Download miễn phí Đồ án Đánh giá mức độ ô nhiễm vi sinh nguồn nước mặt tại rạch Ông Buông, quận 6, thành phố Hồ Chí Minh
Mục lục
Chương 1 MÔ TẢ ĐỀ TÀI 1
1.1. Lý do chọn đề tài 1
1.2. Mục tiêu của đề tài 2
1.3. Phạm vi và nội dung nghiên cứu 2
1.4. Giải thích một số thuật ngữ 3
Chương 2 TỔNG QUAN ĐỀ TÀI 4
2.1 Tài nguyên nước mặt 4
2.2 Vai trò của tài nguyên nước 7
2.2.1 Vai trò của tài nguyên nước đối với đời sống con người 7
2.2.2 Vai trò của tài nguyên nước đối với môi trường 7
2.2.3 Vai trò của tài nguyên nước đối với hoạt động kinh tế-xã hội 8
2.3 Ô nhiễm nguồn nước 11
2.4 Sơ lược về những vi khuẩn gây bệnh phổ biến trong môi trường nước 12
2.5 Giới thiệu thông số đánh giá sự ô nhiễm vi sinh nguồn nước mặt 15
2.5.1 Tổng số Coliforms 16
2.5.2 Vi khuẩn E.coli 17
2.5.2.1 Hình dạng 17
2.5.2.2 Tính chất sinh hóa 17
2.5.2.3 Phân loại 17
2.5.2.4 Triệu chứng chung khi nhiễm các nhóm E.coli 18
2.5.2.5 Một số ngộ độc thực phẩm và nguồn nước do
vi khuẩn E.coli trên thế giới và Việt Nam 18
2.6 Khái quát về hiện trạng vệ sinh môi trường tại Rạch Ông Buông, Quận 6, TP.HCM 20
2.6.1 Khái quát về Quận 6 20
2.6.2 Khái quát về Rạch Ông Buông 24
2.6.2.1 Lưu vực Rạch Ông Buông 24
2.6.2.2 Địa hình địa chất 27
2.6.2.3 Khí hậu và khí tượng 27
2.6.2.4 Thực trạng dân cư sinh sống tại lưu vực 27
2.6.3 Hiện trạng vệ sinh môi trường 29
2.6.3.1 Hệ thống thoát nước 29
2.6.3.2 Rác thải 30
2.6.3.3 Bể tự hoại 30
2.6.3.4 Nước thải sinh hoạt và công nghiệp 31
2.6.3.5 Sức khỏe cộng đồng 32
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH 33
3.1 Kỹ thuật lấy mẫu phân tích vi sinh 34
3.1.1 Nơi lấy mẫu 34
3.1.2 Điểm lấy mẫu 34
3.1.3 Số mẫu 34
3.1.4 Thời gian lấy mẫu 34
3.1.5 Chu kỳ lấy mẫu 35
3.1.6 công cụ lấy mẫu 35
3.1.7 Vận chuyển mẫu 36
3.1.8 Bảo quản mẫu 36
3.1.9 Thời gian phân tích mẫu 36
3.1.10 Địa điểm phân tích mẫu 37
3.2 Vật liệu 37
3.2.1 công cụ 37
3.2.2 Thiết bị 38
3.2.3 Hóa chất 38
3.3 Phương pháp phân tích 39
3.3.1 Xác định tổng số Coliforms bằng phương pháp MPN (Most Probable number) 39
3.3.2 Quy trình phân tích tổng số Coliforms 40
3.3.3 Xác định E.coli bằng phương pháp MPN (Most Probable Number) và thử nghiệm IMViC 40
3.3.3.1 Thử nghiệm khả năng sinh Indol 41
3.3.3.2 Thử nghiệm Methyl Red 41
3.3.3.3 Thử nghiệm Voges Proskauer 42
3.3.3.4 Thử nghiệm Simmons Citrate 43
3.3.4 Quy trình phân tích E.coli 44
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ ĐÁNH GIÁ 45
4.1 Kết quả 45
4.1.1 Cầu Ông Buông 45
4.1.2 Đoạn giữa Rạch Ông Buông 45
4.1.3 Cầu Hậu Giang 46
4.2 Đánh giá 46
4.2.1 Tổng số Coliforms 46
4.2.2 E.coli 49
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 52
Kết luận 52
Kiến nghị 53
Tài liệu tham khảo 55
Phụ lục 1
Phụ lục 2
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2013-12-27-do_an_danh_gia_muc_do_o_nhiem_vi_sinh_nguon_nuoc_m.kjLAXJYTGT.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-52371/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
. Mặc dù tiếp xúc người với người là cách lây bệnh chính, nhưng cũng có thể lây qua nước và thực phẩm. Thí dụ, nước ngầm được phát hiện là thủ phạm làm bùng phát hiện tượng nhiễm Shigella ở Florida xảy ra cho 1200 người.Vibrio cholerae: là vi khuẩn hình gậy cong gram âm, hầu như hoàn toàn lây truyền qua nước. Nó phóng thích một loại độc tố ruột gây nên tiêu chảy từ nhẹ đến nặng, nôn ói và mất nước nhanh, có thể gây tử vong trong một thời gian ngắn. Hiếm ở Hoa Kỳ và Châu Âu, bệnh này hầu như lưu hành ở nhiều vùng khắp châu Á. Vi khuẩn này được tìm thấy trong nước thải và ở mức từ 10 đến 104 vi khuẩn trong 100ml nước thải trong một vụ dịch. Sự bùng nổ của dịch tả và thương hàn đã được chứng minh ở Peru và Chile là có liên quan đến việc tiêu thụ rau bị nhiễm nước thải. Vi khuẩn này cũng tồn tại một cách tự nhiên trong môi trường.
