edonis_snow
New Member
Download miễn phí Chuyên đề Đánh giá hiệu quả Dự án đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thị xã Hà Giang- Tỉnh Hà Giang
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ 6
LỜI NÓI ĐẦU 8
LỜI CAM ĐOAN 11
Chương I: Những vấn đề cơ bản về Đánh giá hiệu quả dự án xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải 12
1.1 Lý luận chung về dự án đầu tư 12
1.1.1 Khái niệm dự án đầu tư 12
1.1.1.1 Các khái niệm liên quan 12
1.1.1.2 Khái niệm về dự án đầu tư 12
1.1.2.Phân loại dự án đầu tư 13
1.1.2.1 Theo cơ cấu tái sản xuất: 13
1.1.2.2 Theo lĩnh vực hoạt động trong xã hội: 13
1.1.2.3 Theo các giai đoạn hoạt động của dự án đầu tư trong quá trình sản xuất: 13
1.1.3. Sự khác nhau giữa dự án đầu tư kinh tế và dự án đầu tư môi trường 14
1.2 Đánh giá hiệu quả của một dự án đầu tư môi trường 14
1.2.1 Khái niệm đánh giá hiệu quả của một dự án đầu tư môi trường 14
1.2.2 Sự cần thiết phải đánh giá hiệu quả dự án đầu tư môi trường 15
1.2.3 Các tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả dự án đầu tư môi trường 16
1.2.3.1 Hiệu quả về mặt kinh tế 17
1.2.3.2 Hiệu quả về mặt xã hội 17
1.2.3.3 Hiệu quả về mặt môi trường 19
1.2.4 Phương pháp đánh giá hiệu quả của dự án 19
1.2.4.1 Đánh giá hiệu quả dự án trên khía cạnh kinh tế- xã hội 19
1.2.4.2 Đánh giá hiệu quả dự án trên khía cạnh môi trường 20
1.3 Áp dụng phương pháp phân tích chi phí lợi ích trong đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải. 21
1.3.1 Cơ sở để thực hiện đánh giá hiệu quả kinh tế- xã hội- môi trường dự án là phương pháp phân tích chi phí lợi ích (Cost Benefit Analys- CBA) 21
1.3.2 Phương pháp phân tích chi phí lợi ích (CBA) 23
1.3.2.1 Khái niệm 23
1.3.2.2 Quy trình tiến hành phân tích chi phí lợi ích. 23
Chương II: Cơ sở thực tiễn của việc xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thị xã Hà Giang- tỉnh Hà Giang. 28
2.1 Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội thị xã Hà Giang- tỉnh Hà Giang. 28
2.1.1 Điều kiện tự nhiên 28
2.1.1.1 Vị trí địa lý 28
2.1.1.2 Đặc điểm đia hình và diện tích 28
2.1.1.3 Đặc điểm khí hậu 29
2.1.1.4 Điều kiện thủy văn 30
2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 30
2.1.2.1 Điều kiện kinh tế 30
2.1.2.2 Điều kiện hạ tầng xã hội 35
Các vấn đề về lao động, việc làm 35
2.2 Hiện trạng khu vực thực hiện dự án 40
2.2.1 Hiện trạng thoát nước 40
2.2.1.1 Tổ chức thoát nước 40
2.2.1.2 Hiện trạng hệ thống thoát nước mưa 40
2.2.1.3 Hiện trạng ngập lụt 43
2.2.1.4 Hiện trạng thoát nước bẩn 44
2.2.1.5 Hiện trạng sông thoát nước và lưu vực thoát nước 46
2.2.2 Hiện trạng vệ sinh môi trường 47
2.2.2.1 Nhà vệ sinh 47
2.2.2.2 Hiện trạng thu gom chất thải rắn 48
2.3 Giới thiệu chung về dự án 50
2.3.1 Thông tin khái quát về dự án 50
2.3.2. Mục tiêu của dự án 50
2.3.3 Phạm vi nghiên cứu của dự án 52
2.3.4 Nguồn vốn của dự án 54
Chương III: Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội Dự án xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thị xã Hà Giang tỉnh Hà Giang 55
3.1 Đánh giá hiệu quả kinh tế- xã hội Dự án xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải 55
3.1.1 Một số giả thiết 55
3.1.2 Xác dịnh các chi phí và lợi ích của dự án 55
3.1.2.1 Xác định các dòng chi phí (C) của dự án bao gồm: 55
3.1.2.2 Xác định các dòng lợi ích của dự án (B) bao gồm: 59
3.1.3 Đánh giá các chi phí và lợi ích của dự án 64
3.1.3.1 Các phương pháp đánh giá chi phí- lợi ích 64
3.1.3.2 Đánh giá các chi phí của dự án 66
3.1.3.3 Đánh giá các lợi ích của dự án 72
3.1.4 Tính toán các chỉ tiêu 79
3.1.5 Phân tích độ nhạy 84
3.1.6 Kết luận 87
3.2 Đề xuất các kiến nghị và giải pháp 87
3.2.1 Các kiến nghị 87
3.2.2 Đề xuất các giải pháp 88
