sunny_luv_lynk
New Member
Download Đề tài Đánh giá khả năng sinh trưởng của hai giống lợn Yorkshire và Landrace giai đoạn từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi miễn phí
PHẦN 2
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Khái niệm về sinh trưởng và phát tri
- Sinh trưởng là: Quá trình tăng lên về khối lượng, kích thước , thể tích của cơ thể theo từng giai đoạn khác nhau ở mỗi giai đoạn khác nhau thì con vật có thể sinh trưởng nhanh hay chậm khác nhau phù hợp với quy luật phát triển của mỗi giống.
- Phát triển là: Quá trình tăng lên về khối lượng, kích thước, thể tích trong từng giai đoạn khác nhau và các tế bào mới sinh hình thành nên các cơ quan tổ chức với một chức năng mới.
2.2. Một số đặc điểm của lợn con liên quan đến sự sinh trưởng
Lợn con có tốc độ sinh trưởng nhanh và không đồng đều qua các giai đoạn. Nhanh nhất là ở 21 ngày tuổi đầu, sau đó tốc độ có phần giảm xuống do lượng sữa của lợn mẹ bắt đầu giảm và hàm lượng hemogobin trong máu lợn con giảm.(giáo trình chăn nuôi cơ bản-Thạc sĩ. Phạm Quang Hùng).
Trong quá trình sinh trưởng của con vật xương phát triển đầu tiên rồi đến cơ và cuối cùng là mỡ. Từ sơ sinh đến trưởng thành thì lợn tăng trọng nhanh, sau đó trưởng thành thì tăng khối lượng rất chậm rồi ngừng hẳn. Khi con vật lớn lên khối lượng kích thước các cơ quan, các bộ phận của chúng không tăng lên một cách đều đặn, trái lại tăng với các mức độ khác nhau (theo Gs. Vũ Duy Giảng).
Và quy luật sinh trưởng phát triển của gia súc nói chung cũng như của lợn nói riêng đều tuân theo quy luật tự nhiên của sinh vật: Quy luật sinh trưởng không đồng đều, quy luật phát triển theo giai đoạn và chu kỳ. Cường độ sinh trưởng thay đổi theo tuổi, tốc độ tăng khối lượng cũng vậy, các cơ quan bộ phận khác nhau trong cơ thể cũng sinh trưởng phát triển khác nhau. Ví dụ: Cơ thể lợn còn non tốc độ sinh trưởng của các cơ bắp phát triển mạnh hơn do đó cần tác động thức ăn sao cho lợn phát triển đạt khối lượng nhanh, tăng tỉ lệ nạc ở giai đoạn đầu. Dưới đây là một số đặc điểm của lợn con có liên quan đến sự sinh trưởng.
. Đặt vấn đề
Cùng với ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi chiếm một vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp nước ta, chiếm tỉ lệ cao 85% (theo tổng cục thống kê năm 2009), cung cấp những chất dinh dưỡng cần thiết để duy trì sự sống cho con người còn là nguồn nguyên liệu cho các ngành khác.
Phương hướng phát triển chăn nuôi từ nay đến năm 2020 phấn đấu đạt 5.500 ngàn tấn thịt xẻ trong đó thịt lợn chiếm 63%.
Chính vì thế, Đảng và nhà Nước ta đã cho nhập các giống lợn ngoại. Trong các giống lợn nhập từ nước ngoài thì giống lợn Landrace và YorkShire được coi là hai giống tốt nhất và được nuôi nhiều, rộng rãi hơn, như trại chăn nuôi Tràng Duệ thuộc Công ty Đầu Tư và Phát Triển Nông Nghiệp Hải Phòng
Chúng tui tiến hành thực hiện đề tài “Đánh giá khả năng sinh trưởng của hai giống lợn Yorkshire và Landrace giai đoạn từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi tại Công ty cổ phần Đầu Tư và Phát Triển Nông Nghiệp Hải Phòng”.
2.1. Mục đích của đề tài
Đánh giá khả năng sinh trưởng của lợn con Yorkshire và Landrace giai đoạn từ lúc sơ sinh đến 60 ngày tuổi.
Giúp người chăn nuôi định hướng, lựa chọn con giống thích hợp trong việc nâng cao chất lượng đàn lợn giống.
Giúp người chăn nuôi theo dõi sát khả năng sinh trưởng của lợn qua từng thời kỳ, từ đó có biện pháp cung cấp đầy đủ lượng thức ăn cho lợn sinh trưởng nhanh nhất, để nhanh chóng kết thúc lứa lợn làm tăng hiệu quả kinh tế.
PHẦN 2
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Khái niệm về sinh trưởng và phát tri
Sinh trưởng là: Quá trình tăng lên về khối lượng, kích thước , thể tích của cơ thể theo từng giai đoạn khác nhau ở mỗi giai đoạn khác nhau thì con vật có thể sinh trưởng nhanh hay chậm khác nhau phù hợp với quy luật phát triển của mỗi giống.
Phát triển là: Quá trình tăng lên về khối lượng, kích thước, thể tích trong từng giai đoạn khác nhau và các tế bào mới sinh hình thành nên các cơ quan tổ chức với một chức năng mới.
