Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Gia đình là tế bào của xã hội là đơn vị xã hội đầu tiên. Trong đó, con người gắn bó với nhau bởi cái mối quan hệ chủ yếu là hôn nhân và huyết thống. Gia đình là nền tảng của quốc gia. Sự phát triển của mỗi quốc gia gắn liền với sự tồn tại và phát triển bền vững của gia đình. Trong hành trình xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đảng ta đã khẳng định: “Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi thân yêu nuôi dưỡng cả đời người, là môi trường quan trọng giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách. Các chính sách của Nhà nước phải chú ý tới xây dựng gia đình no ấm, hòa thuận, tiến bộ. Nâng cao ý thức về nghĩa vụ gia đình đối với mọi lớp người.
Căn cứ vào thực tế về sự phát triển chung của các gia đình Việt Nam và quan hệ hôn nhân vẫn là yếu tố tiềm tàng, là cơ sở để thiết lập gia đình. Quan hệ hôn nhân bền vững là yếu tố cơ bản nhất để quyết định độ bền vững của gia đình và tạo nền hạnh phúc gia đình.
Tuy nhiên, cùng với sự vận động và phát triển của xã hội nhất là trong giai đoạn chuyển đổi cơ chế hiện nay, những tập tục thời cũ trong đời sống hôn nhân và gia đình vẫn tồn tại ở một số địa phương. Trong một số cá nhân nhất định, bên cạnh đó những quan niệm và biểu hiện của lối sống phương tây đã được du nhập vào nước ta, tác động vào tư tưởng và lối sống của một bộ phận thanh niên. Hiện tượng kết hôn vi phạm các quy đinh của pháp luật về điều kiện kết hôn hay kết hôn vi phạm điều cấm vẫn xảy ra ở hầu khắp các vùng, miền trong toàn quốc. Đặc biệt là hiện tượng kết hôn trái thẩm quyền đăng ký lại càng phổ biến hơn nữa. Các trường hợp vi phạm điều kiện kết hôn đã giảm nhưng vẫn còn khá phổ biến ở các vùng miền cao trong cả nước.
Hiện tượng kết hôn trái thẩm quyền dẫn đến đời sống hôn nhân có những biểu hiện không lành mạnh làm xấu đi những quan hệ trong đời sống gia đình và nhân cách của chủ thể của quan hệ hôn nhân và phần nào đó còn là nguyên nhân ngăn cản sự nghiệp xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa mới ở nước ta, làm ảnh hưởng xấu đến kỉ cương và phát triển chung của xã hội.
Với những điểm nêu trên, nhóm chúng em xin trình bày: “Đăng ký kết hôn không đúng thẩm quyền và biện pháp giải quyết khi có yêu cầu.” Đề tài này làm sáng tỏ nhận thức chung của xã hội về hôn nhân, góp phần nâng cao biểu hiện của người dân nói chung về hôn nhân lành mạnh, tiến bộ để tự họ có thể xác lập hôn nhân không vi phạm pháp luật.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1. Lý luận chung
Hôn nhân hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám (1945) đến nay.
