Download miễn phí Tiểu luận Đánh giá lại cuộc đời và những đóng góp cho hát nói của Dương Khuê cho văn học Việt Nam cuối thế kỷ XIX





Dương Khuê là một nhà Nho nên ở ông cũng gặp nhiều vấn đề quanh vấn đề xuất xử như những nhà nho khác. Năm Giáp Tý 1864, Dương Khuê đỗ Cử nhân, cùng khoa thi với Nguyễn Khuyến. Năm sau, cụ thi hội, nhưng không đỗ. Cụ ở lại Kinh đô và được Tùng Thiện Vương mời về nhà dạy học. Đến khoa Mậu Thìn, năm Tự Đức thứ 21 (1868), cụ thi đỗ tiến sĩ, trước Nguyễn Khuyến ba năm.
Lịch sử ghi lại rằng , năm 1868, năm diễn ra kỳ thi hội năm ấy diễn ra giữa lúc tình hình quan hệ giữa triều đình Nguyễn và thực dân Pháp có nhiều căng thẳng. Ở Nam Kỳ, người Pháp đã chiếm trọn ba tỉnh Biên Hoà, Gia Định và Định Tường, và đang có âm mưu mở rộng phạm vi ra miền Bắc.Trong kì thi hội năm ấy , Tự Đức có ra câu đầu đề: "Chiến hay hoà?", trong bài văn của Dương Khuê dưới đầu đề ấy có câu: "Độc bệ hạ chiếu, nhi bất thống khốc giả, phi nhân thần dã"(đọc chiếu của bệ hạ, không khóc lên vì đau đớn thì không phải là nhân thần vậy).
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Đánh giá lại cuộc đời và những đóng góp cho hát nói
của Dương Khuê cho văn học Việt Nam cuối thế kỷ XIX.
Suốt một thế kỷ (giữa thế kỷ XVIII - giữa thế kỷ XIX) trong văn học Việt Nam được coi là giai đoạn phát triển đỉnh cao nhất trong lịch sử văn học nước nhà. Trong đó có hai hiện tượng rất đặc biệt trong giai đoạn này, đó là sự xuất hiện đồng loạt những tên tuổi của một loại hình nhà Nho mới, đó là "các tài tử ra đời để thay thế cho các quân tử, các trượng phu, những người độc chiếm văn đàn trước đây", Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Qúat đều tự xưng là tài tử. Cùng với sự thay đổi của lực lượng sáng tác là những thành công về mặt thể loại, nhà nho tài tử đã có công đưa ba thể loại thuần tuý dân tộc : ngâm khúc, truyện thơ, hát nói trở thành "đỉnh cao của thơ Nôm trong các thể loại đã có từ trước" .
Sang nửa cuối thế kỉ XIX, đời sống chính trị xã hội của nước ta thay đổi khác trước, văn học cũng nằm trong quy luật thay đổi của thời cuộc. Lực lượng sáng tác có sự phân hoá sâu sắc. Theo Nguyễn Lộc , ông chia văn học giai đoạn này ra bốn khuynh hướng trong văn học :
1. Khuynh hướng văn học yêu nước chống Pháp: là tiếng nói chống Pháp, tiêu biểu có Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị, Nguyễn Xuân Ôn, Nguyễn Thông, Nguyễn Quang Bích…
2. Văn học tố cáo hiện thực: Văn chương phản ánh thực trạng đất nước với nỗi niềm của một người dân mất nước. Tiêu biểu cho khuynh hướng văn học này là Tú Xương, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Thiện Kế…
3. Văn học hưởng lạc thoát ly: Chủ yếu là nhóm thơ Dương Lâm, Dương Khuê, Chu Mạnh Trinh
4.Văn học nô dịch: Đại biểu của dòng văn học này là Tôn Thọ Tường, Hoàng Cao Khải. Đây là khuynh hướng văn học đã và đang được tìm hiểu và có nhiều nhận định lại.
