Download miễn phí Đề tài Đánh giá ảnh hưởng cấp và bán cấp của chế phẩm GHA lên hệ tim - Mạch trên động vật thực nghiệm





MỤC LỤC
 
CÁC CHỮ VIẾT TẮT ĐƯỢC SỬ DỤNG 1
TÓM TẮT ĐỀ TÀI 2
TÍNH SÁNG TẠO, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 3
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 4
II. TỔNG QUAN 6
2.1. Huyết áp, các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp động mạch 6
2.2. Quan điểm của y học hiện đại về bệnh tăng huyết áp 7
2.3. Biện chứng luận trị bệnh tăng huyết áp của y học cổ truyền 8
2.4. Tổng quan một số vị thuốc trong bài thuốc GHA 9
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
3.1. Đối tượng nghiên cứu 13
3.2. Chất liệu nghiên cứu và liều dùng 13
3.3. Phương pháp nghiên cứu 14
IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 19
4.1. Kết quả nghiên cứu độc tính cấp (LD50) của chế phẩm GHA 19
4.2. Kết quả nghiên cứu độc tính bán cấp của chế phẩm GHA 20
4.3. Ảnh hưởng của thuốc GHA lên một số chỉ số tim mạch trên động vật thực nghiệm cấp và bán cấp 23
V. KẾT LUẬN 31
VI. KIẾN NGHỊ 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO 32
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

t điều hoà HA CGRP (calcitonin gene relaxted peptid) cũng là yếu tố gây tăng HA và quá trình tự vữa xơ.
- Vai trò của yếu tố di truyền: có nhiều giả thuyết cho rằng đây là bệnh lý do đa gen quy định và chịu ảnh hưởng bởi yếu tố môi trường.
Các yếu tố trên tác động đến khối lượng máu lưu hành và thành mạch (giai đoạn đầu gây co thắt các tế bào cơ trơn ở thành động mạch, giai đoạn sau gây phì đại tế bào cơ trơn thành mạch, dẫn đến tăng sức cản ngoại vi).
2.2.2. Điều trị:
Ngoài điều trị nguyên nhân, việc điều trị tăng HA cần chú ý đến chế độ làm việc, ăn uống, rèn luyện thân thể tự thích nghi, tự điều chỉnh giữ HA ổn định [10].
Trong điều trị tăng HA, các thuốc sau đây thường được xem xét và sử dụng cho phù hợp với từng bệnh nhân và mức độ bệnh [7],[10].
- Nhóm thuốc lợi tiểu: Furosemid, Hypothiazid, Indapamid…
- Nhóm thuốc ức chế hoạt động của hệ thần kinh giao cảm: Reserpin, Alphamethyl-dopa, Clonidin, Prazosin, Propranolol, Acebutolol…
- Nhóm thuốc làm giãn mạch: Hydralazin, Verapamil, Nifedipin.
- Nhóm thuốc ức chế men chuyển: Captopril, Benazepril Enalapril, Perindoprol…
- Nhóm thuốc đối kháng các thụ cảm thể của angiotensin II: Losartan, Irbesartan…
Các thuốc trên còn một vài tác dụng phụ, hiệu quả điều trị không duy trì lâu dài sau khi ngừng thuốc[1].
2.3. Biện chứng luận trị bệnh tăng Huyết áp của y học cổ truyền.
2.3.1. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh:
Y học Cổ truyền(YHCT) không có bệnh danh tăng HA mà từ lâu đã mô tả trong các phạm trù “Huyễn vựng”, “Đầu thống”, “Can phong”, “Can hoả” tức là đau đầu, hoa mắt, mặt đỏ, tai ù, hồi hộp đánh trống ngực. Các triệu chứng này tương đương với triệu chứng của bệnh tăng HA theo quan điểm YHHĐ. Về cơ chế bệnh sinh YHCT cho rằng chủ yếu là do rối loạn khí huyết âm dương của hai tạng Can và Thận. Nguyên nhân chủ yếu là do tinh thần căng thẳng kéo dài, hay cáu gắt, giận dữ, ăn uống không điều hoà, làm việc quá sức sẽ tổn thương đến tỳ, vị và rối loạn chức năng tạng phủ, thường có biến chứng não gọi là “Trúng phong”[6].
2.3.2. Một số bài thuốc điều trị:
Nguyên tắc điều trị cơ bản là điều hoà khí huyết, điều hoà âm dương của hai tạng can và thận. Kiện tỳ, an thần, chế độ làm việc, nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý. Trong khi vận dụng pháp trị lâm sàng có thể dùng độc pháp có thể phối hợp các phương pháp khác nhau, phải linh hoạt sử dụng tuỳ theo diễn biến kết quả lâm sàng [4].