Cách mạng tháng Tám thành công nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời (ngày 2/9/1945). Ngay sau khi giành được chính quyền, Nhà nước ta đã đề ra một số chủ trương chính sách nhằm xây dựng đời sống mới phù hợp với thời kì cách mạng mới. Trước tình hình đó pháp luật cũng cần có những quy định mới nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội nói chung và quan hệ hôn nhân và gia đình nói riêng. Luật Hôn nhân và gia đình 1959 – Luật Hôn nhân và gia đình đầu tiên của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được Quốc hội khóa 1 kì họp thứ 11 chính thức thông qua ngày 29/12/1959 và được Chủ tịch nước kí lệnh công bố ngày 13/1/1960 theo Sắc lệnh số 02/SL Luật Hôn nhân và gia đình là công cụ pháp lí của Nhà nước được xây dựng nhằm thực hiện các nhiệm vụ cơ bản , xóa bỏ những tàn tích của chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến lạc hậu, xây dựng chế độ hôn nhân gia đình mới xã hội chủ nghĩa. Các nguyên tắc cơ bản của luật đã thể hiện rõ quan điểm của Nhà nước ta về vấn đề hôn nhân và gia đình. So với pháp luật thời kì trước đó thì khái niệm hôn nhân đã có sự thay đổi tiến bộ rõ rệt. Luật Hôn nhân và gia đình 1959 không thừa nhận chế độ đa thê do đó khái niệm về hôn nhân có sự thay đổi cơ bản. Nhà nước ta chỉ thừa nhận hôn nhân trên nguyên tắc một vợ một chồng. Chính đây là điểm tiến bộ nổi bật về quan hệ hôn nhân mà các bộ dân luật trước chưa xác định rõ. Chỉ những việc kết hôn phù hợp với các quy định pháp luật về các điều kiện kết hôn và phù hợp với lợi ích của các bên nam, nữ, của gia đình, của xã hội, thì hôn nhân đó mới được coi là hợp pháp. Khái niệm về hôn nhân và hôn nhân hợp pháp trong giai đoạn này đã phù hợp với cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và các tiến bộ của pháp luật trong thời kì mới. Tuy nhiên, kể từ khi giải phóng miền Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩ Việt Nam ra đời, tình hình chính trị - xã hội đã có những đổi mới, đồng thời có những vấn đề mới phát sinh trong quan hệ hôn nhân gia đình mà Luật Hôn nhân và gia đình 1959 chưa dự liệu tới, nên Luật Hôn nhân và gia đình 1986 – luật hiện hành của Nhà nước ta được Quốc hội khóa VII, kỳ họp thứ 12 thông qua ngày 29/12/1986 và được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước công bố ngày 3/1/1987 đã thay thế Luật Hôn nhân và gia đình 1959.
Luật Hôn nhân và gia đình 1986 là sự kế thừa và phát triển Luật Hôn nhân và gia đình 1959, Luật hôn nhân và gia đình 1986 góp phần vào sự nghiệp giải phóng phụ nữ, xây dựng gia đình và xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Hôn nhân theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam là sự liên kết giữa một người nam và một người nữ trên nguyên tắc hoàn toàn bình đẳng và tự nguyện theo quy định của pháp luật nhằm chung sống với nhau suốt đời và xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, hạnh phúc, bền vững.
Luật Hôn nhân và gia đình 1986 quy định các điều kiện kết hôn phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện kết hôn mà pháp luật đã quy định và không phạm vào các trường hợp cấm kết hôn, thì hôn nhân đó mới được coi là hợp pháp. Vì vậy, theo Luật Hôn nhân và gia đình 1986 thì hôn nhân hợp pháp là hôn nhân tuân thủ đầy đủ các điều kiện kết hôn được quy định tại Điều 5, Điều 6 Luật Hôn nhân và gia đình 1986, đồng thời không vi phạm vào các điều kiện cấm kết hôn mà luật quy định tại Điều 7.
Tóm lại, hôn nhân là sự liên kết dặc biệt giữa nam và nữ phù hợp với các quy định của pháp luật. Pháp luật qua các thời kỳ, các giai đoạn lịch sử khác nhau có những quy định khác nhau về các điều kiện xác lập quan hệ hôn nhân. Vì vậy, chuẩn mực để đánh giá hôn nhân hợp pháp qua các giai đoạn lịch sử cũng có sự khác nhau. Dưới chế độ của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và chế dộ của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì người đang có vợ, có chồng mà lại kết hôn với người khác là trái pháp luật. Từ đó cho chúng ta thấy rằng chỉ những cuộc hôn nhân mà khi kết hôn nam, nữ đã tuân thủ đầy đủ các điều kiện kết hôn và không vi phạm các trường hợp cấm kết hôn mà pháp luật quy định thì hôn nhân đó mới được coi là hợp pháp. Ngược lại, nếu khi kết hôn nam, nữ không tuân thủ đầy đủ các điều kiện kết hôn hay rơi vào các trường hợp luật cấm kết hôn thì hôn nhân bị coi là hôn nhân trái pháp luật.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Gia đình là tế bào của xã hội là đơn vị xã hội đầu tiên. Trong đó, con người gắn bó với nhau bởi cái mối quan hệ chủ yếu là hôn nhân và huyết thống. Gia đình là nền tảng của quốc gia. Sự phát triển của mỗi quốc gia gắn liền với sự tồn tại và phát triển bền vững của gia đình. Trong hành trình xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đảng ta đã khẳng định: “Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi thân yêu nuôi dưỡng cả đời người, là môi trường quan trọng giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách. Các chính sách của Nhà nước phải chú ý tới xây dựng gia đình no ấm, hòa thuận, tiến bộ. Nâng cao ý thức về nghĩa vụ gia đình đối với mọi lớp người.
