ARC_K28

New Member
Download Đánh giá khả năng thích ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp ngành du lịch ở đồng bằng sông Cửu Long miễn phí



Kinh nghiệm làm việc của đối tượng nghiên cứu tương đối thấp, trung bình khoảng
2,3 năm, thấp nhất là 6 tháng và cao nhất là 6 năm. Điều này có thể được giải thích
là do ngành du lịch khu vực ĐBSCL chỉmới phát triển mạnh trong những năm gần
đây, việc đào tạo nguồn nhân lực chuyên ngành du lịch mới bắt đầu được chú
trọng nên kinh nghiệm làm việc trong ngành của nhân viên đã qua đào tạo đúng
chuyên ngành tương đối thấp. Theo sốliệu điều tra, thu nhập của sinh viên ngành
du lịch khu vực ĐBSCL tương đối phù hợp, sinh viên có thu nhập từ2 đến 4
triệu/1 tháng chiếm đến 71,3%, mức thu nhập từ4 đến 6 triệu/tháng chiếm 18,9%
và từ6 triệu trởlên chỉchiếm 9,8%.

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG VỚI CÔNG VIỆC
CỦA SINH VIÊN TỐT NGHIỆP NGÀNH DU LỊCH
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Nguyễn Quốc Nghi1, Lê Thị Diệu Hiền1, Hoàng Thị Hồng Lộc1 và Quách Hồng Ngân1
ABSTRACT
This study was conducted to assess job adaptability of tourism students graduating from
the universities in the Mekong Delta (MD). Research data were collected from 158
students having graduated from tourism major and working in the tourist businesses in
the Mekong Delta. Research methods used in this study included descriptive statistics,
Cronbach's Alpha test and exploratory factor analysis (EFA). Research results showed
that most of students only meet the average or fairly good levels of professional
knowledge and skill requirements. However, their job adaptability is pretty good.
Research results also showed that the factors affecting these students' job adaptability
include foreign language skills, workplace adaptability and professional knowledge. In
particular, professional knowledge has the greatest influence on tourism students' job
adaptability in the Mekong Delta.
Keywords: adaptability, job, students, tourism major
Title: Evaluating job adaptability of tourism students graduating in the Mekong Delta
TÓM TẮT
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá khả năng thích ứng với công việc của sinh
viên tốt nghiệp ngành du lịch tại các trường đại học ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long
(ĐBSCL). Số liệu của nghiên cứu được thu thập từ 158 sinh viên đã tốt nghiệp ngành du
lịch đang làm việc tại các đơn vị kinh doanh du lịch ở khu vực ĐBSCL. Các phương pháp
phân tích sử dụng trong nghiên cứu là thống kê mô tả, kiểm định Cronbach’s Alpha và
phân tích nhân tố khám phá (EFA). Kết quả nghiên cứu cho thấy, phần lớn sinh viên
ngành du lịch có kiến thức chuyên môn và các kỹ năng đáp ứng yêu cầu công việc ở mức
trung bình khá. Tuy nhiên, khả năng thích ứng của sinh viên đối với công việc khá tốt. Kết
quả nghiên cứu còn cho thấy, các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thích ứng với công
việc của sinh viên ngành du lịch là trình độ ngoại ngữ, khả năng thích nghi với môi
trường và kiến thức chuyên môn. Trong đó, kiến thức chuyên môn là nhân tố có ảnh
hưởng lớn nhất đến khả năng thích ứng với công việc của sinh viên ngành du lịch tại các
đơn vị kinh doanh du lịch ở khu vực ĐBSCL.
Từ khóa: khả năng thích ứng, công việc, sinh viên, ngành du lịch
1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) không chỉ có tiềm năng to lớn về lương thực,
được mệnh danh là "vựa lúa của cả nước", mà còn là vùng đất có tài nguyên du lịch
phong phú, nhiều tiềm năng để phát triển ngành công nghiệp không khói - du lịch.
Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển kinh tế của vùng, ngành du lịch
ĐBSCL đã có những bước tiến quan trọng như: cơ sở vật chất phục vụ du lịch
ngày càng hoàn thiện, các điểm vui chơi giải trí hay các khu du lịch ngày càng
1 Khoa KT & QTKD, Trường Đại học Cần Thơ
Tạp chí Khoa học 2011:20b 217-224 Trường Đại học Cần Thơ
218