Đây là cách phân chia đã từng được chấp nhận trong văn học sử nước ta, tuy nhiên cách phân chia này mang nhiều khuynh hướng chính trị tư tưởng, đó có thể là sản phẩm của lịch sử hay do những hiểu lầm trong quá khứ vẫn chưa được sáng tỏ dẫn đến việc phê phán sai lệch,có hại cho nền văn học dân tộc. đáng chú ý có lẽ là cái nhìn quá khắt khe với những nhà nho như Dương Khuê, Dương Lâm, Chu Mạnh Trinh với những nhận định về một thứ văn chương "thoát ly" mang ý nghĩa rất tiêu cực và phiến diện. Nhìn nhận về khuynh hướng trong văn chương hưởng lạc:“ Trên bối cảnh chung là sự thất bại của phong trào đấu trânh chống Pháp và việc đặt ách thống trị của thực dân Pháp trên đất nước ta, các nhà thơ thuộc khuynh hướng thoát ly vốn là những người xuất thân từ tầng lớp quan lại suy tàn, mang sẵn tâm lý tuỳ thời. Trong hoàn cảnh xã hội mới, họ ra làm quan cho thực dân Pháp. Chức quan có khi cao, nhưng họ không đến nỗi táng tận lương tâm, theo hùa thực dân Pháp để đàn áp phong trào cách mạng. Họ làm quan để có điều kiện thoả mãn cuộc sống hưởng lạc cá nhân, và sáng tác cũng làm một cách thoả mãn cuộc sống ấy.
Trong thơ văn học, thỉnh thoảng cũng có bàn đến thời thế, ngụ một chút tâm sự xa gần, đến một thói xấu hay đeo đuổi hình bóng của học ở các nhà chứa, cô đầu.Tính chất hưởng lạc là đặc điểm chủ yếu của nhóm thơ này mặc dù đối với từng người mức độ khác nhau”(Nguyễn Lộc, Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII - Hết thế kỷ XIX,tr 604)
I. Đánh giá lại những nhận định về Dương Khuê
1. Sự đánh giá Dương Khuê trong quá khứ
Dương Khuê được nhận như là một đại biểu cho khuynh hướng văn chương hưởng lạc, nằm trong quy luật chung của văn học đó “Lợi dụng chức cao để thoả mãn cuộc sống hưởng lạc”, văn chương của ông thể hiện một cuộc đời hưởng lạc.
Do phải phát triển văn học dân tộc trong điều kiện chịu sự kiểm duyệt của thực dân Pháp , nhà nghiên cứu văn học nổi tiếng đã giải thích những câu văn của Dương Khuê theo cách “vô thưởng vô phạt” về mặt chính trị.
Sau này, do ảnh hưởng của một quan điểm phê phán văn học thoát ly, hưởng lạc, năm 1967, Giáo sư Trần Đình Hượu đã nhận định:” Cuộc đời nhà nho có một nửa Trang Chu, bất đắc chí muốn thanh cao cũng tìm đến Trang Chu, bất đắc chí, túng dục cũng lấy lý thuyết ở Trang Chu, thậm chí truỵ lạc như Dương Khuê cũng viện Trang Chu”(Những bài Giảng, tr 156)
Nguyên nhân dẫn đến những định kiến sai lầm đó:
Do những hạn chế thuộc về thời đại lịch sử, thuộc về tư tưởng chi phối đến cái nhìn văn học, đây là những nhận định phù hợp trong một giai đoạn nhất định.
Cái này chúng ta có thể nhận thấy với văn học thời nào cũng có, cũng dễ hiểu được sự phê phán không tránh khỏi khi giữa lúc nước sôi lửa bỏng thì những người có khả năng chống Pháp nhất lại tìm đến những thú vui mà quên nhiệm vụ của đất nước.
Đó cũng là hạn chế trong quá trình nghiên cứu về con người và tiểu sử một tác giả văn học trong điều kiện có sựu hạn chế về tài liệu và có lieen quan đến một thời kỳ chính trị phức tạp dẫn đến quy chụp họ về tư tưởng suốt một thời gian dài.
Do chính những đặc trưng của thể loại hát nói và những ấn tượng không tốt đẹp cho đến ngày nay về loại hình văn học này:
Dân gian chúng ta vẫn hay lưu truyền câu nói về nghề con hát :” xướng ca vô loài”, do đâu mà có những suy nghĩ đó?