Căn cứ vào thực tế về sự phát triển chung của các gia đình Việt Nam và quan hệ hôn nhân vẫn là yếu tố tiềm tàng, là cơ sở để thiết lập gia đình. Quan hệ hôn nhân bền vững là yếu tố cơ bản nhất để quyết định độ bền vững của gia đình và tạo nền hạnh phúc gia đình.
Tuy nhiên, cùng với sự vận động và phát triển của xã hội nhất là trong giai đoạn chuyển đổi cơ chế hiện nay, những tập tục thời cũ trong đời sống hôn nhân và gia đình vẫn tồn tại ở một số địa phương. Trong một số cá nhân nhất định, bên cạnh đó những quan niệm và biểu hiện của lối sống phương tây đã được du nhập vào nước ta, tác động vào tư tưởng và lối sống của một bộ phận thanh niên. Hiện tượng kết hôn vi phạm các quy đinh của pháp luật về điều kiện kết hôn hay kết hôn vi phạm điều cấm vẫn xảy ra ở hầu khắp các vùng, miền trong toàn quốc. Đặc biệt là hiện tượng kết hôn trái thẩm quyền đăng ký lại càng phổ biến hơn nữa. Các trường hợp vi phạm điều kiện kết hôn đã giảm nhưng vẫn còn khá phổ biến ở các vùng miền cao trong cả nước.
Hiện tượng kết hôn trái thẩm quyền dẫn đến đời sống hôn nhân có những biểu hiện không lành mạnh làm xấu đi những quan hệ trong đời sống gia đình và nhân cách của chủ thể của quan hệ hôn nhân và phần nào đó còn là nguyên nhân ngăn cản sự nghiệp xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa mới ở nước ta, làm ảnh hưởng xấu đến kỉ cương và phát triển chung của xã hội.
Với những điểm nêu trên, nhóm chúng em xin trình bày: “Đăng ký kết hôn không đúng thẩm quyền và biện pháp giải quyết khi có yêu cầu.” Đề tài này làm sáng tỏ nhận thức chung của xã hội về hôn nhân, góp phần nâng cao biểu hiện của người dân nói chung về hôn nhân lành mạnh, tiến bộ để tự họ có thể xác lập hôn nhân không vi phạm pháp luật.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1. Lý luận chung
Hôn nhân hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám (1945) đến nay.
