Download miễn phí Chuyên đề Đánh giá tác động tiềm năng của nước biển dâng đến vườn quốc gia Xuân Thuỷ
MỤC LỤC
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: TIẾP CẬN PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ 5
1.1. Nước biển dâng và biến đổi khí hậu tại khu vực ven biển 5
1.1.1. Những yếu tố làm thay đổi mực nước biển 5
1.1.2. Xu hướng mực nước biển gần đây 6
1.1.3. Kịch bản nước biển dâng trong tương lai 6
1.1.3. Tác động của nước biển dâng 8
1.1.4. Những biến đổi khí hậu khác 23
1.2. Một vài vấn đề nước biển dâng tại Việt Nam 24
1.2.1. Các kịch bản nước biển dâng ở Việt Nam và tính dễ bị tổn thương 24
1.2.2. Tác động của nước biển dâng đến Việt Nam 28
1.3. Khung phân tích tác động nước biển dâng 31
1.3.1. Bước 1:Xác định vấn đề 35
1.3.2. Bước 2: Lựa chọn phương pháp nghiên cứu 35
1.3.3. Bước 3: Kiểm tra phương pháp 35
1.3.4. Bước 4:Lựa chọn kịch bản 35
1.3.5. Bước 5: Đánh giá tác động 35
1.3.6. Bước 6:Đánh giá sự thích nghi tự động 38
1.3.7. Bước 7: Đánh giá các chiến lược thích nghi 38
1.4. Tiểu kết Chương I 39
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ VƯỜN QUỐC GIA XUÂN THUỶ 40
2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu 40
2.1.1. Vị trí địa lý 40
2.1.2. Địa hình 41
2.1.3. Đặc điểm khí hậu và thuỷ văn 43
2.1.4. Đặc điểm thổ nhưỡng 44
2.2. Đặc điểm Vườn Quốc gia Xuân Thủy 45
2.2.1. Đa dạng sinh học 45
2.2.2. Việc sử dụng và quản lý tài nguyên khu vực bãi bồi 57
2.2.2. Cơ sở hạ tầng, dân số và giáo dục 59
2.2.3. Hoạt động kinh tế và thu nhập 61
2.3. Sản phẩm và dịch vụ của hệ sinh thái rừng ngập mặn/bãi bồi 63
2.3.1. Dịch vụ cung cấp 63
2.3.2.Dịch vụ môi trường 64
2.3.3.Dịch vụ văn hóa: 64
2.3.4. Dịch vụ hỗ trợ 65
2.4. Tiểu kết Chương II 68
CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG TIỀM NĂNG CỦA NƯỚC BIỂN DÂNG ĐẾN VƯỜN QUỐC GIA XUÂN THỦY 69
3.1. Lựa chọn kịch bản nước biển dâng 69
3.2. Đánh giá tác động tiềm năng của nước biển dâng đến Vườn Quốc gia Xuân Thủy 73
3.2.1. Đánh giá định tính 73
3.2.2. Đánh giá định lượng 78
3.3. Những yếu tố không chắc chắn 89
3.4. Tiểu kết Chương III 90
CHƯƠNG IV: ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP ỨNG PHÓ VỚI NƯỚC BIỂN DÂNG TẠI VƯỜN QUỐC GIA XUÂN THUỶ 91
4.1. Các biện pháp giảm nhẹ liên quan đến quốc gia và toàn cầu 91
4.1.1. Tăng bể hấp thụ khí nhà kính 91
4.1.2. Giảm phát thải khí nhà kính 92
4.2. Các biện pháp thích nghi 93
4.2.1. Bảo vệ 94
4.2.2. Rút về phía sau 95
4.2.3. Thích nghi 95
4.3. Tiểu kết Chương IV 98
KẾT LUẬN 99
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 101
PHỤ LỤC 104
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2013-12-15-chuyen_de_danh_gia_tac_dong_tiem_nang_cua_nuoc_bie.99Qlv3Owh0.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-50115/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
phía trong đê biển – đê Vành Lược - đến lạch sông Vọp), 2764 ha của Bãi Trong cùng với phần diện tích rộng 4276 ha của 5 xã thuộc huyện Giao Thuỷ là: Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân và Giao Hải.Vùng bãi bồi Giao Thuỷ có độ cao trung bình từ 0,5-0,9 m đặc biệt ở Cồn Lu có nơi cao tới 1,2 – 2,5 m. Nhìn chung vùng bãi triều của huyện Giao Thuỷ thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây (Nguyễn Việt Cách, 2005). Địa hình vùng bãi triều bị phân cách bởi sông con là sông Vọp và sông Trà vốn chia khu vực này thành 4 khu là: Bãi Trong, Cồn Ngạn, Cồn Lu và Cồn Xanh.
