greentea0118
New Member
Download miễn phí Luận văn Đánh giá chất lượng công trình khi kể đến các sai lệch, khuyết tật do thi công cọc
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: CÔNG TÁC KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG
1.1. Phạm vi yêu cầu bắt buộc phải kiểm định chất lượng công trình
1.1.1. Để cấp giấy chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng
1.1.2. Để phục vụ các dự án cải tạo, sửa chữa, gia cố công trình
1.1.3. Để đánh giá các công trình có sự cố
1.2. Quy trình kiểm định chất lượng công trình dân dụng
1.2.1. Thực hiện kiểm định chất lượng từ khi công trình bắt đầu thi công
1.2.2. Thực hiện kiểm định chất lượng sau khi công trình đã hoàn thành
1.2.3. Thực hiện kiểm định chất lượng khi công trình đang xây dựng dở dang
1.3. Kết luận
CHƯƠNG 2: CÔNG TÁC KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG MÓNG CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG
2.1. Tầm quan trọng của công tác kiểm định chất lượng móng công trình dân dụng
2.2. Các sự cố thường gặp trong quá trình thi công móng
2.2.1. Móng nông
2.2.2. Cọc đóng, ép
2.2.3. Cọc khoan nhồi
2.3. Quy trình kiểm định chất lượng móng công trình dân dụng
2.3.1. Yêu cầu chứng nhận sự phù hợp về chất lượng phần móng
2.3.2. Xác định đối tượng cần kiểm tra
2.3.3. Thành lập bộ máy kiểm tra
2.3.4. Lập kế hoạch kiểm tra
2.3.5. Thực hiện kiểm tra chất lượng móng công trình dân dụng
2.4. Kết luận
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH KHI KỂ ĐẾN CÁC SAI LỆCH, KHUYẾT TẬT DO THI CÔNG CỌC
3.1. Mục đích
3.2. Các phương pháp xác định sai lệch và khuyết tật
3.3. Ví dụ tính toán
3.3.1. Bài toán cọc sai vị trí
3.3.2. Bài toán cọc không đạt độ cứng thiết kế
3.4. Kết luận
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2013-12-27-luan_van_danh_gia_chat_luong_cong_trinh_khi_ke_den.MeYldNhxi1.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-50395/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
an toàn của toàn bộ công trình xây dựng.2.2. Các sự cố thường gặp trong quá trình thi công móng
2.2.1. Móng nông
a. Định vị sai tim móng: Trong quá trình thi công công tác dẫn toạ độ có nhiều sai sót, các mốc chuẩn bị xê dịch khỏi vị trí ban đầu.
b. Cao trình đáy móng không đúng thiết kế: Trong quá trình thi công công tác dẫn cao trình có nhiều sai sót.
c. Sai lệch các kích thước móng: sai số do sử dụng các công cụ đo.
d. Hố móng sụt lở, ngập nước: Không có biện pháp chống đỡ thành hố móng và bơm tiêu nước hợp lý. Trường hợp thi công móng dưới nước phải có biện pháp ngăn nước chảy vào hố móng trước khi thi công.
e. Bùng đáy hố móng: Do mái hố móng bị trượt sâu hay áp lực ngược của tầng nước ngầm.
2.2.2. Cọc đóng, ép
a. Cọc bị gãy: có thể do một trong các nguyên nhân sau đây:
- Chất lượng cọc không tốt, bê tông bị khuyết, hay không đủ độ đặc chắc.
- Cọc đã có sẵn các khuyết tật, chẳng hạn đã có các vết nứt ngang ở thân cọc mà mắt thường không phát hiện được.
- Vật liệu làm đệm búa có tính đàn hồi kém, khiến cọc chịu lực xung kích quá lớn.
- Tiếp xúc giữa mũi cọc và mặt bích của cọc không đều, gây phát sinh ứng suất cục bộ khi cọc chịu xung kích.
- Cọc bị đóng lệch tim do tim quả búa và tim cọc không trùng nhau.
- Cọc chưa đủ tuổi và chưa đạt cường độ do thiết kế quy định
- Lực ép hay đóng quá lớn.
b. Cọc sai vị trí thiết kế
- Cọc sai vị trí thiết kế thường do định vị sai và sai số trong quá trình thi công. Cọc bị định vị sai thường xảy ra đối với các công trình thuộc dự án mới nằm trên khu vực trống nên công tác dẫn toạ độ thường có nhiều sai sót.
- Cọc bị dời vị trí do xô lệch khi thi công cọc và khi đào đất một phía.
- Vị trí thi công không thuận lợi, ví dụ khi xây chen các cọc ở góc không thể thi công đúng vị trí.
c. Thân cọc bị nghiêng: có thể do một trong các nguyên nhân sau:
- Mặt bích nối cọc không phẳng, do đó cọc nối bị gãy khúc, dẫn đến khả năng chịu lực kém.
- Trong quá trình hạ cọc, gặp các tầng đất mềm cứng khác nhau, cọc sẽ bị trượt về phía đất mềm làm thân cọc nghiêng đi.
- Phương của giá không trùng với phương của cọc.
d. Chiều dài cọc sai khác so với thiết kế
Do quá trình thi công trong một đài nhiều cọc sẽ gây hiện tượng lèn chặt đất làm cho các cọc thi công sau không đạt được độ sâu thiết kế. hay do lực ép quy định quá lớn trong trường hợp nền ở mũi cọc không quá tốt hay ngược lại lực ép nhỏ nhưng nền có các lớp tốt xen kẹp, gặp các dị vật như đá mồ côi...
e. Bề mặt thân cọc có vết nứt dọc hay ngang
Vết nứt ngang có thể do vận chuyển hay cẩu cọc, hay có thể do cường độ bê tông thân cọc chưa đạt yêu cầu nên khi cẩu bị nứt. Vết nứt dọc phát sinh thường do chế tạo cọc không tốt, liên kết mặt bích với cốt thép chủ không đều nên khi chịu tác dụng xung kích của búa thân cọc phát sinh ứng suất cục bộ vượt quá ứng suất cho phép gây nứt cọc.
f. Thân cọc bị xoay
Chủ yếu là do bê tông thân cọc bị vỡ, khi thi công cọc cốt thép bị chùn lại và thân cọc xoay đi.