2.2. Một số đặc điểm của lợn con liên quan đến sự sinh trưởng
Lợn con có tốc độ sinh trưởng nhanh và không đồng đều qua các giai đoạn. Nhanh nhất là ở 21 ngày tuổi đầu, sau đó tốc độ có phần giảm xuống do lượng sữa của lợn mẹ bắt đầu giảm và hàm lượng hemogobin trong máu lợn con giảm.(giáo trình chăn nuôi cơ bản-Thạc sĩ. Phạm Quang Hùng).
Trong quá trình sinh trưởng của con vật xương phát triển đầu tiên rồi đến cơ và cuối cùng là mỡ. Từ sơ sinh đến trưởng thành thì lợn tăng trọng nhanh, sau đó trưởng thành thì tăng khối lượng rất chậm rồi ngừng hẳn. Khi con vật lớn lên khối lượng kích thước các cơ quan, các bộ phận của chúng không tăng lên một cách đều đặn, trái lại tăng với các mức độ khác nhau (theo Gs. Vũ Duy Giảng).
Và quy luật sinh trưởng phát triển của gia súc nói chung cũng như của lợn nói riêng đều tuân theo quy luật tự nhiên của sinh vật: Quy luật sinh trưởng không đồng đều, quy luật phát triển theo giai đoạn và chu kỳ. Cường độ sinh trưởng thay đổi theo tuổi, tốc độ tăng khối lượng cũng vậy, các cơ quan bộ phận khác nhau trong cơ thể cũng sinh trưởng phát triển khác nhau. Ví dụ: Cơ thể lợn còn non tốc độ sinh trưởng của các cơ bắp phát triển mạnh hơn do đó cần tác động thức ăn sao cho lợn phát triển đạt khối lượng nhanh, tăng tỉ lệ nạc ở giai đoạn đầu. Dưới đây là một số đặc điểm của lợn con có liên quan đến sự sinh trưởng.
2.2.1. Đặc điểm của cơ quan tiêu hoá
Lợn con sơ sinh sống nhờ sữa của lợn mẹ, chức năng cơ quan tiêu hoá chưa hoàn thiện nhưng phát triển rất nhanh về kích thước và dung tích.
Dung tích dạ dày của lợn con lúc 10 ngày tuổi gấp 3 lần lúc sơ sinh, lúc 60 ngày tuổi gấp 60 lần lúc sơ sinh (lúc sơ sinh dung tích dạ dày khoảng 0,03 lít).
Dung tích ruột non lợn con lúc 10 ngày tuổi gấp 3 lần lúc sơ sinh, lúc 60 ngày tuổi tăng gấp 50 lần (lúc sơ sinh khoảng 0,11 lít).
Và dung tích ruột già của lợn con cũng tăng lên so với lúc sơ sinh, 10 ngày tuổi tăng gấp 1,5 lần, và lúc 60 ngày tuổi tăng gấp 50 lần (lúc sơ sinh khoảng 0,04 lít).
Khả năng tiêu hoá thức ăn của lợn con rất kém, nguyên nhân là do một số men tiêu hoá thức ăn (men pepsin; men Amilaza và Mamltaza; men Tripsin; men Catepsin; men Lactaza; men Saccaraza) chưa có hoạt tính mạnh, nhất là giai đoạn 3 đến 4 tuần tuổi đầu.
2.2.2. Đặc điểm về cơ năng điều tiết nhiệt
Cơ năng điều tiết nhiệt ở lợn con là chưa hoàn chỉnh, và thân nhiệt chưa được ổn định. Để có khả năng điều tiết tốt nhiệt tốt cần có 3 yếu tố: Thần kinh, mỡ và nước.
Với lợn con sự điều tiết thân nhiệt ít chịu ảnh hưởng của khối lượng sơ sinh ban đầu.
Và nhiệt độ trên các bộ phận cơ thể của lợn cũng khác nhau, phần bụng có nhiệt độ cao hơn so với phần thân, chân, và phần tai.
Tóm lại ở lợn con có khả năng điều tiết thân nhiệt còn kém, nhất là trong tuần đầu mới đẻ ra. Tuổi của lợn con càng ít thân nhiệt của lợn con hạ xuống càng nhiều khi nhiệt độ chuồng nuôi thấp. Sau 3 tuần tuổi thì cơ năng điều tiết thân nhiệt của lợn mới tương đối hoàn chỉnh, thân nhiệt của lợn con được hoàn chỉnh hơn (39-39,5oC).
2.2.3. Đặc điểm về khả năng miễn dịch ở lợn con
Khả năng miễn dịch của lợn con ở 3 tuần tuổi đầu hoàn toàn phụ thuộc vào lượng kháng thể hấp thu được từ sữa lợn mẹ. Trong sữa của lợn mẹ có chứa hàm lượng -globulin cao. Thành phần sữa đầu biến đổi rất nhanh, protein 18-19% giảm còn 7% trong vòng 24 giờ, tỷ lệ - globulin trong sữa đầu cũng giảm từ 50% xuống còn 27%.
Sự thành thục về khả năng miễn dịch của l
Last edited by a moderator: