batuan1977
New Member
Download miễn phí Đề tài Đánh giá độc tính của một số loại nước thải công nghiệp bằng các phép thử Test sinh học
MỤCLỤC
Trang
Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. sơ lược về nước thải
1.1.1. Phân loại nước thải
1.1.1.1. Phân loại theo nguồn gốc phát sinh
1.1.1.2. Phân loại theo quan điểm quản lý môi trường
1.1.1.3. Phân loại trên quan điểm tác động lên môi trường
1.2. Nước thải công nghiệp
1.2.1. Các nguồn phát sinh nước thải và đặc tính nước thải
công nghiệp sản xuất bia
1.2.2. Các nguồn phát sinh nước thải và đặc tính nước thải
công nghiệp giấy
1.2.3. Các nguồn phát sinh nước thải và đặc tính nước thải
làng nghề cơ khí
1.3. Các chỉ tiêu đánh giá nước thải công nghiệp
1.3.1. Các chỉ tiêu
1.3.1.1. Các chất hữu cơ
1.3.1.2. Các chất vô cơ
1.3.1.3. Hàm lượng chất rắn
1.3.1.4. Lượng ôxy hoà tan DO
1.3.1.5. Nhu cầu ôxy sinh hoá
1.3.1.6. Nhu cầu ôxy hoá học
1.3.1.7. Các chỉ tiêu khác
1.3.2. Đánh giá tác động nước thải lên môi trường
1.3.2.1. LC50
1.3.2.2. EC50
1.3.2.3. Động thực vật thuỷ sinh
1.3.2.3.1.Tác động nước thải lên cá
1.3.2.3.2.Tác động nước thải lên bèo
1.3.2.3.3. Tác động nước thải lên vi sinh vật
1.4. Các phương pháp xử lý nước thải
1.4.1. Phương pháp cơ học
1.4.2. Phương pháp hoá học
1.4.3. Phương pháp hoá lý
1.4.4. Phương pháp sinh học
ChươngII: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1.Vật liệu
2.1.1. Mẫu nước thải
2.1.2. Hoá chất
2.1.2.1. Hoá chất xác định COD
2.1.2.2. Hoá chất xác định BOD
2.1.2.3. Hoá chất làm môi trường nhân giống và nuôi bèo
2.1.2.4. Hoá chất nhân giống và nuôi vi sinh vật
2.1.3. Sinh vật thử test
2.1.3.1.Cá trôi
2.1.3.2. Bèo tấm
2.1.3.3.Vi sinh vật
2.1.4Thiết bị
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp xác định DO
2.2.2. Phương pháp xác định BOD
2.2.3. Phương pháp xác địng COD
2.2.4. Phương pháp xác định pH
2.2.5. Phương pháp xác định LC50
2.2.5.1. Phương pháp xác định LC50 đối với cá
2.2.5.2. Phương pháp xác định LC50 đối với bèo
2.2.6. Phương pháp xác định EC50
2.2.6.1. Phương pháp xác định EC50 đối với vi khuẩn
Chương III. Kết quả và thảo luận
3.1. Đánh giá các chỉ tiêu của các loại nước thải
3.1.1. Nước thải nhà máy bia
3.1.2. Nước thải nhà máy giấy
3.1.3. Nước thải làng nghề cơ khí
3.2. Đánh giá độ độc của nước thải lên môi trường
3.2.1. Độ độc đối với cá
3.2.1.1. Độ độc của nước thải công nghiệp bia lên cá
3.2.1.2. Độ độc của nước thải công nghiệp giấy lên cá
3.2.1.3. Độ độc của nước thải làng nghề cơ khí lên cá
3.2.2. Độ độc đối với bèo
3.2.2.1. Độ độc của nước thải công nghiệp bia lên bèo
3.2.2.2. Độ độc của nước thải công nghiệp giấy lên bèo
3.2.2.3. Độ độc của nước thải làng nghề cơ khí lên bèo
3.2.3. Độ độc đối với vi khuẩn
3.2.3.1. Độ độc của nước thải công nghiệp bia lên vi khuẩn
3.2.3.2. Độ độc của nước thải công nghiệp giấy lên vi khuẩn
3.2.3.3. Độ độc của nước thải làng nghề cơ khí lên vi khuẩn
Nhận xét
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-03-23-de_tai_danh_gia_doc_tinh_cua_mot_so_loai_nuoc_thai.Q3RoSBiWWw.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-64650/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
o, tảo, vi sinh vật...) để xác định hay đo ảnh hưởng của một hay tập hợp các chất thử lên cơ thể sinh vật (gây chết, gây ức chế sinh trưởng...).1.4.1 Các chỉ tiêu để đánh giá phép thử sinh học
a. Nồng độ gây chết: (Lethal concentration LC)
Để đánh giá chỉ tiêu này, các chỉ số thường dùng là LC10, LC50, LC70...