Cách mạng tháng Tám thành công nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời (ngày 2/9/1945). Ngay sau khi giành được chính quyền, Nhà nước ta đã đề ra một số chủ trương chính sách nhằm xây dựng đời sống mới phù hợp với thời kì cách mạng mới. Trước tình hình đó pháp luật cũng cần có những quy định mới nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội nói chung và quan hệ hôn nhân và gia đình nói riêng. Luật Hôn nhân và gia đình 1959 – Luật Hôn nhân và gia đình đầu tiên của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được Quốc hội khóa 1 kì họp thứ 11 chính thức thông qua ngày 29/12/1959 và được Chủ tịch nước kí lệnh công bố ngày 13/1/1960 theo Sắc lệnh số 02/SL Luật Hôn nhân và gia đình là công cụ pháp lí của Nhà nước được xây dựng nhằm thực hiện các nhiệm vụ cơ bản , xóa bỏ những tàn tích của chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến lạc hậu, xây dựng chế độ hôn nhân gia đình mới xã hội chủ nghĩa. Các nguyên tắc cơ bản của luật đã thể hiện rõ quan điểm của Nhà nước ta về vấn đề hôn nhân và gia đình. So với pháp luật thời kì trước đó thì khái niệm hôn nhân đã có sự thay đổi tiến bộ rõ rệt. Luật Hôn nhân và gia đình 1959 không thừa nhận chế độ đa thê do đó khái niệm về hôn nhân có sự thay đổi cơ bản. Nhà nước ta chỉ thừa nhận hôn nhân trên nguyên tắc một vợ một chồng. Chính đây là điểm tiến bộ nổi bật về quan hệ hôn nhân mà các bộ dân luật trước chưa xác định rõ. Chỉ những việc kết hôn phù hợp với các quy định pháp luật về các điều kiện kết hôn và phù hợp với lợi ích của các bên nam, nữ, của gia đình, của xã hội, thì hôn nhân đó mới được coi là hợp pháp. Khái niệm về hôn nhân và hôn nhân hợp pháp trong giai đoạn này đã phù hợp với cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và các tiến bộ của pháp luật trong thời kì mới. Tuy nhiên, kể từ khi giải phóng miền Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩ Việt Nam ra đời, tình hình chính trị - xã hội đã có những đổi mới, đồng thời có những vấn đề mới phát sinh trong quan hệ hôn nhân gia đình mà Luật Hôn nhân và gia đình 1959 chưa dự liệu tới, nên Luật Hôn nhân và gia đình 1986 – luật hiện hành của Nhà nước ta được Quốc hội khóa VII, kỳ họp thứ 12 thông qua ngày 29/12/1986 và được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước công bố ngày 3/1/1987 đã thay thế Luật Hôn nhân và gia đình 1959.
Luật Hôn nhân và gia đình 1986 là sự kế thừa và phát triển Luật Hôn nhân và gia đình 1959, Luật hôn nhân và gia đình 1986 góp phần vào sự nghiệp giải phóng phụ nữ, xây dựng gia đình và xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Hôn nhân theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam là sự liên kết giữa một người nam và một người nữ trên nguyên tắc hoàn toàn bình đẳng và tự nguyện theo quy định của pháp luật nhằm chung sống với nhau suốt đời và xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, hạnh phúc, bền vững.
Luật Hôn nhân và gia đình 1986 quy định các điều kiện kết hôn phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện kết hôn mà pháp luật đã quy định và không phạm vào các trường hợp cấm kết hôn, thì hôn nhân đó mới được coi là hợp pháp. Vì vậy, theo Luật Hôn nhân và gia đình 1986 thì hôn nhân hợp pháp là hôn nhân tuân thủ đầy đủ các điều kiện kết hôn được quy định tại Điều 5, Điều 6 Luật Hôn nhân và gia đình 1986, đồng thời không vi phạm vào các điều kiện cấm kết hôn mà luật quy định tại Điều 7.
Tóm lại, hôn nhân là sự liên kết dặc biệt giữa nam và nữ phù hợp với các quy định của pháp luật. Pháp luật qua các thời kỳ, các giai đoạn lịch sử khác nhau có những quy định khác nhau về các điều kiện xác lập quan hệ hôn nhân. Vì vậy, chuẩn mực để đánh giá hôn nhân hợp pháp qua các giai đoạn lịch sử cũng có sự khác nhau. Dưới chế độ của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và chế dộ của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì người đang có vợ, có chồng mà lại kết hôn với người khác là trái pháp luật. Từ đó cho chúng ta thấy rằng chỉ những cuộc hôn nhân mà khi kết hôn nam, nữ đã tuân thủ đầy đủ các điều kiện kết hôn và không vi phạm các trường hợp cấm kết hôn mà pháp luật quy định thì hôn nhân đó mới được coi là hợp pháp. Ngược lại, nếu khi kết hôn nam, nữ không tuân thủ đầy đủ các điều kiện kết hôn hay rơi vào các trường hợp luật cấm kết hôn thì hôn nhân bị coi là hôn nhân trái pháp luật.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links