguồn vốn này tuy nhỏ nhưng nhiều khi nó lại giữ vai trò quan trọng. Chẳng hạn như khi Công ty cần gấp một lượng vốn để tài trợ cho một số tài sản mà Công ty muốn đầu tư, nhưng hạn mức tín dụng mà ngân hàng đặt ra đã hết thì việc huy động nguồn vốn nhàn rỗi từ cán bộ công nhân viên , bạn bè anh em của họ là rất kịp thời và hiệu quả. Lãi suất vay của nguồn này là 0.8%/tháng, cao hơn lãi suất ngân hàng một chút. Năm 2000, vốn huy động từ nguồn này là 385.784.227 VND ,năm 2001 là 582.082.148VND, và năm 2002 là 616.642.963 VND, tương đương với tỷ trọng trong tổng vốn vay lần lượt là 9.18%, 8.27% và 5.32%. Mặc dù lãi suất huy động từ nguồn này khá cao nhưng việc huy động vốn từ nguồn này lại có chi phí giao dịch thấp, thậm chí bằng 0, đảm bảo tính kịp thời. Tuy nhiên Công ty chỉ huy động nguồn vốn này khi có nhu cầu vốn đột xuất do những chi phí phát sinh tức thời và Công ty cũng chỉ vay với một lượng nhỏ, thời gian ngắn.
Thông qua cơ cấu vốn cụ thể đã phân tích ở bảng trên, ta có bảng tổng hợp nguồn vốn sau:
Bảng 7: Tổng hợp các nguồn vốn của Công ty cơ khí ô tô 3-2. Đơn vị :VND
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Vay ngân hàng
3.085.497.355
4.608.675.076
8.098.865.083
Tín dụng TM
0
1.053.737.929
1.960.773.163
Nợ tích luỹ
164 836 584
254.770.266
445.534.666
Nợ khác
385.784.227
582.082.148
616.642.963
Nợ nội bộ
555.881.834
539.707.584
463.968.224
Tổng vốn nợ
4.192.000.000
7.038.973.000
11.585.384.000
Vốn NSNN
8.002.016.000
8.218.713.000
12.249.002.000
Vốn tự bổ sung
110.033.000
210.000.000
512.000.000
Vốn quỹ
916.240.000
617.060.000
1.623.645.000
Tổng vốn chủ
9.028.289.000
9.045.773.000
14.384.647.000
Tổng vốn
13.960.527.000
16.084.746.000
25.970.031.000
1.2 Chi phí vốn.
Để huy động vốn để tài trợ cho các tài sản , phục vụ sản xuất kinh doanh nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra, Công ty phải chi phí một lượng tiền nhất định gọi là chi phí vốn.
Vốn mà Công ty sử dụng được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, và chi phí đối với mỗi nguồn cũng không giống nhau. Để đạt được chi phí sử dụng vốn thấp thì Công ty phải tìm ra một cơ cấu vốn hợp lý.
Sau đây là chi phí ứng với từng nguồn tài trợ của Công ty.
ă Chi phí vốn chủ sở hữu:
Như ta đã biết, vốn chủ của Công tygồm vốn ngân sách Nhà nước cấp , vốn tự bổ sung vànguồn vốn quỹ. Nhìn vào bề ngoài, khki sử dụng vốn chủ Công ty chỉ phải nộp một khoản goại là thu về sử dụng vốn ngân sách Nhà nước với tỷ lệ 0,4%/tháng hay 4,8%/năm, khoản này lấy từ lợi nhuận sau thuế. Chính vì vậy mà hiện nay người ta cho rằng chi phí vốn chủ đối với doanh nghiệp Nhà nước là thu về sử dụng vốn. Nhưng theo em, quan điểm đó là sai lầm, bởi vì thực chất chi phí vốn là số lợi nhuận cần đạt được trên nguồn vốn huy động để giữ không làm thay đổi số lợi nhuận dành cho chủ sở hữu của doanh nghiệp. Mà đối với doanh nghiệp Nhà nước thì Nhà nước chính là chủ sở hữu, còn ban lãnh đạo Công ty chỉ thay mặt cho Nhà nước, được Nhà nước trao quyền quản lý điều hành Công ty và chịu trách nhiệm trước Nhà nước về kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh. Như vậy, thu về sử dụng vốn có là bao nhiêu đi nữa thì nó vẫn thuộc sở hữu Nhà nước , nó không phải là chi phí sử dụng vốn ngân sách Nhà nước. Cũng phải nói thêm rằng, chính từ việc dùng thuật ngữ không chuẩn trong các văn bản quy định về tài chính đã khiến người ta lầm tưởng thu về sử dụng vốn(trong báo cáo tài chính gọi là thu trên vốn) là chi phí sử dụng vốn ngân sách Nhà nước. Thu về sử dụng vốn được trích từ lợi nhuận sau thuế, vẫn thuộc sở hữu Nhà nước nên ta phải gọi nó là khoản trích nộp lợi nhuận mới chuẩn.
