cat_tom

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bàn tay có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống con người, cả trong
sinh hoạt cũng như trong lao động sản xuất.
Vết thương bàn tay là một thương tổn thường gặp, với di chứng để lại
theo nhiều mức độ từ nhẹ đến nặng. Trước tình hình công nghiệp hóa hiện đại
hóa nền kinh tế nước ta, xu hướng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp, tai nạn lao động có liên quan đến vết thương bàn tay khó tránh khỏi
và ngày càng gia tăng nhất là khi ý thức bảo hộ lao động còn kém. Trong các
thương tổn bàn tay thì vết thương đứt rời ngón tay cũng khá thường gặp và
gia tăng trong những năm gần đây và việc các thương tổn này được phục hồi
bằng kỹ thuật vi phẫu đã giúp giảm thiểu được nhiều di chứng nặng nề cho
bệnh nhân, trả họ lại với cuộc sống và lao động.
Với phát minh kính hiển vi phẫu thuật cùng chỉ khâu vi phẫu. Việc ứng
dụng kỹ thuật vi phẫu trong nối chi nói chung và nối ngón tay nói riêng trên
thế giới đã được áp dụng và mở rộng sau báo cáo lần đầu tiên của Tamai (nối
thành công ngón tay cái đứt rời năm 1965) . Tại Việt Nam năm 1987 cố Giáo
sư Nguyễn Huy Phan và Nguyễn Bắc Hùng đã thành công trong việc nối lại
ngón tay bị đứt rời tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108 . Kể từ đó nhiều
báo cáo thành công trong kỹ thuật vi phẫu nối lại ngón tay đứt rời tại các bệnh
viện, trung tâm lớn như bệnh viện Trung ương Quân đội 108 Viện Chấn
thương chỉnh hình TP.HCM, Viện quân y 103, Bệnh viện Xanh pôn, Bệnh
viện Việt đức đã được công bố .
Tuy nhiên thương tổn ngón tay tay đứt rời vẫn là thách thức lớn với
nhiều bệnh viện, phẫu thuật viên phẫu thuật tạo hình cũng như chấn thương
chỉnh hình cả về kỹ thuật cũng như trang thiết bị. Kết quả nối ngón tay đứt rời
4
bằng kỹ thuật vi phẫu ở Việt Nam cũng như trên thế giới được đã được thông
báo với tỷ lệ thành công từ gần 60% đến trên 90% .
Kể từ khi được thành lập đến nay khoa phẫu thuật tạo hình Bệnh viện
Xanh pôn đã triển khai thực hiện nhiều loại phẫu thuật sử dụng kỹ thuật vi
phẫu, trong đó có nhiều ca nối lại ngón tay đứt rời.
Để mô tả thương tổn này cũng như đánh giá kết quả phẫu thuật, rút ra
những nguyên nhân thành công hay thất bại trong quá trình điều trị, những
yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kết quả điều trị chúng tui tiến hành nghiên
cứu đề tài “Đánh giá kết quả ứng dụng kỹ thuật vi phẫu trong phẫu thuật
nối ngón tay đứt rời” với những mục tiêu sau.

Mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng của thương tổn ngón tay đứt rời.
2. Đánh giá kết quả của kỹ thuật vi phẫu thuật mạch máu trong điều trị
các vết thương đứt rời ngón tay.
5
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Đặc điểm giải phẫu bàn tay, ngón tay.
Bàn tay, ngón tay chứa đựng nhiều mô có cấu trúc tinh vi, phức tạp như
gân, cơ, xương, khớp, dây chằng, mạch máu, thần kinh, bao hoạt dịch. Các
mô quan trọng này chỉ được che phủ bởi da và mô dưới da mỏng.
1.1.1. Các xương bàn tay, ngón tay .
Với 27 xương và hệ thống dây chằng bao khớp đảm bảo cho mọi hoạt
động tinh vi phức tạp của bàn tay và được chia thành 3 nhóm.
