Gilmer

New Member
Download miễn phí Luận văn Đánh giá thực trạng huy động và cho vay vốn phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp nông thôn tại NHNo & PTNT huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh


Phần I
Mở Đầu

1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam hiện nay có trên 70% lực lượng lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. Kinh tế nông nghiệp nông thôn chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu của nền kinh tế quốc dân. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986 là một bước ngoặt quan trọng chuyển nền kinh tế Việt Nam từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước và theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong suốt 16 năm thực hiện chuyển đổi nền kinh tế Việt Nam đã thu được những kết quả lớn trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội nói chung và kinh tế nông nghiệp nông thôn nói riêng. Đặc biệt, sản xuất nông nghiệp phát triển liên tục với tốc độ cao. Viêt Nam từ chỗ phải nhập khẩu lương thực thì nay không những có đủ lương thực cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và dự trữ (đảm bảo an ninh lương thực) mà còn có gạo xuất khẩu với số lượng lớn đứng thứ hai trên thế giới (sau Thái Lan). Những kết quả đạt được đó là sự cụ thể hoá nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII và IX của Đảng. Trong mỗi nhiệm kỳ Đại hội các chính sách như chính sách đất đai, tín dụng, khoa học công nghệ…được Chính phủ sửa đổi bổ sung kịp thời đã có tác dụng tích cực đến đời sống sinh hoạt của người dân. Hộ nông dân được thừa nhận là đơn vị kinh tế tự chủ, họ thực sự trở thành người chủ trên mảnh đất được giao, có quyền tự quyết định cách sản xuất trên mảnh đất của mình, tự lo cho cuộc sống của mình. Tuy nhiên khi bắt tay vào sản xuất họ vấp phải khá nhiều yếu tố hạn chế, trong đó đáng kể là thiếu vốn. Đối với hộ nông dân nước ta vốn là điều kiện tiên quyết và không thể thiếu trong quá trình sản xuất, nó là chất kết gắn nguồn nhân lực dồi dào với các tiềm năng đất đai, tài nguyên chưa được khai thác nhằm phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn.
Để góp phần tháo gỡ khó khăn đó, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành hàng loạt các cơ chế chính sách tài chính, tín dụng nhằm huy động nhiều nguồn vốn sẵn có, đồng thời mở rộng quy mô và đa dạng hoá các hình thức cho vay để đồng vốn tới tay hộ nông dân nhanh nhất. Trong thời gian qua chính phủ đã ban hành một số chính sách tín dụng có tác dụng tích cực đến phát triển nông nghiệp nông thôn như: Chỉ thị 202CT ngày 28-6-1991 về thí điểm mô hình cho vay vốn đến hộ nông dân. Ngày 2-3-1993 Chính phủ ban hành nghị định 14/CP quy định về chính sách cho hộ nông dân vay vốn để phát triển sản xuất. Ngày 27-7-1993 Chính phủ ra quyết định 390 TTg thành lập mô hình HTX tín dụng mới lấy tên là Quỹ tín dụng nhân dân...Tuy nhiên trong hoạt động thực tế vẫn còn nhiều bất cập cần được nghiên cứu hoàn thiện xung quanh việc huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân và các nguồn vốn khác, đồng thời đồng vốn phải được cho vay đến đúng đối tượng thiếu vốn để họ có điều kiện phát triển sản xuất, tăng thu nhập. Xuất phát từ phương diện lý luận và thực tiễn khách quan đó chúng tui đã tiến hành nghiên cứu đề tài:Đánh giá thực trạng huy động và cho vay vốn phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp nông thôn tại NHNo & PTNT huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh"
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng việc huy động, cho vay vốn của NHNo & PTNT huyện Thuận Thành và tình hình sử dụng vốn vay ở các hộ nông dân, đồng thời đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng, thúc đẩy sản xuất phát triển, nâng cao đời sống nhân dân.