Bãi Trong:Chạy dài từ cửa Ba Lạt đến hết xã Giao Xuân với chiều dài khoảng 12 km, chiều rộng bình quân khoảng 1500m. Phía Bắc khu Bãi Trong là đê quốc gia Ngự Hàn và phía Nam bị sông Vọp giới hạn. Hầu hết diện tích khu Bãi Trong được chia ngăn thành ô thửa, hình thành các đầm nuôi tôm cua và khai thác hải sản. Diện tích Bãi Trong khoảng 2500 ha, trong đó có khoảng 800 ha đất bãi bồi được trồng rừng ngập mặn.
Cồn Ngạn: Cồn Ngạn nằm giữa sông Vọp và sông Trà với chiều dài khoảng 10 km và chiều rộng bình quân khoảng 2000 m. Phần diện tích Cồn Ngạn nằm trong vùng đệm đã được ngăn thành ô thửa để nuôi trồng thuỷ sản. Phần còn lại thuộc vùng lõi của Vườn quốc gia Xuân Thuỷ là vùng bị đê Vành Lược và sông Trà giới hạn thì vẫn còn rừng ngập mặn cùng với một phần đầm tồm (ở giáp cửa sông Ba Lạt). Ngoài ra, một phần bãi cát pha ở cuối Cồn Ngạn đang được cộng đồng dân địa phương sử dụng nuôi ngao quảng canh. Tổng diện tích tự nhiên của Cồn Ngạn xấp xỉ 2000 ha.
Cồn Lu: Nằm gần song song với Cồn Ngạn, có chiều dài khoảng 12000m và chiều rộng bình quân khoảng 2000m. Ở phía Đông và Đông Nam Cồn Lu còn có cồn cát cao (1,2m – 2,5m) không bị ngập triều. Địa hình của Cồn Lu thấp dần về phía sông Trà. Từ các cồn cát, diện tích còn lại Cồn Lu là phần đất có nước thuỷ triều lên xuống tự do với rừng ngập mặn phát triển. Tổng diện tích Cồn Lu xấp xỉ 2500ha.
Cồn Mờ (Cồn Xanh): Là bãi bồi tiếp giáp với Cồn Lu có độ cao khoảng 0,5-0,9m, diện tích bãi khi triều kiệt khoảng trên 200ha.
2.1.3. Đặc điểm khí hậu và thuỷ văn
Vùng ven biển Giao Thuỷ nằm trong miền nhiệt đới gió mùa, khí hậu phân thành hai mùa rõ rệt: mùa nóng và mưa từ tháng 4 đến tháng 10; mùa lạnh và khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, trùng với mùa khô (Phan Nguyên Hồng và cộng sự, 2004).
●Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm là 24oC; nhiệt độ cao nhất trong mùa hè là 40,3oC; nhiệt độ thấp nhất trong mùa đông là 6,8oC. Độ ẩm trung bình là 84%.
● Lượng mưa: Trung bình năm 1700-1800 m; số ngày mưa trong năm 133 ngày. Chế độ mưa phân bố theo hai nền mùa hè và mùa đông, có những giao thời Đông Xuân – Hè Thu. Tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 8, đạt tới 400mm và trong tháng này có tới 15-18 ngày mưa. Lượng mưa trung bình năm từ 1700-1800 mm. Mùa thu-đông có lượng mưa thấp nhất, biến động từ 25 đến 50 mm/tháng. Lượng bốc hơi hàng năm 1000-1200m. Lũ sông Hồng vào tháng 7 đến tháng 10, dòng chảy ven bờ tác động mạnh với gió Đông Bắc, hai ảnh hưởng ngoại lực này chi phối địa mạo vùng.
●Gió: Về mùa đông thịnh hành là hướng Bắc, đầu mùa hè là hướng Đông sau chuyển hướng Đông Nam và Nam. Tốc độ gió: mùa đông từ 3,2-3,9 m/s (trong đất liền 2,3-2,6m/s); tốc độ gió lớn nhất trong khi có bão, giông tố lên tới 17,2-20,5m/s (cấp 8). Đặc biệt số ngày có gió Đông Nam hàng năm từ 7 ngày đến 90 ngày, xuất hiện với cường độ mạnh từ tháng 1 đến tháng 9 trong đó tháng 7 và tháng 8 có ngày dông nhiều nhất. Bão xuất hiện nhiều hang năm, riêng năm 2005 có 7 cơn bão đổ bộ vào miền Bắc Việt Nam, trong đó có 3 cơn bão mạnh; số 2 (Washu, 18/7) sức gió cấp 10; cơn bão số 6 (Vincente, 18/9), sức gió cấp 9 và cơn bão số 7 (Damrey, 28/9), sức gió cấp 12.