2.2.3. Cọc nhồi:
Trong điều kiện đổ bê tông ở môi trường sâu trong lòng đất, mặc dù mỗi công đoạn thi công có thực hiện đầy đủ như thế nào, vẫn không tránh khỏi ở trong cọc tồn tại một số khuyết tật. Vì vậy, vấn đề thí nghiệm kiểm tra chất lượng cọc luôn được đặt ra. Căn cứ vào đó, người thiết kế mới có cơ sở đánh giá chúng và có biện pháp xử lý.
a. Khuyết tật ở mũi cọc
Khuyết tật ở mũi cọc là vấn đề rất hay xảy ra. Hư hỏng này đặc biệt nghiêm trọng đối với cọc làm việc bằng mũi và có thể đưa tới giảm cường độ nội tại của cọc hay giảm khả năng chịu lực. Có hai trường hợp chính trong khuyết tật ở mũi cọc:
- Mũi cọc tạo ra bởi bê tông chất lượng xấu: do sũng nước hay nhiều bẩn bởi các lớp bùn.
- Mũi cọc xốp do vách lở hay không làm sạch hoàn toàn đáy hố khoan (sự tồn tại của hỗn hợp bùn và chất lắng đọng trong bê tông và đất), hay có thể là sự thay đổi thành phần đất tại vị trí khoan do áp dụng kỹ thuật khoan không thích hợp với đặc điểm của nền đất. Đối với cọc barret ngoài các nguyên nhân trên mũi cọc xốp còn do quá trình vét bùn lắng ở chế độ không tải kém; gầu làm xáo trộn lớp đất ở mũi cọc; khó thổi rữa ở các góc của hố đào hình chữ nhật.
b. Khuyết tật ở thân cọc
Khuyết tật ở thân cọc chủ yếu là tính không liên tục của bê tông thân cọc, đó là:
- Các cục bướu (khối u) do trôi trượt của lớp đất yếu dưới tác dụng đẩy của bê tông tươi hay do mặt cắt lỗ khoan nở ra ngoài phạm vi thành hố khoan.
- Thân cọc phình ra hay thắt lại do sự đẩy ngang của đất, sập thành lỗ khoan.
- Xuất hiện thấu kính nằm ngang do rút ống đổ bê tông thực hiện không đúng kỹ thuật nên ống đổ bê tông bị rời khỏi bê tông.
- Thân cọc bị rỗ tổ ong, mất vữa hay tạo thành hang hốc trong bê tông do lượng nước không cân bằng khi đổ bê tông trực tiếp vào nước.
- Thân cọc bị đứt gẫy, nứt do thiết bị va chạm vào cọc khi thi công.
- Thân cọc bị đứt đoạn do ma sát giữa bê tông và ống chống quá lớn, công nghệ đỗ bê tông và rút ống chống không thích hợp...
- Bê tông cọc không đảm bảo chất lượng.
- Quá trình đổ bê tông không liên tục, dừng lâu.
Cọc hồiF800
Khuyết tật
- Trong quá trình đổ tắc ống đổ bê tông.
Khuyết tật ở thân cọc xác định bằng phương pháp siêu âm
c. Khuyết tật ở đầu cọc
Khuyết tật ở đầu cọc xảy ra thường do các nguyên nhân sau:
- sự thiếu trách nhiệm hay sự tẩy rửa không đầy đủ bê tông tràn khi kết thúc đổ bê tông cọc dẫn đến các khuyết tật như: bùn hay các chất lắng đọng ở bê tông đầu cọc.
- Dự báo khối lượng bê tông cuối cùng không đủ
- Rút ống vách không đúng yêu cầu kỹ thuật dể gây ra sập thành và tạo lực kéo trong bê tông.
- Phá đầu cọc không đúng quy trình như dùng búa, máy để phá đầu cọc làm cho đầu cọc bị nứt ngầm trong bê tông
d. Sai vị trí và lệch tâm
Sai vị trí và lệch tâm cọc xảy ra là do định vị sai và quá trình thi công tạo lỗ không thẳng đứng.
e. Tụt lồng thép
Do biện pháp cố định các lồng thép không hợp lý hay do mối nối giữa hai lồng thép không đảm bảo.
2.3. quy trình kiểm định chất lượng móng công trình dân dụng
SƠ ĐỒ THỰC HIỆN NHƯ SAU:
2.3.1. Yêu cầu chứng nhận sự phù hợp về chất lượng phần móng
Là cấp giấy chứng nhận sự phù hợp về chất lượng phần móng công trình dân dụng thông qua kết quả kiểm định.
2.3.2. Xác định đối tượng công trình cần kiểm tra
- Yếu tố an toàn về khả năng chịu lực, biến dạng của móng công trình dân dụng.
2.3.3. Thành lập bộ máy kiểm tra
- Bộ máy kiểm tra bao gồm Bộ phận thực hiện và Hội đồng thẩm định.
2.3.4. Lập kế hoạch kiểm tra
2.3.4.1. Xác định phương án kiểm tra:
- Lập phương án tổng thể, tiến độ, các bước công việc cụ thể của công tác kiểm tra.
- Phân tích các sự cố thường xảy tra trong quá trình thi công móng để xác định các mối kiểm...