1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận liên quan đến hoạt động của ngân hàng và tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển của nông nghiệp nông thôn trong nền kinh tế thị trường.
-Đánh giá thực trạng huy động, cho vay của ngân hàng nông nghiệp và việc sử dụng vốn vay ở cac hộ nông dân.
-Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng và việc sử dụng vốn vay ở các hộ nông dân.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
NHNo & PTNT và các hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ nông dân
huyện Thuận Thành - Tỉnh Bắc Ninh
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu:
1.3.2.1 Phạm vi nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu việc huy động, cho vay của NHNo & PTNT huyện Thuận Thành và việc sử dụng vốn vay ở các hộ nông dân.
1.3.2.2 Phạm vi không gian :
Trên địa bàn huyện Thuận Thành - Tỉnh Bắc Ninh.
1.3.2.3 Phạm vi thời gian:
Từ ngày 14/02/2001 đến 20/05/2002.
5.2 Kiến nghị.
Để công tác huy động, cho vay và việc sử dụng vốn vay được tốt hơn chúng tui có một số kiến nghị sau:
- Tỷ lệ đói cùng kiệt trong dân cư nông thôn còn khá lớn. Đây là vấn đề mà các cấp chính quyền và Ngân hàng cần đặc biệt quan tâm. Việc quan tâm ở đây không chỉ đơn thuần là việc hỗ trợ vốn để các hộ cùng kiệt đầu tư phát triển sản xuất mà đồng thời phải có sự giúp đỡ cả về tri thức khoa học để hộ cùng kiệt biết cách quản lý và sử dụng đồng vốn có hiệu quả.
- Ngân hàng cần thu hẹp hơn nữa mức chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay nhằm đẩy nhanh hơn nữa tốc độ tăng lượng vốn huy động, lượng vốn cho vay nhằm khai thác triệt để lượng vốn nhàn rỗi trong dân. Làm tốt việc này thì vai trò là trung gian đưa đồng vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu mới thực sự có ý nghĩa.
- Trong nền kinh tế thị trường, sản xuất kinh doanh của các ngành, các thành phần kinh tế chủ yếu theo hướng hàng hoá. Để hoà nhập được vào nền kinh tế thị trường đang ngày càng phát triển mạnh mẽ đòi hỏi các hộ phải có sự đổi mới từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm. Vấn đề này đang được các cấp, các ngành, các thành phần kinh tế triển khai còn chậm, có nhiều điểm chưa phù hợp với thực tiễn phát triển. Tháo gỡ những khó khăn trên các cấp các ngành và NHNo huyện Thuận Thành cần có những biện pháp nâng cao năng lực sản xuất cho các hộ nông dân bằng cách thường xuyên mở các lớp tập huấn công tác khuyến nông để nâng cao kiến thức khoa học kỹ thuật nhằm đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất và nâng cao năng lực quản lý kinh doanh. Làm tốt công tác trên sẽ giúp các hộ sử dụng đồng vốn nói chung và đồng vốn đi vay nói riêng có hiệu quả từ đó tạo thuận lợi cho hoạt động tín dụng phát triển.

Phần ii
CƠ Sở Lý LUậN và THựC TIễN của đề tài

2.1 Khái niệm về tín dụng

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
B Đánh giá, phân tích kết quả thực hiện chiến lược phát triển KT-XH giai đoạn 2011-2020 ở Việt Nam Sinh viên chia sẻ 0
D Đánh giá thực trạng quản lý biến động đất đai tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ Nông Lâm Thủy sản 0
D Đánh giá việc thực hiện các quyền sử dụng đất tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú THọ Nông Lâm Thủy sản 0
D Đánh giá thực trạng công tác giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất trên địa bàn quận Hoàng Mai Văn hóa, Xã hội 0
D Đánh giá thực trạng sản xuất cà phê và giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm Nông Lâm Thủy sản 0
D Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện Thanh Ba tỉnh Phú Thọ Nông Lâm Thủy sản 0
D Các phương tiện thanh toán quốc tế và đánh giá thực trạng áp dụng ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Bài giảng thực hành kỹ thuật đánh giá cảm quan Khoa học kỹ thuật 0
D Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa Nông Lâm Thủy sản 0
D Liên hệ thực tiễn công tác đánh giá kết quả đào tạo và phát triển nhân lực tại FPT Telecom Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top