- 8 xương cổ tay.
- 5 xương bàn tay.
- 14 xương ngón tay hay đốt ngón tay.
Ngón I có 2 đốt: đốt gần (đốt 1), đốt xa (đốt 2).
Ngón II, III, IV, V (ngón dài) có 3 đốt: đốt gần (đốt 1), đốt giữa (đốt 2),
đốt xa (đốt 3).
Các xương ngón tay tiếp nối với bàn tay qua khớp bàn – ngón tay, giữa
các đốt trong mỗi ngón là khớp liên đốt: khớp liên đốt gần (khớp giữa đốt 1-
2) khớp liên đốt xa (khớp giữa đốt 2-3). Ngón I chỉ có một khớp liên đốt.
Dựa trên các đốt ngón tay và khớp liên đốt để phân loại mức độ đứt rời
ngón tay theo vùng tổn thương.
6
Hình 1.1 Xương bàn tay .
1.1.2. Hệ thống gân .
Trong một ngón tay (trừ ngón tay cái), luôn có hai gân gấp và một gân
duỗi. Gân gấp có vai trò rất quan trọng trong chức năng ngón tay.
Hai gân gấp nông và sâu nằm trong bao hoạt dịch chui qua ống gân
chật hẹp tạo bởi các dây chằng, do đó dễ bị dính gân sau nối gân. Trong khâu
nối ngón tay, nếu còn một gân thì chức năng sẽ không thiệt hại đáng kể,
nhưng nếu đứt cả hai gân thì việc nối lại gân gấp là quan trọng, khi đó chỉ cần
nối một gân là đủ đồng thời tránh được nguy cơ dính gân về sau. Gân được
chọn ưu tiên nối trong trường hợp này là gân gấp sâu. Đối với ngón cái (ngón
I), do chỉ có một gân gấp dài là có lực vận động mạnh và kháng lực chính cho
đối ngón, do đó ngón cái cần chú trọng nối lại gân gấp dài.
Gân duỗi là gân dẹt, không có bao hoạt dịch.
Hình 1.2. Hệ thống gân gấp nông và sâu của ngón tay dài .
7
1.1.3. Hệ thống động mạch (ĐM) ngón tay.
Ngón tay có hệ thống mạch máu nuôi phong phú nhờ nhánh nối rất dồi
dào. Thông thường mỗi ngón tay có 2 ĐM chính ở gan ngón tay. Ngón I, II,
III còn có 2 ĐM phụ ở mặt mu ngón tay (có nguồn gốc từ cung ĐM mu cổ
tay) . Trong 2 ĐM chính nói trên luôn có một bên là ĐM ưu thế: cụ thể, ngón
I, II có ĐM ưu thế ở bên trụ, ngón IV, V có ĐM ưu thế bên quay, ngón III cả
2 ĐM tương đương nhau .
ĐM chính ngón I, II chiếm ưu thế có nguồn gốc từ cung ĐM gan tay
sâu (cấp máu chính từ ĐM quay). ĐM chính ngón III, IV, V đều nhận nguồn
máu chính từ cung ĐM gan tay nông (cấp máu chính từ ĐM trụ). Tuy nhiên
trước khi tách ra các ĐM gan ngón tay riêng các ĐM gan ngón chung đều
nhận 1 nhánh nối từ cung ĐM gan tay sâu .
Hình 1.3. Các ĐM của bàn tay .
Đường kính ĐM ngón tay thường thay đổi tùy vào vị trí đo cũng như
tùy từng ngón tay. Trong nghiên cứu của tác giả Ngô Xuân Khoa công bố
năm 2013 đường kính lòng ĐM chính ngón tay lớn nhất khoảng chừng 1,45 ±
0,15 mm tại nền đốt gần, khoảng 0,5 ± 0,1mm tại nền đốt xa .
