xs_os_xxx183

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

MỞ ĐẦU
Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã tạo nên sự tăng trưởng kinh tế đất nước ta nhưng cũng đang làm nảy sinh những vấn đề ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí ở các thành phố lớn và các khu công nghiệp. Tài nguyên khoáng sản và rừng bị khai thác quá mức, cân bằng sinh thái bị phá vỡ, nguồn nước bị cạn kiệt; những sự cố môi trường như mưa axit, thủng tầng ozon, hiệu ứng nhà kính.... xảy ra ngày càng nghiêm trọng.
Cùng với quá trình công nghiệp hoá của đất nước, nhu cầu về xây dựng dân dụng và công nghiệp rất lớn, từ đó công nghiệp SXXM của đất nước ta đã phát triển nhanh chóng, đem lại nhiều lợi ích thiết thực như: đáp ứng kịp thời nhu cầu ngày càng tăng về số lượng và chất lượng cho công nghiệp xây dựng và dân dụng, thu hút một lượng lớn lao động của xã hội, đóng góp với tỷ trọng lớn cho ngân sách Quốc gia (chiếm 10-12% GDP của toàn ngành công nghiệp). Tuy nhiên, bên cạnh các yếu tố tích cực, công nghiệp SXXM cũng là một trong những nhóm ngành tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên rất lớn và gây các tác động xấu tới môi trường.
Để giảm thiểu tác động tới môi trường thì giải pháp phòng ngừa ô nhiễm phải được coi trọng. SXSH là một chiến lược phòng ngừa ô nhiễm nhằm giảm thiểu tác động tới môi trường gây ra bởi quá trình hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp, cũng qua đó đem lại lợi ích rất lớn về kinh tế và xã hội cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất khi triển khai chương trình SXSH. Ngành SXXM có rất nhiều tiềm năng để áp dụng thành công các giải pháp SXSH. Tuy nhiên, hiện lại chưa có nhiều các nhà máy xi măng ở Việt Nam áp dụng. Bên cạnh chiến lược phòng ngừa thì các giải pháp xử lý các loại chất thải cũng cần được quan tâm vì cho dù có thực hiện tốt đến đâu các giải pháp phòng ngừa thì chất thải cũng phát sinh và gây ô nhiễm. Sự kết hợp SXSH và các giải pháp xử lý chất thải sẽ mang lại hiệu quả về môi trường tối đa với các cơ sở SX. Vì vậy, mục tiêu của Khoá luận là tìm kiếm các cơ hội áp dụng SXSH cho 1 nhà máy XM đồng thời các giải pháp xử lý chất thải cho nhà máy cũng được nghiên cứu đề xuất.
Các nội dung chính của Khoá luận tốt nghiệp: Đánh giá, đề xuất các giải pháp SXSH và xử lý chất thải cho Công ty xi măng Bút Sơn bao gồm tìm hiểu công nghệ sản xuất, vấn đề môi trường phát sinh, hiện trạng chất lượng môi trường và các giải pháp SXSH và xử lý chất thải nhà máy đang áp dụng, qua đó cũng đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm của nhà máy xi măng Bút Sơn, các giải pháp SXSH và xử lý chất thải này có thể được tham khảo áp dụng tại các nhà máy sản xuất xi măng có cùng quy mô và công nghệ SX.





















CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giới thiệu chung về sản xuất xi măng ở Việt Nam
Cùng với ngành công nghiệp than, dệt, đường sắt, ngành sản xuất xi măng ở nước ta đã được hình thành từ rất sớm. Bắt đầu là việc khởi công xây dựng nhà máy xi măng Hải Phòng vào ngày 25/12/1889, cái nôi đầu tiên của ngành sản xuất xi măng Việt Nam. Trải qua hơn một thế kỷ xây dựng và phát triển, đội ngũ những người thợ sản xuất xi măng Việt Nam ngày càng lớn mạnh. Với lực lượng cán bộ, công nhân gần 50.000 người, ngành sản xuất xi măng Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Từ năm 1996, Hiệp hội Xi măng Việt Nam được thành lập đến nay đã quy tụ gần 90 thành viên, trong đó phải kể đến các công ty xi măng lớn đóng góp quan trọng vào nền kinh tế đất nước như là Hoàng Thạch, Bỉm Sơn, nhà máy xi măng Hải Phòng, Hà Tiên, Bút Sơn, Đồng Nai. Sản xuất xi măng hàng năm của các thành viên trong hiệp hội xi măng đều vượt kế hoạch được giao. Riêng năm 2004 cả nước đã sản xuất và tiêu thụ đạt trên 27 triệu tấn, trong đó Tổng công ty xi măng Việt Nam đạt 12,5 triệu tấn, xi măng địa phương đạt 7,1 triệu tấn, các công ty liên doanh đạt 7,4 triệu tấn. Sản xuất kinh doanh của toàn ngành luôn đạt mức tăng trưởng cao, đóng góp ngày càng tăng cho ngân sách Nhà nước, đời sống vật chất, tinh thần của người thợ xi măng.