- LC10: Là nồng độ ngưỡng, nếu nồng độ thấp hơn LC10 nó sẽ không gây chết với sinh vật thử. Đây chính là ngưỡng cho phép của các chất thải đối với môi trường. ở nồng độ thấp hơn LC10 không quan sát thấy tác động tức thời của chất thử đối với test thử nên không gây tác động tức thời với môi trường sinh thái.
- LC50: Là nồng độ của chất thử gây chết 50% cá thể của test thử. Nồng độ này phụ thuộc vào thời gian và điều kiện tiến hành phép thử. Vì vậy trong một số trường hợp chỉ số LC50 được ghi kèm thời gian thử (, , ) , theo quy định của quốc tế về phép thử sinh học thống nhất lấy chỉ tiêu LC50 ở 96 giờ nên trong các tài liệu công bố về chỉ tiêu này không có chỉ số thời gian đi kèm.
LC50 được quy định là chỉ tiêu chuẩn thống nhất của cơ quan quản lý môi trường của nhiều nước trên thế giới như: Mỹ, Thuỵ Điển, Canada, Thuỵ Sỹ... dùng để đánh giá độ độc của các chất thử đối với môi trường sinh thái.
- LC70: Là nồng độ gây chế 70% cá thể thử, chỉ tiêu này dùng để tham khảo và hỗ trợ, đánh giá độ độc của chất thử .
b. Nồng độ ức chế hữu hiệu (effective concentration EC).
EC cũng được sử dụng để đánh giá ảnh hưởng của chất thử lên cơ thể sinh vật, sử dụng làm test thử. EC cũng sử dụng các chỉ tiêu tương tự như LC: EC10, EC50 và EC70.
EC50 được sử dụng là chỉ tiêu chuẩn để đánh giá phép thử. Đây là nồng độ gây ức chế 50% quá trình trao đổi chất so với bình thường của cơ thể sinh vật sử dụng làm test thử. Quá trình trao đổi chất có thể đánh giá thông qua: Tốc độ sinh trưởng, sản phẩm trao đổi chất, lượng ôxy sử dụng trong quá trình hô hấp...
1.4.2 Yêu cầu đối với cá thể sử dụng trong phép thử sinh học
- Cá thể sử dụng làm test thử phải mẫn cảm với chất thử.
- Cá thể sử dụng làm test thử phải phù hợp với điều kiện khí hậu và địa lý của khu vực đánh giá test thử (cá thể phải thuần dưỡng tại khu vực đánh giá chất thử tối thiểu là 1 năm).
- Là những cá thể quan trọng đặc trưng cho môi trường sinh thái cần quan tâm.
- Dễ dàng thuần dưỡng và chuẩn hoá ở điều kiện phòng thí nghiệm và có những hiểu biết về sinh thái của nó trong môi trường.
- Phải là các cá thể khoẻ mạnh, ít bị mắc bệnh dịch.
- Quá trình thử tương đối đơn giản.
1.4.3 Phân loại phép thử
a. Phân loại theo thời gian thử.
- Thử thời gian ngắn
- Thử tức thời
- Thử thời gian dài.
b. Theo phương pháp thử
- Thử tĩnh
- Thử tính có thay thế mẫu thử theo thời gian
- Thử động (trong dòng chảy của mẫu thử)
c. Theo mục đích thử
- Xác định nồng độ chất thử, nồng độ ức chế, đánh giá độ mẫn cảm...
1.5 các phương pháp xử lý nước thải
Các phương pháp xử lý nước thải hiện nay có các phương pháp xử lý nước thải chính là:
+ Phương pháp cơ học.
+ Phương pháp hoá lý.
+ Phương pháp hoá học.