KẾT LUẬN 90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2013-12-15-chuyen_de_danh_gia_hieu_qua_du_an_dau_tu_xay_dung.HsVsUhLX5c.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-50125/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
y sự tăng trưởng này chính là việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thâm canh các loại cây trồng có năng suất, hiệu quả cao và có sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá. Ngoài việc tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm, thị xã còn tích cực mở các lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi, thâm canh lúa, ngô và tổ chức nhiều mô hình trình diễn cho bà con nông dân.Hình 2.2: Biểu đồ giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá hiện hành 2002- 2006
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Giang năm 2007
Hình 2.3: Biểu đồ giá trị sản xuất nông nghiệp theo cơ cấu năm 2006
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Giang năm 2007
Các loại cây trồng chính trên địa bàn bao gồm cây lương thực có hạt như lúa, ngô, các loại cây rau màu, cây công nghiệp như: mía, bông, lạc, đậu tương. Trong cơ cấu ngành thì trồng trọt là ngành chủ yếu đóng góp vào giá trị sản xuất nông nghiệp của thị xã. Ngành dịch vụ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ (chỉ 0.4%) trong tổng giá trị đóng góp của ngành, tuy nhiên đây lại là yếu tố để đảm bảo sự phát triển bền vững cho các ngành khác, vì thế mà thị xã cần có các biện pháp để khuyến khích và làm gia tăng sự đóng góp của ngành này trong tổng cơ cấu đóng góp giá trị kinh tế của ngành nông nghiệp.
Du lịch
Được thiên nhiên ưu đãi, Hà Giang có nhiều cảnh quan tự nhiên và núi non hùng vĩ. Không những thế Hà Giang còn là nơi lưu giữ nhiều sản phẩm văn hoá đặc sắc truyền thống từ rất lâu đời của hơn 20 dân tộc anh em, có chợ tình Khau Vai, có nhiều di tích lịch sử: động tiên, cổng trời Quản Bạ, đặc biệt có khu di chỉ khảo cổ học Đồi Thông nằm ngay trong lòng thị xã . Nơi đây đã tìm thấy hàng ngàn di vật từ thời tiền sử và được xác định là một trong những vùng văn hoá sớm nhất của Việt Nam. Đến với Hà Giang, du khách sẽ được thấy những sản phẩm kết tinh từ truyền thống văn hoá độc đáo của đồng bào miền núi, được tham gia những phiên chợ vùng cao, được chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng nhưng đầy thơ mộng.
Cửa khẩu quốc gia Thanh Thuỷ tiếp giáp với tỉnh Vân Nam Trung Quốc hàng năm cũng thu hút vài chục nghìn khách tới tham quan, du lịch. Cũng nhằm phát huy thế mạnh của tỉnh nhà, những năm gần đây Hà Giang đã đẩy mạnh phát triển ngành du lịch bằng việc đa dạng hoá các loại hình du lịch như du lịch sinh thái: leo núi, tham quan hang động, du lịch văn hoá, đa dạng hoá hình thức đầu tư, nhà nước và các doanh nghiệp cùng đầu tư xây dựng.
Thị xã Hà Giang sẽ là nơi dừng chân của du khách khi đến với tất cả các điểm du lịch của Hà Giang. Vì vậy, trong thời gian qua Hà Giang đã tập trung đầu tư nhiều cho cơ sở hạ tầng, hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải cho thị xã Hà Giang có nhiệm vụ cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường- một việc làm rất có ý nghĩa, không chỉ đối với cuộc sống của người dân đô thị mà còn rất quan trọng đối với sự phát triển của ngành du lịch của Hà Giang.
2.1.2.2 Điều kiện hạ tầng xã hội
Dân số
Thị xã Hà Giang bao gồm 8 đơn vị hành chính: 3 xã ngoại thị và 5 phường nội thị; với diện tích đất tự nhiên là 134.04 km2 . Dân số tính đến tháng 12/ 2007 là 45653 người, gồm 17 dân tộc anh em sinh sống, trong đó: dân tộc Kinh chiếm 61.08%; dân tộc Tày chiếm 27.53%; dân tộc Dao chiếm 5.52%; dân tộc Hoa chiếm 2.31%; còn lại các dân tộc khác như: Nùng, HMông, Sán Chay, Pố Y. Mật độ dân số trung bình là 335người/ km2.