phát triển, số lượng du khách và doanh thu từ hoạt động du lịch ngày càng tăng,…
Tuy nhiên, một vấn đề luôn tồn tại không chỉ riêng vùng ĐBSCL mà còn là một
bài toán nan giải cho ngành du lịch cả nước đó là chất lượng nguồn nhân lực du
lịch. Đóng góp lớn vào sự phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành du
lịch ĐBSCL không thể thiếu vai trò của các trường đại học trong khu vực. Mặc dù
các trường đại học ở khu vực đã không ngừng cải tiến chương trình đào tạo,
phương pháp giảng dạy và chất lượng giảng viên. Tuy nhiên, chất lượng sản phẩm
đào tạo vẫn chưa được thị trường đánh giá cao, khả năng tiếp cận thực tế của sinh
viên ngành du lịch còn nhiều hạn chế. Vì thế, vấn đề khả năng thích ứng với công
việc của sinh viên ngành du lịch sau tốt nghiệp vẫn là bài toán khó đối với các
trường đại học trong khu vực. Từ thực tiễn đó, nghiên cứu khả năng thích ứng với
công việc của sinh viên ngành du lịch ở khu vực ĐBSCL là rất cần thiết. Kết quả
nghiên cứu sẽ cung cấp những luận cứ khoa học cho các trường đại học nhằm nâng
cao chất lượng đào tạo, nâng cao khả năng thích ứng với thực tiễn của sinh viên
ngành du lịch, thực hiện tốt chủ trương đào tạo theo nhu cầu xã hội.
2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Thiết kế mô hình nghiên cứu
Sự thích ứng có vai trò rất to lớn đối với con người. Việc cá nhân không thích ứng
với những đòi hỏi của điều kiện sống và hoạt động mới sẽ làm cho cá nhân đó hoạt
động kém hiệu quả, không phát triển tâm lý và không hoà nhập được cuộc sống xã
hội. Nó là điều kiện cần thiết để đảm bảo sự cân bằng của con người với môi
trường xã hội, cho sự thành công trong điều kiện sống và hoạt động mới. Theo
B.P. Allen (1990), điều kiện cơ bản của sự thích ứng của sinh viên là hình thành ở
họ 4 nhóm kỹ năng: Kỹ năng sử dụng quỹ thời gian cá nhân; Kỹ năng hình thành
các hành động học tập và các phẩm chất khác; Kỹ năng làm chủ các cảm xúc tiêu
cực; Kỹ năng chủ động luyện tập và hình thành các thói quen hành vi mang tính
nghề nghiệp. Theo cách hiểu này, sự thích ứng (hay không thích ứng) của sinh
viên được giải thích chủ yếu do sinh viên có (hay thiếu) một số kỹ năng nào đó,
mà ít chú ý đến khía cạnh tổ chức trong hệ thống giáo dục của các trường đại học.
Nghiên cứu của C.R. Duke (2002) đã đo lường nhận thức của sinh viên về nghề
nghiệp thông qua 59 biến thuộc 10 nhóm: lãnh đạo, truyền thông, tương tác cá
nhân, phân tích, ra quyết định, công nghệ, nhận thức toàn cầu, đạo đức, nhận thức
kinh doanh, thực tiễn, cá nhân. Một nghiên cứu của M. R. Hyman (2005) đã khám
phá nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thích ứng của sinh viên gồm 17 biến thuộc 5
nhóm: Quản lý (ra quyết định, lãnh đạo, hoạch định, tổ chức, quản lý thời gian);
nhận thức (giải quyết vấn đề, tư duy phản biện, phân tích), truyền thông (nói, viết),
bắt cầu (ngoại ngữ, làm việc đa chức năng, đa văn hóa), tương tác cá nhân (nhóm,
thương lượng, xây dựng mạng lưới quan hệ, xã giao).
Thông qua lược khảo các tài liệu nghiên cứu và tham vấn chuyên gia, bên cạnh đó,
nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp thảo luận nhóm (nghiên cứu định tính) với
12 sinh viên ngành du lịch đã tốt nghiệp tại các trường đại học ở khu vực ĐBSCL
và đang làm việc tại các đơn vị kinh doanh du lịch để xác định 14 tiêu chí được
đánh giá là có ảnh hưởng đến khả năng thích ứng với công việc của sinh viên ngành du
lịch, các biến được diễn giải như sau:
Tạp chí Khoa học 2011:20b 217-224 Trường Đại học Cần Thơ
219
Bảng 1: Diễn giải các biến của mô hình nghiên cứu
Ký hiệu Tên biến Thang đo
KHTU1 Kiến thức chuyên môn 1 → 5
KHTU2 Kỹ năng nghiệp vụ 1 → 5
KHTU3 Kinh nghiệm thực tế 1 → 5
KHTU4 Kỹ năng làm việc theo nhóm 1 → 5
KHTU5 Kỹ năng làm việc độc lập 1 → 5
KHTU6 Trình độ ngoại ngữ 1 → 5
KHTU7 Trình độ tin học 1 → 5
KHTU8 Kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức công việc 1 → 5
KHTU9 Kỹ năng giao tiếp 1 → 5
KHTU10 Quản lý thời gian 1 → 5
KHTU11 Làm việc dưới áp lực 1 → 5