+ Phương pháp sinh học
Nhìn chung nước thải công nghiệp rất đa dạng và phức tạp. tuỳ từng trường hợp vào từng cơ sở sản xuất, từng nhà máy và tính chất của từng loại nước thải, khả năng tài chính và quy định của từng nước mà người ta sẽ quyết định lựa chọn một hay nhiều phương pháp để xử lý với mục đích làm giảm hàm lượng các chất ô nhiễm tới mức thấp nhất trong thời gian nhanh nhất với chi phí nhỏ nhất, nhằm đạt được chỉ tiêu quy định đối với cơ sở do nhà nước ban hành
1.5.1 Phương pháp cơ học
Đây là phương pháp thường được dùng để xử lý sơ bộ nước thải, nó có tác dụng loại bỏ các hợp chất không tan vô cơ cũng như hữu cơ trong nước. Tuỳ theo đặc điểm của các loại cặn cũng như kích thước của chúng trong nước thải mà người ta áp dụng các phương pháp như lắng, lọc qua lưới, xyclon thuỷ lực, lọc cát, qua ly tâm.
1.5.2 Phương pháp hoá học
Cơ sở của phương pháp này là dựa trên các phản ứng hoá học giữa các chất bẩn với các hoá chất cho vào trong nước thải. Đây là giai đoạn xử lý sơ bộ trước khi xử lý sinh hoá. Các phản ứng hoá học có thể sảy ra là phản ứng trung hoà, phản ứng ô xi hoá khử hay các phản ứng phân huỷ các chất độc hại.
1.5.3 phương pháp hoá lý
Phương pháp này được ứng dụng rộng rãi để xử lý nước cấp và nước thải. Phương pháp này dựa trên cơ sở các quá trình keo tụ, hấp phụ, trích ly, bay hơi, tuyển nổi, trao đổi ion tinh thể hoá, màng bán thấm dializ... Nhằm loại bỏ các hạt lơ lửng phân tán, các chất khí hoà tan, các chất vô cơ và hữu cơ ra khỏi nước thải. Người ta thường áp dụng phương pháp keo tụ kết hợp với đông tụ và tuyển nổi trong quá trình xử lý bằng phương pháp hoá lý với đối tượng là nước thải chế biến thuỷ sản.
1.5.4 Phương pháp sinh học
Bản chất của phương pháp này dựa trên hoạt động sống của các vi sinh vật có khả năng phân giải các chất hữu cơ hay vô cơ trong nước thải thành nguồn năng lượng và nguồn Cacbon để thực hiện các quá trình sinh trưởng và phát triển. Khi đó chúng nhận các chất làm vật liệu để xây dựng tế bào, sinh trưởng và phát triển nên sinh khối tăng lên. Các vi sinh vật thường sử dụng trong xử lý nước thải là các vi khuẩn chủ yếu là loại dị dưỡng hoại sinh, nấm, tảo, nguyên sinh động vật và thực vật.
õCác phương pháp sinh học bao gồm:
- Phương pháp hiếu khí
- Phương pháp kị khí
- Phương pháp hỗn hợp hiếu khí và kị khí
- Ao hồ sinh học
Phương pháp sinh học thích hợp với các loại nước thải có tỉ số BOD5/COD nằm trong khoảng từ 0,5 á 1. Hầu hết các loại nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp thực phẩm đều có ti số này.
Nhìn chung phương pháp này có một số ưu nhược điểm sau:
* Ưu điểm:
- Có thể xử lý nước thải có phổ nhiễm bẩn hữu cơ rộng
- Hệ thống có thể tự điều chỉnh phổ các chất nhiễm bẩn và nồng độ các chất nhiễm bẩn
- Rẻ hơn so với một số phương pháp xử lý khác (ví dụ: phương pháp hoá học)
- Sản phẩm cuối cùng của quá trình xử lý là H2O và CO2. Vì vậy không gây ô nhiễm thứ cấp cho môi trường.
- Sinh khối vi sinh vật có thể sử dụng vào các mục đích khác nhau như: bổ sung vào thức ăn chăn nuôi, làm phân bón hữu cơ.
*Nhược điểm:
- Đầu tư cho việc xây dựng trang thiết bị của hệ thống làm sạch cao.
- Phải có chế độ công nghệ làm sạch hoàn chỉnh
- Một vài chất hữu cơ độc tính có ảnh hưởng đến quần thể vi sinh vật trong bùn làm giảm hiệu suất làm sạch
- cần pha loãng nguồn nước có nồng độ chất hữu cơ cao do vậy làm tăng lượng nước thải. Thông thường các loại nước thải đưa vào xử lý sinh học có BOD5 thích hợp nhất trong khoảng từ 800-1200mg/l.
Tuy có một số nhược điểm như vậy nhưng phương pháp làm sạch nước thải bằng biện pháp sinh học vẫn là phổ biến và được áp dụng rộng rãi nhất đối với các loại nước thải giàu chất hữu cơ....