Một số bài thuốc: [4], [11], [16].
Bài thuốc 1: cỏ nhọ nồi, cỏ xước, măng vòi, lá bạc hà, nước vo gạo.
Bài thuốc 2: bạch truật, đẳng sâm, hạt sen, ý dĩ, tâm sen, đăng tâm, xương bồ, hạt muồng, ngưu tất, hoài sơn.
Bài thuốc 3: bán hạ chế, trần bì, tinh tre, hạ khô thảo, tỳ giải, rễ cỏ tranh, thảo quyết minh, hoè hoa, ngưu tất.
2.4. Tổng quan một số vị thuốc trong bài thuốc GHA.
2.4.1. Thành phần của chế phẩm “GHA”
* Hoa Kim ngân: Flos Lonicerae.
Tính vị: ngọt, lạnh.
Tác dụng: thanh nhiệt giải độc, sơ tán phong nhiệt, phổ kháng khuẩn rộng, có tác dụng ức chế liên cầu khuẩn, trực khuẩn lỵ… ức chế bệnh do vi rút gây nên, có tác dụng chống viêm, giải độc, giảm cholesterol máu.
Chỉ định: điều trị mụn nhọt giai đoạn đầu, sưng nóng đỏ da,viêm ruột thừa cấp, viêm phổi [5], [12], [15].
* Rễ Huyền sâm: Radix Sirophulariae.
Tính vị: đắng, ngọt, mặn, hàn.
Tác dụng: có tác dụng hạ huyết áp, giảm đường máu mức độ nhẹ. Ngoài ra có tác dụng giãn mạch, tăng cường tuần hoàn cục bộ, dùng để điều trị viêm tắc động tĩnh mạch.
Chỉ định: chứng ôn bệnh nhập doanh gây sốt cao về đêm, tâm phiền, miệng khát, lưỡi hồng giáng, mạch sác thường dùng cùng sinh địa [5], [12], [15].
* Thân Rễ Đại hoàng: Rhizoma Rhei.
Tính vị: đắng, lạnh.
Tác dụng: tả ha công tích, chỉ huyết, giải độc, hoạt huyết khứ ứ. Tăng cường nhu động ruột, ức chế hấp thu nước ở đại tràng. Ngoài ra còn có tác dụng kiện vị, lợi mật, hạ HA, cầm máu, giảm cholesterol máu.
Chỉ định: chứng bệnh ôn nhiệt, nhiệt kết tiên bí, sốt cao không giảm. Điều trị lý thực nhiệt gây táo bón kéo dài [5], [12], [15].
* Rễ Phòng kỷ: Radix Stephaniae.
Tính vị: đắng, cay, hàn.
Tác dụng: khứ phong thấp, chỉ thông, lợi thuỷ chỉ thũng, giảm đau, hạ sốt, tiêu viêm, chống quá mẫn, lợi niệu, giảm HA.
Chỉ định: chứng phù thũng toàn thân, tiểu tiện ít. Điều trị thấp nhiệt ủng trệ, bụng chướng có dịch [5], [12], [15].
* Lá Thạch vĩ: Folium Pyrrosiae.
Tính vị: đắng, ngọt, hơi hàn.
Tác dụng: lợi niệu, thông lâm, thanh phế, chỉ khái.
Chỉ định: điều trị thấp nhiệt lâm chứng, thường dùng với sa tiến tử, hoạt thạch [5], [12], [15].
* Vỏ Nhục quế: Cortex Cinamomi.
Tính vị: cay, ngọt, nóng.
Tác dụng: ôn kinh thông mạch, giãn huyết quản, tăng cường tuần hoàn vành và tuần hoàn não, giảm trợ trệ huyết quản, chống tụ tập tiểu cầu.
Chỉ định: điều trị thận dương bất túc, mệnh môn hoả suy gây liệt dương [5], [12], [15].
* Rễ Đan sâm: Radix Salviae Miltiorrhizae.
Tính vị: đắng, hơi hàn.
Tác dụng: hoạt huyết điều kinh, lương huyết tiêu ung, an thần, giãn động mạch vành tăng lưu lượng tuần hoàn vành, cải thiện thiếu máu cơ tim, điều chỉnh nhịp tim, giãn mạch ngoại vi, chống ngưng kết, ức chế tụ tập tiểu cầu, ức chế hình thành cục máu đông, giảm mỡ máu.