KHTU12 Kỹ năng sử dụng công nghệ ...

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

luuviet

New Member
Re: [Free] Đánh giá khả năng thích ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp ngành du lịch ở đồng bằng sông Cửu Long

Chào bạn!
Mình đang nghiên cứu đề tài khoa học về sự thích ứng nghề nghiệp của sinh viên sau khi ra trường nên mình rất mong có được tài liệu này để tham khảo. Thank bạn nhiều.
 

tctuvan

New Member
Re: [Free] Đánh giá khả năng thích ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp ngành du lịch ở đồng bằng sông Cửu Long

Link mới update, mời bạn xem lại bài đầu
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Đánh giá khả năng ứng dụng phương pháp ELISA để phân tích Clenbuterol trong thịt lợn Nông Lâm Thủy sản 0
D Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng nhận biết thương hiệu của khách hàng đối với Công ty TNHH On Home Asia Luận văn Kinh tế 0
D Đánh Giá Khả Năng Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Bằng Công Nghệ Aao Trong Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Khoa học kỹ thuật 0
D Đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển và năng suất của một số giống đậu tương tại trại thực nghiệm nông nghiệp khoa nông lâm ngư đại học vinh Nông Lâm Thủy sản 0
D ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TẠO ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH ĐÃI NGỘ CỦA CÔNG TY SÁCH ALPHA Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá khả năng tạo động lực lao động của chính sách đãi ngộ nhân sự tại công ty CP Bưu chính Viettel Luận văn Kinh tế 0
D đánh giá khả năng định tính nhóm beta agonist trong thịt bằng kit betaagonist elisa của hãng randox (anh) Nông Lâm Thủy sản 0
D đánh giá khả năng phát hiện βagonists trong thịt lợn bằng kit elisa Nông Lâm Thủy sản 0
D Đánh giá tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh và cải thiện khả năng học tập nhận thức của phân đoạn N-butanol chiết từ cây rau đắng biển Y dược 0
T Đánh giá hiện trạng thu gom, vận chuyển và quản lý CTR sinh hoạt huyện Diên Khánh – tỉnh Khánh Hòa. Đề xuất biện pháp quản lý khả thi Khoa học Tự nhiên 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top