E.coli: sinh độc tố ruột gây viêm dạ dày, ruột, mất nước kèm theo nôn ối và đau quặn bụng. Thức ăn và nước là yếu tố quan trọng gây lây bệnh do vi khuẩn này.
Yersinia: là tác nhân gây viêm dạ dày ruột cấp. Lợn là ổ chứa chính nhưng nhiều động vật nuôi và động vật hoang dại cũng đóng vai trò là ổ chứa vi khuẩn này. Nạn dịch do thực phẩm (sữa) nhiễm Yersinia đã xảy ra ở Hoa Kỳ. Vi khuẩn này được phân lập từ nước thải sau xử lý, nước chưa quan nấu chín và đôi khi từ nước uống.
Campylobacter: vi khuẩn này gây bệnh cho người cũng như những động vật nuôi và động vật hoang dại. Nó gây viêm dạ dày cấp (sốt, buồn nôn, đau bụng). Nguồn lây nhiễm do thức ăn bị nhiễm bẩn, chủ yếu là gia cầm và nước bị nhiễm bẩn. Vi khuẩn này là nguyên nhân của một số vụ bùng phát bệnh viêm dạ dày ruột ở Hoa Kỳ và một số vùng khác. Nguồn nước cấp đô thị cũng như nguồn nước suối được kết luận có thể là nguồn gây bệnh. Campylobacter đã được phát hiện ở nước bề mặt, nước uống, và nước thải.
Hình 2.1. Vi khuẩn Salmonella, nguồn:
Hình 2.2. Vi khuẩn Shigella,
nguồn:
Hình 2.3. Vi khuẩn Vibrio cholerae,
nguồn:
Hình 2.4. Vi khuẩn E.coli,
nguồn:
Hình 2.5. Vi khuẩn Yersinia,
nguồn:
Hình 2.6. Vi khuẩn Campylobacter,
nguồn:
2.5 GIỚI THIỆU THÔNG SỐ ĐÁNH GIÁ SỰ Ô NHIỄM VI SINH NGUỒN NƯỚC MẶT
Theo tiêu chuẩn Việt Nam 5942-1995, tiêu chuẩn chất lượng nước mặt (Water quality-surface quality Seaticandard) qui định giới hạn các thông số và nồng độ cho phép của các chất ô nhiễm trong nước mặt, từ đó để đánh giá mức độ ô nhiễm của nguồn nước mặt ví dụ: đối với nước mặt có thể dùng làm nguồn cấp nước sinh hoạt thì pH từ 6-8,5, nước mặt dùng cho các mục đích khác thì pH từ 5,5-9. (xem phụ lục 1. Bảng 1. Giá trị giới hạn cho phép của các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mặt).
Để đánh giá mức độ ô nhiễm vi sinh của một nguồn nước mặt, thông số Coliforms là một thông số đặc trưng tiêu biểu để đánh giá tình trạng ô nhiễm vi sinh của nguồn nước, đối với nước mặt có thể dùng làm nguồn cấp nước sinh hoạt thì Coliforms giới hạn cho phép là 5.000 MPN/100ml, còn nước mặt dùng cho các mục đích khác thì Coliforms giới hạn cho phép là 10.000 MPN/100ml.
Ngoài ra, thông số E.coli (dòng vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy) cũng là một trong những thông số quan trọng để đánh giá nguồn nước có ô nhiễm phân hay không.
TỔNG SỐ COLIFORMS
Tổng số coliforms bao gồm những vi khuẩn hiếu khí hay kỵ khí tuỳ tiện, gram âm, không sinh bào tử, hình que, lên men lactose và sinh khí trong vòng 48 giờ ở 370C.
Coliforms được xem là nhóm vi sinh vật chỉ thị : những vi khuẩn chỉ thị này hữu dụng trong việc xác định chất lượng của nước. Nhóm Coliforms gồm 4 giống là : Escherichia với một loài duy nhất là E. coli, Citrobacter, Klebsiella và Enterobacter.(xem phụ lục 1. Bảng 2. Phân loại vi khuẩn đường ruột).