Chỉ định: điều trị phụ nữ kinh nguyệt không đều, điều trị mụn nhọt sưng đau, thường dùng cùng với ngân hoa, liên kiều [5], [12], [15].
* Rễ Ngưu tất: Radix Achyranthis Bidentatae.
Tính vị: đắng, ngọt.
Tác dụng: hoạt huyết thông kinh, bổ can thận cương cân cốt, lợi niệu thông lâm, thực nghiệm trên chuột thấy có tác dụng giảm viêm các khớp và làm giảm sưng nề. Ngoài ra có tác dụng hạ HA, lợi niệu.
Chỉ định: điều trị các chứng ứ huyết trở trệ gây kinh bế, điều trị can thận hao hư gây đau lưng mỏi gối. Điều trị đau đầu, hoa mắt , mắt đỏ [5], [12], [15].
* Mẫu lệ (Vỏ con Hà): Concha Ostreae.
Tính vị: mặn, sáp, hơi hàn.
Tác dụng: bình can tiềm dương.
Chỉ định: điều trị chứng can dương thượng cang, đau đầu chóng mặt [5], [12], [15].
* Rễ Hoàng kỳ: Radix Astragali.
Tính vị: ngọt, hơi ôn.
Tác dụng: bổ khí thăng dương, lợi niệu tiêu thũng, lợi niệu, chống lão suy, hạ HA.
Chỉ định: điều trị tỳ vị khí hư, khí đoản, ăn ít, đại tiện lỏng nát, tứ chi mệt mỏi [5], [12], [15].
* Rễ Đương quy: Radix Angelicae Sinensis.
Tính vị: ngọt, cay, ấm.
Tác dụng: bổ huyết, hoạt huyết, điều kinh, nhuận tràng, giảm tụ tập tiểu cầu, chống lại sự đông máu, tăng cường sản sinh hồng cầu, giảm thiếu máu cơ tim, giãn mạch, cải thiện tuần hoàn ngoại vi, giảm mỡ máu.
Chỉ định: điều trị tâm can huyết hư, chóng mặt, hồi hộp [5], [12], [15].
* Rễ Bạch thược: Radix Paconiae Alba.
Tính vị: đắng, chua, ngọt, hơi hàn.
Tác dụng: dưỡng huyết, điều kinh, bình can, giảm co quắp, ức chế co thắt cơ trơn tử cung, đại trường, trấn tĩnh, giảm đau, giãn mạch, hạ HA.
Chỉ định: điều trị chứng huyết hư, âm hư nội nhiệt [5], [12], [15].
* Vỏ quả Ngũ vị tử: Fructus Schisandrae.
Tính vị: chua, ngọt, ẩm.
Tác dụng: liễm phế, tư thận, an thần, giảm ho, tiêu đàm, giảm HA, lợi đờm, bảo vệ tế bào ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng nhận biết thương hiệu của khách hàng đối với Công ty TNHH On Home Asia Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu đánh giá biến động các thông số ảnh hưởng đến chất lượng tôm sú (Penaeus Monodon) bảo quản ở 0 độ C sau thu hoạch Nông Lâm Thủy sản 0
D Ứng dụng viễn thám và GIS đánh giá biến đổi địa hình và phân tích ảnh hưởng của nước biển dâng Khoa học Tự nhiên 1
D ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA BÃI CHÔN LẤP RÁC XUÂN SƠN, HÀ NỘI ĐẾN MÔI TRƯỜNG NƯỚC VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP Khoa học Tự nhiên 1
I Đánh giá ảnh hưởng của Khu công nghiệp Nhơn Trạch 3 (tỉnh Đồng Nai) đến chất lượng không khí Khoa học Tự nhiên 0
P Đánh giá ảnh hưởng của công nghệ sau thu hoạch và máy đập lúa đến tỉ lệ gạo nguyên ở vùng Đồng Bằng Sông Hồng Công nghệ thông tin 0
D Đánh giá ảnh hưởng của sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật đến sức khỏe người chuyên canh chè tại Thái Nguyên và hiệu quả của các biện pháp can thiệp Y dược 0
D Đánh giá khả năng kết hợp và ảnh hưởng của biện pháp kỹ thuật Đến năng suất hạt lai f1 tổ hợp lúa lai hai dòng có triển vọng Nông Lâm Thủy sản 0
D Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật & phân bón hóa học trong canh tác cây lúa lên môi trường đất, nước và sức khỏe người nông dân Trà Vinh Nông Lâm Thủy sản 0
D Phân tích đánh giá hiệu quả của một số thuật toán phát hiện ảnh giấu tin trong miền không gian Công nghệ thông tin 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top