Các ĐM gan ngón tay riêng có kích thước đủ lớn để nối lại mạch bằng
kỹ thuật vi phẫu, ngay cả đường kính đo tại nền đốt xa cũng thể hiện khả năng
8
thực hiện nối siêu vi phẫu khi phẫu thuật viên có kinh nghiệm với phương
tiện đầy đủ.
Trong khâu nối vi phẫu, nếu chỉ nối một ĐM ưu thế đã có khả năng
đảm bảo tuần hoàn nuôi dưỡng cho cả ngón tay .
Hình 1.4. ĐM và TK từng ngón tay .
1.1.4. Hệ thống tĩnh mạch (TM).
Máu hồi lưu ở ngón tay chủ yếu qua hệ thống TM nông tại mu ngón
tay, bên trong TM nhờ có hệ thống van mà máu luôn được đẩy về hệ thống
cung tĩnh mạch mu bàn tay .
Ở đốt xa ngón tay hệ thống TM tập trung phía mặt gan ngón tay nhiều
và lớn hơn. Do đó trong khâu TM ở đốt xa cần tìm mạch máu ở khoang trước
của ngón tay để khâu nối .
Những trường hợp đứt rời đốt gần và đốt giữa, nên tìm nối TM phía mu
ngón tay vì TM dễ tìm và đường kính mạch cũng to hơn, thuận lợi cho khâu nối.
Trong nghiên cứu các tác giả xác định được tại mu ngón tay, vị trí da cách nếp
móng 5mm đã tìm được TM có đầu mạch thích hợp cho khâu nối .
9
Hình 1.5 Phân bố hệ thống TM ngón tay .
1.1.5. Hệ thần kinh (TK) .
Mỗi ngón tay có 2 TK gan ngón riêng đi tùy hành cùng 2 ĐM gan ngón
riêng và 2 nhánh mu ngón tay đi cùng ĐM mu ngón tay. Các TK ngón tay có
chức năng thu nhận cảm giác, các TK này là nhánh cảm giác, nhánh tận của 3
dây TK quay, giữa, trụ.
Thần kinh quay.
Nhánh nông TK quay là nhánh cảm giác đơn thuần đi từ cẳng tay
xuống mu bàn tay cảm giác cho nửa ngoài mu bàn tay và mu ba ngón rưỡi ở
phía ngoài.
Thần kinh giữa.
Là dây hỗn hợp vận động và cảm giác.
- Vận động các cơ mô cái trừ bó sâu cơ gấp ngắn và cơ khép ngón cái,
cơ giun I và II.
- Cảm giác cho hơn nửa gan tay từ phía ngoài (trừ 1 phần nhỏ da phía
ngoài do dây quay chi phối), mặt gan 3 ngón rưỡi ở phía ngoài kể từ ngón cái
và cả mặt mu các đốt II, III của các ngón 2,3.
Thần kinh trụ.
- Vận động cơ ô mô út, bó sâu cơ gấp ngắn ngón cái, cơ khép ngón cái,
cơ gan tay ngắn, các cơ gian cốt, cơ giun 1 cơ giun 2.
- Cảm giác cho nửa trong mặt gan và mu tay, mặt gan và mu 1 ngón
rưỡi ở phía trong kể từ ngón út.
10
Hình 1.6 Chi phối cảm giác
vùng bàn tay.
1.1.6. Da tổ chức dưới da .
Da mặt gan ngón tay dày, tổ chức mỡ dưới da (đặc biệt ở đầu búp ngón
tay) là các cụm mỡ chắc được phân lập thành từng ô nhỏ do các vách xơ sợi đi
từ lớp da của đầu búp ngón đến tận màng xương, do đó khi viêm nhiễm thường
dễ gây biến chứng viêm gân xương. Trong vách xơ có mạng lưới dày đặc các
mạch máu và thần kinh giúp cho búp ngón có khả năng xúc giác tế nhị.