Có thể nói người ta có ấn tượng không tốt về nghề cầm ca từ đầu thế kỷ XX khi cùng với sự thay đổi của xã hội là sự thay đổi về lề thói ăn chơi. Các ả đào đua nhau mở các nhà hát, cô đầu ở tỉnh thì tinh thần ca trù suy kém hẳn. Quan viên đến hát , ít người lo thưởng thức văn chương mà phầ nhiều chỉ chủ ý họp nhau uống rượu, hành lạc phung phí tiền bạc. Vì thế nên việc hát ả đào trở thành một thú vui đồi truỵ.
Nhưng trước đó, thú nghe hát ả đào lành mạnh hơn thế. Hai thế kỷ đầu khi nó ra đời, hát nói chỉ để thể hiện tâm trạng vui sướng , hoan ca của con người trong cảnh yên vui thái bình Sau này, sự xuất hiện của những nhà nho tài tử đã làm thay đổi nhiều, nhung nó vẫn chỉ để thể hiện cốt cách của nhà nho mới trong một xã hội đã có nhiều biến động, vậy nên dù ở Nguyễn Công Trứ, chúng ta có thể thấy hình ảnh:
“ Lênh đênh một chiếc thuyền nan
Một cô thiếu nữ một quan đại thần”
hay: ”Gót tiên đeo đủng dỉnh một đôi dì”
Thì nó vẫn mang cốt cách một nhà nho tài tử cốt thể hiện cái tài, cái tình và nhất là cái ngông nghênh thách thức với cuộc đời.
Cùng thời với Dương Khuê, Tú Xương cũng nói nhiều về cảnh nghe hát, nhưng ngưòi ta mặc nhiên công nhận trong thơ ông không có ý tứ gì, mà đó chỉ là cách để nhà thơ trào phúng về thực tại xã hội và bênh vực ông. Trong khi đó suốt một thời kì dài, người ta chỉ công nhận Dương Khuê trong những bài thơ tả cảnh như "Hương Sơn phong cảnh ca"…với nội dung bề nổi là ca ngợi cảnh đẹp quê hương đất nước , mà quên đi nỗi lòng canh cánh trước thời cuộc của một người đang là quan triều đình. Người ta tìm thấy trong thơ văn thơ Nguyễn Khuyến kỹ thuật hành văn trác tuyệt, công nhận bài hát nói "Gặp đào Hồng đào Tuyết" của cụ như một chuẩn mực trong hát nói nhưn...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thương vụ kinh doanh trị giá 5 triệu usd unlilever mua lại nhãn hiệu kem đánh răng ps tại việt nam ( Marketing 0
M Công tác kế toán kiểm kê đánh giá lại tài sản cố định Luận văn Kinh tế 0
L Nghiên cứu đánh giá cảnh quan phục vụ định hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ lưu vực sông Lại Giang Khoa học Tự nhiên 2
Y Nghiên cứu đánh giá nguồn gốc các chất dinh dưỡng (N,P) và sự trao đổi kim loại nặng trong môi trường nước và trầm tích lại lưu vực sông Cầu, địa phận tỉnh Hải Dương Khoa học Tự nhiên 0
M không đánh giá lại giá trị quyền sử dụng đất lý do doanh nghiệp chưa nộp đủ tiền sử dụng đất Hỏi đáp Thuế & Kế toán 2
N Tự đánh giá, phân bổ và chi tiết lại giá trị của từng TSCĐ. Hỏi đáp Thuế & Kế toán 1
B Một doanh nghiệp Nhà nước chuẩn bị cổ phần hoá, tiến hành đánh giá lại tài sản cố định và xác định g Hỏi đáp Thuế & Kế toán 1
D Khoản chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản phải trả ngoại tệ Hỏi đáp Thuế & Kế toán 1
S khoản lãi do đánh giá lại chênh lệch tỷ giá hối đoái cuối năm tài chính không được phân phối? Hỏi đáp Thuế & Kế toán 1
C "Đối với khoản chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài Hỏi đáp Thuế & Kế toán 1

Các chủ đề có liên quan khác

Top