Như vậy chi phí vốn chủ sở hữu đối với doanh nghiệp Nhà nước không phải là thu về sử dụng vốn( hay theo em là khoản trích nộp lợi nhuận), mà nó liên quan đến chi phí cơ hội đối với nguồn vốn đó. Nếu gọi chi phí đó là Ks thì nếu doanh nghiệp không đảm bảo đạt được mức lợi nhuận Ks trên phần vốn này thì doanh nghiệp có thể đầu tư vào các lĩnh vực khác để thoả mãn lãi suất mong đợi Ks đó. Theo cách hiểu như vậy, Ks được xác định như sau:Ks=Krf+RP.
Trong đó: -Ks: Chi phí vốn chủ sở hữu.
-Krf: Lợi tức từ tài sản không có rủi ro, thường lấy là lãi suất trái phiếu kho bạc.
- RP: Là phần thưởng rủi ro(theo các nước trên thế giới thì RP thương từ 3%->5%).
Lãi suất trái phiếu kho bạcvào khoảng7%/năm, và giả sử rằng phàn thưởng rủi ro RP=4%/năm, thì chi phí vốn chủ của Công ty là : Ks=7%+4%=11%/năm.
Như vậy lượng chi phí sử dụng vốn của Công ty3 năm qua như sau:
Năm 2000: 9.028.289.000*11%=993.111.790 VND
Năm 2001: 9.045.773.000*11%=995.035.030 VND
Năm 2002: 14.384.647.000*11%=1.582.311.170VND
Tuy nhiên, khoản chi phí trên là vô hình, khó nhận biết nhưng nó rất quan trọng , phản ánh đúng chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu của Công ty.
ăChi phí sử dụng vốn vay ngân hàng.
Chi phí sử dụng vốn va...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
C Tăng cường đảm bảo nguồn vốn của Công ty Cổ phần đầu tư và tư vấn Tài chính Dầu khí Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
T Đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp liên doanh kính Long Giang Luận văn Kinh tế 0
T đảm bảo nguồn vốn đầu tư nhằm đạt được mục tiêu phổ cập trung học cơ sở vào năm 2010 ở vùng Tây Bắc Luận văn Kinh tế 0
W Những điều kiện đảm bảo hiệu quả công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp Luận văn Kinh tế 0
J Một số vấn đề đặt ra nhằm đảm bảo nguồn vốn đầu tư nước ngoài giai đoạn 2006 - 2010 Luận văn Kinh tế 0
W Đảm bảo nguồn tài trợ của Công ty Dệt 19/5 Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
C bản đảm bảo nguồn lao động và giải quyết việc làm cho thời kỳ phát triển kinh tế 2001-2010 Luận văn Kinh tế 2
T Đảm bảo nguồn nhân lực tại công ty TNHH YHH Tài liệu chưa phân loại 0
N Vai trò của vốn ODA đối với quá trình phát triển kinh tế của việt nam và vấn đề đặt ra đảm bảo nguồn vốn ODA cho phát triển kinh tế thời kỳ 2006-2010 Tài liệu chưa phân loại 0
G Đề án Đảm bảo nguồn nguyên liệu bông tự nhiên trong nước cho công nghiệp dệt may Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top