Do đặc điểm trên nên các tổn khuyết phần mềm ở ngón tay đòi hỏi phải
được phẫu thuật che phủ bằng da dày có lớp đệm mỡ mỏng nhằm phục hồi tối
đa chức năng của ngón tay.
Mặt mu tay có da mỏng đàn hồi, lớp mỡ dưới da mỏng.
Hình 1.7. Cấu trúc giải phẫu của ngón tay .
11
1.2. Khái niệm về ngón tay đứt rời.
1.2.1. Một số khái niệm .
• Đứt rời (Amputation).
Theo Biemer định nghĩa như sau: Đứt rời là loại thương tổn đứt lìa các
cơ cấu giải phẫu của một bộ phận cơ thể, trong đó phần đứt không còn tuần
hoàn máu. Nếu không được phục hồi lưu thông máu thì phần đứt lìa sẽ bị hoại
tử.
• Nối lại (Replantation).
Được sử dụng để chỉ lại sự giáp nối lại bằng phẫu thuật những cấu trúc
giải phẫu cần thiết để phục hồi chức năng của một bộ phận cơ thể đã bị đứt rời.
Khoảng cách thời gian từ lúc xảy ra chấn thương gây mất tuần hoàn
nuôi phần chi thể đứt rời đến lúc nối xong các mạch máu thường được goi là
“thời gian thiếu máu”.
• Tái lập tuần hoàn máu (Revascularisation).
Tái lập tuần hoàn máu là khái niệm mô tả việc phục hồi những mạch
máu chính đã bị đứt trên một bộ phận cơ thể chưa bị đứt rời hẳn mà vẫn còn
một số cơ cấu giải phẫu lành lặn với một lượng máu lưu hành nhất định.
1.2.2. Phân loại đứt rời bàn tay, ngón tay theo mức độ thương tổn.
Đứt rời được chia làm đứt rời hoàn toàn và đứt rời không hoàn toàn.
Đứt rời hoàn toàn (total amputation): các cấu trúc giải phẫu (phần chi
thể) bị đứt rời khỏi hẳn cơ thể.
Đứt rời gần hoàn toàn (subtotal amputation): chỉ các trường hợp đứt rời
mà các cơ cấu giải phẫu quan trọng nhất như mạch máu đã bị đứt và không
còn hiện tượng tuần hoàn máu ở phần đứt nữa trong khi một số phần mềm
khác vẫn còn lành. Biemer phân ra làm các các dạng tổn thương cụ thể cho
chi thể đứt rời như sau .
Dạng thương tổn Các tổ chức còn lại
12
Dạng I
Dạng II
Dạng III
Dạng IV
Dạng V
Xương
Gân duỗi
Gân gấp
Các dây TK chính
Cầu da

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường THCS TP Nam định Luận văn Sư phạm 0
R Mối quan hệ giữa đặc điểm người học và kết quả trong các chu kỳ đánh giá PISA của Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0
B Đánh giá, phân tích kết quả thực hiện chiến lược phát triển KT-XH giai đoạn 2011-2020 ở Việt Nam Sinh viên chia sẻ 0
D Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện Thanh Ba tỉnh Phú Thọ Nông Lâm Thủy sản 0
D Đánh giá kết quả và hiệu quả tuyển dụng và đào tạo đại lý tại công ty BHNT Prudential Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Liên hệ thực tiễn công tác đánh giá kết quả đào tạo và phát triển nhân lực tại FPT Telecom Luận văn Kinh tế 0
D ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ GÃY KÍN MẮT CÁ SAU BẰNG NẸP VÍT Y dược 0
D Đánh giá tác dụng điều trị bệnh vảy nến thể thông thường của bài thuốc tiêu phong tán kết hợp kem dưỡng ẩm Y dược 0
D Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Melia Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
A Nghiên cứu phương pháp phẫu thuật và bước đầu đánh giá kết quả của phẫu thuật bảo tồn trong điều trị ung thư vú nữ tại bệnh viện k Y dược 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top