Các vấn đề về lao động, việc làm
Giống với nhiều địa phương khác, nhân dân thị xã Hà Giang cũng có nhiều cách làm ăn, sinh sống khác nhau, nghề nghiệp rất đa dạng. Mặt khác khu vực điều tra khảo sát là khu vực trung tâm của thị xã nên đây là khu vực tập trung nhiều lao động có trình độ cao, được đào tạo bài bản. Số cán bộ công chức, bộ đội, giáo viên, công an chiếm ở đây chiếm đến 46%.
Hình 2.4: Biểu đồ về cơ cấu lao động của thị xã Hà Giang
năm 2008
Nguồn: Điều tra Kinh tế- xã hội thị xã Hà Giang 2008
Một lực lượng lao động khác cũng chiếm tỷ lệ khá lớn (28%) ở khu vực nghiên cứu đó là những lao động không đòi hỏi trình độ cao, hay không qua đào tạo hay chỉ đào tạo ở mức đơn giản. Nằm trong nhóm này bao gồm công nhân, lái xe, thợ thủ công.Đặc biệt, những người làm nghề tự do lại chiếm ưu thế trong nhóm này. Nhóm những người làm nghề tự do là những người hay thay đổi công việc, làm nhiều nghề khác nhau từ cắt tóc, gội đầu, xe ôm đến buôn bán. Những người này thường không muốn nói chính xác công việc họ đang làm và thường khai là làm nghề tự do.
Nếu tách riêng số lượng lao động là công nhân, thợ thủ công thì số lượng này không lớn. Điều này phản ánh hiện trạng công nghiệp trên địa bàn thị xã chưa thực sự phát triển, có rất ít các nhà máy, xí nghiệp vì vậy cơ cấu lao động trong lĩnh vực này còn thấp. Tỷ lệ lao động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ khoảng 14%. Đây là khu vực kinh doanh tương đối ổn định, thường là các đơn vị kinh doanh dịch vụ nhà hàng, khách sạn hay các chủ cửa hàng lớn.
Nhóm những người nghỉ hưu, nghỉ mất sức chiếm khoảng 7%. Những người này thường có nhiều thời gian tham gia vào các hoạt động xã hội tại phường xã, và tổ dân phố khu vực mình sinh sống.
Các vấn đề về cùng kiệt đói.
Tiêu chuẩn cùng kiệt của Bộ lao động thương binh xã hội năm 2005 (Molissa) được áp dụng và kết quả khảo sát cho thấy, phần lớn dân cư trong khu vực khảo sát có mức sống khá (50%). Mức trung bình có 32% và số hộ giàu là 16%. Số hộ cùng kiệt chiếm tỷ lệ nhỏ (2%) không đáng kể. Từ những quan sát thực tế dưới hiện trường, các cán bộ trong đoàn khảo sát đánh giá kết quả khảo sát khá chính xác, phản ánh tương đối trung thực tình hình kinh tế của người dân trong khu vực dự án. Và khu vực dự án là khu vực trung tâm của thị xã Hà Giang, nơi tập trung đông nhất các khối cơ quan của tỉnh, thị xã, các hoạt động thương mại, dịch vụ cũng sôi động nhất vì vậy dân cư ở khu vực này thường là cán bộ công chức, có trình độ cao, có công việc ổn định, thu nhập tốt hay nếu là những người dân bình thường thì họ cũng có nhiều cơ hội trong việc làm ăn, buôn bán vì vậy hầu hết các gia đình trong khu vực này đều có đời sống ổn định và kinh tế khá giả.
Hình 2.5: Biểu đồ về tỷ lệ giàu cùng kiệt tại thị xã Hà Giang năm 2008
Nguồn: Điều tra Kinh tế- xã hội thị xã Hà Giang 2008
Hiện trạng hạ tầng xã hội
Hiện trạng hạ tầng xã hội tại thị xã Hà Giang nhìn chung chưa đáp ứng được nhu cầu về nhà ở, dịch vụ công cộng, văn hoá thể thao đặc biệt là các khu cây xanh, vườn hoa, vui chơi giải trí. Quy mô các công trình còn nhỏ hẹp và chưa được đầu tư xây dựng đồng bộ.
Công trình y tế: Tại thị xã Hà Giang đã hình thành mạng lưới y tế bao gồm bệnh viện tỉnh Hà Giang với quy mô 200 giường, phòng khám đa khoa, trạm sốt rét, trạm vệ sinh dịch tễ và mạng lưới trạm xá ở các xã, phường (Bao gồm 7 trạm xá với 20 giường). Các cơ sở đã được xây dựng kiên cố đủ đáp ứng yêu cầu phục vụ cho...