Tính chất sinh hoá đặc trưng của nhóm này được thể hiện qua các thử nghiệm Indol (I), Methyl Red (MR), Voges-Proskauer (VP) và Citrate (iC) thường được gọi tóm tắt chung là IMViC.
Coliforms chịu nhiệt (Thermotolerant Coliform) là những Coliforms có khả năng lên men lactose sinh hơi trong khoảng thời gian 24 giờ khi được ủ ở 440C trong môi trường canh EC.
Coliforms phân (Fecal Coliforms) là Coliforms chịu nhiệt có khả năng sinh indole khi được ủ khoảng 24 giờ ở 44,50C trong canh Trypton. Coliforms phân là một thành phần của hệ vi sinh ruột đường ở người và các động vật máu nóng khác và được sử dụng để chỉ thị mức độ vệ sinh trong quá trình chế biến, bảo quản, vận chuyển thực phẩm, nước uống cũng như để chỉ thị sự ô nhiễm trong mẫu môi trường.
VI KHUẨN E.COLI
E.coli sống bình thường ở ruột người và loài vật, nhiều nhất trong ruột già. Vi khuẩn theo phân ra ngoài thiên nhiên, do đó thường thấy trong nước, đất, không khí. Năm 1885, tại München, một bác sĩ nhi khoa tên là Theodor Escherich rất quan tâm đến những phát hiện quan trọng của Louis Pasteur và Robert Kock về vi khuẩn. Cùng với việc nghiên cứu bệnh tiêu chảy, Escherich tỏ rõ mối lưu ý tới một vi sinh vật đường ruột trẻ em qua nhiều thí nghiệm lâm sàng.
Vi khuẩn do Escherich phát hiện từ trong tã lót của trẻ em được công bố với tên gọi đầu tiên là Bacterium coli commune. Chỉ 4 năm sau vi khuẩn này được giới chuyên môn đổi tên thành Escherich nhằm tri ân người có công khám phá. Năm 1895, mọi người lại gọi bằng tên Bacillus coli. Năm 1896, gọi thành Bacterium coli. Sau nhiều kiểu gọi, đến năm 1991, vi khuẩn này được định danh thống nhất toàn cầu là Escherichia coli (E.coli).
2.5.2.1 HÌNH DẠNG
Trực khuẩn Gam âm, dài hay ngắn tùy thuộc môi trường nuôi cấy. Một số di động, một số lại bất động. Vi khuẩn không sinh bào tử.
2.5.2.2 TÍNH CHẤT SINH HÓA
E.coli lên men nhiều loại đường, sinh hơi, khử nitrate thành nitrite. Để phân biệt E.coli với vi khuẩn đường ruột khác, người ta thường dùng thử nghiệm IMViC.
Thử nghiệm IMViC với Indol dương tính (+), Methyl Red dương tính (+), Voges-Proskaur âm tính (–), và Simmon Citrate âm tính (–).
2.5.2.3 PHÂN LOẠI
Theo cơ chế gây bệnh: người ta chia E.coli ra làm 5 nhóm chủ yếu:
Nhóm E.coli gây xuất huyết đường ruột (Enterohemorrhagic E.coli viết tắc là EHEC).
Nhóm E.coli gây bệnh (Enteropathogenic E.coli viết tắc là EPEC).
Nhóm E.coli sinh độc tố ruột (Enterotoxigenic E.coli viết tắt là ETEC).
Nhóm E.coli xâm nhập (Enteroinvasive E.coli viết tắt là EIEC).
Nhóm E.coli kết dính ruột (Enteroaggregative E.coli viết tắt là EaggEC).
2.5.2.4 TRIỆU CHỨNG CHUNG KHI NHIỄM CÁC NHÓM E.COLI
Bệnh phát đột ngột. Tiêu chảy ra máu là triệu chứng chính của nhiễm E. coli. Người bị nhiễm cũng có thể cảm giác đau thắt bao tử và nôn ói. Triệu chứng thường bắt đầu 3 hay 4 ngày sau khi bị phơi nhiễm vi khuẩn E. coli. Phần lớn bệnh nhân hồi phục sau vài ngày hay một tuần sau khi mắc bệnh. Phần lớn bệnh nhân cũng chẳng cần đến bác sĩ vì họ không biết mình bị nhiễm E. coli. Ngoài ra, nhiều người bị nhiễm mà không có triệu chứng và cũng không mắc bệnh.
Khi bệnh nhân bị nhiễm E. coli nghiêm trọng (tức có thể làm rối loạn máu và suy thận), một số triệu chứng sau đây thường được ghi nhận: da trở nên xanh xao, cảm lạnh, cảm giác yếu cơ, có những vết thâm tím trên người, đi tiểu rất ít nước ti