Hiện nay nhiều nhà máy xi măng lớn đã xây dựng thống nhất áp dụng được hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 và hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14000. Tuy vậy còn nhiều công ty xi măng địa phương, liên doanh còn nhập các công nghệ sản xuất lạc hậu, xi măng kém chất lượng, gây ô nhiễm môi trường. Với nhu cầu xi măng lớn của thị trường còn có hiện tượng xây dựng ồ ạt các nhà máy nhỏ với công nghệ lạc hậu tại các địa phương gây nguy cơ về sự cố môi trường và nền kinh tế đất nước.
Theo định hướng phát triển giai đoạn từ nay đến năm 2020 đã được Chính phủ đã phê duyệt thì phải xây dựng thêm một loạt các nhà máy xi măng mới như: Bình Phước, Hoàng Thạch 3, Bút Sơn 2, Bỉm Sơn mới, nhằm nâng công suất của ngành sản xuất xi măng nước ta lên trên 40 triệu tấn/ năm với mức đầu tư tới gần 6 tỷ USD, để cho ngành công nghiệp xi măng Việt Nam tiến vững chắc trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế.
Tuy nhiên là một loại hình sản xuất đặc thù, sản xuất xi măng cũng gây những hậu quả về ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường không khí. Tại nhiều nhà máy việc tận dụng các phế thải làm nguyên liệu đầu vào chưa được chú trọng, công tác quản lý và xử lý chất thải còn mang tính hình thức, đối phó gây sự phản ứng quyết liệt của người dân địa phương.
1.2. Các nội dung cơ bản của SXSH
1.2.1. Phương pháp luận về SXSH
Trong hệ thống thứ bậc quan tâm trong lĩnh vực quản lý môi trường thì giải pháp phòng ngừa chất thải, tái chế, tái sử dụng tại chỗ hiện đang được tập chung áp dụng. Định hướng được thực hiện trong việc giảm thiểu ô nhiễm, tổn thất năng lượng, nguyên liệu thô, nước, qua đó tiết kiệm được kinh phí từ việc giảm chi phí lắp đặt, vận hành thiết bị xử lý.
SXSH phải được coi là bộ phận căn bản của bất kỳ hệ thống quản lý ô nhiễm toàn diện nào, dù đó là cấp xí nghiệp hay ở cấp toàn nền kinh tế quốc dân, và một điều chú ý nữa là SXSH có thể được áp dụng cho bất kỳ doanh nghiệp nào, cho ngành sản xuất nào.
Theo định nghĩa về SXSH của tổ chức môi trường Liên hiệp quốc (UNEP) thì: SXSH là tiếp cận áp dụng liên tục chiến lược phòng ngừa tổng hợp về môi trường đối với các quá trình sản xuất, sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu suất sinh thái và giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường.
Đối với quy trình SXSH bao gồm:
 Thay đổi nguyên liệu
+ Giảm hay loại bỏ sử dụng các nguyên liệu nguy hiểm như các chất hoạt tố kim loại nặng, thuốc nhuộm và các dung môi chứa clo.
+ Dùng các nguyên liệu có chất lượng cao hơn và tinh khiết hơn để tránh đưa các chất nhiễm bẩn vào dây chuyền sản xuất.
+ Dùng các nguyên liệu tái chế để tạo ra thị trường cho những sản phẩm này.
 Cải thiện về vận hành sản xuất và quản lý nội vi nhà máy
+ Giảm tổn thất nguyên liệu, sản phẩm và năng lượng do rò rỉ và để tràn.
+ Đặt thiết bị nhằm giảm thiểu chảy tràn, tổn thất và nhiễm bẩn trong quá trình vận chuyển nguyên vật liệu.
+ Sử dụng các khay hay tấm chắn để thu gom nguyên liệu rò rỉ
+ Bố trí các ca sản xuất sao cho giảm được nhu cầu làm vệ sinh thiết bị.
+ Giảm thiểu lượng nguyên liệu của mỗi mẻ nhằm giảm lượng chất thải khi làm vệ sinh.
+ Cải thiện công tác quản lý, kiểm kê nguyên liệu và sản phẩm để tránh hư hỏng và quá hạn.
+ Cải tiến chu kỳ bảo dưỡng để tránh tổn thất do hỏng hóc máy móc và thiết bị.
+ Tắt điện khi không dùng.