●Độ mặn: Ven bờ bãi độ mặn biến động rất lớn từ 0,011 đến 0,03. Sực biến thiên của độ mặn còn tuỳ từng trường hợp vào các tháng trong năm và không gian cụ thể của từng vùng bãi. Cự li xâm nhập mặn ở hàm lượng 0,001 NaCl vào sâu tới 10 km và ở hàm lượng 0,004 tới 5km.
●Thủy triều: Thuộc chế độ nhật triều, chu kỳ trên đưói 23 giờ. Biên độ triều trung bình khoảng 150-180cm, lớn nhất 3,3m, nhỏ nhất 0,25m. Biến thiên của thuỷ triều trong khoảng nửa tháng có một lần triều cường, 1 lần triều kém, đôi khi cũng có xảy ra 1 tháng 3 lần triều kém, 2 lần triều cường hay ngược lại. Biên độ triều lớn nhất vào mùa khô và thường xuất hiện vào tháng 12 năm trước đến tháng 2 năm sau.
2.1.4. Đặc điểm thổ nhưỡng
Đất đai tự nhiên toàn vùng cửa sông Hồng nói chung được thành tạo từ nguồn phù sa bồi (phù sa bồi lắng) từ 2 loại hình chủ yếu: bùn phù sa (cố kết dần trở thành lớp đất thịt ) và cát lắng đọng (tích động và di hợp do ngoại lực trở thành giồng cát). Mức độ cố kết khác nhau của loại đất thịt và mức độ nâng cao trình giồng cát đã tham gia vào sự khác biệt chi tiết của những loại tầng đất, phân bố đất (Ngô Đình Quế, 2003).
Lớp phù sa được dòng chảy vận chuyển và bồi lắng hình thành lớp thổ nhưỡng cửa sông, ven biển, được xác định lớp thổ nhưỡng ven châu thổ với những loại hình:
Đất nhẹ: cát pha và thịt nhẹ, phần nhỏ cát thuần;
Đất trung bình: thịt trung bình;
Đất nặng: từ thịt đến sét (sét cố kết).
Những nhóm đất chưa ổn định, còn bị ảnh hưởng mạnh mẽ của nhật triều, song, dòng lũ và dòng chảy ven bờ, chưa cố kết ở dạng bùn lỏng.
Tầng dưới sâu đã dần dần ổn định và hình thành tầng thứ cấp (tầng B) trong khi tầng đất bên trên không dầy quá 20 cm. Quần xã thực vật rừng ngập mặn có vai trò tích cực cố định lớp đất, góp phần nâng cao dần cốt trình ven biển.
Lượng phù sa ở vùng cửa Ba Lạt trung bình 1,8 gram trong 1 lít nước, cơ sở hình thành những cồn đất bồi lắng kéo dài theo hướng Tây Nam (với thành phần chính là đất cửa sông). Lớp đất, từ thịt đến thịt nặng, có độ pH ổn định tương ứng từ 7,2 đến 7,6. Đất bùn lỏng hay đất đã cố định, giàu dinh dưỡng và thích hợp với nhiều cây ngập mặn, thể hiện rất rõ mối quan hệ chặt chẽ và ảnh hưởng tương tác theo chiều hướng có lợi giữa thổ nhưỡng và quần xã cây ngập mặn, cấu thành hệ sinh thái đặc trưng vùng đất cửa sông.
Với những đặc tính khí hậu, thuỷ văn, thổ nhưỡng của Vườn quốc gia Xuân Thuỷ (đặc thù cho đồng bằng duyên hải Bắc Bộ) thích hợp cho sự phát triển của nhiều loài cây ngập mặn và các loài thuỷ sinh vật).
2.2. Đặc điểm Vườn Quốc gia Xuân Thủy
2.2.1. Đa dạng sinh học
a. Thảm thực vật và sinh cảnh sống
Các sinh cảnh có tính đa dạng sinh học cao nhất là các bãi bồi và các dải rừng ngập mặn trải dài với rất nhiều loài. Qua khảo sát hệ thực vật vùng rừng ngập mặn (bao gồm các loài cây ngập mặn chủ yếu, các loài tham gia và các loài từ nội địa chuyển ra và mọc trên các bờ đê, bờ đầm) Vườn Quốc gia Xuân Thủy đã thống kê được tổng số 192 loài thuộc 145 chi của 60 họ thực vật có mạch.
Lớp Hai lá mầm có số loài, chi và họ nhiều nhất, 135 loài (chiếm 70,3% tổng số loài) thuộc 47 họ. Ngành Dươ...