+ Tránh đổ chung các loại dòng thải khác nhau.
+ Tuyên truyền ý thức cho công nhân và những người vận hành về tiết kiệm nguyên liệu, tránh rò rỉ, rơi vãi, tiết kiệm sử dụng nước, điện trong sinh hoạt, có hình thức khen thưởng, kỷ luật đối với các phân xưởng hay cá nhân thực hiện tốt hay không chấp hành nội quy của nhà máy.
 Tái sử dụng tại nhà máy
+ Tuần hoàn nước làm mát và nước công nghệ, các dung môi và các vật liệu khô tại nhà máy hay xí nghiệp.
+ Thu hồi năng lượng nhiệt ở bất cứ công đoạn nào có thể thu hồi được.
+ Tìm cách hạn chế sử dụng những nguyên liệu không mong muốn.
+ Tạo ra các sản phẩm phụ hữu ích từ các vật liệu “thải” .
 Thay đổi công nghệ
+ Thay đổi thiết bị, bố trí mặt bằng sản xuất, hệ thống ống dẫn để nâng cao hiệu quả và cải thiện dòng nguyên liệu trong quá trình sản xuất.
+ Dùng các thiết bị tự động và thiết bị kiểm soát công nghệ tốt hơn để tránh tạo ra các sản phẩm có chất lượng thấp và sản phẩm không mong muốn.
+ Cải tiến các điều kiện công nghệ như tốc độ dòng, nhiệt độ, áp suất và thời gian lưu để nâng cao năng suất sản phẩm và giảm lượng chất thải.
+ Dùng các tác nhân hay các thiết bị phụ trợ cho dây truyền sản xuất như các chất xúc tác một cách tối ưu hơn.
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2
1.1. Giới thiệu chung về sản xuất xi măng ở Việt Nam 2
1.2. Các nội dung cơ bản của SXSH 3
1.2.1. Phương pháp luận về SXSH 3
1.2.2. Những lợi ích do SXSH mang lại 5
1.2.3. Những trở ngại thách thức khi triển khai chương trình SXSH 7
1.3. Đặc tính thải và vấn đề xử lý chất thải tại nhà máy sản xuất xi măng 8
1.3.1. Đặc tính thải của sản xuất xi măng 8
1.3.2. Các biện pháp xử lý các loại chất thải 9
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11
2.1. Đối tượng nghiên cứu 11
2.2. Phương pháp nghiên cứu 11
2.2.1. Phương pháp đánh giá SXSH 11
2.2.2. Các phương pháp khác có liên quan 11
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 13
3.1:TỔNG QUAN SẢN XUẤT VÀ VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG PHÁT SINH CỦA CÔNG TY XI MĂNG BÚT SƠN 13
3.1.1. Giới thiệu chung về nhà máy 13
3.1.2. Tổng quan hoạt động sản xuất của nhà máy 13
3.1.3. Vấn đề môi trường phát sinh 15
3.2. ĐÁNH GIÁ, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SXSH VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI CHO CÔNG TY XI MĂNG BÚT SƠN 19
3.2.1. Phân tích dây chuyền công nghệ 19
3.2.2. Tính toán cân bằng nhiệt lượng và vật liệu 20
3.2.3. Phân tích nguyên nhân phát thải và đề xuất các giải pháp SXSH 21
3.2.4. Đánh giá các giải pháp SXSH nhà máy đang thực hiện 23
3.2.5. Đề xuất bổ sung các giải pháp SXSH khác 27
3.2.6. Đánh giá các giải pháp xử lý chất thải nhà máy đang thực hiện 30
3.2.7. Một số kiến nghị nhằm giảm thiểu ô nhiễm tại nhà máy 34
KẾT LUẬN 35
KIẾN NGHỊ 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO 36


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
A Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý chất thải rắn tại thành phố đông hà tỉnh Quảng trị Khoa học Tự nhiên 0
D Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Long An Nông Lâm Thủy sản 0
D Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa Nông Lâm Thủy sản 0
D Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt và đề xuất một số giải pháp quản lý chất lượng nước trên địa bàn Huyện Mê Linh Nông Lâm Thủy sản 0
D Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện hải hậu Nông Lâm Thủy sản 0
D Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường làng nghề nấu rượu truyền thống xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang Khoa học Tự nhiên 0
D Điều tra ,đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp cải tạo cây xanh trên thành phố Đà Nẵng Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá hiện trạng môi trường đất, nước và đề xuất một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại làng nghề đúc nhôm Bắc Ninh Nông Lâm Thủy sản 0
D đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện thanh oai, thành phố hà nội Nông Lâm Thủy sản 0
D Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả trồng khóm (dứa) của các nông hộ tại thành phố vị thanh, tỉnh hậu giang Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top